Không Gian Xã Hội Đen Tối, Nhức Nhối, Chứa Đựng Đầy Bất Công Và Tội Lỗi


Trong truyện ngắn Bảy Hựu, sự hồi tưởng về quá khứ được nhắc lại 8 lần đều phản ánh ký ức của Hai Răng vàng về cuộc đời “anh chị” oanh liệt khi xưa “… Bữa tiệc ấy cách đây hơn mười năm… Hai Răng vàng lơ mơ nghĩ đến thời xưa. Cái quá vãng…” [73, tr. 119]… Truyện ngắn Đây, bóng tối thời gian được hồi tưởng qua tâm trạng nhân vật Nhân (12 lần) khi nghĩ về cuộc đời, những kỷ niệm của mình với Mũn “Một buổi chiều đã lâu lắm rồi… Trong tám năm lầm than lầm lũi… Tám năm… Những tám năm… Cuối năm thứ tám… Giữa một buổi trưa mùa hè… Ngày này…” . Đây là những khoảng thời gian in dấu cuộc sống nghèo nàn của hai vợ chồng Nhân, từ kỷ niệm tuổi thơ, đến khi lấy nhau, khi bươn chải mưu sinh, khi Nhân bị mù, khi Mũn chết… Cũng vậy, ở truyện ngắn Trong cảnh khốn cùng ta cũng gặp những khoảng thời gian ký ức gắn với hiện tại qua tâm trạng nhân vật Quyến. Hai vợ chồng người chèo đò đã có những năm tháng hạnh phúc dù công việc hiểm nguy, vất vả. Rồi con chết, rồi người chồng ốm yếu mà người vợ tuổi xuân còn hơ hớ. Nhìn anh chân sào trẻ tuổi, cường tráng chèo đò cho nhà mình đã gợi lên trong lòng Quyến những suy nghĩ mơ hồ, những ước mong khao khát… Sự diễn biến tâm trạng Quyến được nhà văn diễn tả qua hồi ức nhân vật, lúc đầu là sự “phảng phất thấy những hình ảnh hiển hiện từ từ” với quá khứ “cũng trên dòng sông luôn êm ả này, cũng với cái đò này nhưng còn mới mẻ và vững chãi. Quyến nách hai con sống cuộc đời giản dị mà vui tươi. Ngày ấy cách đây tám năm, dạo Quyến còn trẻ măng và bác Phấn thì sức lực cường tráng” [73, tr. 142]. Ước muốn về tương lai có một cuộc sống êm đềm “sáng sủa rực rỡ” liên tiếp vẽ ra trong trí tưởng của Quyến “Quyến cùng anh chân sào trẻ tuổi đẹp đẽ mà bấy lâu nàng mơ ước kia sống cuộc đời êm đềm như xưa. Một cái đò mới mẻ, chắc chắn, người chồng tráng kiện nở nang, sự làm việc hòa hợp, vui vẻ và tình yêu nồng nàn tha thiết với đời” [73, tr. 145]. Những ý nghĩ tội lỗi về tương lai của nàng đã nhường chỗ cho sự “rung động trước tình yêu thương thấm thía nồng nàn của người đàn ông nọ trong cảnh khốn cùng đối với vợ con”. Quyến hổ thẹn hối hận vì những ý nghĩ tội lỗi của nàng muốn xa lánh người chồng tàn tật để đi tìm hạnh phúc riêng mình. Và giờ đây, thực tại, tâm trạng Quyến lại nhẹ nhàng, sáng sủa và êm đềm dễ chịu như về mấy năm xưa đầy đủ, hạnh phúc. Sử dụng biện pháp hồi tưởng đan xen giữa thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai như vậy, Nguyên Hồng đã miêu tả chân thật và sinh động những diễn biến tâm lý tinh vi, phức tạp, thậm chí cả những rung động


mơ hồ trong lòng người phụ nữ trẻ. Thời gian hồi tâm của nhân vật rất ngắn, chỉ từ “đêm trước” đến “đêm hôm sau”, qua tình huống truyện đặc biệt, giàu tính tương phản. Khoảng thời gian ấy đủ làm thay đổi những suy nghĩ tội lỗi của người phụ nữ trong những phút xao lòng, làm ấm lòng người đọc tin tưởng vào sự thủy chung vốn có của người phụ nữ cho dù đang “trong cảnh khốn cùng” của cuộc sống.

Tóm lại, trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, Nguyên Hồng hay sử dụng thời gian của con người cá nhân qua sự hồi tưởng, đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai để miêu tả những sự kiện có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời các nhân vật. Vì vậy, nhân vật của ông hiện lên chân thực với những nét tính cách vô cùng phong phú, phức tạp như vốn có trong cuộc đời - và đây cũng là một trong những thủ pháp nghệ thuật độc đáo để nhà văn xây dựng thành công các nhân vật của mình. Với cách xây dựng nhân vật giàu sức thuyết phục, nhiều nhân vật của Nguyên Hồng đã để lại những ấn tượng không phai trong lòng người đọc.

4.2. Không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó” [52; tr.134]. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, mà qua đó người đọc còn cảm thấy được quan niệm về thế giới, về con người và cuộc đời, thể hiện ước mơ và lý tưởng của nhà văn. Các nhà văn hiện thực mỗi người đều tạo cho mình một không gian riêng. Nếu “Tiểu thuyết của Ngô Tất Tố có sự dồn nén cao độ về không gian, thời gian, tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan chỉ bao quát một không gian hẹp, tác phẩm của Nam Cao chủ yếu tập trung xoáy vào thế giới vi mô, cái cá thể của đời sống” [134, tr. 90], thì Nguyên Hồng lại tạo dựng nên một không gian nghệ thuật khá độc đáo, mang dấu ấn riêng. Đó là không gian xã hội đen tối, nhức nhối, chứa đựng đầy bất công và tội lỗi; không gian gia đình chứa đầy bi kịch và là một không gian mang sắc thái tôn giáo trầm buồn và ảm đạm.

4.2.1. Không gian xã hội đen tối, nhức nhối, chứa đựng đầy bất công và tội lỗi

Cuộc sống lầm than, cơ cực của những con người lao động dưới đáy xã hội ở các thành phố lớn như Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội (đặc biệt là ở Hải Phòng) có mặt hầu hết trong các sáng tác của nhà văn. Có thể nói, Hải Phòng đã gắn bó máu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

thịt với nhà văn trong cuộc sống và cả sự nghiệp sáng tác. Điều dễ nhận ra trong tác phẩm của Nguyên Hồng trước và sau Cách mạng là dù ông viết về đề tài nào, nhân vật nào thì người đọc vẫn thấy không gian của thành phố Hải Phòng. Trong không gian ấy, nổi lên là hình ảnh của những chợ, những bến cảng, bến tầu, nhà ga, giờ tan tầm của nhà máy, thợ thuyền, nhân công… với một nhịp sống khẩn trương, bụi bặm dưới cái nắng chói chang và bầu trời cao xanh lồng lộng, màu hoa phượng vĩ đỏ rực và tiếng sóng biển rì rào, mang đậm hương vị của thành phố cảng, biển Hải Phòng. Những địa danh trong nhiều tác phẩm của ông đã làm sống lại không gian Hải Phòng như: Vườn - hoa - đưa - người, Ngò Nhà Đái, ngò Chè Chai, Vườn hoa Dái ngựa, Vườn hoa Năm xu, Cửa Cấm, Sáu Kho, Bến tàu Tây Điếc, ngò Máy nước hai vòi… Chợ Vườn hoa sông Lấp thưa thớt người buôn bán nhưng lại tập trung đủ mọi hạng người từ mật thám đến lưu manh, trộm cắp, gái điếm. Hay không gian của những “cái xóm cặn bã”, cái xóm mà “người lạ đi vào thì không thể nào tránh được nạn bớp mũ, giật khăn ở những con đường chật hẹp, ngoằn ngoèo, hai bên ngập ngụa rác rưởi”, cái xóm mà “đường đi thường lụt máu! Vì một cái mở bát chạc, một ván bài ù không được tiền, một giọng cười khiêu khích”, một cái xóm “chứa chấp phần đông phu Sáu Kho, những phu đanh đá, ngỗ ngược cả từ đứa con gái còn để tóc xòa, đến người đàn bà có bảy, tám con, những tốp làm xe thất thường, những bọn thợ linh tinh, những đàn bà buôn thúng bán bưng và những me Tây, gái điếm kiếm tiền cùng mạt nhất” [73, tr. 201] - Đây chính là những không gian sống, không gian sinh hoạt của những người lao động ở những khu công nghiệp mà Hải Phòng là một ví dụ. Sau này, trong bộ tiểu thuyết Cửa biển đồ sộ, Nguyên Hồng vẫn trở về với không gian Hải Phòng, với nhiều nhân vật quen thuộc của nhà văn - tất nhiên họ không còn “lấm lem, bụi bặm, quằn quại” như ở thời kỳ trước Cách mạng, không phải sống tù túng eo hẹp trong một sự bế tắc, cùng quẫn mà giờ đây họ là những con người được tắm mình trong dòng chảy của Cách mạng, được sống trong một không gian mới, trong một hoàn cảnh xã hội rộng lớn hơn. Có thể nói, Hải Phòng chính là vùng thẩm mỹ trong sáng tác của nhà văn, ông đã viết về thành phố Cảng này nhiều nhất, đậm sắc nhất so với những nhà văn khác. Và cho tới tận hôm nay, Hải Phòng vẫn luôn tự hào bởi sự đóng góp lớn lao ấy của Nguyên Hồng.


Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 - 15

Trở lại với không gian nghệ thuật của Nguyên Hồng trong sáng tác thời kỳ trước Cách mạng, chúng tôi thấy đó là một không gian xã hội đen tối, nhức nhối chứa đầy những bất công và tội lỗi. Không gian ấy ngày một ngột ngạt hơn, căng thẳng hơn, gắn với những xung đột xã hội rò rệt hơn. Không gian trong những tác phẩm như: Cuộc sống (1942), Hai dòng sữa (1943), Buổi chiều xám (1944), Hơi thở tàn (1944), Vực thẳm (1944), Miếng bánh (1945), Ngọn lửa (1945), Đi (1945), Bà cụ Việt (1945),… nhìn chung đó là thứ không gian căng thẳng, bức bối của cả xã hội Việt Nam trước ngày tổng khởi nghĩa. Nó quánh đặc một không khí chết chóc bao trùm từ thôn quê ra đến thành thị - là hậu quả bóc lột tàn khốc của chế độ của thực dân phong kiến, mà đỉnh điểm là giai đoạn nhân dân ta phải chịu đựng cảnh “một cổ hai tròng”, đói khát, khốn cùng trong giai đoạn Nhật - Pháp cùng đè đầu cưỡi cổ. Bằng sự phản ánh cụ thể, chân thực, nhiều tác phẩm của Nguyên Hồng đã tái hiện một không gian u ám nặng nề - không gian của sự chết chóc, chất chứa đầy sự đau đớn, phẫn uất. Không gian này trải rộng từ thành thị đến nông thôn. Nơi thị thành hứa hẹn một cuộc sống phồn hoa thì thực tế chỉ là “Những ống khói thở mù trời… những dòng than chảy dài dằng dặc, những con người xơ xác lúc nhúc trong than bụi… những chỗ nằm nhớp nhúa, hôi hám, những bầy trẻ trần truồng, đen thui... những bữa ăn bốc trên mặt đất” [73, tr.593]. Không gian sống của những con người lao động khốn khổ sống trong những cái khu ổ chuột hôi thối ấy được Nguyên Hồng miêu tả cặn kẽ, chi tiết. Đặc biệt, Nguyên Hồng cũng rất chú ý đến không gian sinh tồn của những hạng người sống ngoài vòng pháp luật. Đó là không gian của một môi trường sống cạnh tranh, nghiệt ngã, phi nhân tính, không gian hoạt động của những kẻ lưu manh, trộm cắp ở xóm Chợ con, ở dọc bến tầu hỏa, tàu thủy, bến ô tô, các sòng bạc, suốt Phố khách, phố Cầm Dầu và những phố đông đúc khác… Không gian rùng rợn, nặng nề với những cảnh đâm chém, cướp giật, giết người xảy ra thường xuyên. Không gian của những trại giam với những âm thanh rít ghê rợn của những cánh cửa sắt, những cặp mắt rình mò của mật thám. Không gian nhơ nhớp, bẩn thỉu, tanh tưởi của phố mãi dâm Hạ Lý. Không gian nhọc nhằn mưu sinh của những đứa trẻ bơ vơ đầu đường xó chợ, dắt díu cơm thầy, cơm cô ở khắp các nhà ga, cổng chợ, bến phà… Không gian đặc quánh bụi lầm của thành phố Cảng “một hải cảng sầm uất


bậc nhất Dông Dương, một thành phố công nghệ mở mang với hơn 30.000 dân lao động bần cùng ở các tỉnh dồn về” (Bỉ vỏ)

Không gian ở thành thị thì như vậy, còn ở nông thôn thì không gian lại càng thê thảm hơn: “Trời đã nhờ nhờ càng tối thêm. Gió thổi cũng lồng lộn hơn. Những cánh đồng lúa mới xanh tím bầm lại, heo hút tiếng quạ rền” [73, tr.596]. “Những bước chân ê ẩm lại như lê đi trong đám người lũ lượt trần truồng, tả tơi run rẩy. Trên đầu họ, trước mặt họ, trời mây xám đặc, gió càng lồng lộng, hun hút” [73, tr. 604]. Không gian thâm u, tối sầm lại bởi cái đói, cái rét và sự chết chóc bao trùm, khiến người ta như mất hết sinh khí, sức lực: “Bên ngoài đen như mực… làng mạc, ruộng nương, bờ bến âm u, thăm thẳm. Họa hoằn mới có vài ánh lửa leo lét… Mặt ai đều nhăn nhó, phờ phạc... Đây ban đêm ánh đèn cũng đục lầm và trên mặt đất, người sống và xác chết cũng rũ ra, ngổn ngang không chăn, không chiếu… [73, tr.613]. Người chết như ngả rạ “họ chết ngay bên vệ đường, ngay bờ cỏ, ngay mé ruộng, ngay trước các quán, chẳng thấy ai chôn cất, khóc lóc…” [73, tr.597]. Sự sống đang dần lụi tắt, nhiều người chỉ còn là những cái xác không hồn, dở sống dở chết với những câu hỏi khắc khoải: “Đến bao giờ mới hết chiến tranh?... đến bao giờ người ta mới có cơm ăn việc làm no đủ,… đến bao giờ dân Việt Nam mới cất đầu mở mặt? Những câu hỏi trên đây cũng lại thấy thốt lên như đã thốt lên trong mọi đám đông, từ tờ mờ sáng cho tới đêm khuya, khi mà người ta mệt lịm đi, ở các ngả đường, các hang cùng ngò hẻm” [73, tr.613]. Như một tất yếu, có áp bức phải có đấu tranh. Những con người bị đẩy vào tận đáy đường hầm tăm tối kia chỉ còn cách vùng lên chống chính quyền, phá kho thóc của Nhật giành quyền sống cho chính mình dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà văn đã tái hiện thành công không gian sục sôi căm hờn của xã hội Việt Nam trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám, đó là một không gian đặc quánh, ngột ngạt, căng thẳng, dồn nén đầy kịch tính. Ví dụ như: trong không gian ngôi nhà của hai vợ chồng người thư ký làm thuê, không gian bức bối ngột ngạt của xã hội được đẩy căng qua cảm nhận của nhân vật: “Một cánh cửa bật tung rít lên một tiếng dài, nó kêu gọi sự phẫn uất của con người, nó kêu gọi tất cả những năng lực hãy chồm dậy, phá tung những cái gì đè ép và dập nát đời sống con người… gian buồng tối mờ … không khí lạnh buốt thêm, thở nhức mũi… Gió kêu gọi mãi. Gió thúc giục mãi, thúc giục mãi. Nó chờ đợi sự tức tối và thê thảm trong căn nhà của vợ chồng Thân lỡ vỡ tan tành” [73,


tr.591]. Tức nước ắt phải vỡ bờ, sự căm thù, phẫn uất chế độ đương thời đã lên đến đỉnh điểm bằng những hành động thiết thực: “Ngùn ngụt. Tiếng hò reo kêu thét. Những xe bò thóc hất ngược càng lên. Những quang gánh, thúng mủng sục vào tới tấp. Trên hai con đường làng dưới và làng trên, người đã đổ ra ùn ùn đen kín cả các bờ ruộng. Cũng quang gánh, thúng mủng, cũng hò reo… tiếng chiêng khua thêm… Cả một vùng giời chuyển động” [73, tr.637].

Tóm lại, không gian bao trùm đời sống tràn vào trong các tác phẩm của Nguyên Hồng là một không gian xã hội đen tối, ngột ngạt gắn với những xung đột dữ dội của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Số phận các nhân vật dù là ở thành thị hay nông thôn đều rơi vào cảnh tù đọng, bế tắc cực độ, đòi hỏi phải có một sự thay đổi tất yếu bằng chính sự phản kháng, sự vùng lên của những con người lao động nghèo khổ dưới đáy này.

4.2.2. Không gian gia đình chứa đầy bi kịch buồn đau, tan tác

Khảo sát các tác phẩm của nhà văn Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám, chúng tôi thấy, nhà văn đã tạo dựng một không gian nghệ thuật khá rộng lớn từ nông thôn đến thành thị, từ vùng núi trung du đến miền xuôi, cảng biển. Không gian đó gắn với những biến cố, những sự kiện đầy biến động của xã hội Việt Nam. Cuộc sống của đủ mọi tầng lớp, đủ mọi hạng người trong xã hội đều bị xoáy vào cuộc sống thê thảm tăm tối của những thân phận nô lệ trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tuy nhiên để khắc sâu nỗi khốn khổ nhọc nhằn của những con người lao động trong xã hội cũ, nhà văn đã tập trung miêu tả không gian sống riêng của họ, đó là không gian gia đình chứa đầy bi kịch.

Cụ thể đó là không gian của các gia đình trong một vùng quê cổ hủ, tăm tối giam hãm, trói buộc con người với những luật lệ vô lý của lễ giáo phong kiến. Không gian làng Sòi với tục lệ trừng phạt người đàn bà hoang thai, nạn ngả vạ, chè chén; là không gian gia đình Bính “chật hẹp, tối tăm” mà trong đó lúc nào cũng thường trực một không khí căng thẳng, “cắn rứt nhau luôn vì thiếu thốn”, hay không gian của “gian buồng hôi hám không mấy khi nổi ánh sáng mặt trời” [74, tr.297] mang nặng tâm trạng phấp phỏng lo sợ và tâm sự dằn vặt, éo le của một người con gái trót lỡ lầm. Hay không gian sống của cả một gia đình với gần hai chục con người sống trong một gian nhà bếp chật chội (Những ngày thơ ấu); là


không gian của “một gian nhà lụp xụp, đồ đạc ọp ẹp, lắt nhắt không bao giờ thay đổi, khói bếp luôn ùa vào đầy nhà. Những ngày hè nung nấu ở gian nhà ấy, từ cái giường, cánh phản, cái bàn mất chân đến những quần áo, tã, rổ rá nồng hẳn lên trong một làn bụi nhảy múa và mùi mồ hôi gây làm nghẹn cả thở, rồi những ngày mưa… nước mưa ngập lại ở sân, tràn vào nhà, dềnh đến nửa giường là thường” (Nhà bố Nấu), là không gian trong những ngôi nhà “nồng nực vì mồ hơi người và quần áo nhớp nháp” (Cái xích cũ). Không gian gia đình ngột ngạt càng ngột ngạt hơn khi mà ở đó chỉ có những eo sèo, riếc móc, cắn rứt nhau vì mưu sinh, hay vì cuộc sống túng bẫn quá mà sinh ra đánh đập chửi nhau đẩy nhau đến bi kịch (Hàng cơm đêm, Cái xích cũ, Người con gái, Người mẹ không con, Bố con lão Đen…). Hoặc đó là không gian gia đình thê thảm, tê tái vì những đứa trẻ lần lượt chết do khát sữa mẹ (Trước xác chết)

Không chỉ có nguyên nhân của sự đói nghèo dẫn đến bi kịch trong gia đình, mà trong không gian gia đình ấy còn chứa nhiều những bi kịch với những nguyên nhân khác nhau:

Bi kịch của những gia đình không có hạnh phúc như gia đình của bé Hồng (Những ngày thơ ấu),luôn luôn phải sống trong một bầu không khí gượng gạo, êm ấm một cách giả dối - hậu quả của một cuộc hôn nhân gượng ép trong xã hội xưa; Hay đó là sự bị đày đọa thường xuyên và chịu sự ghẻ lạnh, sự thiệt thòi của những thân phận lẽ mọn trong gia đình, như nhân vật Muống (Quán Nải)…;

Bi kịch của nạn bạo hành đối với người phụ nữ trong gia đình. Do cuộc sống cùng quẫn kéo dài, một số phu phen, thợ thuyền đâm ra phản ứng cực đoan trở nên bê tha, cờ bạc, đánh đập vợ con - mà gia đình mụ Mão (Người mẹ không con) là một ví dụ. Trong không gian của gia đình ấy luôn luôn chứa đầy bi kịch, bởi đây là nơi thường xuyên người vợ bị bạo hành bởi gã chồng nát rượu, vũ phu mà mỗi khi thua tha cờ bạc, hay khi “say bứ họng” hắn lại trút giận lên đầu mụ Mão những trận đòn roi thừa sống thiếu chết - mà lão cũng chẳng hiểu để làm gì?

Bi kịch trong gia đình của những con người sống ngoài vòng pháp luật như: gia đình Bính và Năm Sài Gòn (Bỉ vỏ), gia đình Chín Huyền (Chín Huyền), trong nhà của Hai Răng Vàng (Bảy Hựu)… Trong không gian của những gia đình ấy đều chỉ có những chuyện mưu mẹo về ăn cắp, cờ bạc, chém giết lẫn nhau, cắt máu


ăn thề… Một không gian tanh nồng mùi máu của những kẻ du côn, “anh chị” trong xã hội. Là không gian mà ở nơi ấy chưa bao giờ có sự ấm cúng, bình yên và lương thiện. Không gian ấy chất chứa những hiểm họa khôn lường của cuộc sống đầy hiểm nguy, nó đẩy con người ta vào bi kịch. Trong những gia đình ấy, người phụ nữ là những người phải chịu nhiều bi kịch nhất, bởi ở họ luôn luôn có những khát khao được làm mẹ, làm vợ, được thực hiện chức phận của mình, Nhưng để tồn tại, để mưu sinh, những người phụ nữ ấy phải xa con (mợ Du, mẹ bé Hồng), hoặc phải mất chồng (Chín Huyền), hoặc phải dấn thân vào con đường hiểm nguy, tội lỗi (Tám Bính, Chín Huyền)… Hay nói một cách khác là họ phải rơi vào bi kịch: đó là nỗi khát khao sự bình yên trong gia đình hạnh phúc với cuộc sống giang hồ đầy giông tố và tội lỗi (như gia đình Chín Huyền, Tám Bính…).

Tóm lại, có thể nhận thấy rất rò: một trong những đặc điểm nổi bật của không gian nghệ thuật trong các sáng tác trước năm 1945 của Nguyên Hồng là một không gian gia đình tăm tối và ngột ngạt, chứa đầy bi kịch. Không gian ấy tạo cho người đọc cảm giác đau đớn và phẫn uất về số phận và cuộc sống đầy tăm tối và bế tắc của những con người cùng khổ dưới đáy trong xã hội xưa.

4.2.3. Không gian mang sắc thái tôn giáo - trầm, buồn ảm đạm

Trong thế giới nghệ thuật của mình từ cách xây dựng nhân vật đến không gian nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, Nguyên Hồng đã để lại dấu ấn khá đậm nét về sắc thái tôn giáo. Điều đó xuất phát từ một thực tế là nhà văn vốn xuất thân trong một gia đình theo đạo Cơ Đốc và sống bên cạnh những người thân mộ đạo, nên những hình thức lễ nghi, những nguyên lý sâu xa của đạo Cơ đốc đã có sự ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng nghệ thuật và thế giới nghệ thuật của nhà văn.

Ngay từ thời thơ ấu, không gian tôn giáo đã in dấu trong đời sống của chú bé Hồng. Sự mộ đạo của bà nội, giọng rên rỉ cầu kinh hàng đêm của bà đã thấm sâu vào tâm trí của nhà văn: “Từ khi bắt đầu nói sòi bà bắt tôi đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu vạn lần” những đàng thánh giá, những bản kinh [74, tr.753]. Trong nhiều tác phẩm của ông, ta thấy thường trở đi, trở lại hình ảnh của một xóm đạo nghèo với nhà thờ với những tầng gác cửa xám lạnh ngắt, những nóc nhà đem xạm, những đỉnh gác chuông im lìm, nhạt nhòa trong những chiều sâu thẳm, những bức ảnh chúa Jêsu chịu nạn máu nhỏ ròng ròng từ chỗ đóng đinh... Trên nền

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí