Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 14


bộ nhớ 2GB, 4GB… có khi còn tích hợp chức năng quay video. Khi sử dụng không cần cài driver cho các hệ điều hành: Windows98/98SE/2000/XP/Vista, MAC OS, Linux. Loại sản phẩm 40 cao cấp sử dụng Pin Lithium có thể sử dụng trong 24g liên tục, sạc thông qua cổng USB.

- Móc khóa nguỵ trang (4GB): Bề ngoài nhìn như một chiếc móc khoá xe hơi nhưng thật ra đó là một chiếc máy ghi âm nhỏ, rất tiện lợi, dễ dàng nguỵ trang. Sản phẩm này có hỗ trợ “Camera” với thiết kế siêu nhỏ mà lại sử dụng như một chìa khóa xe bình thường hợp thời trang. Cụ thể, có thể quay video thông qua lỗ nhỏ phía trước máy, lưu trực tiếp trên USB 4GB (chính là bộ nhớ của camera) với thời gian quay 120 phút với bằng định dạng .avi (640 x 480). Bộ pin-sạc được nạp vào máy thông qua kết nối USB với PC.

- Cúc áo Camera: Bên ngoài thì thiết bị có chiều dài chỉ hơn viên pin tiểu 1 chút và có thể gắn dễ dàng vào áo. Cúc áo camera thực sự là một chiếc máy ghi âm, quay phim nhỏ, rất khó bị phát hiện với độ phân giải cao lên tới 3.2 megapixel, đặc biệt với HY 928 có thể vừa quay vừa chụp với tốc độ lưu hình ảnh cao.

- Đồng hồ camnera: Hình dáng như một chiếc đồng hồ, nhưng chiếc camera này thực hiện các chức năng như lưu trữ dữ liệu của một chiếc USB, quay phim, quay video... Hơn thế nữa, đây là một chiếc máy ghi âm chống thấm nước và có thể mang theo mình bất cứ đâu.

Ngoài ra các phương tiện ghi hình khác, phương tiện đi lại… cũng cần được tạo điều kiện để đội ngũ phóng viên, biên tập viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

3.2.6. Điều tra công chúng

Như chúng ta đã biết, công chúng là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình phát hiện đề tài, tác nghiệp…Chính công chúng là những nhân tố vững chãi giúp cho các phóng sự điều tra được đẩy mạnh cả về chất và lượng.

Trong quá trình khảo sát 210 ý kiến khán giả theo dòi chương trình thì có rất nhiều ý kiến của khán giả góp ý mong muốn có được nhiều chương trình hay hơn, chất lượng hơn nhất là những phóng sự điều tra kinh tế dạng chuyên biệt. Đặc biệt là mở thêm các chương trình có tính tương tác cao với khán giả: Như điều tra qua


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

thư khán giả, thay vì 1 số 1 tuần cần tăng lên 2-3 số 1 tuần. Thêm nhiều các phóng sự điều tra hơn nữa, ví dụ có thể cho mỗi ngày một phóng sự điều tra. Đi sâu vào các vấn đề nóng bỏng và điều đặc biệt là không có rào cản vùng cấm. Với tính chất là một đài chuyên biệt của Công an nhân dân, nhiều vấn đề nóng khán giả bức xúc sẽ được đưa tin cụ thể nhất và được điều tra nhanh nhất, Đài ANTV cần đẩy mạnh nhiều phóng sự điều tra có tính tương tác với độc giả, công chúng để từ đó nhiều vấn đề nóng được đưa ra ánh sáng và đảm bảo công bằng dân sinh cũng như tài sản chung của toàn thể công chúng, giúp đất nước ngày càng phát triển.

Công chúng là nguồn sức mạnh xã hội, là khách hàng và thị trường của báo chí. Họ vừa là người khán giả, người cung cấp thông tin cho báo chí nhưng đồng thời cũng là người sáng tạo báo chí. Vì thế, công chúng có tác động rất lớn tới quá trình tác nghiệp của PV. Sự phản hồi của công chúng là yếu tố quan trọng hàng đầu để đo đếm sự thành công hay thất bại của mỗi phóng sự điều tra, mỗi PV. Công chúng cũng là đối tượng hưởng lợi khi vụ việc điều tra chống tiêu cực, tham nhũng được các PV đưa ra ánh sáng và được các cơ quan chức năng xử lý. Bởi vậy, họ thường là đối tượng hỗ trợ báo chí theo chiều hướng tích cực.

Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 14

Tuy nhiên, đối lập với đông đảo khán giả nói chung là một nhóm nhỏ các đối tượng bị tình nghi tham nhũng hoặc có liên quan đến tham nhũng, chúng thường gây nên những cản trở tiêu cực đối với hoạt động báo chí. Ngoài ra còn có nhóm đối tượng thứ ba can thiệp vào hoạt động của báo chí là những người có chức có quyền sử dụng báo chí như một công cụ để đấu giá tranh giành quyền lực.

Vai trò hỗ trợ của công chúng đối với quá trình tác nghiệp của báo chí là một yếu tố rất khó để định lượng cụ thể bởi sự hỗ trợ này diễn ra ở tất cả các khâu trong quá trình tác nghiệp của nhà báo, bao gồm khâu thu thập thông tin, xử lý thông tin, xuất bản và nhận phản hồi. Trong một số trường hợp cụ thể, công chúng là người có vai trò chủ chốt quyết định sự thành công của một vụ việc như là người cung cấp thông tin chính, thậm chí là cung cấp những thông tin giúp báo chí lật ngược tình huống, phanh phui sự thật, đồng thời bảo vệ PV trong quá trình tác nghiệp. Vấn đề lúc này là làm thế nào để người dân cộng tác đắc lực cho báo chí. Truyền hình ANTV nên kết nối, tổ chức bồi dưỡng cho lực lượng cộng tác viên này có được kỹ


năng thu thập thông tin, lưu trữ thông tin và chuyển tải thông tin trong cuộc sống. Việc này phải lâu dài và xuất phát từ quá trình tác nghiệp của PV mới có thể đặt niềm tin được ở cơ sở, ở chính những nhân vật mà trước đó họ đã từng cung cấp thông tin cho PV và PV đã chuyển tải được sự thật đó lên truyền hình thì chắc chắn lần sau có vụ việc gì, người đó lại thông tin đến cho PV. PV mà dày công hơn thì thường xuyên liên lạc với người dân này để có được tình cảm bền chặt và tạo niềm tin son sắt thủy chung.

Khái niệm nhà báo công dân cũng không còn là khái niệm mới, được hiểu là những người không nằm trong sự quản lý của cơ quan báo chí nào nhưng lại tác nghiệp giống như một nhà báo. Họ chính là những nguồn cung cấp thông tin đa dạng, phong phú, thấm đẫm hơi thở cuộc sống. Nếu truyền hình ANTV tin tưởng và tận dụng tốt nguồn thông tin này bằng các cách như: phản hồi nhanh chóng ngay khi nhận tin, chọn lọc và sử dụng thông tin, chế độ đãi ngộ tốt thì chắc chắn đây sẽ là một nguồn cung cấp thông tin hấp dẫn và chân thực.


Tiểu kết chương 3


Một trong những mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng chất lượng phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình ANTV, đề ra một số giải giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thể loại trên kênh truyền hình ANTV, trong chương 3 tác giả luận văn đã nghiên cứu các vấn đề đó.

Trước khi đưa ra một số giải pháp trong chương 3, tác giả luận văn đã hệ thống những vấn đề đặt ra trong việc khai thác đề tài, xây dựng đề cương cho sáng tạo tác phẩm phóng sự điều tra truyền hình, việc sử dụng thời điểm phát sóng phóng sự điều tra. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả việc sử dụng phóng sự điều tra kinh tế trên ANTV trong thời gian tới. Nhất là việc nâng cao nhận thức lý luận báo chí về phóng sự điều tra cho đội ngũ phóng viên ANTV, tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ điều tra cho phóng viên. Giải pháp về xây dựng đội ngũ chuyên thực hiện phóng sự điều tra kinh tế. Nâng cao chất lượng phóng sự điều tra kinh tế trên kênh ANTV, tác giả đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp về nội dung, về hình thức trong việc xây dựng phóng sự điều tra về kinh


tế trong thời gian tới của ANTV. Đồng thời, đề ra các giải pháp về tạo cơ chế chính sách cho phóng viên, đầu tư phương tiện tác nghiệp, điều tra công chúng... Và, bất luận trong hoàn cảnh nào, PV cũng phải kiên định lập trường và thực hiện phóng sự điều tra kinh tế thái độ công tâm, đảm bảo tính khách quan, công bằng và chịu hình thức xử lý cao nhất nếu để xảy ra sai sót.

Với những đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV trong chương 3 có thể khái quát ở một số nội dung chính như sau:

- Cần có quan niệm đúng về phóng sự điều tra kinh tế truyền hình. Xuất phát từ quan niệm đúng thì các phóng viên sẽ thực hiện được những tác phẩm một cách chuẩn mực và bài bản, còn những nhà quản lý, những người duyệt chương trình sẽ có một cơ sở lý luận bền vững và chính xác để thẩm định các tác phẩm về mặt nội dung cũng như hình thức thể hiện.

- Để có một quan niệm đúng thì các cán bộ và phóng viên truyền hình cần được nâng cao về trình độ lý luận, trình độ nghiệp vụ cũng như những những kiến thức cơ bản về pháp luật, về kinh tế…Song song với đó là đạo đức của người làm báo khi thực hiện phóng sự điều tra về kinh tế.

- Yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng phóng sự điều tra kinh tế nói riêng cũng như các chương trình truyền hình nói chung là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư các trang thiết bị phục vụ sáng tạo tác phẩm và phát sóng chương trình, vụ các thiết bị phục vụ công tác điều tra đạt hiệu quả nhất.


KẾT LUẬN


Phóng sự điều tra là một trong những thể loại báo chí có được sự quan tâm, chú ý đặc biệt của công chúng và là “đất dụng vò” của nhiều nhà báo tài năng. Nhiều cơ quan báo chí có được uy tín, diện mạo riêng của mình nhờ thực hiện thành công những tác phẩm phóng sự điều tra có hiệu quả cao trong đời sống xã hội. Trong đó, lĩnh vực kinh tế - một đề tài “nóng” được báo chí nói chung và truyền hình ANTV nói riêng đặc biệt chú ý để khai thác tổ chức thực hiện các phóng sự điều tra. Tuy mới thành lập 4 năm nhưng truyền hình ANTV đã khẳng định vai trò, vị trí trong lòng công chúng. Truyền hình ANTV đã, đang và sẽ xây dựng tiêu chí “Hấp dẫn, nhân văn, tin cậy, kịp thời” với việc sử dụng thể loại “đinh” đó là phóng sự điều tra nói chung và phóng sự điều tra kinh tế nói riêng.

Sau quá trình nghiên cứu đề tài “Phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình ANTV, khảo sát từ tháng 1/2014 – tháng 6/2015” tác giả luận văn đã dạt được một số kết quả như sau:

- Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa và làm rò cơ bản một số khái niệm về phóng sự, phóng sự điều tra, phóng sự điều tra truyền hình, lấy khái niệm đó làm tham chiếu cho những nhận định về khái niệm phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình. Tác giả đã phân tích và đưa ra một số nhận định về đặc điểm, đặc trưng của phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình và ở một kênh truyền hình cụ thể là ANTV. Nêu bật được vị trí và tầm quan trọng của thể loại phóng sự điều tra đối với các đề tài liên quan đến kinh tế.

- Chương 2, tác giả đã khái quát một số nét cơ bản về thực trạng sử dụng phóng sự điều tra kinh tế trong các chương trình, chuyên mục của Truyền hình ANTV. Làm rò đặc thù về nội dung, hình thức, thực trạng chất lượng của phóng sự điều tra kinh tế trên ANTV, đánh giá thành công, nguyên nhân thành công, những hạn chế và những nguyên nhân hạn chế và tác động của thể loại này đối với xã hội. Tác giả đã hệ thống hóa được những kỹ năng trong cách tiếp cận, khai thác vấn đề và triển khai vấn đề của các PV trong mỗi tác phẩm. Đánh giá được đặc thù hình


thức việc sử dụng phóng sự điều tra của truyền hình ANTV, một thể loại “xương sống” của truyền hình ANTV.

- Chương 3, tác giả đã hệ thống những vấn đề đặt ra trong việc khai thác đề tài, xây dựng đề cương cho sáng tạo phóng sự điều tra truyền hình, việc sử dụng thời điểm phát sóng phóng sự điều tra. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả việc sử dụng phóng sự điều tra kinh tế trên ANTV trong thời gian tới như: nâng cao nhận thức lý luận báo chí về phóng sự điều tra cho đội ngũ phóng viên ANTV; tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ điều tra cho phóng viên; xây dựng đội ngũ chuyên thực hiện phóng sự điều tra kinh tế; giải pháp cụ thể về nội dung, hình thức đối với tác phẩm phóng sự điều tra về kinh tế; đầu tư phương tiện phục vụ công tác, điều tra công chúng...

Có thể nhận thấy rằng, phóng sự điều tra là đề tài không mới, nhưng cái mới của luận văn là nghiên cứu về phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình ANTV. Nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn đóng góp thêm một số nội dung về cơ sở lý luận về phóng sự điều tra kinh tế truyền hình, từ việc khảo sát thực trạng đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình ANTV. Qua đây, tác giả cũng nhận thấy ý nghĩa hết sức quan trọng của phóng sự điều tra trên truyền hình ANTV về đề tài kinh tế như một kỹ năng nghề nghiệp của nhà báo. Ở đó còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu làm rò cả về nghiệp vụ làm báo điều tra ở lĩnh vực kinh tế, nhất là trong bối cảnh đất nước đang nhập sâu vào kinh tế thế giới có những bước chuyển mình và khởi sắc; đồng thời, có nền báo chí phát triển. Hy vọng rằng thời gian tới sẽ có những công trình nghiên cứu sâu hơn về quy trình sáng tạo tác phẩm phóng sự điều tra kinh tế truyền hình; về lao động sáng tạo của nhà báo trên phương diện nhập vai để khai thác tư liệu, hoặc các vấn đề liên quan như sử dụng chi tiết, ngôn ngữ hình ảnh trong phóng sự điều tra điều tra kinh tế truyền hình... Đây sẽ là những tri thức không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thiết thực về mặt thực tiễn sâu sắc đối với nền báo chí cách mạng nước nhà.


Với trình độ, năng lực còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không nhiều, công trình nghiên cứu về “Phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân, khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015” chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô; các nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này. Nhưng với việc hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả luận văn được trang bị thêm nhiều kiến thức lý luận cơ bản về báo chí truyền hình nói chung và phóng sự điều tra truyền hình nói riêng. Qua đây, tác giả có một phương pháp luận, thông qua lý luận để đút rút và kiểm nghiệm thực tiễn, làm bài học quý và hành trang cho bản thân mình trong hoạt động nghề nghiệp tại Công an tỉnh Hà Tĩnh trên lĩnh vực báo chí tuyên truyền và là một trong những cộng tác viên thường xuyên của truyền hình ANTV./.



Sách trong nước

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

3. Đức Dũng (2003), Các thể ký báo chí, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội

4. Đức Dũng (2003), Ký văn học và ký báo chí, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

5. Đức Dũng (1992), Ký báo chí, Nxb Thông tin, Hà Nội.

6. Đức Dũng (2001), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

7. Đức Dũng (2009), Phóng sự báo chí hiện đại, Nxb Thông Tấn, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động.

9. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động.

11. Nguyễn Văn Dững – Nguyễn Thị Thoa (chủ biên - 2006), Tác phẩm báo chí tập 2, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội.

12. Trần Tiến Duẩn (2006), Nghề báo, nghề nguy hiểm, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

13. Hà Minh Đức (chủ biên – 1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, Nxb Chính trị - Hành chính.

15. Vũ Quang Hào (2005), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Đinh Văn Hường (2007), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Quang Hùng (2004), Phóng sự điều tra, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

18. Nguyễn Hoành Khung và Lại Nguyên Ân (1994), Vũ Trọng Phụng con người và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí