Bảo Đảm Quyền Con Người Đối Với Người Bị Bắt Trong Giai Đoạn Điều Tra Hình Sự Trong Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Một Số Nước

pháp luật xảy ra trong quá trình điều tra, kịp thời bảo vệ quyền con người của người bị bắt; mặt khácđảm bảo cho hoạt động điều tra được thực hiện chính xác, khách quan.

1.3. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra hình sự trong pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước

Quyền con người được hiểu là tài sản chung của toàn nhân loại, bất chấp sự khác nhau về nguồn gốc xuất thân, nguồn gốc quốc gia về chế độ chính trị, về chủng tộc, màu da, tiếng nói. B i lẽ nó là chân lý, là những gì thuộc quy luật khách quan của cuộc sống con người mà nhiều học giả trên thế giới, nhiều văn kiện quốc tế thừa nhận như là lẽ tất yếu[32,tr.233, tr.234], điều đó được thể hiện cụ thể:

1.3.1. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong pháp luật quốc tế

* Bảo đảm quyền con người của người bị bắt quy định tại Tuyên ngôn về nhân quyền quốc tế năm 1948,Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được thông qua và tuyên bố theo nghị quyết số 217A(III) ngày 10/12/1848 của Đại hội đồng liên hợp quốc. Đây là lần đầu tiên mà các quyền cơ bản và tự do của con người được cộng đồng quốc tế công nhận, được đảm bảo bằng một văn kiện pháp lý chính thức. Mặc dù không phải là một văn bản pháp lý ràng buộc cũng như không có cơ chế bảo đảm và hệ thống chế tài đối với cá hành vi vi phạm nhưng Tuyên ngôn đã được toàn thế giới chấp nhận là nền tảng pháp lý cho việc xây dựng các công ước quốc tế về quyền con người, làm cơ s hình thành hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người hiện nay.

Từ những tuyên bố chung về quyền con người, Tuyên ngôn đi vào quy định các quyền cụ thể của con người, gồm quyền dân sự, chính trị (từ Điều 3 đến Điều 29) và quyền kinh tế - văn hóa - xã hội.Trong đó, quyền con người của người bị bắt đã được quy định tại Điều 9 của Tuyên ngôn nhân quyền

quốc tế: “Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán”.

Điều này có nghĩa là quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền tự do cá nhân rất quan trọng của công dân, nó được coi như quyền cơ bản của con người được công nhận. Vì vậy không một ai có thể bị bắt giữ một cách vô cớ theo ý kiến chủ quan, không có cơ s .

* Bảo đảm quyền của người bị bắt trong công ước quốc tế năm 1966 về các quyền dân sự, chính trị

Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ra đời như một dấu mốc quan trọng trong việc bảo vệ và thực thi quyền con người trên thế giới. Trên cơ s của Tuyên ngôn nhân quyền, năm 1966 thì công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị được thông qua. Nội dung chính của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 tập trung vào việc quy định các quyền con người cơ bản, gắn liền với nhân thân một số lĩnh vực chính trị và dân sự. Gồm 6 phần với 53 Điều trong đó phần III là phần nội dung chính của Công ước quy định cụ thể cá quyền dân sự và chính trị mà theo đó, các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ thực hiện nhằm đảm bảo cho mọi người có thể thực hiện được các quyền cơ bản của mình. Các quyền được liệt kê trong Công ước là các quyền mang tính phổ biến tới toàn thể nhân loại, không phân biệt con người thuộc dân tộc, tầng lớp, màu da hay giới tính. Quyền của người bị bắt cũng được quy định rất rò tại Điều 9 của Công ước:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


“1. Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an ninh cá nhân. Không ai bị bắt hoặc giam giữ vô cớ. Không một ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp có lý do và phải theo đúng thủ tục mà luật pháp đã quy định.

Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - 6

2. Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc họ bị bắt về những lý do bị bắt và được thông báo ngay lập tức về những cáo buộc đối với mình.


3. Bất cứ người nào bị bắt hoặc giam giữ vì một tội hình sự phải sớm được đưa ra toà án hoặc một cơ quan pháp luật có thẩm quyền để tiến hành tố tụng và phải được xét xử trong một thời hạn hợp lý hoặc trả tự do. Không được đưa thành nguyên tắc chung rằng những người đang chờ xét xử phải bị giam giữ, nhưng việc trả tự do cho họ có thể kèm theo những điều kiện bảo đảm cho việc họ sẽ có mặt tại toà án vào bất cứ giai đoạn nào của quá trình xét xử và thi hành án.


4. Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu xét xử trước toà án, nhằm mục đích để toà án có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và trả tự do, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp.


5. Bất cứ người nào là nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp đều có quyền yêu cầu được bồi thường”.


Như vậy, việc quy định quyền con người của người bị bắt đã được quy định từ rất sớm và khá chặt chẽ về trình tự, thủ tục bắt. Bất kỳ ai khi bị bắt đều phải dựa trên các căn cứ nhất định và họ được đảm bảo các điều kiện, các quyền để chứng minh mình vô tội. Trường hợp bị bắt giữ trái pháp thì đều có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại.


1.3.2. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong pháp luật một số nước

* Trung Quốc:

Tương tự như Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia theo hệ thống pháp luật XHCN và có những nét tương đồng nhất định như Việt Nam. Bộ luật tố tụng hình sự Trung Quốc được thông qua tại Kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 5 ngày 01 tháng 7 năm 1979, và được sửa đổi theo Quyết định sửa đổi Luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thông qua tại Kỳ họp thứ tư Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 8 ngày 17 tháng 3 năm 1996.

Trong BLTTHS Trung Quốc vấn đề các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Chương VI với tên gọi “Biện pháp ngăn chặn”. Biện pháp ngăn chặn bắt người được quy định từ Điều 59 đến Điều 63 BLTTHS Trung Quốc.

Trong BLTTHS các nguyên tắc bảo đảm quyền con người được quy định một cách rất chặt chẽ, trong đó có việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Điều 11 BLTTHS Trung Quốc xác định quyền bào chữa của người bị bắt trong tố tụng hình sự nói chung trong đó có giai đoạn điều tra. Đây là một quyền thể hiện quyền con người quan trọng của những người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

Điều 14 quy định trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm các quyền tố tụng của công dân hoặc xúc phạm danh dự của họ. Quy định này nhằm đảm bảo việc mọi hành vi xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân của những người bị buộc tội trong tố tụng hình sự đều bị xử lý nghiêm minh. Đây cũng chính là biện pháp để bảo đảm các quyền con người của người bị bắttrong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra nói riêng.

Quy định cụ thể về bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong BLTTHS Trung Quốc được thể hiện Chương VI, với những quy định rất

chặt chẽ về thủ tục, thẩm quyền, căn cứ bắt người để tránh tình trạng xâm phạm tới các quyền cơ bản của người bị bắt.

Theo quy định của Điều 59 BLTTHS Trung Quốc thì việc bắt giữ nghi can phải được VKS phê chuẩn hoặc có quyết định của Tòa án nhân dân và được cơ quan công an thi hành. Như vậy, điều này phù hợp với nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo quyền con người của người bị bắt đó là chỉ bị bắt do lệnh của các cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan điều tra sau khi ra lệnh bắt thì phải được sự phê chuẩn của cơ quan kiểm sát nhằm giám sát hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn này tránh tình trạng lạm dụng hoặc xâm phạm tới các quyền cơ bản của con người.

Quy định về căn cứ bắt của BLTTHS Trung Quốc cũng đã thể hiện rất cụ thể về vấn đề bảo đảm quyền con người. Theo đó, về cơ bản việc bắt người có xâm phạm đến một số quyền cơ bản của con người như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do của người bị bắt. Do đó, việc bắt người không được tiến hành một cách bừa bãi mà cần phải được tiến hành dựa trên các căn cứ nhất định. Điều này đảm bảo bảo cho việc bảo vệ quyền con người của người bị bắt, chỉ khi nào có căn cứ cho rằng nghi can có thể bị phạt tù tr lên và các biện pháp ngăn chặn khác nhẹ hơn không đủ để ngăn ngừa hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cần phải bắt nghi can. Chính vì vậy, biện pháp ngăn chặn bắt chỉ được áp dụng sau khi thấy rằng không thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc giám sát tại nơi cư trú đối với nghi can được.

Về vấn đề thủ tục bắt người cũng đã được BLTTHS Trung Quốc quy định chặt chẽ, nhằm đảm bảo quyền cơ bản của người bị bắt không bị xâm phạm b i các cơ quan tiến hành tố tụng. Theo Điều 61 BLTTHS Trung Quốc thì Cơ quan công an có thể bắt giữ ngay từ đầu một tội phạm quả tang hoặc nghi can chính trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:(1) khi đang chuẩn bị

phạm tội, đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc bị phát hiện ngay sau khi phạm tội;(2) người bị hại hoặc nhân chứng chính mắt trông thấy xác nhận là đã thực hiện tội phạm;(3) nếu chứng cứ phạm tội được phát hiện có trên thân thể hoặc tại nơi cư trú của người này;(4) nếu tìm cách tự tử hoặc chạy trốn sau khi phạm tội, hoặc là một kẻ đào tẩu;(5) nếu có khẳ năng sẽ tiêu huỷ chứng cứ, làm sai lệch chứng cứ hoặc thông cung; (6) nếu không chịu nói tên và địa chỉ thật và không rò lai lịch; và (7) nếu bị nghi ngờ là đã thực hiện tội phạm nhiều nơi, nhiều lần, hoặc trong một băng nhóm.

Đồng thời cũng quy định về việc bất kỳ ai cũng có quyền bắt giữ ngay lập tức để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của người khác, sau đó phải bàn giao cho cơ quan công an hoặc Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân xử lý nhằm đảm bảo quyền của những người này, tránh tình trạng bị người khác xâm hại quyền con người. Điều 63 BLTTHS Trung Quốc quy định:Bất cứ người nào nêu dưới đây cũng có thể bị bắt giữ ngay lập tức b i bất kỳ công dân nào và giao cho cơ quan công an, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân xử lý:(1) bất kỳ ai đang phạm tội hoặc bị phát hiện ngay sau khi có hành vi phạm tội; (2) người đang bị truy nã;(3) người trốn khỏi nơi giam;(4) đang bị truy bắt.

* Liên bang Đức


Bộ luật tố tụng hình sự Đức là một trong những văn bản có truyền thống lâu đời và có phạm vi ảnh hư ng rộng tới nhiều quốc gia khác. Cũng như các quốc gia khác, bảo đảm quyền con người của người bị bắt có phạm vi nội hàm rất rộng. Được thể hiện chung các quy định về nguyên tắc tố tụng nói chung ngoài ra còn được thể hiện một cách trực tiếp trong quy định về các biện pháp ngăn chặn trong đó có biện pháp bắt.Theo quy định của BLTTHS

Liên bang Đức thì biện pháp bắt, tạm giam được quy định cùng với nhau và quy định cụ thể tại Chương IX của Bộ luật.

Việc đảm bảo quyền con người của người bị bắt trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra nói riêng được thể hiện các nội dung khác nhau trong quy định về biện pháp ngăn chặn bắt.

Quy định về căn cứ bắt trong BLTTHS Liên bang Đức là rất chặt chẽ, nhằm tránh tình trạng lạm dụng bắt để xâm phạm tời quyền con người cơ bản của người bị bắt. Theo khoản 2 Điều 112 BLTTHS Đức thì: Việc bắt có thể được tiến hành nếu có những căn cứ cho thấy:1. Xác định bị can đã bỏ trốn hoặc đang trốn tránh; 2. Xét tới các tình tiết của vụ án cụ thể, có khả năng bị can sẽ trốn tránh (nguy cơ bỏ trốn); hoặc3. Hành vi của bị can dẫn tới nghi ngờ có căn cứ rằng người đó sẽ: a) Phá huỷ, thay đổi, di chuyển, giấu, hoặc làm giả chứng cứ; b) Tác động không đúng đắn tới đồng phạm, nhân chứng, hoặc chuyên gia, hoặc c) Khiến người khác làm những việc trên, và do đó, nếu có nguy cơ cho thấy việc xác định sự thật của vụ án sẽ khó khăn hơn (nguy cơ gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ).

Như vậy, căn cứ bắt trong BLTTHS Đức được chia thành nhiều nhóm khác nhau trong đó có nhóm quy định về việc xác định bị can đang bỏ trốn hoặc trốn tránh nhằm gây ảnh hư ng cho hoạt động điều tra vụ án. Căn cứ khác cho rằng hành vi của bị can dẫn tới nghi ngờ rằng họ sẽ phá hủy hoặc thay đổi, làm giả chứng cứ; tác động tới đồng phạm, nhân chứng; Khiến người khác làm những việc trên làm xác định sự thật của vụ án tr nên khó khăn hơn. Ngoài ra những trường hợp khác không được tiến hành việc bắt người. B i lẽ, bắt người có gây ảnh hư ng lớn tới các quyền tự do thân thể của cá nhân. Chính vì vậy càng ít áp dụng biện pháp này càng tốt. Ngoài ra Điều 112a cũng quy định thêm về các trường hợp bắt người khác, điều này

nhằm đảm bảo cho việc bắt người phải tuân thủ các căn cứ chặt chẽ, nhằm đảm bảo quyền con người của người bị bắt hơn.

Bảo đảm quyền con người của người bị bắt bằng quy định về thủ tục bắt người. Theo quy định của BLTTHS Đức tại Điều 114 thì thủ tục bắt sẽ được tiến hành bằng lệnh bắt. Lệnh bắt do Thẩm phán ra quyết định. Như vậy, quy định trên là khác biệt so với pháp luật một số quốc gia khác trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Theo quan điểm của Đức thì những biện pháp mang tính tác động tới các quyền cơ bản của con người đều phải do Tòa án mà đại diện là Thẩm phán tiến hành nhằm tránh tình trạng các cơ quan điều tra, truy tố lạm dụng để thực hiện việc điều tra tốt hơn, nhanh hơn mà xâm phạm tới các quyền con người cơ bản.

Về thủ tục thông báo lệnh bắt cho bị can hoặc thông báo cho người thân trong BLTTHS Đức cũng là thể hiện của biện pháp bảo đảm quyền con người. B i lẽ, việc thông báo này đảm bảo việc bắt người có sự giám sát của người dân trong quá trình bắt người. Theo quy định của Điều 114a và 114b thì việc bắt người cần thông báo cho bị can vào thời điểm bị bắt. Còn đối với người thân thì việc bắt người cần được thông báo cho người thân mà anh ta tin tư ng, Thẩm phán sẽ làm nhiệm vụ trên.

Như vậy, tất cả các trường hợp trên là nhằm đảm bảo quyền con người của người bị bắt được đảm bảo một cách chặt chẽ. Tránh tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng tác động tới các quyền của họ.

* Nhật Bản


Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản quy định lệnh bắt tại Điều 199 với các nội dung về cơ bản tương tự như các nước khác trên thế giới. Việc đảm bảo

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí