Có 3 nguyên tắc cần nắm vững
Thời điểm dùng thuốc .
Chọn kháng sinh thích hợp.
Thời gian cho một đợt điều trị.
THỜI ĐIỂM DÙNG THUỐC
Tiêm tĩnh mạch (IV) đưa thuốc sau khởi mê hoặc đưa thuốc trước thời điểm mổ 0,5 - 1 giờ nếu là kháng sinh phải truyền IV ngắn
Tiêm bắp ( IM ): tương đối an toàn, nhưng có nhược điểm là mức thuốc trong máu sau khi tiêm bắp chỉ còn 1/3 -1/2 so với thuốc tiêm tĩnh mạch và thời điểm thuốc có tác dụng chậm hơn. Nếu đưa IM , tiêm trước khi phẫu thuật từ 0,5 - 1 giờ.
Đường trực tràng thời điểm đặt thuốc trước mổ 2 giờ.
Đường uống : kháng sinh được uống vào ngày hôm trước
CHỌN KHÁNG SINH THÍCH HỢP
Ưu tiên trong dự phòng là các cephalosporin thế hệ 1 hoặc 2 nếu có dị ứng với kháng sinh nhóm này hoặc đã bị kháng mới thay bằng kháng sinh khác.
Có thể dùng những kháng sinh nhóm Aminosid
Nhiều nước khuyến cáo dùng clindamycin vì hoạt tính mạnh đặc biệt trên vi khuẩn kỵ khí.
Khi lựa chọn kháng sinh, cần quan tâm không chỉ phổ tác dụng mà cả các đặc tính dược động học của thuốc, đặc biệt thời gian bán hủy, khả năng khuếch tán của kháng sinh đến các mô.
THỜI GIAN CHO MỘT ĐỢT ĐIỀU TRỊ
Số lần dùng thuốc tuỳ thuộc vào các loại phẫu thuật, độ dài cuộc mổ và thời gian bán hủy của kháng sinh được chọn
Loại phẫu thuật:
o Phẫu thuật thông thường dùng không quá 24 giờ sau mổ.
o Riêng phẫu thuật tim mạch dùng kéo dài 48 giờ sau mổ.
o Các phẫu thuật ngắn : đình sản, mổ đẻ, cắt ruột thừa… chỉ dùng một liều duy
nhất.
Độ dài cuộc mổ: có những cuộc mổ kéo dài trên 8 giờ thì việc lập lại liều
kháng sinh dự phòng là điều cần thiết và số lần đưa sau mổ nên kéo dài hơn. Trong những trường hợp này nên chọn kháng sinh có thời gian bán huỷ càng dài càng an toàn.
Tóm lại: kháng sinh chỉ là một trong những yếu tố góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật chứ không phải là một biện pháp duy nhất, các biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh phòng mổ, tiệt khuẩn dụng cụ bông băng quần áo, vệ sinh cá nhân của bệnh nhân và đặc biệt phẫu thuật viên đóng một vai trò quan trọng. Do đó cần làm đồng bộ các biện pháp trên sẽ góp phần làm giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.
CÂU HỎI LƯỢNG GÍA
Trả lời ngắn các câu hỏi từ 1 đến 4
1. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị?
2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong phòng nhiễm khuẩn?
3. Các kháng ssinh cần lưu ý khi dùng cho trẻ em và trẻ đẻ non?
4. Mục tiêu của sự lựa chọn kháng sinh là gì?
Chọn câu đúng:
5. Kháng sinh nào sau đây là kháng sinh thuộc nhóm diệt khuẩn
A. Macrolid
B. Lincosamid
C. Aminosid
D. Tetracycline
6. Sự đề kháng thật:
A. Vi khuẩn sản xuất ra men phá hủy kháng sinh
B. Nồng độ kháng sinh không đủ tại ổ nhiễm khuẩn
C. Sử dụng kháng sinh kìm khuẩn trên cơ thể bị suy yếu
D. Câu b và c đều đúng
7. Phản ứng phụ nào sau đây là phản ứng phụ của nhóm kháng sinh aminosid
A. Suy gan
B. Giảm thính lực
C. Cả a và b đúng
D. Cả a và b sai
8. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị
A. Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
B. Lựa chọn kháng sinh hợp lý
C. Sử dụng kháng sinh đúng thời gian qui định
D. Tất cả đều đúng
Trả lời đúng sai
9.Kháng sinh với phụ nữ có thai: chống chỉ định tuyệt đối với phụ nữ có thai 10.Aminosid + cephalothin : tăng độc tính trên gan
Bài 9
SỬ DỤNG AN TOÀN HỢP LÝ VITAMINVÀ CHẤT KHOÁNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Giúp học sinh hiểu được một số khái niệm cơ bản về vitamin và khoáng chất từ đó vận dụng trong việc sử dụng vitamin và khoáng chất an toàn, hợp lý.
NỘI DUNG
I. VITAMIN
Vitamin là nhóm các hợp chất hữu cơ cần được cung cấp cho cơ thể tuy lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho cơ thể phát triển và duy trì các hoạt động.
Hằng ngày cần: 600g thức ăn 1g các vitamin.
Không được cơ thể tổng hợp cần được cung cấp từ các loại thực phẩm.
Không có một loại thực phẩm nào chứa đủ tất cả các loại vitamin cần bữa ănđa dạng và cân bằng dưỡng chất.
Có 13 vitamin:
4 tan trong dầu: vitamin A, D, E, K
9 tan trong nước: vitamin C và vitamin nhóm B: B1, B2, B3, B5, B6, B8, B9, B12
Nhu cầu vitamin theo chế độ ăn hằng ngày (Recommended Dietary Allowances - RDA)
RDA | NGUỒN | CHỨC NĂNG | |
A (Retinol) | 3333U | Gan cá, trứng, bơ | Thị gíác, biểu mô |
B1 (Thiamin) | 1,5mg | Cám gạo, thịt, trứng | Hệ thần kinh, chuyển hóa glucid |
B2 (Riboflavin) | 1,7mg | Sữa, trứng, thịt | Chuyển hóa đường, đạm, béo |
B5 (A.pantothenic) | 7mg | Gan, thận, trứng, thịt bò, rau đậu | Chức năng tái tạo mô, thành lập một số hormon |
B6 (Pyridoxin) | 2mg | Gan, thịt, mầm lúa | Chức năng thần kinh, sử dụng đạm |
B12 (Cyanocobalamin) | 2mcg | Gan, thận, sữa, trứng | Tạo hồng cấu, ngừa một số thể thiếu máu |
C (A. ascorbic) | 60mg | Rau cải, quả chua | Tạo collagen, đề kháng |
D (Calciferol) | 200UI | UV da: vit D | Xương, răng |
E (Tocopherol) | 10mg | Ngũ cốc, rau xanh | Chức năng hồng cầu, chống oxy hóa |
H (B8, Biotin) | 20mcg | Gan, sữa, lòng đỏ trứng | Chuyển hóa đường, đạm, béo |
K (Phytonadion) | 100mcg | Rau xanh, gan, râu bắp | Đông máu |
PP (B3, Niacin) | 19mg | Thịt, cá, đậu | Thần kinh, chuyển hóa |
B9 (A.folic) | 0,4mg | Rau xanh, bơ, thịt | Phụ nữ có thai, ngừa thiếu máu |
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Và Nội Dung Của Thông Tin Thuốc Yêu Cầu : Một Thông Tin Phải Có Đầy Đủ Những Yêu Cầu Sau
- Phân Loại Mức Độ An Toàn Của Thuốc Đối Với Phụ Nữ Có Thai
- Khả Năng Gây Độc Với Thận Của Một Số Kháng Sinh
- Thuốc Dùng Trong Điều Trị Các Bệnh Đường Hô Hấp
- Dược lâm sàng CĐ Phương đông Đà Nẵng - 11
- Dược lâm sàng CĐ Phương đông Đà Nẵng - 12
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
II. CHẤT KHOÁNG (VI CHẤT DINH DƯỠNG - ICRONUTRIENTS)
Là các chất vô cơ cần được bổ sung trong thực phẩm hằng ngày Lượng tương đối lớn (g): Ca, P, Na, K
Lượng nhỏ (mg, mcg gọi là nguyên tốvi lượng), có tác dụng giúp các enzyme hoạt động: Zn, Cu, Se, Mn, I, Mo, Co, F, Fe
Nhu cầu chất khoáng theo chế độ ăn hằng ngày (RDA)
RDA | CHỨC NĂNG | |
Ca (calcium) | 1g | Cần thiết cho xương |
P (phosphor) | 1g | Cần thiết cho xương |
I (iod) | 150mcg | Hoạt động tuyến giáp |
Fe (sắt) | 18mg | Thành phần: hemoglobin, myoglobin, men oxy hóa khử |
Cu (đồng) | 2mg | Tăng trưởng, hệ thần kinh |
Zn (kẽm) | 15mg | Tăng trưởng, da, tóc |
Se ( selenium) | 50mcg | Tăng trưởng, cơ tim, chống oxy hóa |
III. PHÁT HIỆN MỚI VỀ VAI TRÒ CỦA VITAMIN VÀ CHẤT KHOÁNG
Một số chức năng sinh hóa mới
o Vitamin K: chuyển hóa calci
o Vitamin D: hệ miễn dịch
o Vitamin B6: điều hòa các dẫn chất steroid
o Vitamin PP: hạ lipid máu.
Vai trò chất chống oxy hóa (antioxydants)
o Vitamin chống oxy hóa: vit C, E, beta-caroten (tiền vit. A)
o Chất khoáng chống oxy hóa: Se
Chất chống oxy hóa: vô hiệu hóa các gốc tự do, bảo vệ tế bào, mô, làm chậm quá trình lão hóa
IV. THIẾU VITAMIN VÀ CHẤT KHOÁNG
Cho tới nay, ở các nước đang phát triển các bệnh do thiếu vitamin và vi chất dinh dưỡng vẫn còn là vấn đề cần giải quyết. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu vitamin dẫn đến các bệnh mãn tính
Một số nguyên nhân đưa đến tình trạng thiếu vitamin: chất lượng thực phẩm không đảm bảo, chế biến, bảo quản thực phẩm không tốt,…
Một sốđối tượng có nguy cơ thiếu vitamin và chất khoáng: ăn kiêng, bệnh (nhiễm trùng, bỏng, phẫu thuật), người cao tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú, dùng thuốc ngừa thai, tuổi đang lớn, hút thuốc, nghiện rượu
V. MỘT SỐ ĐIỀU LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC BỔ SUNG VITAMIN VÀ CHẤT KHOÁNG
Sử dụng thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng không thay thế được thức ăn, vẫn phải ăn uống đầy đủ.
Trong các loại vitamin, vitamin A và D không được dùng quá liều vì có thể gây ngộđộc
Loại multivitamin ngày uống 1 viên không được chứa quá 5000 UI vit.A và không quá 400 UI vit. D
Lạm dụng vitamin dưới dạng thuốc có thểđưa đến tình trạng thừa vitamin A và D ở phụ nữ có thai và trẻ em
Sự thừa một số nguyên tốvi lượng gây hậu quả quan trọng hơn là thừa vitamin vì chúng có phạm vi điều trị hẹp. Lưu ý ở trẻ em có thể thừa sắt, thừa iod
Vitamin C liều cao (>1g/ngày) có thể gây tác dụng phụ: tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận
Rất hiếm trường hợp bổ sung vitamin bằng dạng thuốc tiêm
Với dạng thuốc sủi bọt có chứa natrium, cần tính toán lượng natrium có trong viên đối với người giảm hoặc kiêng muối.
LƯỢNG GIÁ
Trả lời ngắn các câu hỏi từ 1 đến 5
1. Kể tên 4 vitamin tan trong dầu
2. Bổ sung đầy đủ chức năng của các chất sau:
CHỨC NĂNG | |
Calcium | Cần thiết cho xương |
Iod | Hoạt động tuyến giáp |
Sắt | |
Đồng | |
Kẽm | |
Selenium |
3. Kể tên 3 vitamin tham gia chống oxy hóa
4. Vai trò của chất chống oxy hóa là gì?
5. Kể chức năng sinh hóa mới của các vitamin sau:
A. Vitamin K : chuyển hóa Calci
B. Vitamin D :
C. Vitamin B3 :
D. Vitamin B6 :
Trả lời đúng, sai các câu hỏi từ 6 đến 10 (Chọn A đúng, B sai)
6. Zn có tác động chống oxy hóa
7. RDA là thông số cho biết nhu cầu vitamin và khoáng chất theo chếđộăn hàng ngày
8. Thừa vitamin gây hậu quả nghiêm trọng hơn thừa chất khoáng
9. Trẻ em có thể thừa Fe và I2
10. Vitamin B5 giúp tái tạo mô và thành lập một số hormon
BÀI 10
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG GLUCOCORTICOID AN TOÀN, HỢP LÝ
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Trình bày được nhịp sinh lý của sự tiết hydrocortison
Kể được các tác dụng của glucocorticoid đối với cơ thể
Kể được các chỉ định, chống chỉ định và lựa chọn thuốc trong điều trị
Nắm được nguyên tắc sử dụng corticoid bôi ngoài da
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
Glucocorticoid (GC) là một trong những nhóm hormon được tiết ra từ vỏ thượng thận, có vai trò quan trọng trong điều hoà chuyển hoá các chất. GC được coi là nhóm hormon có liên quan trực tiếp đến các hoạt động có tính chất sinh mạng của cơ thể. Hormon thiên nhiên do cơ thể tiết ra thuộc nhóm này là hydrocortison (cortisol)
Ngoài vai trò trên chuyển hoá các chất, hormon nhóm này còn có nhiều tác dụng khác như chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch… Công nghệ tổng hợp hoá học đã tạo ra được những dẫn chất loại này có tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch mạnh hơn chế phẩm thiên nhiên và giảm hoặc làm mất hẳn tác dụng giữ muối, nước nên phạm vi áp dụng của các dẫn chất loại này trở nên rất rộng rãi.
2. NHỊP SINH LÝ CỦA SỰ TIẾT HYDROCORTISON (HC)
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiết hormon này của tuyến thượng thận là:
Nhịp ngày đêm
Vào khoảng nửa đêm, lượng HC trong máu giảm tới mức không đo được, mức này tăng dần từ 3- 4h sáng và đạt cao nhất vào lúc thức dậy. Mức hormon giữ cao cho đến giữa trưa và giảm dần khi về chiều. Nhờ nhịp sinh học này, tuyến thượng thận sẽ được nghỉ về đêm. Đó là cơ sở cho việc quy định uống GC chỉ nên uống một lần vào buổi sáng hoặc lối điều trị cách ngày với những trường hợp phải dùng kéo dài nhiều tháng
Ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi (stress)
Khi gặp các điều kiện bất lợi trong cuộc sống hoặc các stress tâm lý … mức HC có thể tăng cao
Sự tăng kéo dài mức GC trong máu
Sự tăng lượng HC có thể xảy ra khi gặp trạng thái cường thượng thận do u thượng thận, u tuyến yên và gây ra bệnh cushing. Khi dùng GC liều cao, kéo dài cũng gây ra bệnh cushing do thuốc
4. TÁC DỤNG CỦA GLUCOCORTICOID ĐỐI VỚI CƠ THỂ
Tác dụng trên sự chuyển hoá các chất
Trên mô liên kết
Trên sự tạo máu
Tác dụng chống viêm
Tác dụng trên hệ miễn dịch
Các tác dụng khác
nhất
5. CHỈ ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN THUỐC
5.1. Điều trị thay thế khi thiếu hormon
Suy thượng thận mạn
Liều dùng căn cứ vào đáp ứng ở từng bệnh nhân và cố gắng dùng ở mức thấp
Thường dùng 20- 30 mg HC / ngày tương ứng với lượng HC tiết trong ngày
(uống 20 mg buổi sáng và 10 mg buổi chiều và phối hợp thêm một mineralocorticoid như fludrocortison (0,1- 0,2 mg / ngày)
Nên dùng lối điều trị cách ngày bằng cách tăng liều một ngày lên gấp đôi và ngày tiếp theo sẽ nghỉ
Suy thượng thận cấp
Liều dùng thường cao hơn, thí dụ 100 mg HC lúc đầu, sau đó cách 8 giờ lập lại một lần cho đến khi triệu chứng được cải thiện
5.2. Điều trị với mục đích không phải để thay thế hormon
Các bệnh liên quan đến cơ chế bệnh sinh do miễn dịch như bệnh lupus ban đỏ, thận hư nhiễm mỡ, viêm khớp dạng thấp
Bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng như hen, dị ứng, sốc…
Chống viêm
Chống thải ghép cơ quan
Điều trị ung thư
Một số bệnh về da nhờ tác dụng tiêu sừng, làm mỏng da và biểu bì hoặc ức chế miễn dịch
6. TÁC DỤNG PHỤ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
6.1. Tác dụng trên sự tăng trưởng trẻ em
Tác dụng gây chậm lớn ở trẻ em là do giảm mức hormon tăng trưởng, ức chế sự tạo xương và giảm hoạt động của hormon tuyến giáp
Cách khắc phục
o Hạn chế kê đơn nhóm thuốc này ở trẻ em
o Sử dụng mức liều thấp nhất đạt hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất
o Nếu điều trị kéo dài phải dùng kiểu điều trị cách ngày
o Khuyến khích trẻ vận động, chơi thể dục thể thao
o Tăng cường chế độ giàu chất đạm và calci
6.2. Gây xốp xương
Cơ chế gây xốp xương
o Tăng cường sự hủy xương
o Ức chế sự tạo xương
o Ngăn cản hấp thu calci từ ruột
o Tăng thải calci qua nước tiểu
Cách khắc phục
o Bổ sung calci và vitamin D ở mức liều theo nhu cầu
o Tăng vận động để kích thích tạo xương và tăng dinh dưỡng như trên
6.3. Loét dạ dày tá tràng
Cách khắc phục
o Dùng thuốc trung hòa dịch vị nhưng không uống đồng thời với GC
oCó tác giả đề nghị dùng thuốc kháng histamin H2
o Theo dõi chặt chẽ và xử lý sớm hoặc ngừng thuốc kịp thời khi có tai biến
6.4. Tác dụng phụ do dùng corticoid tại chỗ
Tai biến thường gặp là
o Teo da, xơ cứng bì, viêm da ửng đỏ, mụn trứng cá hoặc bội nhiễm nấm và vi khuẩn, virus
o Hiện tượng chậm liền sẹo (gặp ở dạng bôi ngoài và cả dùng đường toàn thân)
o Đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp
Cách khắc phục
o Không nhỏ mắt các chế phẩm chứa GC khi nhiễm virus hoặc nấm
o Hạn chế bôi kéo dài
o Khám kỹ bệnh nhân trước khi kê đơn
o Không tự ý dùng thuốc
6.5. Hiện tượng ức chế HPA (Hypothalamus – Pituitary – Adrenocortical, Vùng dưới đồi -Tuyến yên - Tuyến thượng thận )
Cách khắc phục
oDùng GC có t1/2 ngắn như hydrocortison, prednisolon
o Sử dụng GC một liều duy nhất vào buổi sáng
o Trong điều trị kéo dài dùng lối uống cách ngày
o Những bệnh nhân dùng thuốc kéo dài phải được giám sát không những trong thời gian điều trị mà cả tới một năm sau khi ngừng thuốc
o Sau khi điều trị dài ngày, việc ngừng thuốc từ từ là điều bắt buộc. Điều này áp dụng với cả các chế phẩm bôi ngoài
o Khi sử dụng cho trẻ em, dùng loại có t1/2 ngắn hoặc trung bình và tránh băng
ép
6.6. Sự thừa corticoid và bệnh Cushing do thuốc
Bệnh Cushing xảy ra khi:
o Sử dụng GC kéo dài
o U thượng thận, nhưng khác nhau ở chỗ trong Cushing tự phát thì HC trong
máu tăng kèm tăng ACTH, còn Cushing do thuốc thì HC máu tăng nhưng giảm ACTH, các triệu chứng rối loạn nội tiết do thừa androgen ít gặp hơn hoặc ít trầm trọng hơn, phù do ứ Na+ và nước chỉ gặp khi sử dụng HC và prednisolon
Cách khắc phục
o Ngừng thuốc tuân theo quy tắc giảm liều từng bậc
o Sau khi ngừng thuốc, nếu bệnh tái phát nên dùng các thuốc đặc hiệu điều trị triệu chứng tốt hơn là quay lại dùng GC
7. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Có thai 3 tháng đầu
Đái tháo đường
Loét dạ dày tá tràng tiến triển
Tiêm chủng bằng vaccin sống.
8. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI KÊ ĐƠN
Chọn mức liều thấp nhất đạt hiệu quả và tránh dùng kéo dài
Chọn loại có thời gian bán thải ngắn hoặc trung bình
Cần theo dõi tai biến suy thượng thận, nhất là bệnh nhân lớn tuổi hoặc dùng kéo dài
Có thể gặp hiện tượng chán ăn hoặc mệt mỏi, trầm cảm sau khi ngưng thuốc
Lượng Na+ được sử dụng: Cần chú ý nếu dùng loại có tác dụng giữ muối như