Bảng 2.18. Các mức độ của năng lực dạy học
SL | % | |
GV không đủ năng lực dạy học. | 0 | 0,0% |
GV thực hiện được các yêu cầu tối thiết của năng lực dạy học. | 35 | 14,6% |
GV thực hiện đầy đủ các yêu cầu của năng lực dạy học. | 160 | 66,9% |
GV thực hiện tốt các yêu cầu của năng lực dạy học. | 34 | 14,2% |
GV thực hiện rất tốt các yêu cầu của năng lực dạy học, có khả năng hỗ trợ đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ. | 10 | 4,2% |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Thpt Theo Chuẩn Nghề Nghiệp Để Phát Triển Năng Lực Dạy Học
- Quy Mô, Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Thpt Huyện Lý Nhân
- Kết Quả Thi Tốt Nghiệp, Thi Thpt Thông Quốc Gia Từ Năm 2013 - 2016
- Thực Trạng Quản Lý Các Hình Thức Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Thpt Ở Huyện Lý Nhân Để Phát Triển Năng Lực Dạy Học
- Nâng Cao Năng Lực Của Đội Ngũ Báo Cáo Viên Tham Gia Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Gv
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Nếu đối chiếu năng lực dạy học thực tế của GV với hướng dẫn đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp thì điểm năng lực dạy học của 195GV các trường THPT huyện Lý Nhân đạt 16/32 điểm – xếp loại trung bình; 34GV đạt điểm từ 21 đến 25 điểm – xếp loại khá; 10GV đạt 26 điểm trở lên – loại xuất sắc. Loại khá là những đồng chí thực sự tâm huyết với nghề, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Loại xuất sắc thường là những đồng chí tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn tận tâm với công việc, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đồng thời cũng phải có những hiểu biết tốt về đổi mới giáo dục, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời có khả năng giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.4. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghềnghiệp ở các trường THPT huyện Lý Nhân
Trong những năm gần đây, trước yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên được coi như một phần tất yếu trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Nhằm xây dựng đội ngũ theo chuẩn, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của công tác GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay, nhà trường đã đặt ra nhiệm vụ mỗi cán bộ giáo viên phải có 120 tiết bồi dưỡng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Để có thể đáp ứng nhiệm vụ chính trị của từng năm học và căn cứ vào tình hình thực tiễn, theo phương châm yếu khâu nào, bồi dưỡng khâu ấy, các trường THPT trong huyện Lý Nhân đã có kế hoạch chỉ đạo thực hiện có chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng đội ngũ. Tất cả cán bộ giáo viên của nhà trường đã thực hiện kế hoạch bồi dưỡng về những vấn đề mới trong đánh giá Chuẩn nghề nghiệp, về hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học, về giảng dạy tích hợp tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, về đổi mới sinh hoạt chuyên môn, về các quan điểm
của Bộ GD&ĐT, về chủ trương thay sách, về nội dung và chương trình SGK mới theo từng bộ môn, về bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực, sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học hiện đại... Hoạt động bồi dưỡng theo chuyên đề hàng năm có tác dụng tích cực, đã gắn việc bồi dưỡng kiến thức với thực hành sư phạm. Tài liệu bồi dưỡng, phương tiện, đồ dùng dạy học được chuẩn bị khá tốt. Nhờ có hoạt động bồi dưỡng mà trình độ đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng lên góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ một cách toàn diện về nhận thức, trang bị, bổ sung các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống. Trong các nội dung bồi dưỡng, việc bồi dưỡng đội ngũ theo Chuẩn nghề nghiệp đã được sự đồng tình ủng hộ cao của đội ngũ giáo viên trong nhà trường, là giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ thúc đẩy và khuyến khích được đội ngũ nhà giáo phấn đấu học tập, rèn luyện, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Mặc dù các trường THPT của huyện Lý Nhân đã thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo kế hoạch và nội dung bồi dưỡng của Sở và Bộ GD&ĐT nhưng qua tham gia thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuẩn hoá, chúng tôi nhận thấy việc bồi dưỡng vẫn còn những tồn tại như: thời gian bồi dưỡng tập trung ngắn; phụ thuộc nhiều vào việc tự bồi dưỡng của giáo viên; nội dung bồi dưỡng chưa cụ thể, thiết thực; phương pháp bồi dưỡng nặng về lý thuyết chưa chú trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành; một số giáo viên dạy bồi dưỡng còn hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn; hoạt động bồi dưỡng giáo viên vẫn mang nhiều tính triển khai số đông; việc kiểm tra đánh giá sau bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức.Vì vậy hoạt động bồi dưỡng đội ngũ của nhà trường gặp hai khó khăn sau: thứ nhất, đa số giáo viên không thấu hiếu một cách sâu sắc yêu cầu của Chuẩn, không đánh giá đúng bản thân theo Chuẩn, nên không xác định được chính xác các vấn đề cần bồi dưỡng, lúng túng trong quá trình phấn đấu để đạt Chuẩn. Thứ hai do nhận thức chưa đúng về vai trò ý nghĩa của Chuẩn trong việc nâng cao năng lực của giáo viên nên việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chưa thực sự bám sát Chuẩn.
2.5. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV các trường THPT huyện Lý Nhân theo Chuẩn nghề nghiệp.
Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT huyện Lý Nhân, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát ở 2 nhóm khách thể sau:
Nhóm 1: gồm 10 CBQL (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn) của 4 trường THPT trong huyện Lý Nhân.
Nhóm 2: gồm 40 giáo viên tiêu biểu của 4 trường THPT trong huyện Lý
Nhân.
dung:
Nội dung điều tra khảo sát tập trung vào các vấn đề sau:
- Khảo sát nhận thức vai trò quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp;
- Khảo sát thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng nói trên.
Cho điểm các mức độ đánh giá, tính điểm trung bình và xếp thứ
Mức độ thực hiện | |||
Rất cần thiết | 3 điểm | Tốt | 3 điểm |
Cần thiết | 2 điểm | Khá tốt | 2 điểm |
Không cần thiết | 1 điểm | Không tốt | 1 điểm |
Tính tổng điểm của mỗi mức độ đánh giá ở các phiếu (∑) Điểm trung bình ) = ∑ / tổng số phiếu tham gia đánh giá
Dựa vào để xếp thứ tự (đánh giá thứ bậc) và xếp loại cho các nội
Mức độ cần thiết | Mức độ thực hiện | |
2,40 ≤ | Rất cần thiết | Tốt |
1,6 ≤ < 2,40 | Cần thiết | Khá tốt |
< 1,6 | Không cần thiết | Không tốt |
Sau đây là kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT huyện Lý Nhân
2.5.1. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
Hàng năm, các trường THPT của huyện Lý Nhân tổ chức đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp một lần vào cuối năm học. Kết quả khảo sát với 50 phiếu điều tra được thống kê trong bảng sau:
Bảng 2.19. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn
Nội dung | Mức độ nhận thức | Mức độ thực hiện | |||||
∑ | 1 | Thứ bậc | ∑ | 2 | Thứ bậc | ||
1 | Thực hiện đánh giá, xếp loại GV theo đúng quy trình | 124 | 2,48 | 1 | 82 | 1,64 | 3 |
2 | GV tự đánh giá khách quan, toàn diện, khoa học và dân chủ | 116 | 2,32 | 4 | 76 | 1,52 | 5 |
3 | Tổ, Hiệu trưởng đánh giá và góp ý khách quan, toàn diện, khoa học và dân chủ | 117 | 2,34 | 3 | 83 | 1,66 | 2 |
4 | Kết quả đánh giá phản ánh đúng năng lực dạy học của GV | 121 | 2,42 | 2 | 77 | 1,54 | 4 |
5 | Thống kê kết quả đánh giá, xếp loại GV, lưu giữ kết quả đánh giá vào hồ sơ cán bộ | 114 | 2,28 | 5 | 92 | 1,84 | 1 |
Điểm trung bình của các mức độ | 2,37 | 1,64 |
Qua khảo sát việc khảo sát kết quả đánh giá GV theo Chuẩn của các trường THPT huyện Lý Nhân năm học 2015 –2016, chúng tôi thấy thực trạng quản lý đánh giá GV như sau: BGH nhà trường phát cho mỗi đồng chí tổ trưởng chuyên môn một cuốn tài liệu hướng dẫn đánh giá GV theo Chuẩn, hướng dẫn sơ bộ cho các đồng chí tổ trưởng về phương pháp thực hiện đánh giá GV theo Chuẩn, đồng chí tổ trưởng chuyên môn triển khai thực hiện tại các tổ chuyên môn. Nhà trường chưa có động thái nào cho việc xây dựng hệ tham chiếu. GV dựa vào nhận thức của mỗi cá nhân để áp dụng Chuẩn theo cách hiểu của riêng mình. Và việc đánh giá GV theo Chuẩn được tiến hành như sau:
Bước 1. GV tự đánh giá: nhà trường đã tiến hành cho GV tự đánh giá bản thân theo Chuẩn (thể hiện qua phiếu đánh giá của GV). Cụ thể, GV tự rà soát các tiêu chuẩn, tiêu chí xem mình đã đạt được những tiêu chí nào, ở mức độ nào, có minh chứng hay không vẫn cho điểm và xếp loại bản thân từ đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu, hướng khắc phục và hướng phát huy. Kết quả GV tự đánh giá như sau:
Bảng 2.20. Kết quả xếp loại năng lực dạy học theo Chuẩn năm học 2015 – 2016(GV tự đánh giá)
Tổng điểm | THPT Lý Nhân | THPT Nam Lý | THPT Bắc Lý | THPT Nam Cao | Tổng | ||
SL | % | ||||||
Xuất sắc | 26 – 32 | 35 | 15 | 35 | 15 | 100 | 41,8% |
Khá | 21 – 25 | 40 | 41 | 27 | 22 | 130 | 54,4% |
Tb | 8 – 20 | 5 | 2 | 0 | 2 | 9 | 3,8% |
Kém | Dưới 8 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0,0% |
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của các trường THPT huyện Lý Nhân)
Bước 2. Tổ chuyên môn đánh giá:GV trình bày kết quả tự đánh giá của mình trước tổ, sau đó các thành viên trong tổ nhận xét, góp ý về kết quả mà đồng nghiệp đã tự nhận, về cơ bản các GV tán thành với kết quả tự nhận của đồng nghiệp, trừ khi có minh chứng rõ ràng thi họ mới có ý kiến phản đối. Sau đó tổ chuyên môn tổng hợp kết quả và nộp cho BGH.
Bảng 2.21. Kết quả xếp loại năng lực dạy học theo Chuẩn năm học 2015 – 2016(Đánh giá của tổ chuyên môn)
Tổng điểm | THPT Lý Nhân | THPT Nam Lý | THPT Bắc Lý | THPT Nam Cao | Tổng | ||
SL | % | ||||||
Xuất sắc | 26 – 32 | 35 | 22 | 32 | 17 | 106 | 44,4% |
Khá | 21 – 25 | 40 | 34 | 30 | 20 | 124 | 51,9% |
Tb | 8 – 20 | 5 | 2 | 2 | 9 | 3,8% | |
Kém | Dưới 8 | 0 | 0,0% |
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của các trường THPT huyện Lý Nhân)
Bước 3. Hiệu trưởng đánh giá: sau khi có kết quả đánh giá từ GV và tổ chuyên môn, hiệu trưởng tổ chức họp hội đồng thi đua. Thành phần của hội đồng thi đua bao gồm bí thư chi bộ, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch công đoàn, thanh tra nhân dân. Hội đồng thi đua xem xét kết quả tự đánh giá của mỗi GV (phiếu GV tự đánh giá) và kết quả đánh giá, xếp loại của tổ chuyên môn (phiếu đánh giá GV của tổ chuyên môn và phiếu tổng hợp xếp loại GV của tổ chuyên môn), thống nhất ý kiến rồi cuối cùng hiệu trưởng đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại cho từng GV trong trường.
Bảng 2.22. Kết quả xếp loại năng lực dạy học theo Chuẩn năm học 2015 – 2016(Đánh giá của hiệu trưởng)
THPT Lý Nhân | THPT Nam Lý | THPT Bắc Lý | THPT Nam Cao | Tổng | ||
SL | % | |||||
Xuất sắc | 35 | 16 | 26 | 12 | 89 | 37,2% |
Khá | 40 | 40 | 36 | 25 | 141 | 59,0% |
Tb | 5 | 2 | 2 | 9 | 3,8% | |
Kém | 0 | 0,0% |
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của các trường THPT huyện Lý Nhân)
Biểu đồ 2.3.Tỉ lệ xếp loại năng lực dạy học của GV theo Chuẩn nghề nghiệp
Như vậy: không có sự thống nhất về đánh giá năng lực dạy học của GV các trường THPT trong huyện Lý Nhân giữa hồ sơ đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp với những thực tiễn quản lý, phỏng vấn, điều tra. Nguyên nhân là:
Về phía GV tự đánh giá: đa số GV chưa thấu hiếu một cách sâu sắc yêu cầu của Chuẩn; nhiều GV tự đánh giá chưa sát với thực tế, còn tự chấm điểm khá cao so với những gì bản thân đã đạt được, dẫn đến khó khăn cho tổ và BGH nếu không nhìn nhận một cách công bằng, chính xác; khó khăn lớn nhất đối với GV là việc tìm minh chứng cho các tiêu chí, tiêu chuẩn, bắt nguồn từ chỗ khi phấn đấu họ không biết phải làm gì và làm như thế nào để đáp ứng yêu cầu của Chuẩn.
Về phía đánh giá của tổ chuyên môn: khi đánh giá đồng nghiệp, do không có sự chuẩn bị các minh chứng nên GV không có cơ sở chính xác để đánh giá, cũng vì vậy nên ý kiến của họ còn mang tính chất chủ quan và thiếu tính thuyết phục, kết quả đánh giá của tổ không khác biệt là bao so với kết quả tự đánh giá của GV; tâm lý e ngại khi phải đánh giá đồng nghiệp dẫn đến việc đánh giá đồng nghiệp cao hơn so với kết quả thực tế mà đồng nghiệp đã đạt được.
Về phía đánh giá của hiệu trưởng: trên thực tế, BGH nhà trường chỉ mới quản lý được một số mặt hoạt động của GV, chủ yếu là qua dự giờ thăm lớp, lấy ý kiến nhận xét GV từ GV, HS thông qua phiếu thăm dò. BGH chưa quán xuyến được tất các hoạt động của GV theo như yêu cầu của Chuẩn. Các minh chứng tương ứng với từng yêu cầu của các tiêu chí chưa được xác định rõ ràng, chưa được công khai
minh bạch. Những lý do này khiến cho việc đánh giá của BGH vẫn còn cảm tính, phiến diện.
Từ những điều phân tích, chúng tôi đều nhận thấy cần phải có những biện pháp thiết thực để giải quyết thực trạng trên. Có vậy mới đảm bảo việc bồi dưỡng đội ngũ GV đúng với quy trình quản lý chất lượng.
2.5.2.Thực trạng quản lý nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học
Bảng 2.23. Khảo sát việc quản lý các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học
Nội dung | Mức độ nhận thức | Mức độ thực hiện | |||||
∑ | 1 | Thứ bậc | ∑ | 2 | Thứ bậc | ||
1 | Bồi dưỡng năng lực chuẩn bị lập kế hoạch dạy học | 98 | 1,96 | 5 | 76 | 1,52 | 6 |
2 | Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch dạy học môn học | 105 | 2,10 | 4 | 78 | 1,56 | 5 |
3 | Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch bài học; | 120 | 2,40 | 3 | 120 | 2,40 | 2 |
4 | Bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học trên lớp | 128 | 2,56 | 1 | 119 | 2,38 | 3 |
5 | Bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập | 126 | 2,52 | 2 | 123 | 2,46 | 1 |
6 | Bồi dưỡng năng lực quản lý hồ sơ dạy học | 97 | 1,94 | 6 | 99 | 1,98 | 4 |
Điểm trung bình của các mức độ | 2,25 | 2,05 |
Nhận xét: qua bảng 2.23 chúng tôi thấy:
Về mức độ nhận thức: các nội dung số 1, 2 và 6 được cán bộ, giáo viên đánh giá là cần thiết. Các nội dung số 3, 4 và 5 được đánh giá là rất cần thiết. Qua đó cho thấy công tác nâng cao nhận thức về Bồi dưỡng năng lực dạy học trên lớp, Bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch bài học được nhà trường thực hiện rất hiệu quả.
Về mức độ thực hiện: nội dung số 1 và 2 được cán bộ, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện chưa tốt; nội dung số 2, 4 và 6 được đánh giá có mức độ thực hiện khá tốt; nội dung số 3 và 5 được đánh giá có mức độ thực hiện tốt.
Qua điều tra và khảo sát thực tiễn, chúng tôi thấy: các trường THPT huyện Lý Nhân rất chú trọng việc bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch dạy học bài học; năng lực tổ chức dạy học trên lớp; năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Các đồng chí cán bộ, giáo viên đều cho rằng đây là những năng lực quan trọng nhất của hệ thống các năng lực dạy học, nó quyết định chất lượng của quá trình dạy học. Nội dung bồi dưỡng năng lực chuẩn bị lập kế hoạch và năng lực lập kế hoạch dạy học
môn học chưa được chú ý bồi dưỡng, kế hoạch dạy học môn học chỉ dừng ở hồ sơ để kiểm tra chứ chưa phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy học.
2.5.3. Thực trạng xây dựng đội ngũ báo cáo viên
Bảng 2.24. Khảo sát thực trạng xây dựng đội ngũ báo cáo viên
Nội dung | Mức độ nhận thức | Mức độ thực hiện | |||||
∑ | 1 | Thứ bậc | ∑ | 2 | Thứ bậc | ||
1 | Nhà trường xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ báo cáo viên | 116 | 2,32 | 3 | 78 | 1,56 | 5 |
2 | Trường cử báo cáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng | 118 | 2,36 | 2 | 92 | 1,84 | 1 |
3 | Đội ngũ báo cáo viên phải có năng lực tốt đáp ứng yêu cầu lên lớp bồi dưỡng GV. | 123 | 2,46 | 1 | 80 | 1,60 | 4 |
4 | Các hoạt động bồi dưỡng do đội ngũ báo cáo viên tham gia có tác dụng tốt đối với GV | 115 | 2,30 | 4 | 89 | 1,78 | 2 |
5 | Phát huy tối đa vai trò của đội ngũ báo cáo viên | 114 | 2,28 | 5 | 88 | 1,76 | 3 |
Điểm trung bình của các mức độ | 2,34 | 1,71 |
Nhận xét: Qua bảng 2.24 nhận thấy:
Về mức độ nhận thức: các nội dung của xây dựng đội ngũ báo cáo viên đều được cán bộ, GV nhận thức là cần thiết và rất cần thiết. Qua đó cho thấy, nhận thức của cán bộ, GV về xây dựng đội ngũ báo cáo viên được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt nội dung Đội ngũ báo cáo viên phải có năng lực tốt đáp ứng yêu cầu lên lớp bồi dưỡng GVđược nhận thức ở mức độ rất cần thiết, chứng tỏ cán bộ, GV đã nhận thực được tầm quan trọng của nội dung này đối với kết quả của quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học.
Về mức độ thực hiện: các nội dung 2, 3, 4, và 5 trong việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên đã thực hiện khá thành công, được đông đảo đội ngũ GV đánh giá ở mức độ khá tốt. Nổi trội là nội dung Trường cử báo cáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng có thứ hạng về mức độ thực hiện là cao nhất.
Qua khảo sát và điều tra thực tiễn, chúng tôi thấy: để triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV, từ cấp Sở GD&ĐT đến các trường đều xây dựng mạng lưới đội ngũ báo cáo viên. Với cấp Sở thì đội ngũ báo cáo viên lấy từ các trường trong tỉnh, đội ngũ này sẽ tham gia các khóa tập huấn của Bộ GD&ĐT sau đó về triển khai cho GV các trường tại các hội nghị do Sở GD&ĐT tổ chức. Tại trường hiện nay cũng đã xây dựng đội ngũ GV cốt cán, nòng cốt là các tổ trưởng