19. Khoa báo chí – Trường tuyên huấn Trung ương (1978), Giáo trình nghiệp vụ báo chí tập 1 – Một số vấn đề cơ bản về quan điểm báo chí cách mạng và mấy công tác lớn của báo, Xí nghiệp in Hà Sơn Bình.
20. Nguyễn Thế Lãm (Luận văn cao học báo chí 2012), Sử dụng chi tiết trong phóng sự của chương trình thời sự 19h Đài Truyền hình Việt Nam (khảo sát từ tháng 3 đến tháng 6/2012).
21. Huỳnh Dũng Nhân (2012), Để viết phóng sự thành công, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
22. Huỳnh Dũng Nhân (2012), Phóng sự từ giảng đường đến trang viết, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
23. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
24. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí (1999), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
25. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. Hữu Thọ (1996), Nghĩ về nghề báo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27. Hữu Thọ (2000), Công việc của người viết báo, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn Đề Kiến Thức Về Luật Pháp, Kinh Tế , Báo Chí Và Kỹ Năng Điều Tra Của Phóng Viên
- Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nội Dung Và Hình Thức Phóng Sự Điều Tra Kinh Tế Trên Kênh Truyền Hình Antv
- Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 14
- Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 16
- Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 17
- Một Số Kịch Bản Phóng Sự Điều Tra Kinh Tế Trên Kênh Truyền Hình Công An Nhân Dân
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
28. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
29. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên –2007), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lý luận chính trị.
30. Nguyễn Thị Thoa (chủ biên) – Nguyễn Thị Hằng Thu (2011), Giáo trình tác phẩm báo chí đại cương, Nxb Giáo dục Việt Nam.
31. Nguyễn Thị Thoa (chủ biên – 2005), Phóng sự báo chí, Nxb Giáo dục.
32. Vũ Thị Thu Thủy (1995), Chi tiết trong tác phẩm phóng sự báo chí, (Khóa luận tốt nghiệp cử nhân báo chí, Học viện Báo chí – Tuyên truyền, Hà Nội).
33. Trung tâm từ điển học (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
34. Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, Sổ tay phóng viên điều tra(2012), Nxb Văn hóa – Thông tin.
35. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
36. Việt Nam từ điển (1931), Nxb Khai trí tiến đức, Hà Nội.
Sách nước ngoài
37. A.A. Chertưchơnưi (2004), Báo chí điều tra, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
38. Claudia Mast (2004), Truyền thông đại chúng những kiến thức cơ bản, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
39. G.V.Cudơnhetxốp, X.L.Xvich, A.la.lurốpxki (2004), Báo truyền hình tập 1, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
40. The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, NXB trẻ
41. Jean – Luc Martin – Lagardette (2003), Hướng dẫn cách viết báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
42. J. Mascelli (1992), Nghệ thuật quay phim Video, NXB Thông tin, Hà Nội
43. Varcha Sidwell (1993), Kỹ năng sản xuất cơ bản, Hãng truyền hình ABC
Các tài liệu khác
44. Ban Tuyên giáo Trung ương (26/9/2007), tài liệu học tập nghị quyết trung ương
5 khóa X, báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30397&cn_ id=54979.
45. Báo điện tử Chính phủ (17/01/2012), Nghị quyết hội Nghị trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay, http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Nghi-quyet-Hoi-nghi-Trung-uong-4-Mot- so-van-de-cap-bach-ve-xay-dung-Dang-hien-nay/20121/125067.vgp.
PHỤ LỤC
1. BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU
Đề tài:Phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân(Khảo sát từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015)
Họ và tên người trả lời phỏng vấn: Trung tá Cao Xuân Long
Bút danh: Cao Long
Cơ quan công tác: Truyền hình ANTV
Chức vụ: Trưởng phòng Thời sự - Truyền hình ANTV Thời gian phỏng vấn: 14h ngày 6 tháng 12 năm 2014
Địa điểm phỏng vấn: Trụ sở Truyền hình ANTV, số 1 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội
Nội dung cuộc phỏng vấn
Theo ông, phóng sự điều tra có phải là thể loại của báo chí không?
Đương nhiên là một thể loại báo chí. Cả trong lý luận và thực tiễn của báo chí trong nước và thế giới đều khẳng định phóng sự điều tra là một thể loại báo chí.
Quan niệm của ông như thế nào về phóng sự điều tra truyền hình?
Với tôi, phóng sự điều tra truyền hình là một sự “khép tội” thuyết phục nhất đối với những cá nhân, tổ chức tiêu cực, làm trái với các quy định của pháp luật, gây tổn hại đến lợi ích của đất nước và nhân dân. Phóng sự điều tra truyền hình là những bằng chứng sinh động, cùng với đề tài phong phú và ngôn ngữ đặc trưng của truyền hình và sự thể hiện khéo léo tinh thần “chiến đấu” của người làm báonên sức cuốn hút đối với khán giả. Vì thế, trên truyền hình, phóng sự điều tra luôn là số 1, nó góp phần đắc lực vào việc chống tiêu
cực và những mặt trái của xã hội, làm cho xã hội tốt đẹp lên, đặc biệt ở những thời điểm (như hiện nay) xã hội có quá nhiều điều bức xúc.
Từ quan niệm của mình, ông vui lòng cho biết yếu tố thời điểm của sự kiện và hoàn cảnh tác nghiệp của nhà báo ảnh hưởng gì đến việc phát hiện và khai thác vấn đề cho phóng sự điều tra?
Với bất kỳ một thể loại báo chí nào, yếu tố thời điểm của sự kiện hết sức quan trọng. Nếu nhắm đúng thời điểm mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm về vấn đề đó thì sự ra đời tác phẩm phóng sự điều tra đã là một thành công rồi. Không chọn được thời điểm đó, phóng sự điều tra không tạo được dư luận lớn.
Hoàn cảnh tác nghiệp càng khó khăn, càng nguy hiểm mà nhà báo vẫn tìm mọi cách có thể để khai thác được thông tin cho phóng sự điều tra thì tác phẩm càng có những bằng chứng thuyết phục, càng hấp dẫn đối với công chúng. Không có yếu tố hoàn cảnh khó khăn này, phóng sự điều tra sẽ bớt đi sự hấp dẫn.
Có ý kiến cho rằng, thực hiện phóng sự điều tra phải từ việc phát hiện đề tài và những luận chứng do chính nhà báo khai thác được từ chất liệu của cuộc sống chứ không phải từ một bản kết luận điều tra của cơ quan chức năng. Quan điểm của ông như thế nào?
Nhà báo có nhiều nguồn tin để tác nghiệp. Nhưng nếu có toàn bộ nguồn tin từ kết luận của Cơ quan điều tra thì tác phẩm đó không có vai trò điều tra của nhà báo. Với tôi phóng sự điều tra nói chung và phóng sự điều tra kinh tế nói riêng phải là những bằng chứng sống động do nhà báo điều tra mà có được.
Theo ông, phóng sự điều tra có tầm quan trọng như thế nào đối với một cơ quan báo chí?
Với tôi, một tờ báo, một kênh truyền hình không có phóng sự điều tra là một cơ quan báo chí thiếu tính chiến đấu. Và đương nhiên là không thể hấp dẫn khán giả, không có vai trò lớn đối với xã hội trong việc xây dựng một đất nước công bằng văn minh.
Thông thường thực hiện một kỳ hoặc nhiều kỳ phóng sự điều tra, ông triển khai quy trình đó như thế nào?
Sau khi phát hiện vấn đề sẽ lên một kịch bản điều tra. Trong kịch bản đó dự kiến sẽ thực hiện các biện pháp, phương án (thường có 2, hoặc 3 phương án) để thu thập thông tin; dự kiến sẽ thu thập được những thông tin, bằng chứng gì? Đối với những thông tin, bằng chứng không thể dự kiến trước, phát sinh trong quá trình điều tra đòi hỏi phải tiếp tục điều tra thì phải điều chỉnh, lập phương án điều tra mới. Tóm lại, phải có trong tay những chứng cứ rò ràng và sinh động có thể “khép tội” được thì mới dừng điều tra để xây dựng tác phẩm.
Theo ông, trong các bước thực hiện quy trình ra đời một tác phẩm phóng sự điều tra thì khâu nào là quan trọng nhất, vì sao?
Khâu điều tra, thu thập thông tin, chứng cứ để làm rò, chứng minh vi phạm của vấn đề
Khi xem một phóng sự điều tra, dưới góc độ là một nhà báo, điểm cốt yếu nào của tác phẩm được ông đặc biệt quan tâm, vì sao?
Chứng cứ . Phóng sự điều tra không đưa ra được những chứng cứ sinh động để chứng minh, làm rò vấn đề thì không thể là một phóng sự điều tra.
Việc khai thác và sử dụng những chi tiết về ngoại hình, cảm xúc của nhân vật có ý nghĩa như thế nào đối với phóng sự điều tra? Nhân vật trần thuật – cái tôi tác giả, đóng vai trò như thế nào đối với tác phẩm?
Chúng ta làm phóng sự điều tra đang tìm cách để buộc tội một người, mà lại được chính người đó “thú tội” từ những cuộc đối thoại và câu hỏi mang
tính “móc họng” của nhà báo thì quá sinh động. Cộng thêm với những hình ảnh, Clip chứng minh một cách thuyết phục nhất về hành vi phạm tội của người đó thì quả là quá thuyết phục. Chính điều này đã xây dựng lên tác phẩm phóng sự điều tra vô cùng hấp dẫn.
Nhưng để làm được điều đó, nhà báo (cái tôi) phải đóng một vai trò cực kỳ quan trọng: như người đi làm sổ đỏ, người đi mua thực phẩm, hàng hóa, là nạn nhân của hoạt động tín dụng đen… Tất cả được thể hiện được trong một phóng sự điều tra cụ thể đều phải được thể hiện như thật thì mới “móc họng” được người bị điều tra về một hành vi phạm tội nào đó. Và bằng những sản phẩm thu được từ những vai diễn đó sẽ tạo nên một tác phẩm phóng sự điều tra trên báo hấp dẫn, lôi cuốn công chúng và mang nhiều giá trị về pháp lý trong việc giúp các cơ quan quản lý và tư pháp thực thi nhiệm vụ của mình.
Nên sử dụng như thế nào về kết luận điều tra của cơ quan chức năng trong tác phẩm của mình, thưa ông?
Kết luận điều tra của các cơ quan chức năng là một bản kết tội, chỉ còn chờ mang ra tòa xử là xong. Nhưng nếu kết luận đó là một đầu mối mở ra những vụ việc liên quan khác thì đó là một thông tin rất đáng quý để nhà báo tiến hành điều tra mở rộng.
Quan niệm của tôi: Người thực hiện phóng sự điều tra phải là người làm được công việc của một điều tra viên, một kiểm soát viên, một thẩm phán và một nhà báo thì tác phẩm đó mới tạo được dư luận lớn.
Theo ông, thời điểm nào thì một kỳ hay nhiều kỳ phóng sự điều tra cho xuất hiện những tình tiết liên quan đến kết luận của cơ quan chức năng xung quanh sự kiện mà nhà báo đang thực hiện?
Tùy từng thời điểm chúng ta tung bài phóng sự điều tra lên truyền hình. Có thể là đầu phóng sự, cũng có thể là cuối. Cái này linh hoạt. Nhưng như tôi đã nói, kết luận của cơ quan chức năng là dấu chấm rồi. Việc sử dụng nó linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Một phóng sự điều tra không thể mất dấu ấn cá nhân nhà báo được.
Tác dụng của hình ảnh trong phóng sự điều tra truyền hình ý nghĩa như thế nào?
Đối với truyền hình, hình ảnh đóng vai trò quan trọng. Giá trị thông tin hình ảnh trong phóng sự điều tra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong điều tra kinh tế nó là bằng chứng của tham ô, tham nhũng, cố ý làm trái, buôn lậu gian lận thương mại, làm hàng giả… đó là minh chứng của “mắt thấy”. Sự thật được ghi lại bằng hình ảnh. Cùng với lời bình, tiếng động đã làm tăng thêm giá trị thông tin hình ảnh trong phóng sự điều tra truyền hình.
Theo ông, việc nhà báo sử dụng chi tiết “bình” để bàn, đánh giá cho rò vấn đề, bày tỏ quan điểm của mình trước hiện thực khách quan có tác dụng như thế nào đối với phóng sự điều tra?
Không có ý nghĩa nhiều. Bình và bàn, đánh giá của nhà báo đối với những thông tin, chi tiết nhằm quy tội phải hết sức hạn chế trong tác phẩm báo chí phóng sự điều tra. Nếu không sẽ bị “hở sườn”. Tốt nhất, thuyết phục nhất là phải bằng bằng chứng. Bình, bàn ở những chi tiết không phải là những chi tiết “buộc tội”, hoặc những chi tiết “buộc tội” chưa đủ thuyết phục. Báo chí hiện đại trên thế giới rất ít bình, bàn khi thực hiện phóng sự điều tra.
Theo ông, để phát hiện và khai thác được những chi tiết đắt giá đối với phóng sự điều tra kinh tế truyền hình, phóng viên cần quan tâm đến điều gì?
Với bất cứ mảng đề tài nào, nhà báo vẫn phải nhìn, phải nghe, phải đi, phải hiểu, phải đặt câu hỏi tại sao…. thật nhiều như thầy giáo dạy. Những phóng viên nào có nhiều kiến thức về pháp luật, về lĩnh vực kinh tế, có nguồn tin, cùng với tính chuyên nghiệp trong thực hiện phóng sự điều tra và đạo đức người làm báo thì có thể thực hiện và khai thác tốt hơn những người khác về vấn đề này.
Trân trọng cảm ơn quý ông.
Họ và tên người trả lời phỏng vấn: Đại úy Đặng Trí Nghiêm
Bút danh: Trí Nghiêm
Đơn vị công tác:Truyền hình ANTV
Chức vụ: Phó trưởng Ban Chuyên đề - Truyền hình ANTV Thời gian phỏng vấn: 8h ngày 12 tháng 12 năm 2014
Địa điểm phỏng vấn: Truyền hình ANTV, Số 1, Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội
Nội dung cuộc phỏng vấn
Theo ông, phóng sự điều tra có phải là thể loại của báo chí không?
Về thể loại báo chí, tôi không đủ tư cách để bàn, vì tôi là người làm báo chứ không phải nhà nghiên cứu, giảng dạy. Nhưng, theo các tài liệu tôi từng tham khảo, thì vấn đề phân chia thể loại báo chí dường như không có ranh giới rò ràng. Tùy theo mỗi giai đoạn lịch sử mà các nhà nghiên cứu có cách phân chia khác nhau.
Do yêu cầu xã hội đặt ra, người viết báo có những tác phẩm nội điều tra nhưng lại thể hiện hình thức của phóng sự, nên lâu dần, 2 thể loại này đã có sự giao thoa, kết hợp với nhau thành phóng sự điều tra.
Quan niệm của ông như thế nào về phóng sự điều tratruyền hình?
Hiệnnayphóngsựđangtrởthànhnhững“mónăn”khôngthểthiếu đốivới công chúng. Và bất kỳmột kênh truyền hình nào cũng dành một thời lượng để phát sóng các bài phóng sự điều tra của kênh đó sản xuất mình. Đã có rất nhiều cơ quan báo chí có đượcchỗ đứng trong lòng khán giả nhờ các chuyên mục, chương trình phóng sự điều tra.
Có ý kiến cho rằng, thực hiện phóng sự điều tra phải từ việc phát hiện đề tài và những luận chứng do chính nhà báo khai thác được từ chất liệu của cuộc sống chứ không phải viết lại những gì từ một bản kết luận điều tra của cơ quan chức năng. Quan điểm của ông như thế nào?