dưỡng để lựa chọn nội dung bồi dưỡng sao cho phù hợp đối tượng, đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ GV.
Trình độ năng lực của cán bộ quản lý bồi dưỡng GV và năng lực của đội ngũ GV cốt cán tham gia công tác bồi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng.
Kĩ năng đa dạng hóa và lựa chọn mô hình bồi dưỡng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của GV tham gia bồi dưỡng cũng như phù hợp với điều kiện CSVC của nhà trường.
Ngoài ra, hiệu quả của quản lý bồi dưỡng GV còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như không gian, thời gian, ... do vậy trong quá trình quản lý cần chú trọng tới các vấn đề như: định hướng nội dung bồi dưỡng; ngăn ngừa xu hướng tùy tiện, lệch lạc thông tin trong quá trình bồi dưỡng GV.
Một đội ngũ GV mạnh phải đảm bảo đủ số lượng, chuẩn về trình độ đào tạo, đặc biệt là đảm bảo đạt Chuẩn nghề nghiệp. Trong đó, mọi GV đều phải có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, kiến thức chắc chắn, yêu nghề mến trẻ, năng động sáng tạo,... Để tạo ra sức mạnh đội ngũ, ngoài sự nỗ lực của mỗi GV, người quản lý cần phải biết khéo léo tác động để phát huy nội lực, liên kết sức mạnh mỗi GV thành sức mạnh của cả tập thể. Có thể nói chất lượng GV đạt Chuẩn nghề nghiệp là sự phản ánh trung thực hiệu quả công tác quản lý và trình độ năng lực của nhà quản lý giáo dục.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 của luận văn đã khái quát các công trình nghiên cứu về hoạt động BDGV và quản lý hoạt động BDGV, nghiên cứu lí luận và hệ thống hóa các khái niệm cơ bản: quản lý và các chức năng quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; bồi dưỡng GV, Chuẩn, Chuẩn nghề nghiệp, năng lực sư phạm, năng lực dạy học, trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân, GV trường THPT; Chuẩn nghề nghiệp GV THPT, Chuẩn năng lực dạy học của GV.
Trong phạm vi thực hiện đề tài của luận văn, quản lý hoạt động BDGV được xác định ở phạm vi quản lý cấp trường do hiệu trưởng đứng đầu, chịu trách nhiệm thực hiện. Nội dung quản lý hoạt động BDGV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học bao gồm: quản lý đánh giá đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp; chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học; xây dựng đội ngũ báo cáo viên; tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV; kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV; đảm bảo cơ sở vật chất và các chế độ chính sách hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV.
Quản lý hoạt động BDGV phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT Ở HUYỆN LÝ NHÂN,TỈNH HÀ NAM THEO
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC
2.1. Vài nét khái quát về địa bàn nghiên cứu
Huyện Lý Nhân là huyện thuần nông của tỉnh Hà Nam, phía bắc giáp huyện Duy Tiên, phía đông giáp tỉnh Hưng Yên và Thái Bình (danh giới là dòng sông Hồng), phía tây giáp huyện Bình Lục và huyện Duy Tiên,phía Nam giáp tỉnh Nam Định và huyện Bình Lục, với tổng diện tích là 167,045 km2, vốn là đất hình thành tại chỗ và do phù sa sông Hồng bồi đắp trong toạ độ 20035’ độ vĩ Bắc, 10605’ độ kinh Đông. Hai con sông dọc theo huyện là sông Hồng và sông Châu có tổng chiều dài 78km với diện tích lưu vực khoảng 1.084 ha. Lý Nhân có 22 xã và 01 thị trấn, với 195.800 nhân khẩu. Lao động của huyện chủ yếu sống bằng nghề nông kết hợp với một số ngành nghề truyền thống như: dệt, sản xuất đồ mộc, làm bánh đa nem.... Lý Nhân là vùng đất hình thành sớm, cư dân sinh sống từ thuở các thời vua Hùng mở nước, người Lý Nhân đã từng phụ thuộc Đông Đô, Hà Nội, tiếp thu những tinh hoa của nền văn minh Thăng Long. Nguồn nhân lực dồi dào, người dân Lý Nhân có sức chịu đựng gian khổ, có nghị lực phấn đấu cao, có lòng yêu nước thiết tha đồng thời lại có chí hiếu học. Sự nghiệp giáo dục ổn định, phát triển vững chắc (8 năm liền luôn dẫn đầu toàn tỉnh) là nơi cung cấp nguồn lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH – HĐH của đất nước, đưa nền kinh tế của Lý Nhân phát triển ngang tầm với khu vực. Trong những năm đổi mới vừa qua và hiện nay, kinh tế xã hội Lý Nhân đã có bước phát triển quan trọng, tạo nền tảng và tạo đà cho Lý Nhân phát triển trong giai đoạn tới. Các cấp chính quyền, nhân dân trong huyện đang và sẽ có những nỗ lực, quyết tâm to lớn trong việc xây dựng, phát triển quê hương Lý Nhân ngày một giàu mạnh.
Huyện Lý Nhân có 85 trường học, trong đó: 26 trường THCS, 31 trường Tiểu học, 24 trường Mầm non và 4 trường THPT (Lý Nhân, Nam Lý, Bắc Lý và Nam Cao).
Trường THPT Lý Nhân được thành lập từ năm 1961, tại thị trấn Vĩnh Trụ - huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam. Trường tuyển sinh HS thuộc các xã Chính Lý, Công Lý, Đồng Lý, Nhân Khang, thị trấn Vĩnh Trụ và một số HS thuộc các xã Nguyên Lý, Đức Lý, Văn Lý, Nhân Chính, Hợp Lý và THCS Nam Cao. Trường THCS Nam Cao là cơ sở tạo nên chất lượng mũi nhọn cho trường THPT Lý Nhân. Trường THPT Lý Nhân đạt chuẩn quốc gia năm 2005.
Trường THPT Nam Lý được thành lập từ năm 1969, tại xã Tiến Thắng – huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam. Trường tuyển sinh HS thuộc các xã Hòa Hậu, Tiến
Thắng, Phú Phúc, Xuân Khê và một số HS thuộc xã Nhân Mỹ, xã An Ninh – Bình Lục. Trường THCS Nhân Hậu, thuộc xã Hòa Hậu là cơ sở tạo nên chất lượng mũi nhọn cho trường THPT Nam Lý. Trường THPT Nam Lý đạt chuẩn quốc gia năm 2009.
Trường THPT Bắc Lý được thành lập từ năm 1982, tại xã Bắc Lý – huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam. Trường tuyển sinh HS thuộc các xã Bắc Lý, Đạo Lý, Chân Lý, Nhân Đạo, Nhân Nghĩa, Đức Lý, Nguyên Lý và Nhân Chính. Trường THCS Bắc Lý và trường THCS Chân Lý là hai cơ sở tạo nên chất lượng mũi nhọn cho trường THPT Bắc Lý.
Trường THPT Nam Cao được thành lập từ năm 2002, tại xã Nhân Mỹ – huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam. Trường tuyển sinh HS thuộc các xã Nhân Bình, Nhân Thịnh, Nhân Hưng, và một số HS thuộc xã Nhân Mỹ. Trường THCS Nhân Thịnh là cơ sở tạo nên chất lượng mũi nhọn cho trường THPT Nam Cao.
2.2. Quy mô, chất lượng đào tạo của các trường THPT huyện Lý Nhân
2.2.1. Về quy mô trường lớp và điều kiện cơ sở vật chất
Bảng 2.1. Thống kê số lớp và số HS từ năm 2013 -2016
Số lớp
37
37
37
Số HS 1581 1630 1595
Số lớp 27 27 27
Số HS 1123 1104 1110
Số lớp 32 30 27
Số HS 1318 1216 1089
Số lớp 17 17 18
Số HS 760 756 803
Số lớp 113 111 109
Số HS 4782 4706 4597
Trường THPT
Số lớp/ Số HS
2013 – 2014
2014 – 2015
2015 – 2016
Lý Nhân
Nam Lý
Bắc Lý
Nam Cao
Tổng
(Nguồn Báo cáo tổng hợp của các trường THPT huyện Lý Nhân)
Bảng thống kê trên cho thấy mạng lưới trường lớp cấp THPT của huyện Lý Nhân có dấu hiệu suy giảm về số lớp và số lượng học sinh. Nguyên nhân là do sau khi tốt nghiệp THCS, đã có sự phân luồng giáo dục, một số em đã chuyển sang đi học nghề hoặc đi làm công nhân, một số em có điều kiện gia đình khá giả và lực học tốt chuyển lên học tại các trường THPT của Hà Nội hoặc tỉnh Nam Định. Đây là dấu hiệu mừng của nền giáo dục nhưng cũng là một thách thức với giáo dục THPT huyện Lý Nhân, nếu không nâng cao được chất lượng thì giáo dục THPT sẽ không thực sự hấp dẫn với một số em HS tốt nghiệp THCS.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, các trường trong huyện đã huy động các nguồn lực ngân sách và sự đóng góp của nhân dân đầu tư nâng cấp cơ sở trường lớp ngày càng khang trang, sạch đẹp, thân thiện với môi trường. Đến nay huyện đã có 2/4 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 50%. 100% các trường học trong huyện đều có đủ số phòng học cho việc học một ca, đủ các phòng chức năng, phòng học bộ môn, được trang bị vi tính, máy chiếu, kết nối Internet và các phương tiện, đồ dùng dạy học chuẩn hóa, hiện đại hóa phục vụ đổi mới công tác dạy và học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy.
2.2.2. Về chất lượng đầu vào
Hàng năm, các trường THPT của huyện Lý Nhân thu hút được khoảng 80% số HS tốt nghiệp THCS đăng kí dự thi vào trường THPT. Các em dự thi các môn Toán, Ngữ Văn và Tiếng Anh. Điểm xét tuyển vào lớp 10 là tổng của môn Toán nhân đôi, môn Ngữ văn nhân đôi, môn Tiếng Anh và điểm ưu tiên, khuyến khích.
Bảng 2.2. Thống kê điểm thi vào lớp 10 trong 3 năm gần đây
Trường THPT | Số HS dự thi | Số HS tuyển vào | Tỉ lệ tuyển | Điểm xét tuyển | |
2013 – 2014 | Lý Nhân | 654 | 541 | 82,72% | 24,75 |
Nam Lý | 418 | 406 | 97,13% | 17,50 | |
Bắc Lý | 487 | 450 | 92,40% | 15,25 | |
Nam Cao | 264 | 263 | 99,62% | 7,75 | |
2014 – 2015 | Lý Nhân | 632 | 542 | 85,76% | 24,50 |
Nam Lý | 436 | 405 | 92,89% | 22,75 | |
Bắc Lý | 395 | 387 | 97,97% | 11,75 | |
Nam Cao | 242 | 240 | 99,17% | 9,75 | |
2015 – 2016 | Lý Nhân | 639 | 545 | 85,29% | 28,25 |
Nam Lý | 403 | 360 | 89,33% | 27,50 | |
Bắc Lý | 399 | 360 | 90,23% | 19,25 | |
Nam Cao | 280 | 270 | 96,43% | 14,25 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Các Chức Năng Quản Lý
- Các Tiêu Chuẩn, Tiêu Chí Của Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Thpt
- Nội Dung Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Thpt Theo Chuẩn Nghề Nghiệp Để Phát Triển Năng Lực Dạy Học
- Kết Quả Thi Tốt Nghiệp, Thi Thpt Thông Quốc Gia Từ Năm 2013 - 2016
- Thực Trạng Hoạt Động Bồi Dưỡng Đội Ngũ Giáo Viên Theo Chuẩn Nghềnghiệp Ở Các Trường Thpt Huyện Lý Nhân
- Thực Trạng Quản Lý Các Hình Thức Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
(Nguồn Báo cáo tổng hợp của các trường THPT huyện Lý Nhân)
Biểu đồ 2.1. Điểm thi tuyển sinh vào lớp 10
Qua bảng thống kê và biểu đồ ta thấy, điểm đầu vào của trường THPT Lý Nhân là cao và ổn định hơn cả, điểm đầu vào trung bình của trường khoảng 5 điểm / bài thi. Điểm đầu vào của trường THPT Bắc Lý và THPT Nam Cao là rất thấp, đặc biệt là trường THPT Nam Cao năm học 2013 – 2014 là 1,55 điểm / bài thi. Nguyên nhân của hiện tượng này là trường THPT Lý Nhân có lợi thế về vùng tuyển sinh rộng, gồm nhiều trường THCS có chất lượng tốt, trong khi đó thì trường THPT Nam Cao có vùng tuyển sinh hẹp, tỉ lệ tuyển sinh gần như 100%. Như vậy một số trường THPT của huyện Lý Nhân đã phải tuyển cả những em HS có năng lực học tập rất thấp, là một khó khăn cho công tác giáo dục và đào tạo, đảm bảo chất lượng đầu ra.
2.2.3. Về chất lượng giáo dục
2.2.3.1. Về giáo dục đạo đức
Bảng 2.3. Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm 3 năm học
Tổng số HS | Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |
2013 – 2014 | 4721 | 3763 | 699 | 230 | 29 |
79,71% | 14,81% | 4,87% | 0,61% | ||
2014 – 2015 | 4622 | 3825 | 628 | 151 | 18 |
82,76% | 13,59% | 3,27% | 0,39% | ||
2015 – 2016 | 4516 | 3854 | 515 | 142 | 5 |
85,34% | 11,40% | 3,14% | 0,11% |
(Nguồn Báo cáo tổng hợp của các trường THPT huyện Lý Nhân)
Qua kết quả thống kê và nghiên cứu thực tế tại các nhà trường cho thấy: đa số HS các trường THPT huyện Lý Nhân đã có ý thức tốt, chăm ngoan (hạnh kiểm tốt ngày càng tăng, hạnh kiểm yếu ngày càng giảm). Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận HS chưa có ý thức tự giác cao, do đó còn thờ ơ xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường dẫn tới vi phạm nội quy, quy chế, còn vi phạm luật an toàn giao thông, bạo lực học đường. Các trường THPT của huyện Lý Nhân đã có nhận thức khá cao
về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho HS, đã tổ chức các buổi hội thảo GVCN, tích cực thực hiện các biện pháp “Giáo dục kỷ luật tích cực” nhằm giáo dục HS phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS của nhà trường do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay.
2.2.3.2. Về trí dục
Kết quả xếp loại học lực:
Bảng 2.4. Thống kê kết quả xếp loại học lực trong 3 năm gần đây
Tổng số HS | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | Kém | |
2013 – 2014 | 4721 | 438 | 2435 | 1542 | 269 | 37 |
9,3% | 51,6% | 32,7% | 5,7% | 0,8% | ||
2014 – 2015 | 4622 | 655 | 2328 | 1379 | 249 | 11 |
14,2% | 50,4% | 29,8% | 5,4% | 0,2% | ||
2015 – 2016 | 4516 | 782 | 2393 | 1169 | 161 | 11 |
17,3% | 53,0% | 25,9% | 3,6% | 0,2% |
(Nguồn Báo cáo tổng hợp của các trường THPT huyện Lý Nhân)
Kết quả thống kê cho thấy, tỉ lệ HS giỏi của các trường THPT huyện Lý Nhân tăng dần, trong khi đó tỉ lệ yếu kém giảm dần, tỉ lệ HS khá tương đối ổn định. Có được kết quả này là do các trường THPT của huyện Lý Nhân đã có những kế hoạch và áp dụng những biện pháp tích cực cụ thể như: tổ chức duy trì tốt nền nếp dạy - học của thầy và trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy và học, chỉ đạo thầy, cô tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học trò; đổi mới cách kiểm tra, đánh giá; tạo khí thế thi đua sôi nổi trong công tác dạy học như phát động thường xuyên các phong trào thi đua, các đợt thi đua dạy tốt – học tốt, kịp thời tuyên dương, động viên thầy cô, HS có thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học; thẳng thắn chỉ ra những nhược điểm còn tồn tại để thầy cô và HS điều chỉnh, uốn nắn; phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường với phụ huynh HS và lực lượng ngoài nhà trường trong việc tạo các điều kiện hỗ trợ công tác dạy và học….
Kết quả bồi dưỡng HSG:
Bảng 2.5. Kết quả thi HSG văn hóa cấp tỉnh từ 2013 – 2016
Số HS dự thi | Giải nhất | Giải nhì | Giải ba | Giải KK | |
2013 – 2014 | 262 | 5 | 23 | 83 | 46 |
1,9% | 8,8% | 31,7% | 17,6% | ||
2014 – 2015 | 260 | 3 | 30 | 73 | 56 |
1,2% | 11,5% | 28,1% | 21,5% | ||
2015 – 2016 | 252 | 2 | 30 | 66 | 53 |
0,8% | 11,9% | 26,2% | 21,0% |
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của các trường THPT huyện Lý Nhân)
Bảng 2.6. Kết quả thi HSG thể dục thể thao từ năm 2013 - 2016
Số HS đạt giải | Giải nhất | Giải nhì | Giải ba | Giải KK | |
2013 – 2014 | 39 | 4 | 4 | 8 | 23 |
2014 – 2015 | 39 | 6 | 5 | 12 | 16 |
2015 – 2016 | 50 | 7 | 4 | 15 | 25 |
Tổng | 128 | 17 | 13 | 35 | 64 |
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của các trường THPT huyện Lý Nhân)
Bảng 2.7. Kết quả thi sáng tạo khoa học kĩ thuật; vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn (giải quốc gia)
Thi sáng tạo KHKT | Thi vận dụng kiến thức liên môn | |
2013 – 2014 | 1 giải nhất, 1 giải KK | 1 giải nhì, 1 giải ba |
2014 – 2015 | 1 giải ba, 1 giải KK | 3 giải ba, 3 giải KK |
2015 - 2016 | 1 giải nhì, 3 giải ba, 3 giải KK | 1 giải nhì, 1 giải ba, 1 giải KK |
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của các trường THPT huyện Lý Nhân)
Qua bảng bảng 2.5, bảng 2.6, bảng 2.7 và nghiên cứu thực tế tại các nhà trường, chúng tôi thấy chất lượng giáo dục mũi nhọn của các trường THPT huyện Lý Nhân ngày càng được nâng cao. HS có ý thức cao trong học tập, kết quả học tập tốt. Tỉ lệ HS giỏi được giữ vững ở mức cao. HS giành nhiều giải cao trong các cuộc thi văn hóa, thể dục, thể thao cấp Tỉnh. Các cuộc thi mới như thi sáng tạo khoa học kĩ thuật, thi vận dụng kiến thức liên môn cũng được làm quen và bước đầu đạt được kết quả tốt. Có được kết quả này là do các trường THPT huyện Lý Nhân đã tích cực quan tâm đầu tư công tác bồi dưỡng HSG, xác định công tác HSG là mũi nhọn cần tập trung quan tâm để khẳng định chất lượng giảng dạy của nhà trường. BGH nhà trường đã tích cực quan tâm đặc biệt với công tác này như chỉ đạo việc lựa chọn và thành lập các đội tuyển từ sớm, tổ chức ôn tập liên tục, khảo sát nhiều vòng, thường xuyên động viên HS và GV trong đội tuyển các môn cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, chất lượng HSG lại không đồng đều giữa các trường THPT trong huyện, kết quả tốt thuộc về trường THPT Lý Nhân, còn kết quả chưa tốt thuộc về trường THPT Bắc Lý và Nam Cao. Nguyên nhân có thể là do trường THPT Lý Nhân có lợi thế về chất lượng đầu vào, tuyển được nhiều em HS thuộc trường THCS năng khướu Nam Cao, ngoài ra cũng có nhiều giáo viên sau một thời gian công tác, có năng lực tốt đã chuyển công tác về trường THPT Lý Nhân.
Kết quả thi tốt nghiệp, thi THPT quốc gia: