Vấn Đề “Nữ Quyền” Trong Văn Học Nữ Việt Nam Từ Năm 1975 Đến Nay


cách vạch lối đi riêng cho bản thân mình. Trâm không bằng lòng với quan niệm của Lưu: “Đàn bà muốn được hạnh phúc thật phải là đàn bà” nghĩa là phải “có một gia đình đầm ấm, chồng con đàng hoàng và giữ những mối thân yêu đó mãi mãi” (Nguyễn Thị Hoàng, 1966). Nàng muốn vượt thoát ra khỏi những “lề lối cố định” đó, có thể là chẳng sung sướng, thậm chí đau khổ vì:“Muốn viết thành thật phải sống lăn lóc, phải có kinh nghiệm đã” (Nguyễn Thị Hoàng, 1966), nhưng nó khiến Trâm cảm thấy hạnh phúc, được là chính mình. Việc khẳng định cá tính, tính chuyên nghiệp trong hoạt động văn chương đã đưa các nhà văn nữ lên một thế giới ngang bằng với thế giới văn chương duy nhất của nam giới trước kia.

Mong muốn được sống thật với chính mình cũng là khao khát của Liễu trong Thú hoang của Nguyễn Thị Thụy Vũ, Khanh trong tiểu thuyết Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng, Nguyệt trong Lạc đạn của Trần Thị NgH. Nếu như trước đây, dù bất cứ trong hoàn cảnh nào nữ giới cũng thường nhẫn nhục, chịu đựng chôn phận trong những thành kiến và lễ giáo hà khắc của gia đình phong kiến, thì bây giờ, nhân vật nữ bắt đầu trốn chạy, thực hiện hành trình ly hương để đi tìm lối thoát cho cuộc đời và thực hiện những khát vọng cá nhân (Liễu - Thú hoang), họ cũng đã có những thách thức và tuyên chiến với lề thói nam tính gia trưởng (Khanh - Tôi nhìn tôi trên vách) và có ý thức sâu sắc về tự do cá nhân (Nguyệt - Lạc đạn). Một điểm nổi bật ở ý thức nữ quyền của các nhà văn nữ lúc bấy giờ là ở những hình tượng nhân vật nữ khát khao tình yêu, khát khao được sống thật với chính mình trong cuộc sống tình dục. Trong mưa móc hạt huyền; Những sợi sắc không; Bướm khuya; Eo biển đa tình của Túy Hồng; Mèo đêm, Lao vào lửa của Thụy Vũ; Nhà có cửa khóa trái, Lạc đạn, Trổ đồi mồi, Chín biến khúc quanh tuyệt tác của Trần Thị NgH... Cánh cửa của đời sống tình yêu, tình dục đã được mở toang không thẹn thùng, e ngại. Khi viết về vấn đề này các nhà văn nữ thậm chí còn táo bạo hơn cả những nhà văn nam. Nhân vật, câu chuyện, bút pháp và ngôn ngữ của các nhà văn nữ trong những câu chuyện về tình yêu, tình dục mang tính nổi loạn táo bạo của một tâm thức hiện sinh. Sự phản kháng hay nổi loạn không chỉ ở những thách thức định kiến, khẳng định bản ngã mà còn thể hiện ở hệ thống ngôn ngữ thân thể. Các nhà văn nữ thường chuyển tải ý thức của các nhân vật nữ qua sự hiện hữu của thân xác. Qua thân xác, các nhà văn nữ khẳng định sự tồn tại của người nữ. Ám ảnh trong Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng là ám ảnh về thân xác. Trăn trở, vui mừng, yêu thương, giận hờn, phẫn nộ đều được Khanh biểu lộ bằng thân xác. Khi Khanh có thai, cô sung sướng mơn trớn bụng mình như một báu vật. Cô cảm nhận được niềm hạnh phúc khi mang mầm sống trong cơ thể qua những chuyển động thân xác: “Tôi


đưa tay thoa khắp miền bụng dày thật thân yêu, thật trìu mến dịu dàng mơn trớn như thể bàn tay tôi là bàn tay Nghiễm.” (Túy Hồng, 1970). Cả những sự khổ đau, căm phẫn cũng được bộc lộ qua cảm giác của thân xác: “Xác thịt có danh dự của xác thịt, xác thịt của tôi phản đối công phẫn, xác thịt của tôi kêu rên, chống trả.” (Túy Hồng, 1970). Bằng những trải nghiệm của giới nữ, Túy Hồng đã tìm được một ngôn ngữ cho sự sáng tạo của mình, qua thân xác của người nữ.

Nhìn chung, diễn ngôn nữ quyền trong văn học nữ thời kỳ là này sự khẳng định bản ngã của nữ giới, sự chủ động trong cuộc sống, thách thức những định kiến và sự nổi loạn trong hôn nhân, gia đình. Chưa bao giờ đề tài về tình yêu tình dục, đề tài về thân thể được phô diễn trần trụi với những cảm giác hiện sinh như thế trong tâm thức sáng tạo nữ giới. Có thể nói, sự lên ngôi của các nhà văn nữ có những nguyên nhân sau: Thứ nhất, bối cảnh văn hóa đô thị miền Nam (sự phát triển của hoạt động xuất bản, dịch thuật, các tổ chức nghệ thuật...) đã góp phần khích lệ và tạo nên một bầu không khí “trăm hoa đua nở” của các cây bút nữ. Thứ hai, là sự tài năng, ý thức bứt phá, đổi mới trong nghệ thuật của cây bút nữ: “Tôi thực sự kinh ngạc về cách thức viết truyện của một số nhà văn nữ hiện đại. Trong một vài trường hợp các nhà văn nữ thời này đã vượt xa các nhà văn nữ thời kỳ trước” (Nguyễn Xuân Hoàng, 1972). Thứ ba, sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh như Jean Paul Sartre và Albert Camus. Nhiều tác phẩm của họ đã dịch ra tiếng Việt và có những ảnh hưởng đáng kể đến những người cầm bút ở miền Nam lúc bấy giờ: “Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh, nhiều tác phẩm tiểu thuyết trong thời kỳ này đã tập trung chủ đề vào nỗi bi đát của thân phận con người, nỗi thất vọng trước cuộc đời” (Hà Thanh Vân, 2019).

Tất cả những yếu tố trên làm nên sự phản kháng, nổi loạn mang tâm thức hiện sinh của các nhà văn nữ. Không chỉ là sự phản kháng, chống trả lại những kìm kẹp, gò bó trước kia, văn chương của các nhà văn nữ còn như là một sự minh xác về sự hiện hữu độc lập, về tiếng nói, những ưu tư trăn trở và cả sự phô diễn về thân thể của họ. Trần Hoài Anh cũng khẳng định rằng: “Sự xác nhận của các nhà văn nữ về sự hiện hữu của mình trong đời sống văn chương nói riêng và cuộc sống nói chung với những sự táo bạo khi miêu tả về “tính dục”, về “thân xác” đó chính là một sự nổi loại về tâm thức hiện sinh ở các nhà văn nữ” (Trần Hoài Anh, 2019). Tuy nhiên, tầng sâu bên trong những nổi loạn, phá phách kia là những nỗi niềm bất ổn: phấp phỏng, lo âu trước chiến tranh, bất an trước ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, hoang mang trước sự mờ nhòe của giá trị sống và cảm giác bơ vơ, không điểm tựa giữa dòng đời... Bằng việc “vén màn” cho người ta nhìn vào thế giới đàn


bà, các nhà văn nữ đã cất lên tiếng nói thể hiện sự tương quan ngang hàng với các nhà văn nam, góp phần vào tiếng nói đấu tranh nữ quyền của văn học trước năm 1975.

2.1.3. Vấn đề “nữ quyền” trong văn học nữ Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Sau năm 1975, đất nước thống nhất, cảm hứng đời tư thế sự dần thay thế cho cảm hứng lãng mạn sử thi trước đây. Hiện thực đời sống được mổ xẻ và nhận thức lại ở nhiều góc độ mới, trong đó, những nhận thức mới về giới đã làm thay đổi thái độ, hành vi, cách ứng xử đối với nữ giới. Từ đó, vị trí của người phụ nữ được thừa nhận, đề cao và khẳng định. Họ tham gia ngày càng đông vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đặc biệt, văn học là một lĩnh vực được nhiều nhà văn nữ quan tâm.

Đến năm 1986, không khí dân chủ đã mang lại những bước chuyển quan trọng trong đổi mới văn học nghệ thuật. Sự cởi mở trong quan niệm văn chương làm ý thức cá nhân có điều kiện thức tỉnh và bùng nổ, trong đó có ý thức về bản ngã, ý thức về giới của các cây bút nữ. Mặt khác, cùng với quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, những lý thuyết và quan điểm về giới được du nhập nhanh chóng và truyền bá rộng rãi. Đã có nhiều công trình dịch thuật và nghiên cứu về giới xuất hiện ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa mới trong quá trình hội nhập, nền văn học nữ quyền đã bùng phát táo bạo. Không chỉ là những biểu hiện đơn lẻ như trước đây, nữ quyền mới xuất hiện trở lại với tư cách là một trong những cảm hứng trung tâm của văn học thời đại mới với những biểu hiên cụ thể hơn như: quyền bình đẳng trong tình dục, bình đẳng trong diễn ngôn, quyền được tôn trọng, quyền thoả mãn những nhu cầu, sở thích cá nhân... đồng thời cũng xem xét lại vai trò, vị trí của nam giới.

Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 8

Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia sáng tác, nền văn xuôi Việt Nam hiện nay có hàng trăm nhà văn nữ thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Có lẽ, lúc đầu chỉ là sự xuất hiện của một vài cây bút nữ, rồi những người khác, qua tác phẩm của những người đi trước, họ tìm thấy một sự đồng cảm nào đó và cũng muốn được cầm bút để trải lòng,… Và cứ như vậy, văn xuôi nữ đương đại nở rộ và tạo thành một dòng chảy. Chúng ta có thể kể đến một số cái tên nổi bật như Phạm Thị Hoài, Vò Thị Hảo, Dạ Ngân, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Vò Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Di Li, Phong Điệp, Đỗ Hoàng Diệu,… Họ đã tạo nên một sự bình đẳng, ngang hàng với các cây bút nam từ phong thái tự tin và mạnh mẽ của mình. Với đam mê viết lách và bằng những trải nghiệm của bản thân, nữ giới đã mang đến cho văn học những hiểu biết mới về họ. Thông qua những trang viết đầy nữ tính, các nhà văn nữ thoải mái phô bày đời sống của người phụ nữ ở tầng sâu bản thể hoặc đưa ra những chính kiến của mình về các vấn đề trong đời sống. Viết về chính


mình và giới mình, họ tìm phương thức diễn đạt tối ưu, đặt trọng tâm vào một lối viết “thân thể” với những đặc trưng chỉ nữ giới mới có. Hélène Cixous gọi đây là lối viết nữ (Écriture féminine) nhằm chỉ một phương thức tư duy và thể hiện văn bản nghệ thuật mang phong cách nữ giới (vấn đề này chúng tôi sẽ phân tích thêm ở 2.4.1). Ý thức về giới một cách tự giác đã ăn sâu vào tâm thức của các nhà văn nữ và tạo nên âm hưởng nữ quyền trong văn học. Hình tượng người phụ nữ với những giá trị phẩm chất cũng như giá trị tinh thần vốn xưa nay thường được nhìn nhận, đánh giá dưới đôi mắt của nam quyền, thì giờ đây đã được nhìn nhận bằng đôi mắt của chính họ – những người phụ nữ. Nhìn chung, cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi nữ đương đại Việt Nam vẫn trong quá trình vận động, phát triển, tuy nhiên chúng ta có thể định hình những vấn đề văn chương nữ quyền đặt ra như sau:

Tự tin khẳng định bản ngã

Khẳng định bản ngã là biểu hiện của nhân vật ý thức về cái tôi của mình, khẳng định mình là một chủ thể độc lập và không phụ thuộc vào bất kì ai. Tìm kiếm và khẳng định bản ngã là điều không dễ dàng thực hiện đối với nữ giới trong xã hội phong kiến. Diễn ngôn của họ bị chế ngự bởi diễn ngôn nam quyền, chính vì vậy họ không có phương thức biểu đạt đặc thù của riêng giới mình. Thế kỉ XX đã xuất hiện hàng loạt các tác giả nữ xây dựng những nhân vật nữ nhọc nhằn trong hành trình đi tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc và bản ngã nữ giới. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa diễn ngôn và giới tính vẫn còn lỏng lẻo, họ phải vay mượn lối nói của nam giới chứ không có một hệ thống tu từ đặc trưng của giới mình.

Sau năm 1975, ý thức bản thân như một chủ thể độc lập của các nhân vật nữ ngày càng được thể hiện táo bạo và mạnh mẽ. Các nữ nhà văn đã xây dựng một hệ ngôn ngữ riêng để diễn tả những trạng thái, những ý niệm, những khao khát của nữ giới như một cách lật đổ các quan niệm và giá trị cũ. Trong đó, tự thuật là một phương thức ưa chuộng được các nhà văn nữ sử dụng để bộc lộ rò nhu cầu thể hiện bản thân và giới mình. Điều này làm nên bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm bản ngã của nữ giới. Không chỉ phơi bày cuộc đời và tâm hồn của mình, qua phương thức tự thuật các nhà văn nữ còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến số phận, hạnh phúc và quyền sống của giới mình. Như vậy, khi xây dựng hình tượng nhân vật nữ giới, bằng lối viết và những trải nghiệm của mình, các nhà văn nữ đã thể hiện một cách sâu sắc và thấu đáo hơn, mặt khác thông qua nhân vật nữ, các nhà văn cũng thể hiện tâm hồn mình, bản thân mình. Y Ban khẳng định: “Nói chính xác thì tôi đang vẽ chân dung giới mình. Khi tôi đặt bút viết về thân phận một người đàn bà nào đó, tôi đã hoá thân vào họ, kể lại những câu chuyện của họ” (Y Ban, 2006).

Tự do phơi bày cái tôi cá nhân của chính mình với những giọng điệu riêng, cách


thức riêng, các nhà văn nữ đã thể hiện sự ý thức sâu sắc về bản ngã của mình, điều này thể hiện qua hệ thống nhân vật nữ là những cá thể độc lập, luôn tự quyết trong hành động, suy nghĩ và vai trò của nam giới trở nên mờ nhạt với họ. Ý thức về bản ngã của giới trong sáng tác còn thể hiện ở những nhân vật nữ dám thách thức với những định kiến xã hội. Họ thẳng thắn đối thoại lại những quan niệm cũ về những mẫu hình nữ giới xưa vốn bị đóng khung bằng tam tòng, tứ đức. Họ mạnh dạn thể hiện sự thức tỉnh ý thức cá nhân, phản kháng, chống đối lại những quy tắc, định kiến giới khắt khe và thể hiện những khát vọng cá nhân ở tầng sâu bản thể cũng như khẳng định giá trị sống của mình. Hàng loạt tác phẩm như: Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, Tường thành của Vò Thị Xuân Hà, Lời cuối cho em của Trần Thị Trường, Phố Tầu Paris 11 tháng 8 của Thuận, Vũ điệu địa ngục của Vò Thị Hảo, Người đàn bà đứng trước gương của Y Ban, Tai nạn của Lý Lan, Nghề giáo của Vò Thị Xuân Hà, Hồ đêm thăm thẳm của Trần Thùy Mai, Nô tì được trang sức của Trần Thị Trường... đã chứng minh rằng những nhân vật nữ mạnh mẽ và tự chủ giữa những biến cố lớn lao của xã hội Việt Nam hiện đại không còn là hình ảnh hiếm. Có thể họ là những người phụ nữ có số phận ngang trái, nhưng họ không đầu hàng số phận, hơn thế những khó khăn thử thách càng làm cho họ trở nên mạnh mẽ, và kiên định hơn. Rò ràng họ đã được giải phóng bản ngã và ý thức được mình là một chủ thể độc lập, không cần dựa vào nam giới để tồn tại.

Ý thức về thân thể nữ giới

Ý thức nữ quyền không chỉ thể hiện ở sự phản kháng, nổi loạn, thách thức định kiến, khẳng định bản ngã mà còn thể hiện ở hệ thống ngôn ngữ thân thể. Việc thường chuyển tải ý thức của các nhân vật nữ qua sự hiện hữu của thân xác cho thấy sự tự tin và ý thức về thân thể của nữ giới. Trước đây, vẻ đẹp của nữ giới đa phần được miêu tả qua hệ thống diễn ngôn đầy tính ước lệ của nam giới và chỉ dừng lại những cách miêu tả “an toàn” như làn da, mái tóc, lông mày,... Trong xã hội hiện đại, với sự du nhập của tư tưởng nữ quyền và sự cởi mở hơn trong quan niệm về giới, nữ giới đã xây dựng một diễn ngôn phái tính xuất phát từ ý thức về bản ngã và thân thể của mình. Mối quan hệ giữa giới tính và diễn ngôn đã hình thành nên một phong cách riêng mang những đặc trưng của nữ giới. Ở đó, họ viết về chính thân thể của mình, dùng chính thân xác của mình để biểu đạt tư tưởng. Xu hướng này đã xuất hiện trong văn học phương Tây đầu thế kỷ XX, việc miêu tả vẻ đẹp hình thể người phụ nữ được coi là cả một nghệ thuật và được dùng với tên gọi là “lối viết thân thể” (body writing). Lối viết thân thể này đã được các nhà văn nữ quyền luận Pháp lấy cơ sở lý luận từ mỹ học về sự sống tự nhiên.


Với các cây bút nữ đương đại, khi khám phá con người bản năng, các tác giả thường chú ý khắc họa vẻ đẹp cơ thể của người nữ ở những phần thân thể mà tạo hoá đã ban tặng cho họ. Bằng cách vật chất hóa cơ thể mình, họ đã giải thiêng những góc độ thẩm mỹ mà nam giới đã xây dựng trước đây. Họ biến cơ thể của mình thành một ký hiệu quyển mang quan niệm thẩm mỹ nữ tính để chống lại quan niệm thẩm mỹ nam tính đã thống trị hàng ngàn năm. Người phụ nữ không ngần ngại phô bày vẻ đẹp tuyệt mỹ và tràn đầy sức sống của mình một cách cụ thể, chi tiết. Đó là vẻ đẹp của làn da, bầu vú, đôi môi, cặp mông, đôi chân,… và cả những phần kín nhạy cảm khác của cơ thể nữ. Bên cạnh mục đích phô diễn thân thể như một phương tiện cho sự bình đẳng giới thì văn chương nữ quyền cũng xem thân thể người phụ nữ như một phương tiện biểu đạt nội dung tác phẩm: “Với văn học, thân thể là thân thể sống, nó không giản đơn là thân xác, xác thịt... Trong con người sống, thân thể thấm nhuần tâm hồn” (Trần Đình Sử, 2010).

Có thể nói, trong lịch sử văn học Việt Nam, chưa bao giờ vẻ đẹp của thân thể, vẻ đẹp của đời sống bản năng người phụ nữ lại được miêu tả một cách trực tiếp và táo bạo như vậy. Các nhà văn nữ đương đại thường xuyên dùng những tính từ để mô tả thân hình, vóc dáng người phụ nữ như: nảy nở, uyển chuyển, nở bung, mỡ màng, nở nang, lẳn, đầy đặn, ăm ắp, rừng rực... Các hình ảnh như đôi môi, bộ ngực, eo, hông... được tô đậm với những đường nét gợi tả, gợi cảm. Đặc biệt bầu vú – phần cơ thể đặc trưng của cái đẹp phồn thực. Chúng ta có thể thấy rò điều đó qua sáng tác của Vò Thị Hảo, Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu, Vò Thị Xuân Hà...

“Ôi Thanh Niên! ngươi

Sự thực, diễn ngôn thân thể không hẳn là đặc quyền của nữ giới. Tác giả, dù thuộc giới nào cũng có thể và có nhu cầu lắng nghe thân thể, để cho thân thể cất tiếng nói. Ta nghe thấy tiếng nói của cơ thể Xuân Diệu trong buổi dậy thì:

mang hết xuân thì/ Hình ngực nở, nụ cười tươi, màu tóc láng”(Thanh niên). Không một ai có thể nói thay, hát thay cho thân thể Xuân Diệu (giới nam/giới khác). Cũng như thế, không một nhà văn nam nào có thể lắng nghe và nói thay tiếng nói của thân thể nữ ngoài những tác giả nữ. Thời kỳ này, cũng có nhiều cây bút nam chú ý miêu tả các nhân vật nữ bằng vẻ đẹp thân thể, gợi tình, giàu nữ tính như Nguyễn Xuân Khánh, Phạm Ngọc Cảnh Nam, Đỗ Trọng Khơi, Trần Vũ, Sương Nguyệt Minh… Họ cũng không ngần ngại sử dụng chất liệu như cặp vú, làn da, mông, đùi… để kiến tạo nên ngôn ngữ của thân xác. Tuy nhiên, có sự khác biệt về diễn ngôn thân thể của các nhà văn nam và các nhà văn nữ. Trong diễn ngôn thân thể của các cây bút nam, nữ giới là đối tượng để miêu tả nên họ sẽ tạo ra những hình tượng nữ giới theo chủ đích và mong muốn của họ, còn khi nữ giới tự


phơi bày, tự nói về chính mình thì họ đã tạo ra một diễn ngôn mang bản sắc phái tính riêng biệt. Chỉ dưới ngòi bút của họ, tâm lý và nhục cảm của nữ giới mới được miêu tả cụ thể và rò nét bằng chính cảm xúc thật nhất: “Đàn ông có thể coi văn chương như một thứ say mê, tạo kì đài. Còn đàn bà viết văn xưa nay là để trải lòng. Viết cho mình. Viết bằng thứ bản năng mách bảo thần thánh nhiều hơn là trí khôn. Thế nên đàn ông viết văn bằng cái thông minh lồng lộng, còn đàn bà viết bằng tình yêu, bằng trái tim giàu trắc ẩn” (Dương Bình Nguyên, 2014). Khi tự phơi bày thân thể, với nhu cầu khẳng định giới tính, các cây bút nữ thường thể hiện sự tinh tế mang đặc trưng phái tính. Chẳng hạn giọng điệu nữ tính, tự hào về vẻ đẹp gợi tình của phần thân thể mà tạo hóa đã ban tặng của Nguyễn Thị Thu Huệ trong Thiếu phụ chưa chồng: “Thừa hưởng cái gien của mẹ nên mấy chị em My đều có bộ ngực nở. Ai cứ bảo đầu vú con gái phải hồng, My thì không, nó nhỏ và nâu sẫm. My thường nhìn xuống bụng và đùi, rồi hai bàn chân. Tất cả tạm ổn: khuôn mặt tròn. Hai mắt to, môi dày và đỏ. Ngực to hông nở…” (Nguyễn Thị Thu Huệ, 2006, tr.235). Nếu không là tự bộc lộ, giãi bày về chính bản thân thì bằng các trang viết của mình, các nhà văn nữ thể hiện sự quan tâm sâu sắc và sẻ chia đến số phận, hạnh phúc và quyền sống của giới mình. Viết như là một cách để chuyển tải thế giới tâm hồn đa cảm của mình thông qua những nhân vật nữ trong tác phẩm. Điều đó đã tạo nên một diễn ngôn thân thể mang cảm quan phái tính riêng biệt thông qua những nhân vật nữ mang tính hình tượng – bộc lộ. Trong khi đó, nam giới thường điều khiển diễn ngôn thân thể bằng lý trí, nhân vật nữ trong sáng tác của nam giới không phải đứng ở vị trí trung tâm để tự bộc lộ mà thường mang tính hình tượng – biểu tượng. Nên họ thường sự dụng lối tả thực, cực thực. Chẳng hạn như trong Mẫu Thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đặc biệt quan tâm đến vẻ đẹp phồn thực của người đàn bà thông qua hình ảnh đôi vú: đôi vú trắng, đôi vú nở nang của thím Pháo; đôi vú chum chúm núm cau của Nhụ, đôi vú thổn thện, đôi vú ấm giỏ rò to của cô Ngơ:“Cô Ngơ thường cởi áo ra, để mặc đôi vú ấm giỏ được tự do thỗn thện” (Nguyễn Xuân Khánh, 2013). Trong Người tình phu nhân sư trưởng, thân thể Lưu Liên qua đôi mắt của Ngô Đại Vượng được tác giả tả thực với những chi tiết rất trần trụi: “Chỗ váy ở ngực căng phồng, khi đuôi mắt anh mất cảnh giác đã vô tình nhìn thấy cặp vú, vừa trắng vừa to, ngồn ngộn và tròn như vòng tròn com pa, giống như chiếc bánh bao hấp, vừa nở vừa xốp sư trưởng thích ăn nhất do anh nhào bột tốt nhất và giữ độ lửa tốt nhất” (Diêm Liên Khoa, 2008). Mạc Ngôn trong Báu vật của đời miêu tả bầu vú của người phụ nữ là biểu tượng của Phong nhũ phì đồn. Tác phẩm nói đến sự phì nhiêu của phụ nữ Trung Quốc, điển hình là Lỗ Thị. Tất cả con cháu lớn lên nhờ bầu vú của bà: “Vú


là châu báu, là bản nguyên của thế giới, là thể hiện sự tập trung nhất sự dâng hiến một cách đẹp đẽ nhất, vô tư nhất cho nhân loại” (Mạc Ngôn, 2007). Có thể nói hình tượng người mẹ như là một biểu tượng của Phong nhũ phì đồn đã làm nên sức lôi cuốn của cuốn tiểu thuyết.

Tóm lại, dưới cái bóng của diễn ngôn nam quyền, nhân vật nữ trong văn xuôi thời kỳ trước thường để chuyển tải một quan niệm, tư tưởng thì trong văn xuôi nữ đương đại, nhân vật nữ đứng ở vị trí trung tâm, là một khách thể thẩm mỹ độc lập, một thế giới riêng đầy bí ẩn và hấp dẫn cần được khám phá và lý giải. Họ tự hào về chính mình, về vẻ đẹp chỉ riêng giới mình mới có, đó chính là sự tự ý thức về giới mình, phái mình một cách sâu sắc. Tuy nhiên, các nhà văn nữ đương đại không chỉ tôn vinh vẻ đẹp mà đấng tạo hóa đã ban tặng cho nữ giới, họ cũng ý thức được cả những nỗi đau thể xác ám ảnh mà nữ giới phải trải qua như: cưỡng hiếp, sinh sản, mất trinh, kinh nguyệt, phá thai... trong những nguy cơ chấn thương thân thể của nữ giới thì xâm hại thân thể là chủ đề được nhiều nhà văn đề cập đến như một cách bày tỏ nỗi đau riêng của nữ giới và giải thiêng hình tượng nam giới. Tiền định của Đoàn Lê, Nhân gian của Thùy Dương, ABCD của Y Ban, Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phượng... là những tác phẩm tiêu biểu. Bên cạnh những chấn thương vì bị cưỡng hiếp, nạo phá thai, ấu dâm, vấn đề nỗi đau sinh đẻ cũng được đề cập đến trong nhiều tác phẩm của các nhà văn nữ. Viết về những trải nghiệm mang đặc trưng phái tính này, nữ giới không nhằm mục đích than thân trách phận mà nhằm đối thoại với nam giới về các vấn đề thân thể cũng như những nguy cơ mà nữ giới phải đối mặt. Sự tự ý thức về thân thể mình trong văn chương cũng chính là chìa khóa giải mã xu hướng thụ động và cam chịu của nữ giới, những cái nhìn thiên lệch về vị thế của giới trong xã hội, từ đó thay đổi cách nhìn nhận về vị thế của người phụ nữ. Ngoại trừ một số cây bút nữ sa vào tầm thường hóa hay quá lạm dụng ngôn ngữ thân xác thì việc trình bày diễn ngôn thân thể không chỉ là là thể nghiệm của chính bản thân lên trang viết mà còn bộc lộ khát vọng tự do bình đẳng cho người phụ nữ.

Ý thức giải phóng bản thân qua phạm trù tính dục

Tính dục vốn là phạm vi diễn ngôn quyền lực của nam giới, vấn đề tính dục và tình yêu nhục thể luôn được xem là “vùng cấm” đối với các nhà văn nữ. Đây cũng là đề tài khá nhạy cảm bởi sự mong manh giữa làn ranh của yếu tố “thanh” và “tục”, giữa thẩm mĩ, nghệ thuật và yếu tố tự nhiên chủ nghĩa. Vậy nên, việc xuất hiện hàng loạt các cây bút nữ viết về đề tài cấm kỵ này là một hiện tượng văn học không thể không nhắc đến trong vấn đề nữ quyền của các cây bút nữ đương đại. Điều này cho thấy sự bản lĩnh, quyết liệt, táo

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí