Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 25


Dân tộc ta là một dân tộc có sức sinh tồn rất mạnh, trải mấy thế kỷ nội thuộc nước Tàu mà không hề bị đồng hóa lại nhờ cái văn hóa của người Tàu để tổ chức thành một xã hội có trật tự, gây dựng nên một nền văn học tuy không được phong phú, rực rỡ nhưng cũng có chỗ khả quan, có phần đặc sắc, thì chắc rằng sau này dân tộc ta cũng sẽ biết tìm lấy trong nền văn học của nước Pháp những điều sở trường để bổ sung những chỗ thiếu thốn của mình, thứ nhất là biết mượn các phương pháp khoa học của Tây phương mà nghiên cứu các vấn đề có liên lạc đến nền văn hóa của nước mình, đến cuộc sinh hoạt của dân mình, thâu thái lấy cái tinh hoa của nền văn minh nước Pháp mà làm cái tinh thần của dân tộc được mạnh lên để gây lấy một nền văn học vừa hợp với cái hoàn cảnh hiện thời, vừa giữ được cốt cách cổ truyền [46,tr.453].

Và Dương Quảng Hàm xác nhận đó là nhiệm vụ chung của các học giả, văn gia nước ta ngày nay để xây dựng thành công nền văn học Việt Nam hiện đại.

Tóm lại, đọc các tác phẩm nghiên cứu giai đoạn này, ta thấy, dù các tác giả không trực tiếp bày tỏ quan điểm tư tưởng của mình như phương pháp nghiên cứu, nhưng ẩn đằng sau những con chữ, đối tượng được nghiên cứu chính là tâm sự yêu nước, là niềm tự hào về lịch sử 4000 năm văn hiến dân tộc của các học giả đang sống trong chế độ thực dân kìm kẹp đương thời. Điều này cho phép ta có thể khẳng định, chính ý thức dân tộc, lòng yêu nước là nguồn năng lượng tiềm tàng, là một trong những nguyên nhân thành công của các tác phẩm nghiên cứu văn học trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

Tuy nhiên, một nguyên nhân khác cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của văn học Việt Nam nói chung và hoạt động nghiên cứu văn học nói riêng chính là việc tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn học nước ngoài.


3.2.2. Những yếu tố ngoại nhập

Trước khi tiếp xúc với văn hoá Pháp, văn hoá Việt Nam chủ yếu chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, văn hoá Ấn Độ, cùng các tôn giáo và hệ tư tưởng như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo. Từ cuối thế kỷ XVI, khi các nhà buôn, các nhà truyền đạo Thiên Chúa phương Tây lui tới nước ta để buôn bán hàng hoá và truyền đạo, thì Việt Nam bắt đầu làm quen với văn hoá phương Tây. Tuy nhiên, phải đợi đến đầu thế kỷ XX, khi cơ sở kinh tế, cơ cấu xã hội Việt Nam thay đổi đã làm nảy sinh những khả năng và nhu cầu tinh thần mới thì văn hoá phương Tây mới thực sự có ảnh hưởng mạnh đến các lĩnh vực hoạt động của đời sống tinh thần Việt Nam.

Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đối với văn học Việt Nam thể hiện sớm nhất và rò nét nhất là vào lĩnh vực sáng tác văn học. Trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, có hai thành tựu văn học quan trọng thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc của văn học phương Tây, đó là văn xuôi lãng mạn và phong trào Thơ Mới. Với tuyên bố: “Đem phương pháp Thái Tây ứng dụng vào văn chương An Nam”, văn xuôi lãng mạn của nhóm Tự lực văn đoàn đã đưa vào văn học Việt Nam những tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa lãng mạn châu Âu như: thái độ phản phong, ý thức đề cao tự do cá nhân…. Phong trào Thơ Mới đã làm một cuộc cách mạng thoát ly khỏi những luật lệ khắt khe, tồn tại hàng ngàn năm của luật thơ Đường, thể hiện trong khuynh hướng tư tưởng chủ đạo lấy chủ nghĩa cá nhân tư sản, đối lập với lễ giáo phong kiến, làm cơ sở tư tưởng. Các nhà thơ đại diện cho phong trào Thơ Mới như Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử… ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của các nhà thơ phương Tây. Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã nhận xét: “Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên đều chịu rất nặng ảnh hưởng của Baudelaire và, qua Baudelaire, (chịu) ảnh hưởng của nhà văn Mỹ Edgar Poe, tác giả tập Chuyện lạ. Có khác chăng là Chế Lan Viên đã đi từ Baudelaire,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Edgar Poe đến thơ Đường, mà Hàn Mặc Tử đã đi ngược lại từ thơ Đường đến Baudelaire, Edgar Poe và đi thêm một đoạn nữa cho gặp Thánh Kinh của đạo Thiên Chúa” [167,tr.32-33 ]. Như vậy, có thể thấy rằng thơ ca phương Tây, đặc biệt là thơ ca Pháp hiện đại đã ảnh hưởng rất lớn đến phong trào Thơ Mới nói riêng và sự phát triển của thơ ca Việt Nam nói chung trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

Đối với lĩnh vực nghiên cứu văn học, trước khi tiếp xúc với văn hoá phương Tây, nhiều bộ Tuyển tập văn học cũng đã được biên soạn công phu như: Việt âm thi tập của Phan Phu Tiên (thế kỷ XV), Tinh tuyển thi tập của Dương Đức Nhan (thế kỷ XV), Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương (thế kỷ XV), Toàn Việt thi lục của Lê Quí Đôn (1723 - 1783), Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Ích (1744 - 1818). Qua khảo sát cách tuyển chọn thơ văn, cách phân loại, sắp xếp các tác phẩm cùng nội dung các lời Tự, bài Bạt… trong các tuyển tập, chúng ta có thể nhận thấy phần nào quan niệm văn học của các nhà làm tuyển tập. Đó là, cái hay, cái đẹp của văn chương được cảm nhận bằng năng khiếu bẩm sinh, bằng thị hiếu cá nhân, nói chung là lối cảm nhận bằng trực giác cảm tính hơn là dựa trên cơ sở phân tích, vừa chi tiết vừa toàn diện một tác phẩm, để đi đến những nhận định khái quát có tính lôgíc. Nói tóm lại, nghiên cứu văn học ở thời điểm này chủ yếu phát triển ở mức bình phẩm văn học chứ chưa đạt tới trình độ nghiên cứu văn học, chỉ mới làm các Tuyển tập văn học mà chưa có những thử nghiệm về biên soạn lịch sử văn học, nhằm khái quát quá trình phát triển của văn học Việt Nam. Từ sau khi tiếp xúc với văn hoá Pháp và văn hoá phương Tây, các tư tưởng học thuật tiên tiến của nước ngoài đã được các nhà nghiên cứu nước ta vận dụng để áp dụng vào việc nghiên cứu văn học trong nước và cả văn học nước ngoài.

Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 25

Ở giai đoạn từ 1900 đến 1930, các nhà biên khảo, trước thuật thuộc thế

hệ đầu tiên, có vốn Hán học, lại hấp thụ được văn hóa Pháp từ Phan Kế Bính,


Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Thước, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Tố, … đã là lực lượng tiên phong tạo ra xu hướng học thuật mới cho việc nghiên cứu văn học Việt Nam. Tất cả các học giả nói trên đã đem vào nền trước thuật nước nhà cái phương pháp phương Tây vốn dĩ xa lạ với tư duy Đông phương. Đặc biệt, Phạm Quỳnh chính là người đầu tiên khởi xướng áp dụng phương pháp mới của phương Tây vào nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều và đã đạt được những thành tựu nhất định; trong đó nổi bật nhất chính là việc ông phát hiện ra yếu tố tả thực trong văn chương Truyện Kiều.

Sang giai đoạn từ năm 1930 đến 1945, đặc biệt là từ 1941 đến 1945, hàng loạt các phương pháp nghiên cứu của phương Tây, chủ yếu là các trường phái phê bình văn học Pháp đã được vận dụng vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam như: trường phái phê bình của Sainte Beuve, trường phái thực chứng, trường phái ấn tượng, …

Các nhà nghiên cứu văn học trong giai đoạn trước năm 1945 đã đọc và nghiên cứu nhiều sách văn chương Pháp, vì vậy trong hoạt động nghiên cứu cũng đưa ra nhiều quan niệm nghiên cứu khác nhau. Quan niệm chống khuynh hướng từ chương, đề cao học vấn thực dụng, phân biệt đối xử với các thể loại khác nhau của Nguyễn Bá Học. Quan điểm nghệ thuật phải phục vụ cho luân lý; nhà làm văn có trách nhiệm duy trì cho xã hội, dìu dắt cho quốc dân của Phạm Quỳnh. Ông viết: “Nghệ thuật phải phục vụ cho luân lý, làm văn mà không chú trọng đến luân lý, hay phi luân lý thì chẳng những không có nghĩa lý gì mà còn làm cho dân tộc ta tiêu trầm”. Kế đến là quan niệm văn chương phải lấy cái đẹp làm mục đích chính của Thiếu Sơn và Hoài Thanh. Thiếu Sơn biện minh cho quan điểm nghệ thuật thuần túy, vô tư, không vụ lợi, không đảng phái. Từ đó, ông đề cao loại văn chương sáng tạo hơn là văn chương khảo cứu. Còn Hoài Thanh thì quan niệm “văn chương là văn


chương”, “Tìm cái đẹp trong tự nhiên là nghệ thuật, tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình”. Quan niệm nghiên cứu xem nghệ thuật là biểu hiện của nhân sinh, “nghệ thuật là một cái sản vật của sự sinh hoạt xã hội”, “nghệ thuật là một phương pháp để mà xã hội hoá tình cảm”… của Hải Triều.

Trên cơ sở những quan điểm nghệ thuật khác nhau, cùng với ảnh hưởng của các khuynh hướng nghiên cứu, phê bình văn học Pháp và Nga, hoạt động nghiên cứu ở nước ta giai đoạn này đã xuất hiện nhiều khuynh hướng nghiên cứu khác nhau như các khuynh hướng cổ điển, lãng mạn, thực chứng, trực cảm, mác - xít, hoặc hỗn hợp nhiều khuynh hướng. Chẳng hạn, phương pháp so sánh và lịch sử mà Gustave Lanson áp dụng vào công việc nghiên cứu các tác phẩm văn học, đã có một ảnh hưởng nổi bật ở nước ta. Vũ Ngọc Phan, Dương Quảng Hàm, Trương Tửu, Lê Thanh, Kiều Thanh Quế… là những nhà nghiên cứu đã áp dụng tương đối thành công phương pháp nghiên cứu của Lanson vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam. Chẳng hạn, Dương Quảng Hàm với Quốc văn trích diễm (1933), Việt Nam văn học sử yếu (1943)… đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc soạn sách văn học sử ở nước ta trong tiến trình hiện đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học. Dựa trên quan niệm: “Nghiên cứu văn học hiện nay đòi hỏi sự uyên bác một số lượng nào đó kiến thức chính xác, tích cực đều cần thiết để làm cơ sở và dẫn dắt những nhận định. Không có gì chính đáng hơn là ứng dụng những phương pháp khoa học để đạt được sự liên quan các ý kiến…” [125,tr.215], trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm đã giới thiệu một nhà văn bằng cách đặt họ vào một thời kỳ lịch sử, một giai đoạn văn học của dân tộc, xác định nhà văn đó trong một trào lưu với những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật. Ông tìm hiểu đời sống, sự nghiệp của mỗi nhà văn trên cơ sở những tài liệu chính xác, chắc chắn có thực. Trong quá trình khảo cứu, nếu phát hiện những tài liệu mới có điều gì cần đính chính, thì với tinh thần khoa học, ông đã cải


chính kịp thời. Tinh thần khoa học này cũng đã được áp dụng trong Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan…. Còn Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam (1942) thì chịu ảnh hưởng của phương pháp trực giác. Ở đây, Hoài Thanh không quan tâm việc giới thiệu thân thế và sự nghiệp nhà văn mà chỉ ghi lại những cảm xúc, những ấn tượng chủ quan của tác giả khi đọc tác phẩm. Lối nghiên cứu này in đậm dấu ấn chủ thể của người viết: “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lưu, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận” [167,tr.29].

Bên cạnh việc tiếp nhận ảnh hưởng của nghiên cứu văn học Pháp, hoạt động nghiên cứu văn học nước ta giai đoạn này còn chịu nhiều luồng ảnh hưởng từ các lý thuyết, phương pháp của văn học Nga - XôViết, Trung Quốc và nhiều nước khác, đặc biệt là lý luận mỹ học, phê bình văn học của M.Gorki, lý thuyết xã hội học - lịch sử của G.V. Plekhanov, phương pháp phê bình văn học của V. Biêlinsky,... Trên cơ sở tiếp thu những lý thuyết, phương pháp đó, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã vận dụng vào việc nghiên cứu văn học dân tộc. Ví dụ: Đặng Thai Mai trong Văn học khái luận vừa sử dụng phương pháp của Lanson, vừa sử dụng phương pháp nghiên cứu mác-xít; hay như Nguyễn Bách Khoa trong Nguyễn Du và Truyện Kiều đã sử dụng hỗn hợp nhiều phương pháp như: phương pháp xã hội học, phương pháp phân tâm học, phương pháp mác-xít…

Trong quá trình học tập các phương pháp nghiên cứu của nước ngoài, các học giả nước ta đã tiếp nhận một cách có chọn lọc để ứng dụng phù hợp với thực tế nghiên cứu văn học Việt Nam. Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại thừa nhận dựa theo lý thuyết của Brunetière về luật tiến hóa nhưng không


máy móc, không theo “cái chủ nghĩa độc đoán và thiên vị”. Ngược lại, ông chủ trương “phải tùy hoàn cảnh văn học, tùy trình độ tri thức của dân tộc mới được”. Quá trình tiếp nhận các ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, văn hóa Pháp vào Việt Nam được Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu phân tích không phải như một sự sao chép máy móc, mà có chuyển hóa, có quá trình thích nghi và biến đổi theo tâm hồn Việt và ngôn ngữ Việt. Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam, xác nhận sự ảnh hưởng lớn lao của thơ Pháp đối với các nhà Thơ Mới, tuy nhiên ông cũng khẳng định “Hồn thơ Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đã Việt hóa hoàn toàn (…). Thi văn Pháp không làm mất bản sắc Việt Nam. Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải” [167,tr.34]. Đó chính là biểu hiện mạnh mẽ của tinh thần tự chủ, tự tôn của các nhà hoạt động văn học ở nước ta trong việc tiếp nhận một cách có chọn lọc các yếu tố nước ngoài trong việc sáng tạo các giá trị văn học, mà chúng ta có thể tự hào.

Có thể nói, ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đến hoạt động nghiên cứu văn học ở Việt Nam thể hiện rò nhất ở sự tiến bộ về tinh thần khoa học và phương pháp khoa học. Tinh thần ấy là việc coi trọng cơ sở tư liệu, lấy tác giả làm đơn vị nghiên cứu, chú trọng việc phân tích tác phẩm về cả nội dung lẫn hình thức, đề cao lý trí, coi trọng sự suy luận có tính lôgíc, chuộng sự sáng sủa minh bạch, thái độ khen chê có mức độ, nhưng cũng không coi nhẹ khả năng cảm thụ, sự đồng cảm nghệ thuật của người đọc. Chẳng hạn, việc nghiên cứu Truyện Kiều là một dẫn chứng tiêu biểu cho việc áp dụng phương pháp phương Tây vào việc nghiên cứu văn học ở giai đoạn này. Trước thế kỷ XX, việc nghiên cứu Truyện Kiều chỉ biểu hiện dưới dạng các bài thơ đề từ, đề vịnh, hoặc những bài tựa …, tuy vẫn có nhiều ý khám phá sâu sắc, nhưng nói chung chỉ là những nhận định mang tính tổng hợp nặng về ấn tượng, cảm tính. Từ sau thế kỷ XX, nhất là từ 1930 trở đi, các nhà nghiên cứu đã đi vào


từng phương diện cụ thể của Truyện Kiều như: Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều dựa trên cuốn tiểu thuyết nào của Trung Quốc, động cơ sáng tác của Nguyễn Du phải chăng chỉ là để gửi gắm tâm sự một cựu thần triều Lê phải ra làm quan cho triều Nguyễn. Các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu thời đại, con người, quê quán, huyết thống… để giải thích các mối liên hệ giữa tác giả

- tác phẩm, để khám phá ý nghĩa tác phẩm. Những giá trị đạt được từ các công trình nghiên cứu của Phạm Quỳnh, Nguyễn Tường Tam, Vũ Đình Long, Đào Duy Anh, Nguyễn Bách Khoa… góp phần rất quan trọng trong sự phát triển của hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này.


*


* *


Tóm lại, việc tiếp thu, vận dụng các phương pháp nghiên cứu tiên tiến của phương Tây đã có những đóng góp to lớn trong hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX khi tạo được một bước chuyển rò rệt trong quá trình hiện đại hóa. Chính sự áp dụng một cách linh hoạt nhiều phương pháp nghiên cứu trên nền tảng của những lý thuyết khoa học như phương pháp so sánh, phương pháp trực giác, phương pháp xã hội học, phương pháp tiểu sử, phương pháp xã hội học mác-xít… đã khiến cho hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn này mang một diện mạo hoàn toàn khác, thậm chí là khá lạ lẫm so với lối nghiên cứu văn chương thời trung đại. Nếu ở thời trung đại, các nhà nghiên cứu chủ yếu dựa vào cái “đạo”, cái “chí” để thẩm định tác phẩm nghệ thuật trong thời đại văn - sử - triết bất phân; dựa vào cảm tính chủ quan để phẩm bình, thù tạc; thì đến giai đoạn này với cái nhìn đối sánh các đối tượng nghiên cứu của phương pháp so sánh (Phạm Quỳnh, Đào Duy Anh, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Dương Quảng Hàm…), cái nhìn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2022