Màng nền được cấu tạo bởi sợi nền, xuất phát từ trục xương của ốc tai. Các sợi nền cố
định ở một đầu, còn đầu kia tự do nên có thể rung chuyển dễ dàng. Từ đây đén đỉnh ốc tai các sợi nền ngày càng dài hơn nhưng đường kính ngày càng ngắn và cứng hơn, có thể rung với tần số cao còn càn gần đỉnh các sợi càng dài và mềm hơn nên chỉ rung vói tần số thấp.
Nằm trên màng nền là cơ quan nhận cảm âm thanh, được gọi là cơ quan Corti. Cơ quan Corti được cấu tạo bởi tế bào lông, đỉnh có các lông mi nổi và đáy tiếp xúc vói các sợi thần kinh ốc tai. Có ba hàng tế bào lông ngoài và một hàng tế bao lông trong. Phần trên các lông
đều được cố đụnh trong màng lưới; đỉnh các lông của tế bào lông ngoài nằm ngay trong màng mái còn đỉnh cac lông tế bào lông trong chỉ đụng vào màng mái. Màng lưới được chống đỡ bởi các trụ Corti gắn với màng nền nên khi duy chuyển, bộ ba màng nền, trụ Corti và màng lưới hợp thành một đơn vị duy nhất.
Âm thanh: âm thanh là kết quả của sự đè ép và giãn nở của không khí theo chu kỳ nên được dẫn truyền dưới dạng các sóng âm. Cường độ âm thanh là do sự thay đổi thanh áp và được đo bằng hệ thống decibel.
b. Sự dẫn truyền âm thanh:
- Dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ đến ốc tai:
Khi sóng âm tác dụng lên màng nhĩ nó hoạt động theo kiểu nhô ra thụt vào. Khi màng nhĩ thụt vào chuyển động của chuỗi xương con làm cho chân xương bàn đạp đẩy cửa sổ bầu dục ra ngoài. Màng nhĩ luôn luôn ở trạng thái kéo căng nên mọi sóng âm tác dụng lên màng nhĩ đều được dẫn truyền đến chuỗi xương con.
Chuỗi xương con được treo lên bằng những dây chằng trong khoang tai giữa nên hoạt động như một hệ thống đòn bẩy, làm tăng lực chuyển động lên 1,3 lần. thêm nửa diện tích của màng nhĩ khoảng 55mm2 trong khi diện tích chân xương bàn đạp chỉ vào khoảng 3,2mm2. Hai yếu tố này làm tăng thanh áp tác dụng lên dịch trong ốc tai 22 lần. sự gia tăng này là cần thiết để làm chuyển động dịch trong ốc tai vì quán tính của dịch lớn hơn nhiều nếu so với không khí trong tai giữa.
Như vậy màng nhĩ và chuỗi xương con tạo ra sự phù hợp với kháng trở giữa các sóng âm trong không khí và các sóng trong dịch ốc tai. Sự phù hợp này cho phép sử dụng 50 đến 75% năng lượng trong các sóng âm. Nếu không có chuỗi xương con các sóng âm vẫn có thể đi qua không khí của tai giữa đến cửa sổ bầu dục – gọi là dẫn truyền qua không khí – nhưng cảm giác nghe sẽ giảm.
Có thể bạn quan tâm!
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 16
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 17
- Mộng Thịt Che Mắt (Nỗ Nhục Phan Tình):
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 20
- Giải Phẫu Họng: Họng Là Ngã Tư Thông Giữa Mũi, Thanh Quản, Miệng Và Thực Quản.
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 22
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
Đối với những tiếng động lớn, cơ màng nhĩ và cơ bàn đạp có phản xạ co cơ để làm gảm sự dẫn truyền am thanh bằng cách kéo màng nhĩ vào trong và kéo cửa sổ bầu dục ra khỏi tầng tiền đình. Phản xạ này được gọi là phản xạ nhĩ, có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Corti khỏi bị kích thích quá mức. Tuy nhiên vì có thởi gian tiềm tàng từ 40-60 miligiây nên phản xạ này không bảo vệ được đối với các âm thanh xảy ra quá nhanh.
- Dẫn truyền qua xương:
ốc tai nằm trong xương thái dương nen những rung chuyển của xương sọ có thể làm chuyển động dịch trong ốc tai. Sự dẫn truyền qua xương thực hiện đối với những tiếng động lớn hay khi đặt âm thoa lên xương sọ, nhất là trên xương chũm.
- Ốc tai:
Khi cửa sổ bầu dục bị đẩy vào trong, các sơi nền ở đáy ốc tai bị đẩy về phía cửa sổ tròn vì chúng tính đàn hồi nên tạo ra các sóng lưu động dọc theo màng nền. sóng này lúc đầu thường yếu nhưng sẽ mạnh tối đa khi cùng pha với màng nền có tần số tự nhiên cộng hưởng với tần số âm thanh. Tại đây tất cả năng lượng của sóng âm đã được sử dụng nên sau khi đạt biên độ tối đa sóng yếu dần và
mất hẳn. sóng âm có tần số cao kích thích tối đa màng nền gần đáy ốc tai còn sóng âm có tần số thấp kích thích tối đa màng nền gần đỉnh ốc tai.
Khi màng nền di chuyển lên, màng lưới di chuyển lên vào trong. Khi màng nền di chuyển xuống, màng lưới di chuyển xuống và đi ra ngoài. Trong các chuyển động này vì máng mái cố định nên lông của tế bào lông bị đẩy xẹp xuống. Khi các lông bị đẩy về một phía nào đó các kênh ion mở ra. K+ tràn vào ở đỉnh gây khử cực màng.
Ở đáy tế bào, Ca++ vào nhiều hơn, kích thích sự dẫn truyền chất trung gian vào khe xinap giữa tế bào lông và nơtron thính giác. Khi các lông bị đảy về phía ngược lại một số kênh ion đóng lại trong khi K+ vẫn được bơm liên tục ra ngoài nên màng tế bào ở đỉnh tăng cực. ở đáy, Ca++trànvào ít hơn, làm giảm sự phóng thích dẫn truyền trung gian vào khe xinap; nơron thính giác giảm phát xung động.
Trong khi các lông của tế bào lông nằm trong nội dịch của tầng giữa, đáy các tế bào nằm trong ngoại dịch của tầng nhĩ, hai tầng này không thông thương với nhau. Ngoại dịch có thành phần giống dịch não tủy còn nội dịch có ít Na+, Cl- và protein hơn nhưng nhiều K+ hơn. Do đó giữa hai bên màng nền hiệu số điện thế tương đối cao, làm tăng thêm sự nhạy cảm của tế bào lông.
c. Sự phân biệt cường độ và tần số âm thanh:
Cường độ âm thanh được phân biệt dựa trên ba yếu tố:
- Âm thanh càng lớn, sự rung chuyển của màng nền càng mạnhnên tế bào lông bị kích thích mạnh hơn. Làm tăng sự phát xung động trong sợi thần kinh thính giác.
- Âm thanh càng lớn càng có nhiều tế bào lông trên màng nền bị kích thích do đó xung động được dẫn truyền qua nhiều sợi thần kinh.
- Một số tế bào lông chỉ bị kích thích khi sự rung chuyển của màng nên đạt đến một cường độ nào đó nên việc các tế bào này bị kích thích có nghĩa là âm thanh phải rất lớn
Sự phân biện tần số âm thanh tùy thuộc vào nơi mà màng nền bị kích thích tối đa. Tần số càng cao nơi bị kích thích tối đa càng gần đáy ốc tai, tần số càng thấp nơi bị kích thích tối đa càng gần đỉnh.
d. Cơ chế thính giác trung ương:
- Đường dẫn truyền thính giác:
Từ đáy các tế bào lông xung động được truyền về thân nơron nằm trong trụ ốc tai rồi theo các sợi trục đến các nhân ốc tai tại hình não. Phần lớn các nơron thứ hai bắt chéo, tận cùng tại nhân ôliu trên đối bên. Từ các nhân ôliu các sợi đi trong dải thính giác bên, tận cùng tại lồi não dưới. Từ lồi não dưới các sợi đi đến thể gối trong và cuối cùng đến vỏ não thính giác trong thùy thái dương.
- Vỏ não thính giác:
Vỏ não thính giác có những cột tế bào đáp ứng chuyên biệt với những tần số âm thanh khác nhau. Nhưng có một số nơron có vai trò kết hợp các tần số âm thanh khác nhau hoặc kết hợp tần số với các đặc điểm khác nhau của âm thanh.
Vỏ não thính giác cũng cần thiết để nhận thức các kiểu âm thanh khác nhau. Con vật thí nghiệm đã được huấn luyện để đáp ứng với một kiểu âm thanh nào đó sẽ không còn khả năng này nếu bị cắt bỏ vỏ não thính giác. Để khu trú âm thanh vỏ não thính giác dựa vào 2 yếu tố:
- Sự sai biệt về thời gian giữa lúc âm thanh đến một bên tai và đến bên kia tai
- Sự sai biệt về cường độ âm thanh giữa hai bên tai.
Như vậy tai người có khả năng thu nhận âm thanh, gọi là nghe, và khác với sinh lý nhìn, ngửi và nếm có bản chất hóa học, sinh lý nghe có bản chất liên quan đến vật lý (âm thanh). Khi các sợi lông của tế bào thính giác rung động, tế bào sẽ bị kích thích và sẽ phát sinh luồng xung động theo sợ trục truyền đến hạch Corti, rồi đi theo dây thần kinh thính giác (dây số VIII) lên tới thùy thái dương của bán cầu đại não.
e. Liên hệ lâm sàng:
Điếc: có hai loại điếc
- Điếc thần kinh do tổn thương ốc tai hay đường dẫn truyền thần kinh thính giác.
- Điếc dẫn truyền do cản trở sự dẫn truyền âm thanh đến ốc tai.
Nguyên nhân gây điếc thần kinh có thể do dùng thuốc làm tổn thương tế bào lông như streptomycine, getamycine, kanamycine.... hay do tiếng ồn, u thần kinh.
Nguyên nhân gây điếc dẫn truyền có thể do ống tai ngoài bị bít (vật lạ, ráy tai), chuỗi xương con bị hủy, màng nhĩ dày lên, xương bàn đạp dính chặt vào cửa sổ bầu dục (xơ cứng tai).
Đo thính lực:
Đo thính lực cho phép xác định mức độ điếc và vùng âm thanh bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Máy đo thính lực cho người được đo nghe những âm thanh chuẩn với những tần số khác nhau. ở mỗi tần số ngưỡng kích thích tương ứng được ghi nhận.
2. Hệ thống tiền đình:
a. Cấu trúc hệ thống tiền đình:
Hệ thống tièn đình bao gồm các ống bán khuyên, soan nang và cầu nang.
ở mỗi bên tai có ba ống bán khuyên nằm thẳng góc với nhau: ống ngang, ống trên và ống sau. ở đây mỗi ống có phần phình ra gọi là bóng. Tất cả các bóng đều đổ vào soan nang. Soan nang nối với cầu nang, cầu nang nối với ốc tai nên nội dịch sản xuất trong ốc tai có thể đến hệ thống tiền đình. Trong bóng của ống bán khuyên có mào thính giác là biểu bì nhận cảm của ống tiền đình. Mào thính giác được cấu tjao bởi các tế bào lông, khác tế bào lông của tế bào ốc tai ở chỗ trên đỉnh tế bào, ngoài các lông nổi còn có một lông cố định. Đáy của tế bào tiếp xúc với các sợi thần kinh tiền đình. Lông của tế bào nằm trong một cấu trúc gọi là vòm. Vòm đi từ bên này sang bên kia bóng nen bít bóng lại hoàn toàn. Biểu bì nhận cảm của soan nang và cầu nang được gọi là vết soan nang và vết cầu nang. Tế bào lông tiếp xúc ở đỉnh với một cấu trúc chứa nhiều tinh thể calcium carbonate gọi là màng sỏi tai.
Màng sỏi tai có tỉ trọng gấp đôi tỉ trọng của nội dịch nên các chuyển động liên quan đến trọng lực đều ảnh hưởng lên màng sỏi tai. Nơron từ các vết soan nang và vết cầu nang gia nhập với nơron từ mào thính giác tạo thành sợi thần kinh tiền đình.
b. Sự nhận cảm tiền đình:
Các ống bán khuyên:
Các ống bán khuyên bị kích thích trong các chuyển động tròn tăng tốc của đầu. Sự kích thích xảy ra tối đa khi mặt phẳng chuyển động thẳng góc với mặt phẳng của ống bán khuyên. Trong giai đoạn tăng tốc, nội dịch di chuyển về phía ngược lại với chiều chuyển động. Vòm bị méo đi, các lông bị đẩy về một phía. Nếu các lông nổi dậy bị đẩy về phía lông cố định, màng tế bào ở đỉnh tăn tính thấm vói các cation và khử cực. Khi tế bào lông được khử cực có nhiều chất trung gian thần kinh được phóng thích vào khe xinap làm tăng sự phóng thích trong thần kinh tiền đình. Còn nếu các lông nổi bị đẩy xa khỏi lông cố định, màng tế bào tăng cực, chất trung gian thần kinh được phóng thích ít hơn và sự phát xung động trong thần kinh tiền đình chậm lại hay ngưng hẳn.
Trong giai đoạn chuyển động với vận tốc ổn định, vòm không còn bị méo, trở về vị trí thẳng đứng. Trong gian đoạn giảm tốc vòm bị méo theo chiều ngược lại với lúc tăng tốc.
Soan nang và cầu nang:
Tế bào lông trong vết soan nang và vết cầu nang có rất nhiều hướng khác nhau. Néu so với một cái gờ trong vết soan nang và vết cầu nagn thì gọi là striola thì tế bào lông của vết soan nang đều hướng về striola trong khi vết càu nagn tế bào lông hướng ngược lại với stiola.
Soan nang và cầu nang bị kích thích trong chuyển động thẳng tăng tốc. Sự tăng tốc theo chiều nào sẽ làm xê dịch sỏi tai theo chiều ngược lại. Tùy theo các lông nổi bị đẩy đến gần hay xa ra khỏi lông cố dịnh sự phát xung động trong các sợi thần kinh tiền đình sẽ tăng hoặc giảm. tuy nhiên, ngay cả khi đầu không chuyển động các sợi thần kinh này vẫn phát xung động để giúp cơ thể điều chỉnh tư thế mỗi lúc.
Cơ chế ở tiền đình trung ương: Từ đáy các tế bào lông xung động được dẫn truyền về thân nơron nằm trong hạch Scarpa rồi theo sợi trục đến các nhân tiền đình trong hành não và cầu não. Từ nhân tiền đình các nơron thứ hai đi tiếp đến các nhân vận nhãn, tủy sống, hệ lưới và lồi não trên để gây ra các phản xạ nhằm điều chỉnh tư thế và ổn định thị giác.
Các phản xạ tiền đình:
Phản xạ tiền đình mắt: phản xạ này được thực hiện khi đầu xoay tròn, có vai trò ổn định thị giác trong khi đầy xoay nhanh. Lúc bắt đầu chuyển động mắt di chuyển chậm theo chiều ngược lại với chiều chuyển động. Đầu vẫn tiếp tục xoay thì đến một lúc nào đó mắt lại di chuyển nhanh cùng với chiều chuyển động của đầu. Khi có một mục tiêu thị giác mới mắt lại di chuyển chậm theo chiều ngược lại với đầu. Các cử động này của mắt được gọi là rung giật nhãn cầu. Theo quy ước chiều của rung giật nhãn cầu là chiều chuyển động nhanh của mắt.
Phản xạ tiền đình sống: xung động từ nhân tiền đình được dẫn truyền đến tủy sống trong các bó tiền đình sống trong và ngoài. Bó tiền đình sống trong gây co cơ và bó tiền đình sống ngoài
gây co cơ duỗi để chống đỡ cơ thể. Khi xoay đầu về một bên, cơ duỗi bên đó co lại để ngăn cơ thể không ngã về bên đó khi đầu tiếp tục xoay. Hoặc khi cơ thể nghiêng về phía trước các chi phía trước duỗi ra và phía sau co lại.
Liên hệ lâm sàng:
Rối loạn tiền đình: tổn thương hệ thống tiền đình gây ra các triệu chứng khó chịu như ù tai, chóng mặt, mất điều hòa cử động. Nguyên nhân có thể là do viêm sợi thần kinh tiền đình, viêm tai giữa, rối loạn điện giải.
Cảm giác say tàu xe là do hệ thống tiền đình bị kích thích quá mức. Triệu chứng bao gồm xanh xao, đổ mồ hôi, ngáp, chảy nước miếng, ói, tiêu chảy, chóng mặt.
Khảo sát chức năng tiền đình: là chức năng về cảm giác thăng bằng. Chức năng này được thực hiện nhờ có các vết thính giác và mào thính gíc trong các túi của tiền đình và ống bán khuyên nên có 2 loại cảm giác thăng bằng.
- Loại cảm giác thăng bằng tĩnh: bình thường khi ta ngồi hay đứng thẳng, các hạt thạch nhĩ đè lên những lông tơ của những tế bào nhất định trong vết thính giác. Nếu ta nghiêng người hay nghiêng đầu, các hạt thạch nhĩ sẽ đè lên lông tơ của các tế bào khác. Luồng xung động sẽ được truyền đi theo dây thần kinh tiền đìn báo cho não biết về tình trạng thăng bằn và tư thế của cơ thể.
- Loại cảm giác thăng bằng động: Các mào thính giác ở thành của ống bán khuyên không có thạch nhĩ, nhưng khi ta quay đầu hoặc đi, chạy,nhảy thì sẽ gây chuyển động nội dịch trong các ống bán khuyên. Các ống này xếp đặt theo 3 chiều không gian, nên đối với mỗi cử động sự chuyển dịch theo quán tính của nội dịch trong các ống bán khuyên sẽ khác nhau. Sự chuyển dịch này sẽ kích thích vào các lông rung nhất định của tế bào trong mào thính giác. Luồng xung động cũng được tuyền đi theo dây thần kinh tiền đình để báo cho não biết về mỗi chuyển động của cơ thể.
Các ống bán khuyên bị kích thích tối đa khi mặt phẳng chuyển động thẳng góc với mặt phẳng của ống bán khuyên.
Có thể kích thích ống bán khuyên ngang bằng cách xoay tròn bệnh nhan trong tư thế ngồi thẳng làm lạnh ống bán khuyên.
Như vậy theo Y học hiện đại Tai có 2 chức năng: Chức năng nghe và chức năng cảm giác thăng bằng, và do đó khi có rối loạn sẽ sinh ra 2 loại bệnh lý theo chức năng là: Điếc và rối loạn tiền đình, ngoài những bệnh lý viêm nhiễm khác.
II. Bệnh lý nhĩ khoa:
A. Nguyên nhân – bệnh sinh:
Tai là cơ quan nghe, chức năng của tai được duy trì nhờ có tinh tủy khí huyết là sự hoạt động bình thường của Thận, theo bát quái hai quẻ Khảm thuộc Thận và Ly thuộc Tâm, hai quẻ này có mối quan hệ thủy hỏa, chức năng của Thận tốt duy trì hoạt động bình hòa của 2 tạng, thủy hỏa ký tế, giúp Tai có giữ chức năng nghe; Thận tinh bất túc thì gây tai ù tai điếc;Tỳ hư, Phế khí hư gây
bệnh của tai có liên hệ đến sự rối loạn chức năng của Thận, và cũng liên quan đến Tâm, Can, Tỳ. các đường kinh của Tiểu trường, Bàng quang, Tam tiêu, Đởm và Vị đều đi qua tai, ngoài ra thận khí còn thông với não khai khiếu ra rai, là nơi gặp gỡ giao thoa của hệ thống kinh, lạc, mạch của cơ thể, cho nên những nguyên nhân bên ngoài, và bên trong cơ thể đều có thể tác động gây bệnh cho tai và ngược lại. Các nguyên nhân gây bệnh cho Tai:
Ngoại cảm lục dâm: do Phong, Thấp, Hỏa độc xâm nhập vào cơ thể biến hóa thành Phong nhiệt độc, Thấp nhiệt độc theo Kinh Can, Đởm, Tam tiêu đến tai sinh bệnh.
Nội thương thất tình sinh ra nội hỏa: Do ngoại cảm xâm nhập làm tổn thương tạng Can, hoặc căng thẳng giận dữ nhiều và đột ngột tổn thương Can tạng làm cho Đởm hỏa nghịch lên gây ù tai điếc tai, hoặc do nội thương thất tình sinh nội hỏa ảnh hưởng đến tạng Can và Thận
Do Hạ nguyên khuy tổn, Thận tinh bất túc sinh ra giảm thính lực ở tai.
Các biểu hiện bệnh sinh ra các chứng ở tai như:
- Nhĩ bế: tai điếc, còn gọi là nhĩ lung.
- Nhĩ cam: viêm tai giữa mạn tính
- Nhĩ căn độc: viêm sau tai sưng nóng đỏ đau do phong. Nhiệt ở kinh Thiếu dương đởm, thường ở 1 bên như chứng viêm hạch sau tai.
- Nhĩ căn ung: còn gọi là nhĩ căn độc, là nhọt nhiễm trùng sau tai.
- Nhĩ dưỡng: triệu chứng ngứa trong tai rất khó chịu co can phong hoặc do thận hỏa bóc
- Nhĩ đinh: nhọt ở lỗ tai ngoài do hỏa tà trúng kinh thận.
- Nhĩ định: khối u lành tính mọc ở tai ngoài.
- Nhĩ đĩnh: khối u lành tính mọc ở rãnh tai ngoài.
- Nhĩ hậu thư: viêm xương chũm cấp, có triệu chứng sưng đau, chảy mủ, kèm theo sốt, gai rét đau đầu do nhiệt tà trúng kinh tam tiêu, can đởm.
- Nhĩ lạn: loét ở vành tai do can đởm thấp nhiệt, nhìn vào thấy như chàm lở.
- Nhĩ lung: hoàn toàn mất hoặc giảm thính lực do tiên thiên bất túc hoặc cảm ngoại tà và rối loạn chức năng tạng phủ. Điếc đột ngột thường là thực chứng, điếc từ từ thường là hư chứng.
- Nhĩ nục: chảy máu tai phần nhiều do thiếu âm thận hỏa và quyết âm can hỏa.
- Nhĩ thống: chứng đau tai thường gặp do phong nhiệt uất tại can đởm, do nhiệt tà thịnh ở tam tiêu hoặc hư hỏa gây nên.
- Nhĩ trĩ: khối thịt thừa, hoặc u ống tai ngoài.
- Nhĩ tiết: ở trẻ em đau tai, chảy nước trong hoặc mủ, thường gặp trong viêm tai giữa cấp hoặc mạn tính.
- Nhĩ ung: nhiễm khuẩn ống tai ngoài có triệu chứng đỏ, nóng, sưng đau và chảy mủ, hoặc nhọt ống tai ngoài.
- Nhĩ tâm thống: cũng gọi là đau tai.
- Đau tai khô và ngứa là do phong nhiệt ở Can và Đởm.
- Đau tai sưn glà do tướng hỏa thịnh ở Tam tiêu.
- Đau tai, loét chảy nước là do phong tà thấp nhiệt xâm phạm kinh Can Đởm.
- Đau tai kèm chóng mặt là do hư hỏa bốc.
B. Bệnh chứng nhĩ khoa:
Y học cổ truyền mô tả bệnh lý tai từ rất lâu, và ứng dụng châm cứu ở loa tai trị bệnh ghi nhận sách lưu truyền lại có từ sau Công nguyên như dùng huyệt loa tai để trị bệnh vàng da, bệnh tiêu chảy, chữa ù tai hoa mắt, mắt đỏ, viêm họng v.v....
Các bệnh ở tai có quan hệ mật thiết và trực tiếp vói Thận, Can, Đởm, Tam tiêu.
Các loại bệnh cấp tính ở tai thường do thực nhiệt ở can, Đởm, Tam tiêu nên phương pháp điều trị chung là Thanh nhiệt ở Can và Đởm.
Các loại bệnh mạn tính thường do hư nhiệt ở Thận nên phương pháp chữa chung là tư âm giáng hỏa bổ thận.
Các loại bệnh chứng được mô tả như sau:
1. Nhĩ minh: Trong tai nghe có tiếng ve kêu hoặc âm thanh khác như tiếng nước chảy, tiếng chuông ngân thường xuyên liên tục trong tai hoặc từng thời điểm o o trong tai.
- Nếu nguyên nhân do Thận tinh vơi kém, hư hỏa xông bốc lên thì thuộc về hư chứng.
- Nếu do nộ khí thương can, hoặc can đởm hỏa bốc lên dẫn đến tỳ vị đàm hỏa thịnh thì thuộc thực chứng.
a. Nhĩ đinh: Mụn nhọt ở ống tai ngoài do hỏa độc dẫn đến. nếu mụn nhọt màu đen, gốc sâu thì gọi là án đinh kèm theo nóng lạnh, nhức đầu và tai đau như dùi đâm.
b. Nhĩ cam: Trong tai sưng tấy,chảy mủ hôi thối do thấp nhiệt uất kết bên trong gây nên (tương đương viêm tai giữa mạn tính).
c. Nùng nhĩ: Ống tai ngoài sưng tấy, màng nhĩ thủng, chảy mủ ra ngoài, nước mủ vàng hoặc trắng trong, phần nhiều do hỏa nhiệt Can kinh đưa đến. thường đi kèm phát sốt ớn lạnh, nhức đầu, giảm thính lực, mạch huyền hoạt hay gặp ở trẻ em (tương đương viêm tai giữa cấp tính)
d. Nhĩ trĩ: Trong ống tai nổi lên một khối sưng thường do hỏa nhiệt ở 3 knh Can Thận Vị khiến cho người bệnh có cảm giác ngứa trong tai, ù tai, thính lực giảm.
Dựa vào hình dạng của khối sưng nếu giống như quả dâu tằm màu đỏ gọi là Nhĩ trĩ, đầu to gốc bé gọi là Nhĩ đàm, giống như hạt quả táo gji là Nhĩ đình.
III. Các bệnh ở tai thường gặp:
1. Viêm tai giữa cấp tính và mạn tính
2. Nhọt ống tai
3. Tai ù, tai điếc
4. Hội chứng tiền đình