Nguyễn Ngọc Tư Với Cảm Quan Đời Thường Trong Xây Dựng Nhân Vật Văn Học


rạch ông Lã nh hay là sông ông Lã nh. Rồ i cả khi viế t về quà đêm bán trên con sông nà y vớ i đủ cá c mó n như chè đậ u , cháo cá , xu xoa mật đường , bộ t khoai,…ông viế t : “Tuy nhiên nên nhớ rằ ng sự phồ n thị nh củ a Sà i Gò n là do ngườ i Hoa kiề u dự ng lên , cách đây một trăm năm và Kinh Tàu Hủ là cái nôi của sự phồn thịnh đó” . Rõ ràng , ta không bắt gặ p sự cẩ n trọ ng , tỉ mỉ trong phương phá p phả n á nh , miêu tả , quan sá t củ a Bì nh Nguyên Lộ c trong tá c phẩm của Nguyễn Ngọc Tư . Tuy nhiên , dù không chủ đích “khảo cứu” văn hóa nhưng tấ t cả nhữ ng né t đó đề u đượ c biể u hiệ n rấ t đậ m đà , sinh độ ng trong tác phẩm của chị.

1.2.3. Quan niệm văn học của Nguyễn Ngọc Tư

Ngọc Tư sinh ra ở một làng quê, nhà nằm ngay trên bờ sông, tiếng tắc rang, tiếng tàu máy đuôi tôm rồi chợ họp trên sông ngày nào cũng nhộn nhịp. Mọi âm thanh và nhịp đời của cuộc sống Nam Bộ dội vào văn chị. Chị cho rằng: “Sống trong môi trường như thế thì cố tạo cho mình giọng văn rặt những ngôn ngữ “sang trọng” mà làm gì?”. Người ta ví chị như cái cây tự nhiên mọc giữa rừng tràm rừng đước Nam Bộ, như gái quê chân đất mộc mạc, là đặc sản của miền Nam. Tuổi thơ của chị đã gắn liền với những dòng sông uốn khúc, rừng đước bạt ngàn, đồng lúa mênh mông. Nhà văn Chu Lai còn khẳng định Nguyễn Ngọc Tư là cây viết đặc biệt của miền Tây Nam Bộ, một tài năng văn học hiếm có của Việt Nam hiện nay. Một cách viết không giống ai, độc đáo và cuốn hút, không văn hoa bóng bẩy mà chân thực…Đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư - những ai chưa một lần đặt chân tới vùng đất này đều có thể khám phá và cảm nhận rất rõ về con người, thiên nhiên nơi đây. Với cách viết khéo léo, luôn đan xen cho dù trong một phạm vi hẹp - cuộc sống một gia đình… Người đọc không nhàm chán, có sức hút lạ kỳ ngay từ mạch đầu cho tới khi câu chuyện kết thúc. Ấy là cách viết của Nguyễn Ngọc Tư. Nắng gió, sông nước, đất trời, con người là những “mạch nước ngầm”


chảy trong con người chị từ tấm bé. Với những câu chuyện kể. Nguyễn Ngọc Tư đã tạo ra những “cơn sốt” trên văn đàn cùng sự nổi tiếng của mình.

Nguyễn Ngọc Tư sinh ra và lớn lên tại Cà Mau, ngày còn đi học, chị đã biểu lộ tính cách “mạnh” của mình : Chỉ chơi với đám con trai và học hết lớp 12 trung học phổ thông. Chị chưa hề qua một trường lớp viết văn chuyên nghiệp nào, đi học môn văn chỉ đạt loại khá ( theo chị nói không phải là xuất sắc ). Tác phẩm đầu tay - bệ phóng quan trọng cho sự nổi tiếng sau này : Truyện ngắn“Ngọn đèn không tắt” giải nhất cuộc thi “Văn học Tuổi hai mươi” năm 2000 do Báo Tuổi Trẻ và Hội Nhà Văn Thành phố tổ chức. Đất - Nước - Con Người Cà Mau cùng ông “Trời” như một định mệnh đã gắn chặt như máu thịt trong tâm hồn vốn nhạy cảm của chị. Những yếu tố đó, chị viết một cách dễ dàng, viết bất cứ ở đâu bất cứ lúc nào, nó như một mạch nước trong veo luôn chảy để chị viết một mạch không nghỉ (Nguyễn Ngọc Tư cũng không biết tại sao?). Phải chăng là Thiên Bẩm ? Mảnh đất nơi mình sinh ra và trưởng thành như một chất men, chất xúc tác, nghe rõ từng hơi thở, nhịp đập của con tim…cho dù nơi ấy còn thiếu thốn vất vả, nhưng là một gia tài lớn cho những ai biết khai thác nó. Và Nguyễn Ngọc Tư đã làm được như vậy! Nguyễn Ngọc Tư (như chị kể) có một cuộc sống bình thường, bình dị: một gia đình nhỏ hạnh phúc với 2 con trai và “ông xã” mà công việc hoàn toàn không liên quan gì tới công việc viết văn của chị… Hàng ngày, dậy sớm làm thức ăn sáng rồi đưa con đi học, ra chợ mua đồ ăn, để như chị nói : “Luôn có cá tươi về nấu cho lũ trẻ và cả nhà ăn”. Chị thực sự ngồi viết từ 10h sáng đến 15h hoặc 16h hàng ngày sau đó làm nghĩa vụ của một người mẹ, người vợ đảm trong gia đình…Cuộc sống luôn tất bật, bận rộn đến với chị. Tại Thành phố Cà Mau, không phải ai cũng nhận ra chị - một nhà văn nổi tiếng. Có lần chị nói : “ Ngay cả những người hàng xóm nơi chị ở, có người còn không biết chị


là nhà văn, họ cứ nghĩ chị cũng chỉ là một phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác : Nội trợ và chăm sóc gia đình, gia đình là thế giới riêng của chị…Nhưng đối với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cho dù thế nào đi chăng nữa những tác phẩm vẫn liên tiếp ra đời giữa : NẮNG - GIÓ - TÌNH ĐẤT - TÌNH NGƯỜI của những “Cánh đồng bất tận”.

Nguyễ n Ngọ c Tư cho tớ i bây giờ vẫ n số ng và là m việ c tạ i Cà Mau . Không ít độc giả băn khoăn điều này, tại sao suốt chừng ấy năm chỉ sống tại một vùng đất, có thể cũng có đi đâu đó nhưng rốt cuộc vẫn lại trở về vùng đất ấy mà Nguyễn Ngọc Tư lại có thể nuôi dưỡng cảm xúc về quê hương của mình phong phú và bền bỉ đến như vậy. Có cảm giác mạch nguồn tình cảm của chị với đề tài quê hương chưa bao giờ vơi cạn và mỗi lần viết về một vùng đất cũ vớ i nhữ ng con ngườ i cũ đó ta vẫ n thấ y chị tìm được các nét mới và thú vị. Cũng là chuyệ n đờ i số ng củ a con ngườ i vù ng miệ t vườ n thôi, nhưng rõ ràng con người trong “Ngọ n đè n không tắ t” , “Nước chả y mây trôi” “Truyệ n ngắ n Nguyễ n Ngọ c Tư” khác rất nhiều so với con người trong “Cá nh đồ ng bấ t tậ n” . Chúng ta hiểu rằ ng đây là sự đổ i mớ i đầ y ý thứ c củ a chị. Trong cuộc trò chuyệ n vớ i phó ng viên bá o điệ n tử Vn Express.net ngà y 27/09/2005, Nguyễ n Ngọ c Tư đã nó i : “Tôi tự tin và o sự hiể u biế t về nông thôn quê hương tôi . Bảy năm qua tôi đã viế t về nó vớ i bộ dạ ng hiề n hậ u , nghèo khó, đá ng thương. Bây giờ tôi lạ i đưa bạ n đọ c đế n mộ t miề n quê vớ i nhữ ng gương mặ t khá c” . Tấ t nhiên không nhà văn nà o không khao khá t sự tự làm mới như vậy , nhưng nế u không thậ t yêu thươn g, không thậ t gắ n bó đế n máu thịt thì sự đổi mới dù có cố gắng tới đâu cũng sẽ nhạt . Và thật may Nguyễ n Ngọ c Tư đã trá nh đượ c điều đó , bở i tà i năng và cũ ng bở i tì nh yêu quê hương củ a chị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Sáng tác đối với chị, như là một nhu cầu bức bách, chị viết văn như để trả nợ ân tình, chị thổ lộ: “Còn về sáng tác thì cứ lúc nào thấy xúc động, đủ cảm xúc, có suy nghĩ về cái mình đã trải qua, có nhu cầu phải viết, nếu không viết chắc…tự tử mất thì Tư viết thôi.”(Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: đánh “ùm” một tiếng mà thôi”, Báo Tuổi trẻ 04/12/2005). Với Nguyễn Ngọc Tư, cảm xúc là khởi nguồn của sáng tạo văn chương. Chị hồn nhiên tự nhận “Tôi là một cây bút nghĩ thế nào, viết thế ấy, nghĩ sao viết vậy” (Trả lời phỏng vấn trên báo Tiền Phong ngày 31/10/2006). Theo Nguyễn Ngọc Tư, thành thật với cảm xúc của mình, đó chính là cầu nối kì diệu nhất để đến với trái tim người đọc. Bởi chính họ là người thẩm định công bằng mọi giá trị của văn chương. Với thời gian, Nguyễn Ngọc Tư ngày càng có những “tuyên ngôn” về nghề với một thái độ “chuyên nghiệp” hơn. Chị xác định viết văn là “một lựa chọn khó, đầy nhọc nhằn, nặng nề, dằn vặt” (Tiền Phong, 21/01/2006). Nguyễn Ngọc Tư bày tỏ trách nhiệm của nhà văn trong việc lựa chọn đề tài: “Tư chọn viết những gì mà người đi trước trước không viết thôi. Với những gì người đi trước viết rồi, nếu mình đi lại con đường ấy, hoặc mình phải tránh qua một bên, hoặc là mình phải vượt trội hơn. Nhưng vượt trội thì khó quá, ví dụ như để vượt qua Vũ Trọng Phụng thì thôi …đi, Tư không tự làm khó mình mà chọn cái mình làm được”. Quan niệm nhẹ nhàng nhưng sáng rõ như thế chứng tỏ Nguyễn Ngọc Tư không hề cẩu thả trong nghề nghiệp của mình. Chị luôn ý thức về trách nhiệm người cầm bút: “Lúc đầu chỉ viết để giải tỏa cảm xúc cho nó nhẹ người đi, nhưng sau này thấy cái nghiệp mình đeo đuổi nặng trĩu, đầy nự nần. Viết vì mình là Nguyễn Ngọc Tư”.

Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 5

Chị đã thẳng thắn bày tỏ: “Tôi không quan tâm văn mình yếu hay mạnh, chỉ nghĩ, những trang viết này có làm mình xấu hổ không, có đi vào lòng người không, có khiến người ta nhớ không?”. Có thể những điều chị viết


ra thì nhẹ nhàng, mộc mạc, nhưng để thai nghén nó là cả một quá trình lao tâm khổ tứ cho đến khi kí thác vào trang văn. Chúng tôi nghĩ “Cánh đồng bất tận” ra đời đã trả lời cho những băn khoăn lo ngại trên. Những vấn đề nóng bỏng, những bức bách của nông thôn Nam Bộ, những tâm tư suy nghĩ của người nông dân đều được phản ánh một cách “trần trụi” và chân thực qua trang viết của chị. Ngòi bút của chị cùng với những trải nghiệm cá nhân trong cuộc sống đã ngày càng trở nên khốc liệt và nghiệt ngã hơn. Song, có bản lĩnh, biết chấp nhận mạo hiểm cũng là một phẩm chất đáng quý và cần thiết đối với người nghệ sĩ. Nhưng dù thay đổi chị vẫn giữ được nét rất riêng của mình: lòng nhân ái, sự chân thực và ngôn ngữ văn hóa một vùng đất. Nhà văn bộc bạch: “Bao giờ khi bắt tay vào viết, tôi cũng nghĩ thoáng qua tác phẩm mới này ai sẽ khen, và biết cả một vài khuôn mặt những người chê. Lần nào cũng nghĩ nhưng lần nào cũng viết như cảm xúc của mình, bởi trước khi viết cho ai đó thì tôi viết cho mình”. Chị khá thận trọng khi tuyên bố mình không cố công tìm hiểu và chiều theo thị hiếu độc giả, bởi chị không dám chắc mình hiểu đúng độc giả muốn đọc gì, nên “đường ai nấy đi, nếu gặp nhau là tốt”, bởi nhiều khi “Mình không thể hiểu hết bạn đọc, có khi viết xong cái truyện mà bản thân mình thấy thích lắm nhưng bạn đọc lại chê…Với lại, Tư cũng không có ý tìm hiểu bạn đọc của mình”. Theo chị, nhà văn và độc giả đều có những sở thích riêng, không quá phụ thuộc vào nhau. Vì vậy mà Nguyễn Ngọc Tư cố giữ cho mình một thái độ khách quan, một khoảng cách nhất định với thị hiếu độc giả cũng như sự đánh giá của các nhà phê bình. Chị cũng cảnh báo nhiều nhà phê bình có sự suy diễn khi họ rút ra những “chân lí” mà chị chưa bao giờ nghĩ tới khi cầm bút.


Chương 2

NHÂN VẬT “CON NGƯỜI ĐỜI THƯỜNG” VÀ CÁI NHÌN NHÂN ÁI VỀ CON NGƯỜI CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

Phong cách là sự tổng hợp những nét riêng trong sáng tác của nhà văn. Nó bao gồm cả các yếu tố bút pháp, thi pháp, nhưng các yếu tố bút pháp này lại gắn liền với nhãn giới (quan niệm về thế giới của nhà văn), tức là liên quan đến các yếu tố nội dung. Đối với phong cách nhà văn trong thể loại tự sự tìm hiểu phong cách trước hết là chỉ ra cái riêng trong xây dựng nhân vật vì nhân vật là một yếu tố trung tâm của thể loại truyện, nhất là với các truyện viết theo lối truyền thống (tức không phải hậu hiện đại). Truyện của Nguyễn Ngọc Tư là loại truyện viết theo lối truyền thống như vậy.

2.1. Nhân vật văn học

2.1.1. Khái niệm nhân vật văn học

Một tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật. Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là trung tâm mọi sự miêu tả nghệ thuật. Nhân vật trong văn học có thể là con người, con vật, đồ vật. Nhân vật có thể có tên hay không có tên. Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là hình thức cơ bản mà qua đó, văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong các tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng như “thằng bán tơ”, “một mụ nào” trong Truyện Kiều [41.162]. Cuốn Từ điển Tiếng Việt cho rằng: Nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật [69.705].

Còn theo Giáo trình lý luận văn học thì nhân vật văn học được quan

niệm rộng hơn: Đó không chỉ là con người có tên hoặc không có tên, mà có


thể là những sự vật, loài vật khác nhau, ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người. Đó là nhân vật dế mèn, võ sĩ bọ ngựa, con mèo lười trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài; là vầng trăng, là bông hoa hồng trong thơ Hồ Chí Minh,...Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan đến con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm [36.126].

Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Nhân vật văn học rất phong phú, nó có thể là loài vật, đồ vật…nhưng chủ yếu là con người. Sự thể hiện nhân vật cũng ở những hình thức rất đa dạng. Dù nhân vật là thế giới loài người hay loài vật nó đều có vai trò rất quan trọng trong sáng tác của nhà văn, nó làm nên linh hồn của tác phẩm.

2.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học

Một tác phẩm văn học thì không thể không có nhân vật. Bởi nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để thể hiện nhận thức về con người cũng như quy luật của cuộc sống. Một tác phẩm văn học được đánh giá là có giá trị, có chiều sâu, có sức sống lâu bền khi tác phẩm ấy khắc họa rõ nét, chân thực và sinh động hình tượng nhân vật. Chính vì vậy mà người đọc khó có thể quên được hình ảnh một Xuân Tóc Đỏ, một Chí Phèo, một Lão Hạc,... Đấy là những điển hình văn học bất hủ.

Như vậy, nhân vật văn học thể hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một quan điểm nhất định, là nơi để nhà văn gửi gắm, kí thác tâm tư, ước vọng với những vấn đề triết lý nhân sinh. Qua hệ thống nhân vật, người đọc thấy được cách nhìn, cách thể hiện thế giới, tức phong cách nghệ thuật của nhà văn. Cùng nói về con người trong xã hội hiện đại, nhà văn Phan Thị Vàng


Anh phơi bầy những bất ổn trong lối sống và chỉ ra những mâu thuẫn trong cuộc đời; Nguyễn Thị Thu Huệ khai thác những mặt trái của con người trong đời sống hiện đại phức tạp, còn Nguyễn Ngọc Tư với một phong cách riêng đã thể hiện những quan niệm nghệ thuật về con người qua thế giới nhân vật độc đáo của mình.

Nhân vật văn học gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người và phương thức xây dựng hình tượng văn học của nhà văn. Khảo sát phong cách nhà văn không thể nào bỏ qua quan niệm về con người và cách thức riêng xây dựng nhân vật của nhà văn.

2.2. Nguyễn Ngọc Tư với cảm quan đời thường trong xây dựng nhân vật văn học

Gần như hầu hết các nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư là những con người lao động bình thường vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc sống đời thường với những con người lao động bình thường làm nên thế giới nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư, có thể gọi là một “cảm quan đời thường” trong văn học. Nó là sự tiếp tục truyền thống của Nguyễn Quang Sáng. Trở đi trở lại trong các tác phẩm của nhà văn là hai kiểu nhân vật nổi bật: Người nghệ sĩ hát tuồng và người nông dân Nam Bộ.

2.2.1. Người nghệ sĩ miệt vườn

Nam Bộ là vùng đất nổi tiếng với đờn ca tài tử, với những gánh hát, những đêm nghe đàn ca bất tận vùng “miệt vườn”, bên những quán nhỏ vùng sông Tiền, sông Hậu. Ở đó có những người nghệ sĩ bình dân mà điêu luyện ngón nghề, những công chúng nghệ thuật lúc nào cũng sẵn sàng tham dự “cuộc chơi” nghệ thuật. Số phận những người nghệ sĩ bình dân là một đề tài được nhiều nhà văn Nam Bộ quan tâm, xây dựng thành hình tượng nghệ thuật.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí