Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 26


nhận trực quan chính xác khoa học của phương pháp trực giác (Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam) và cách đặt tác phẩm, tác giả trong bối cảnh xã hội (Đào Duy Anh, Nguyễn Bách Khoa…) cùng những tác động mạnh mẽ của nó đã khiến hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn này được người đọc tin tưởng hơn về giá trị của từng tác phẩm và vị trí của từng tác gia văn học. Nếu thời trung đại, dựa vào cái “chí” của kẻ sĩ, cái “ta” của cộng đồng, hoàn toàn xa lạ với cái “tôi” xuất thân mỗi con người để đánh giá, phẩm bình; thì ở giai đoạn này, sự ra đời của phương pháp tiểu sử (Trần Thanh Mại trong Trông giòng sông Vị, Hàn Mặc Tử) đã cho ta thấy giá trị chiều sâu và tinh thần khoa học của cách đánh giá. Cùng với đó, sự xuất hiện của phương pháp xã hội học mác-xít (Hải Triều, Đặng Thai Mai…) lại thổi thêm một luồng sinh khí mới vào hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này. Đây là phương pháp xã hội học đặt trên một nền tảng triết học duy vật biện chứng hiện đại theo tinh thần mới, vì thế, dù còn nhiều khiếm khuyết (như đã trình bày), phương pháp này cũng đã cho thấy được những điều mới mẻ trong hoạt động nghiên cứu văn học.

Về nguyên nhân kết quả đạt được của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, ta thấy rò sự tác động rất lớn và thậm chí là rất quan trọng của các yếu tố ngoại nhập. Tuy nhiên, phải khẳng định lại một lần nữa, trong quá trình giao lưu và hội nhập, chính ý thức dân tộc đã đóng vai trò sàng lọc, chọn lựa để đảm bảo cho việc tiếp nhận một cách chủ động các phương pháp tiến bộ của văn học Pháp và văn học phương Tây ứng dụng vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam. Chính sự tiếp thu có chọn lọc cái bên ngoài trên nền tảng ý thức dân tộc, các tác giả đã cho ra đời những công trình mà cho đến hôm nay, qua bao biến đổi của thời gian, vẫn còn giá trị. Bởi vì, suy cho cùng, một dân tộc không có nền tảng văn hóa, không có nội lực văn hiến, không có truyền thống ‘trọng văn’ lâu đời, thì dù


có ngoại nhập bao nhiêu vẫn không thể đủ sức chuyển hóa yếu tố bên ngoài thành sức mạnh nội sinh để thực hiện thành công quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc mình. Sự tiếp thu văn hóa, văn học là một tất yếu khách quan của loài người nói chung, tuy nhiên, thành hay bại chính là sự tiếp biến các giá trị văn hóa, văn học ấy. Chính sức mạnh của nội lực đã khiến các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam bình tĩnh tiếp thu, dần dần tiếp biến và chuyển hóa để quá trình hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đạt được những thành tựu mà đến nay không ai có thể phủ nhận, cho dù xã hội hiện nay có hiện đại và hội nhập đến mức nào.


KẾT LUẬN

1. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nghiên cứu văn học

Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX gắn bó mật thiết với bối cảnh văn hóa

- xã hội và sự chuyển mình của đời sống văn học trong hoàn cảnh lịch sử có nhiều thay đổi. Việc thiết lập bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở nước ta khách quan đã gây nhiều biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội. Sự xuất hiện chữ quốc ngữ, báo chí, in ấn, dịch thuật, sự ra đời của đội ngũ trí thức mới có trình độ cao đã tạo điều kiện cho hoạt động nghiên cứu văn học với tư cách là một ngành chuyên biệt phát triển góp phần mở ra một giai đoạn mới cho văn học nước nhà.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

2. Hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX vận động theo quỹ đạo hiện đại hóa của nền văn học dân tộc và phân ra làm hai giai đoạn: giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ (từ 1900 đến 1930) và 15 năm sau đó (từ 1930 đến 1945), nhưng vẫn là một hành trình tiếp nối liên tục. Những công trình nghiên cứu trong giai đoạn đầu không chỉ thể hiện sự nỗ lực của những nhà nghiên cứu mở đường trong việc tiên phong áp dụng các phương pháp mới của phương Tây vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam mà còn góp phần quan trọng trong việc giới thiệu những tinh hoa văn hóa, văn học của dân tộc đến với độc giả đương thời bằng sự soi rọi của các phương pháp nghiên cứu khoa học và hiện đại. Từ sau 1930, hoạt động nghiên cứu văn học đã phát triển nhanh chóng về chất lượng cũng như số lượng: nghiên cứu văn học sử bao gồm cả nghiên cứu khái quát chung toàn bộ lịch sử văn học dân tộc và nghiên cứu từng thời kỳ, từng lĩnh vực; nghiên cứu lý luận văn học; nghiên cứu văn học nước ngoài với các tác giả tên tuổi như: Đào Duy Anh, Trần Thanh Mại, Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa, Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đổng Chi, Vũ Ngọc Phan, Dương Quảng Hàm…; trong đó, nghiên cứu văn học sử Việt Nam là một bè chính


Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 26

trong dàn hợp xướng đa dạng, đa thanh của hoạt động nghiên cứu văn học, nhằm đẩy mạnh tiến trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu cũng như khẳng định vị trí của mình trong sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.

3. Trong quá trình hiện đại hóa để hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam tiếp cận với văn học thế giới, sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu là chính, nhưng việc tiếp thu các phương pháp nghiên cứu tiên tiến của nước ngoài áp dụng vào nghiên cứu văn học trong nước cũng rất quan trọng. Hàng loạt các phương pháp dù lần đầu tiên được áp dụng nhưng đã gặt hái được những thành công không thể phủ nhận như: Phương pháp so sánh, phương pháp tiểu sử, phương pháp xã hội học, phương pháp trực giác, phương pháp xã hội học mác-xít… đã minh chứng điều đó. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, nhân tố làm nên sự thành công của hoạt động nghiên cứu văn học trong giai đoạn này không đơn thuần chỉ là phương pháp nghiên cứu mà còn là sự chọn lựa, tích hợp, sáng tạo trên cơ sở của thực tiễn văn học Việt Nam. Chính sự trân trọng và khẳng định truyền thống dân tộc trong văn học đã giúp các nhà nghiên cứu luôn biết “hòa nhập” nhưng không “hòa tan” trong bước đường hiện đại hóa, để giữ lại và chọn lấy những tinh hoa cần thiết. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân góp phần vào sự thành công của hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

4. Nghiên cứu quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học là góp phần khẳng định vị trí và đóng góp của ngành khoa học chuyên biệt này trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Có thể nói, dù xuất hiện muộn màng và có phần trầm lặng so với sáng tác, nhưng những tác phẩm mở đầu của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này như: Trông giòng sông Vị, Hàn Mặc Tử, Thi nhân Việt Nam, Nhà văn hiện đại, Việt Nam cổ văn học sử, Việt Nam văn học sử yếu, Văn học khái luận… là những tác phẩm có giá trị lịch sử và cả giá trị thời đại trong tiến trình phát


triển của hoạt động nghiên cứu văn học dân tộc, khi hoạt động này cùng với hoạt động sáng tác đồng hành chung với đời sống dân tộc. Những tên tuổi Dương Quảng Hàm, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại, Nguyễn Đổng Chi, Đặng Thai Mai… là những tên tuổi được tôn vinh, được nhiều thế hệ ghi công và khó có thể bị lãng quên trong lịch sử văn học dân tộc.

Trong những tác giả trên, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Dương Quảng Hàm, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đổng Chi đã được nhiều thế hệ độc giả ghi nhận xứng đáng. Riêng trường hợp Trần Thanh Mại, cho đến hiện nay, tuổi tên vẫn còn khuất lấp, chưa được giới nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ, xứng đáng với vị trí và những đóng góp ban đầu quan trọng của ông trong tiến trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học nói riêng và lịch sử văn học nói chung. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi, bên cạnh việc khẳng định vị trí của Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Dương Quảng Hàm…; xin được góp một tiếng nói khẳng định nghiêm túc về giá trị các công trình nghiên cứu của Trần Thanh Mại, đặc biệt là trong nửa đầu thế kỷ XX nhằm tạo lập một cái nhìn toàn diện hơn về công lao góp phần mở đường của Trần Thanh Mại trong tiến trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Trường hợp Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa với hàng loạt các tác phẩm Kinh Thi Việt Nam (1940), Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942), Văn chương Truyện Kiều (1945), Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1945) là một trong những người đi tiên phong tìm phương pháp nghiên cứu mới cho hoạt động nghiên cứu văn học dân tộc trong tiến trình hiện đại hóa văn học giai đoạn này. Nhưng do nhà nghiên cứu chủ quan và áp đặt trong những nhận định đưa ra đã vô tình phủ nhận những giá trị không nhỏ trong những công trình của mình. Thiết nghĩ, cần có các công trình nghiên cứu riêng biệt về hoạt động nghiên cứu văn học của Trương Tửu để có cái nhìn toàn diện


hơn về những ưu điểm và hạn chế trong sự nghiệp văn học của ông.

5. Việc trình bày một cách đầy đủ, toàn diện và cụ thể từng giai đoạn của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX với những thành tựu và hạn chế của nó, đề tài góp phần quan trọng làm cho gương mặt lịch sử văn học dân tộc ở thời kỳ này hiện lên một cách rò nét hơn. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể là nguồn tư liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, đây chỉ là công trình của một cá nhân về một lĩnh vực nghiên cứu quá lớn nên ở đây, chúng tôi chưa có đủ điều kiện để triển khai mối quan hệ giữa quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX với các giai đoạn từ 1945 đến 1975, cũng như từ 1975 đến nay, để làm nổi rò tính chất tiếp biến không ngừng giữa các giai đoạn. Tất cả những điều đó, thiết nghĩ hoàn toàn có thể mở hướng cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo để thấy rò hơn quá trình vận động của toàn bộ hoạt động nghiên cứu văn học trong nền văn học sử nước nhà.

Tuy vậy qua nghiên cứu, có thể khái quát rằng: Nếu hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam thời trung đại chưa mang tính phương pháp thì đến ba thập niên đầu thế kỷ XX đã thấy hé lộ phương pháp trực giác mang đậm dấu ấn của tri thức lý luận phương Tây, đặc biệt, sự xuất hiện hoàng loạt các phương pháp nghiên cứu mới giai đoạn 1930-1945 đã đẩy tiến trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam tiệm cận với nghiên cứu văn học thế giới. Từ sau 1945 đến 1985, do phải căng mình trong hai cuộc kháng chiến và giai đoạn khó khăn của những thập niên hòa bình đầu tiên nên nghiên cứu văn học Việt Nam chủ yếu là lối phê bình xã hội học theo quan điểm mác-xít. Từ 1986 đến nay, trong không khí đổi mới và hội nhập, hoạt động nghiên cứu văn học nước nhà đang tiếp tục đổi mới và từng bước hội nhập cùng các trào lưu nghiên cứu văn học thế giới./.



Tiếng Việt

TÀI LIỆU KHAM KHẢO

1. Diệu Anh (1942), “Nói chuyện thơ nhân quyển Thi nhân Việt Nam”,

Thanh Nghị, (19).

2. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Bốn phương (tái

bản năm 1951), Sài Gòn.

3. Đào Duy Anh (1943), Khảo luận về Kim Vân Kiều, Quan hải tùng thư,

Huế.

4. Nguyễn Chung Anh (1984), “Nguyễn Đổng Chi - Nhà văn, nhà khoa

học”, Tạp chí Văn học (4), tr 110 - 125.

5. Hoài Anh (2002), “Hải Triều - Kiện tướng trên mặt trận tư tưởng văn hóa

vô sản”, Tạp chí Văn, (3).

6. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

7. Lại Nguyên Ân (1998), Đọc lại người trước, đọc lại người xưa, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

8. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

9. Lại Nguyên Ân (sưu tầm và biên soạn) (2002), Lê Thanh - Nghiên cứu và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

10. Lê Văn Ba (2000) Giáo sư Dương Quảng Hàm, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội

11. Hoa Bằng (1941), “Những khuynh hướng trong văn học Việt Nam cận đại”, Tri Tân, (21).

12. Nguyễn Thanh Bình (2007), “Một vài đóng góp của Các Mác đối với sự


ra đời và phát triển của xã hội”, http://fpe.hnue.edu.vn.

13. Phan Kế Bính (1918), Việt Hán văn khảo - Nxb Mạc Lâm (tái bản năm

1972).

14. Huy Cận, Hà Minh Đức (chủ biên) (1993), Nhìn lại một cuộc cách mạng

trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Đổng Chi (1942), Việt Nam cổ văn học sử, Nhà xuất bản Trẻ

(tái bản năm 1993), Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Phan Bội Châu toàn tập (tập 4) (1990), Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.

17. Huệ Chi - Phong Lê (1960), “Vài vấn đề văn học sử giai đoạn 1930 - 1945 nhân đọc Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn”, Nghiên cứu văn học, (5), tr.107.

18. Nguyễn Huệ Chi - Hồng Tân (1963), “Mấy ý kiến nhân đọc Lịch sử văn

học Việt Nam”, Nghiên cứu văn học, (7), tr.81.

19. Nguyễn Huệ Chi (1985), “Vấn đề phân kỳ văn học sử Việt Nam”, Tạp chí Văn học, (3), tr.59.

20. Nguyễn Huệ Chi (1990), “Đổi mới nhận thức lịch sử trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, nghiên cứu văn học nói riêng”, Tạp chí Văn học, (6), tr.1.

21. Trương Chính (1960), “Nhân đọc cuốn Trên đường học tập và nghiên cứu của Đặng Thai Mai”, Nghiên cứu khoa học, (6), tr.25.

22. Trương Chính (1970), “Con đường vào văn học của Đặng Thai Mai”,

Văn nghệ, (359).

23. Trương Chính (1982), “Chúng ta học tập những gì ở cụ Đặng Thai Mai”,

Tạp chí Văn học, (5), tr.51.

24. Trương Chính (1984), “Đặng Thai Mai, một đời chiến sĩ, một đời văn”,

Văn nghệ, (40).

25. Trương Chính (1987), “Hồi kí Đặng Thai Mai”, Tạp chí Văn học, (6),

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 25/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí