66. Nhiều tác giả (2014), Di sản văn hóa trong xã hội Việt Nam đương đại, Nxb Tri thức, Hà Nội.
67. Nhiều tác giả (2014), Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới, Nxb Thế giới, Hà Nội.
68. Stephen Owen, David Darmosch, Karen Thornber (2016), Lý thuyết và ứng dụng lý thuyết trong nghiên cứu văn học (Tập bài giảng và tài liệu tham khảo). Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
69. Tôn Quang Phiệt (1984), Tìm hiểu vể Hoàng Hoa Thám (qua một số tài liệu và truyền thuyết), Sở Văn hóa Thông tin Hà Bắc.
70. Trương Quốc Phong (2001), "Tiểu thuyết sử thoại các thời đại Trung Quốc" (Thái Trọng Lai biên dịch), Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.
71. Hoàng Khởi Phong (2009), Người trăm năm cũ (tiểu thuyết), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
72. Vũ Đức Phúc (1974), “Hoàng Lê nhất thống chí và sự thật lịch sử chung quanh việc Quang Trung phá quân Thanh”, Nghiên cứu Văn học, số 3.
73. Phan Đình Phùng (2000), Việt sử giai thoại, Nxb Văn học, Hà Nội.
74. V. Ia. Propp (2003), Tuyển tập V. Ia. Propp (Chu Xuân Diên dịch), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm!
- Phiên Bản Văn - Sử Về Hoàng Hoa Thám Trong Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Toàn Quốc Và Địa Phương Bắc Giang
- Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 19
- Danh Mục Tài Liệu Sách, Báo, Tạp Chí Tiếng Việt
- Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 22
- Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 23
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
75. Nguyễn Phan Quang (2002), Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm - cuộc đời và thơ văn, Nxb Văn học, Hà Nội.
76. Lê Minh Quốc (1996), Tướng quân Hoàng Hoa Thám (tiểu thuyết lịch sử), Nxb Văn học, Hà Nội.
77. Lê Minh Quốc (2002), Tướng quân Hoàng Hoa Thám (truyện lịch sử), Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
78. Riftin, B.L (1984), “Hoàng Lê nhất thống chí và truyền thống của tiểu thuyết Viễn đông”, Tạp chí Văn học, số 2.
79. Phạm Văn Sơn (1963), Việt sử tân biên (quyển 5 - tập trung), Sài Gòn.
80. Việt Sinh (1935), “Bóng người Yên Thế", Báo Ngày Nay.
81. Cố Nhi Tân (2015), Tôn Thất Thuyết và những văn thân trong phong trào Cần Vương, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
82. Lỗ Tấn (1923), Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc (Lương Duy Tâm dịch, Lương Duy Thứ hiệu đính), Nxb Văn hóa, Hà Nội.
83. Nguyễn Thị Tâm (2004), Hình tượng Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân trong văn học dân gian và lễ hội tưởng niệm ở vùng Yên Thế - Bắc Giang, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
84. Chương Thâu (1979), "Trong thơ có sử trong sử có thơ", Tạp chí Văn học, số 3.
85. Chương Thâu, Phạm Ngô Minh (tuyển chọn và giới thiệu, 2010), Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập, Nxb Đà Nẵng.
86. Hoàng Thị Thế (1975), Kỷ niệm thời thơ ấu, Ty Văn hóa Hà Bắc.
87. Khổng Đức Thiêm, Nguyễn Xuân Cẩn (1997), Khởi nghĩa Yên Thế, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Giang - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
88. Khổng Đức Thiêm (biên soạn, 2014), Hoàng Hoa Thám (1836-1913), Nxb Tri thức, Hà Nội.
89. Nguyễn Huy Thiệp (2001), Mưa Nhã Nam (truyện ngắn), Nxb Văn học, Hà Nội.
90. Ngô Tất Tố - L.T.S (1935), Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế (truyện lịch sử), Nhà in Nhật Nam, Hà Nội.
91. Ngô Tất Tố - tác phẩm và lời bình (2001), Nxb Văn học, Hà Nội.
92. Ngô Tất Tố toàn tập (1996), tập 5 (Lữ Huy Nguyên chủ biên, Phan Cự Đệ giới thiệu), Nxb Văn học, Hà Nội.
93. Tsubouchi Shoyo (2013), Chân tủy của tiểu thuyết, (Trần Hải Yến dịch và giới thiệu), Nxb Thế giới, Hà Nội.
94. Vũ Anh Tuấn (2012), Giáo trình văn học dân gian, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
95. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
96. Tạ Chí Đại Trường (2014), Thần, người và đất Việt, Nxb Tri thức, Hà Nội.
97. Trần Trung Viên (1935), Cầu Vồng Yên Thế (truyện), Nhà in Ngọ báo, Hà Nội.
98. Đỗ Vinh (1986), Hoàng Hoa Thám - một vùng rừng (trường ca), Hội Văn nghệ Hà Bắc.
99. Khúc Nhã Vọng, Nguyễn Bích Ngọc (1988), Hùm Xám Yên Thế, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
100. Anh Vũ, Nguyễn Xuân Cần (1993), Một vùng Yên Thế, Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao Hà Bắc.
101. Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý (2010), Lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
102. Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm (2014), Lễ hội dân gian, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
103. Hải Vy (sưu tầm, biên soạn, có minh họa, 2010), Kể chuyện Hoàng Hoa Thám, Nxb Lao động, Hà Nội.
104. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2006), Tổng tập Văn học dân gian người Việt (tập 14: Vè chống phong kiến đế quốc), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
II. Danh mục địa chỉ website
105. Vò Phúc Châu (2005), “Bước đầu phân biệt truyền thuyết và giai thoại”. Truy cập tại: http://hocdethi.blogspot.com/2013/04/phan-biet-truyen-thuyet-va-giai-thoai.html.
106. Hồng Chính (2014), "Núi rừng Yên Thế - những trang văn dang dở", Báo Bắc Giang, ngày 14/3. Truy cập tại: http://baobacgiang.com.vn/bg/van-hoa/tac-gia-tac- pham/123043/-nui-rung-yen-the----nhung-trang-van-dang-do.html.
107. Nguyễn Sĩ Đại (2014), "Bộ sử thi về Khởi nghĩa Yên Thế", báo Nhân dân, ngày 12/12. Truy cập tại: http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/nghe-doc- xem/item/25070902-bo-su-thi-ve-khoi-nghia-yen-the.html.
108. Vu Gia (2009), "Người trăm năm cũ vẫn mới", Người lao động, ngày 14/11. Truy cập tại: https://www.vinabook.com/nguoi-tram-nam-cu-p37607.html.
109. Trần Mạnh Hảo (2010), “Hội thề - tiểu thuyết lịch sử hay phản lịch sử?”. Truy cập tại : http://www1.laodong.vn/Images/2010/12/15/.
110. Nguyễn Vy Khanh (2014), "Gánh nặng lịch sử qua Người trăm năm cũ của Hoàng Khởi Phong". Truy cập tại: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=1618&rb=0102.
111. Thụy Khuê (1994), "Sử quan trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp". Truy cập tại: http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/phe-binh/11400-su-quan-trong-van- chuong-nguyen-huy-thiep.html.
112. Trần Ngọc Linh (2014), “Người Pháp lưu giữ ảnh độc về "Hùm thiêng Yên Thế", ngày 30/7. Truy cập tại : http://news.zing.vn/nguoi-phap-luu-giu-anh-doc-ve-hum- thieng-yen-the-post441118.html.
113. Lã Nguyên (2013), “Ký hiệu học văn hoá ở trường phái ký hiệu học Tartu- Moskva”. Truy cập tại: https://languyensp.wordpress.com/2013/10/07/ky-hieu-hoc- van-hoa-o-truong-phai-ky-hieu-hoc-tartu-moskva-2/.
114. Lã Nguyên (2013), Bài giới thiệu cuốn “Ký hiệu học văn hoá”. Truy cập tại https://languyensp.wordpress.com/2013/12/21/iu-m-lotman-tac-gia-kinh-dien/.
115. Nguyễn Hưng Quốc (2005), “Văn bản và liên văn bản”. Truy cập tại: http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artwor kId=4890.
116. Trần Đình Sử (2008), “Lý thuyết Cácnavan hoá của M.Bakhtin và tư duy tiểu thuyết hiện đại”. Truy cập tại http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c104/n750/Ly-thuyet- Cacnavan-hoa-cua-M-Bakhtin-va-tu-duy-tieu-thuyet-hien-dai.html.
117. Trần Đình Sử (2013), “Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay”. Truy cập tại:https://phebinhvanhoc.com.vn/khai-niem-dien-ngon-trong-nghien-cuu-van-hoc- hom-nay.
118. Trần Văn Toàn (2015), “Dẫn nhập lí thuyết diễn ngôn của M. Foucault và nghiên cứu văn học”. Truy cập tại: http://toantransphn.blogspot.com/2015/09/dan-nhap-li- thuyet-dien-ngon-cua.html.
119. Trần Vũ (2003), "Lịch sử trong tiểu thuyết - một tùy tiện ý thức". Truy cập tại: http://baotreonline.com/lich-su-trong-tieu-thuyet-mot-tuy-tien-y-thuc-ky-1.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Những quan niệm về mối quan hệ giữa hư cấu và sự thực lịch sử của các nhà bình điểm, nghiên cứu văn học Việt Nam trước và sau năm 1986
Trước Đổi mới 1986, quan điểm của giới nghiên cứu phê bình chia thành hai phía. Một bộ phận có xu hướng đề cao quyền hư cấu của người viết, như Phan Cự Đệ, Mai Quốc Liên, Hoàng Ngọc Hiến, Lại Nguyên Ân, Phan Trọng Thưởng,... Một bộ phận khác xu hướng cho rằng người viết phải hoàn toàn trung thành với lịch sử, không được bóp méo hay xuyên tạc lịch sử, tiêu biểu là các ý kiến của Thái Vũ, Tạ Ngọc Liễn, Hoài Anh,… [theo 57, tr.14]. Dù theo hướng nào, các nhà nghiên cứu đều tập trung đến vấn đề cốt lòi của tiểu thuyết lịch sử, đó là mối quan hệ giữa sự thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật.
Bàn về cách viết lịch sử của các tác giả trung đại, cụ thể là các tác giả họ Ngô với Hoàng Lê nhất thống chí, năm 1984, Riptin cho rằng: Hoàng Lê nhất thống chí viết về những sự kiện lịch sử ở nửa sau thế kỉ XVIII. Tất cả sự kiện này diễn ra cùng thời với các tác giả họ Ngô. Hay nói cách khác, họ Ngô đã xây dựng được một cuốn tiểu thuyết về những sự kiện chính trị của thời đại họ, họ được chứng kiến và tham gia vào đó. Theo Riptin, Hoàng Lê nhất thống chí rất gần với tác phẩm lịch sử, vì chữ chí - từ chỉ cho ta thấy rằng đây là cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử. Nhưng do hình thức tổ chức câu chuyện, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật, cách miêu tả giàu cảm xúc... nên họ Ngô đã không chỉ để lại cho đời sau bản ghi chép một cách đơn thuần những sự kiện lịch sử mà là một tác phẩm tiểu thuyết về lịch sử họ tận mắt chứng kiến và trực tiếp tham gia [78, tr.32-33]. Phân tích này của Riptin gần giống với quan điểm của Lukacs về cảm thức lịch sử - nguồn gốc ra đời của tiểu thuyết lịch sử [18, tr.41]. Tác giả Bùi Văn Lợi khẳng định: Hoàng Lê nhất thống chí "có đóng góp lớn trong quá trình hình thành thể loại tiểu thuyết trong lịch sử Văn học Việt Nam, đặc biệt là tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết hiện thực, (...) chất hiện thực trong tác phẩm vẫn chiếm ưu thế, yếu tố lịch sử vẫn lấn át yếu tố văn chương". Tác giả cũng lí giải sở dĩ có đặc điểm này là vì "Hoàng Lê nhất thống chí vẫn nằm trong phạm trù văn học trung đại, trong trạng thái văn-sử-triết bất phân"
[51, tr.84]. Năm 1974, tác giả Vũ Đức Phúc cũng khẳng định: "Không ai phủ nhận "Hoàng Lê nhất thống chí" là một kiệt tác văn học, đồng thời là một cuốn sách căn bản được xây dựng trên sự thực lịch sử. Đó là cuốn sách có nhiều sự thật lịch sử chính xác, bất kì nhà sử học nào cũng phải coi trọng" [72, tr.107].
Như vậy, nằm trong phạm trù văn học trung đại, trong trạng thái văn-sử- triết bất phân nên cách viết tiểu thuyết lịch sử của các tác giả trung đại (cụ thể là các tác giả họ Ngô) nghiêng về việc tôn trọng và phản ánh trung thực hiện thực lịch sử, chưa chú ý đến hư cấu trong sáng tác. Về sau, do ảnh hưởng của những quan niệm ở phương Tây (như Lukacs, Alexandre Dumas,…) các nhà văn, nhà nghiên cứu hiện đại đã đưa ra những quan điểm đa dạng hơn về mối quan hệ này.
Năm 1963, tác giả Triêu Dương trong bài Mấy ý kiến về tiểu thuyết lịch sử nhân đọc cuốn "Quận He khởi nghĩa" cho rằng: "Chủ đề của tiểu thuyết lịch sử không đơn giản chỉ là trình bày tiểu sử của một danh nhân hay thuật lại diễn biến một hiện tượng, một sự kiện lịch sử. Những yếu tố đó nhiều khi chỉ là "chỗ dựa" để người viết tiểu thuyết lịch sử trình bày một vấn đề gì" [19, tr.52]. Ý kiến của Tiêu Dương có phần giống với quan niệm nghiêng về đề cao hư cấu, sáng tạo của Alexandre Dumas (coi lịch sử là "cái đinh" để ông treo những bức tranh của mình) khi cho rằng phần tiểu sử của một danh nhân, diễn biến một hiện tượng, một sự kiện lịch sử nhiều khi chỉ là ''chỗ dựa" để nhà văn sáng tác.
Năm 1966, các tác giả Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ cũng tán thành việc sáng tạo khi viết về lịch sử nhưng bàn sâu hơn: "Việc nghiên cứu lịch sử là vô cùng cần thiết đối với nghệ sĩ, nhưng sự nghiên cứu ấy không thể thay thế sự sáng tạo. Có khi nghệ sĩ chỉ cần vài khoảnh khắc trong đời sống của nhân vật lịch sử, có khi nghệ sĩ đưa vào tác phẩm những điều phi lịch sử không quan trọng, thậm chí trong một chừng mực nào đó, có quyền vi phạm sự đúng đắn về mặt sự kiện lịch sử, bởi vì tác giả chỉ cần sự đúng đắn lí tưởng mà thôi" [dẫn theo 57, tr.4]. Hai nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh: Sự sáng tạo của nhà văn tập trung ở các chi tiết thuộc đời tư của nhân vật lịch sử. Các tình tiết phi lịch sử (tức sáng tạo/hư cấu) phải là những tình tiết không quan trọng và hư cấu phải đảm bảo không sai lạc bản chất của hiện tượng lịch sử.
Năm 1979, nhân bàn về truyện lịch sử dành cho thiếu nhi, nhà văn Hà Ân khi đưa ra ý kiến về sự thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong truyện lịch sử, ông cho rằng: "Người sáng tác phải xem xét các nguồn tài liệu và phải có kiến giải riêng. Sử cũ chép ít công tích của nhân dân, cả việc lẫn tên người. Đôi khi chép bất công. Phải đọc cho ra những điều sử cũ không chép đó và xây dựng thành người, thành việc trong sáng tác văn học. Đó là Hư mà chính là Thực. Chúng ta phải tìm hiểu hết mọi chi tiết liên quan đến nhân vật cho nhuần nhuyễn để xây dựng một nhân vật có đời sống địa vị xã hội rò ràng, có vai trò trong biến cố lịch sử, có sở đoản, và có số phận trong quá trình diễn biến của lịch sử. Cũng cần nhấn mạnh hư cấu chính là tái hiện lịch sử, nhưng mục đích hư cấu lại không phải nhằm tái hiện lịch sử. Phải làm cho các em sau khi đọc một cuốn truyện lịch sử phải suy nghĩ sâu thêm về hiện tại, phải làm cho các em sau khi gấp truyện lại để yên nó trên ngực mà mơ ước đẹp đẽ về tương lai..." [2, tr.87]. Như vậy, đến những năm 1970, 1980, các nhà văn, nhà nghiên cứu Việt Nam đã bắt đầu chạm đến vấn đề hiện thực lịch sử và vai trò của cá nhân nghệ sĩ trong việc chuyển hóa sử liệu thành tác phẩm văn chương.
Sau Đổi mới, những năm 1988-1994, trên văn đàn cũng diễn ra cuộc tranh luận sôi động về tiểu thuyết lịch sử, về mối quan hệ giữa hư cấu và sự thật lịch sử, về cách đọc cách cảm mới đối với vấn đề này nhân chùm truyện ngắn Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết, Nguyễn Thị Lộ của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện. Đáng chú ý có ý kiến của nhà nghiên cứu Vương Anh Tuấn về ba truyện ngắn Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết. Ông gọi đây là "bộ ba truyện lịch sử" với "kết cấu truyện gắn chặt chẽ với mục đích triết lí lịch sử" [63, tr.327]. Nhà nghiên cứu cũng cho rằng, Nguyễn Huy Thiệp thông qua chùm truyện ngắn này đã thể hiện quan niệm riêng về phương pháp tiếp cận lịch sử và vận dụng phương pháp biểu hiện mới cho đối tượng lịch sử, đó là: xem xét các hiện tượng, sự kiện, nhân vật lịch sử trong cả những liên hệ phổ biến, thông thường, không cô lập một chiều, thoát khỏi cái nhìn giáo điều duy ý chí. Những ngôi sao lịch sử được Nguyễn Huy Thiệp kéo thấp xuống với những "suy tư, xử thế đời thường"- bằng sự kết hợp với hư cấu tưởng tượng [63, tr.328]. Chính hư cấu giúp cho trí tưởng tượng, sáng tạo của nhà văn lắp ghép và phối hợp các chi tiết lịch sử theo cách khó có thể đoán trước được:"có chi
tiết thực, có chi tiết giả, xa với hiện thực", nhưng cuối cùng sự kết hợp thực và hư chỉ "là phương tiện để anh nói lên quan niệm của mình" [63, tr.327]. Ở điểm này, tác giả Thụy Khuê có nhận xét tương đồng với Vương Anh Tuấn: "Huệ, Ánh, chỉ là cái cớ để Thiệp nói chuyện với đời, về chuyện đời xưa, đời nay" [111].
Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến ủng hộ lối hư cấu lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp và cho rằng: ba truyện ngắn lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết bộc lộ phương diện mới của tài năng Nguyễn Huy Thiệp: tư duy tiểu thuyết. Biểu hiện ở việc "ông hình dung lịch sử theo cách riêng của mình chứ không nhìn lịch sử theo kiểu biên niên, ông cũng không đi theo lối mòn tô hồng khi nói về vĩ nhân và bôi đen khi nói về những nhân vật "có vấn đề" [63, tr.355]. Dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp, Quang Trung, Gia Long thể hiện con người thật của họ với những đam mê, dục vọng thường tình, những nỗi khắc khoải số phận và những tình cảm yêu ghét, tức giận thông thường. Nói như Thụy Khuê, "Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh của Nguyễn Huy Thiệp không nằm khô đét trên bài vị bàn thờ, không mốc meo trong sử viện, cũng không ăn vạ trong các bài sử lãnh cảm mà học trò không chịu học. Huệ, Ánh của Thiệp được làm người, nói thứ tiếng chúng ta đang nói, di động, gian trá, xảo quyệt, lừa bịp, nói tục và nhổ bậy... như chúng ta. Ở đây họ sống, trong sử họ chết. Ở đây họ là hiện tại, trong sử họ là quá khứ. Ở đây họ hèn như chúng ta, trong sử họ hùng không giống ta. Ở đây họ là người, trong sử họ là ma, và ở tha ma, họ chỉ là hài cốt, đôi khi còn bị đào mồ, sọ xương bị "kẻ thù" hành tội, xỉ nhục" [111]. Chính cách hư cấu lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra trạng thái đối lập trong tiếp nhận tác phẩm của ông.
Song song với các ý kiến khen ngợi là những quan điểm cho rằng nhà văn đã "xuyên tạc lịch sử", "hạ bệ thần tượng", khẳng định nhà văn có tài nhưng lại thiếu chữ tâm... Tác giả Tạ Ngọc Liễn ở phía quan điểm này. Theo ông, nhà văn sáng tác về đề tài lịch sử có quyền hư cấu, nhằm khắc họa thêm chiều sâu tính cách nhân vật, làm cho nhân vật lịch sử sống động hơn, đi vào tâm trí người đọc dễ hơn so với lối văn của sử bút quá chặt chẽ. Nhưng ngòi bút của nhà văn không thể tùy tiện, phải có mức độ, đặc biệt khi viết về những sự kiện lịch sử quan trọng, những nhân vật có tầm vóc lớn, thân thế và sự nghiệp của họ đã gắn liền với vận mệnh đất nước, số phận nhân dân [63,