Mục Tiêu Chung Và Mục Tiêu Về Marketing-Mix Của Công Ty Từ Năm 2016 - 2020


hấp dẫn, thu hút khách hàng đến mua các sản phẩm dịch vụ du lịch của Công ty tại điểm đến Hồ Núi Cốc

Trong đó:

- Về sản phẩm: Công ty đã kinh doanh hầu hết các loại hình dịch vụ du lịch thường có ở các điểm đến như: Du lịch lữ hành tham quan, nhà hàng khách sạn, vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm,… với các sản phẩm du lịch cụ thể tương đối đa dạng và phong phú… Một số sản phẩm như: đi tàu thăm đảo Cái, Huyền Thoại Cung… đã thể hiện sự cố gắng khai thác lợi thế và huyền thoại dân gian nàng Công, chàng Cốc của vùng Hồ Núi Cốc. Đã có những sản phẩm ăn uống, quà lưu niệm mang đậm sắc thái văn hóa của địa phương…

- Về giá cả: giá bán của các sản phẩm dịch vụ du lịch của Công ty cũng như các doanh nghiệp được công ty nhượng quyền thương mại tại điểm đến Hồ Núi Cốc về cơ bản là hợp lý, phù hợp với chất lượng sản phẩm dịch vụ ở mức trung bình.

- Về phân phối: Công ty sử dụng chủ yếu kênh phân phối trực tiếp đến khách hàng và bước đầu có sự liên kết với các công ty lữ hành của Hà Nội và một số tỉnh lân cận để đưa du khách đến du lịch Hồ Núi Cốc; Đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch để tổ chức một số sự kiện như Festival trà Thái Nguyên để tăng lượng khách.

- Về xúc tiến: Công ty đã cố gắng quảng bá hình ảnh và sản phẩm du lịch của Hồ Núi Cốc đến công chúng trong và ngoài nước, đã xây dựng được logo của Công ty, có một số bài viết trên báo… Song, việc quảng bá xây dựng thương hiệu, quảng cáo, tuyên truyền, … còn hạn chế.

- Về con người: Đã có đủ số lao động có tay nghề, có sức khỏe để cung ứng các sản phẩm du lịch đa dạng của Công ty.

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở

vật chất kỹ thuật, tuy chưa được như kỳ vọng nhưng bước đầu đã đáp ứng được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.


nhu cầu ăn, nghỉ, vui chơi giải trí của du khách. Một số công trình như chùa Thác Vàng đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.

Giải pháp Marketing mix tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc - 13

- Về môi trường: môi trường sống: nguồn nước, không khí, vệ sinh,… về cơ bản được bảo vệ, giữ gìn tương đối tốt. Môi trường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và quản lý tốt, các tệ nạn xã hội cũng như hiện tượng tranh giành khách, “chặt chém” khách… đã giảm đáng kể.

Với các ưu điểm trên, nên trong điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn, du khách đến với khu du lịch Hồ Núi Cốc vẫn tăng.

3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

a. Về sản phẩm

Công ty chưa có một chiến lược phát triển sản phẩm rõ ràng, hợp lý, trên cơ sở phát huy lợi thế khai thác tài nguyên du lịch của vùng hồ. Cụ thể: sản phẩm du lịch lữ hành còn đơn điệu (mỗi tuyến đi tàu thăm đảo Cái) mà nếu khai thác tốt tiềm năng rừng, nước, cảnh quan Hồ Núi Cốc với 89 hòn đảo lớn nhỏ thì du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh sẽ có nhiều sản phẩm phong phú, hấp dẫn hơn.

Công ty cũng chưa đa dang hóa được đội tàu vận chuyển du khách thăm hồ, các đảo trên hồ, nên chưa thỏa mãn được nhu cầu của du khách. Nếu các phương tiện vận tải đa dạng (tàu, canô, thuyền,…) với quy mô vận chuyển khác nhau, đảm bảo cho đoàn khách đông hơn 100 người hay đoàn lẻ 2 - 3 người cũng đều đi được, thì việc thỏa mãn nhu cầu của du khách sẽ tốt hơn.

b. Về giá cả:

- Việc gộp một số dịch vụ vui chơi giải trí với vé vào cổng khu du lịch Hồ Núi Cốc là chưa hợp lý vì nó buộc những người đã đến nhiều lần không có nhu cầu sử dụng các dịch vụ đó vẫn phải trả tiền và làm giá vé vào cổng tăng cao, trở thành rào cản du khách có nhu cầu mua bán các sản phẩm dịch vụ khác ngoài vui chơi giải trí.


- Giá cả của một số sản phẩm còn cao so với sản phẩm cùng loại trên địa bàn.

c. Về phân phối

Việc sử dụng các đại lý, môi giới còn hạn chế, nên việc thông tin và bán các sản phẩm dịch vụ du lịch của Hồ Núi Cốc chưa được thuận tiện và rộng khắp.

d. Về xúc tiến (giao tiếp - khuyếch trương)

Việc xây dựng thương hiệu du lịch Hồ Núi Cốc và quảng cáo, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để quảng bá thương hiệu, tuy có làm, nhưng chưa nhiều, chưa mạnh, việc sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại còn nhiều hạn chế. Vì thế, thương hiệu du lịch Hồ Núi Cốc chưa được biết đến rộng rãi ngay cả trong nước, trong khu vực và quốc tế.

e. Về con người

Trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên còn thấp so với các doanh nghiệp du lịch cùng quy mô, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên lễ tân khách sạn, hướng dẫn viên du lịch… Điều này ảnh hưởng đến tầm nhìn quản lý và chất lượng sản phẩm dịch vụ được cung ứng cho du khách.

g. Về cơ sở vật chất kỹ thuật

Các phòng nghỉ, trang thiết bị phục vụ ăn, nghỉ, thăm quan chất lượng chưa cao. Một số thiết bị phòng nghỉ, vệ sinh xuống cấp, hư hỏng… chậm được thay thế, nên chất lượng dịch vụ bị hạn chế.

3.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế

- Thứ nhất: tất cả những hạn chế nêu trên có nguyên nhân sâu xa là yếu tố con người.

Con người trong dịch vụ du lịch chẳng những là một trong các yếu tố cấu thành Marketing-mix (có nghĩa là để khách nhìn vào, đánh giá chất lượng dịch


vụ, độ tin cậy và quyết định có mua sản phẩm dịch vụ mà con người đó cung ứng hay không?) mà còn là chủ thể của nhiều hoạt động khác.

Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý hạn chế thì tầm nhìn chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về sản xuất kinh doanh, trong đó có chiến lược phát triển các sản phẩm du lịch cũng bị hạn chế.

Trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ của nhân viên phục vụ hạn chế thì chất lượng phục vụ, nhất là chất lượng hướng dẫn du lịch sẽ bị hạn chế.

- Thứ hai: Nguồn lực tài chính của Công ty còn yếu và việc huy động vốn đầu tư từ các nguồn bên ngoài chưa được nhiều.

- Thứ ba:Việc áp dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh còn hạn chế, nhất là chưa lập được Website và chưa sử dụng các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Tweeter …để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và các sản phẩm du lịch Hồ Núi Cốc chẳng những là một khiếm khuyết lớn trong xúc tiến Marketing du lịch mà còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả, hiệu quả kinh doanh giảm sút trong giai đoạn 2013 – 2015.


Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING-MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN HỒ NÚI CỐC

4.1. Mục tiêu chung và mục tiêu về Marketing-mix của Công ty từ năm 2016 - 2020

Để có được các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc, chúng ta không chỉ nắm bắt được tình hình kinh doanh của công ty hiện tại mà phải biết dựa trên mục tiêu phát triển chung của công ty trong giai đoạn sắp tới để vạch ra những mục tiêu Marketing riêng cụ thể của khách sạn.

4.1.1. Mục tiêu chung của công ty giai đoạn 2016 - 2020

- Khẳng định thương hiệu một cách rõ ràng và vững chắc thương hiệu Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công Đoàn Hồ Núi Cốc trên thị trường Thái Nguyên nói riêng và thị trường Hà Nội cùng các tỉnh lân cận nói chung.

- Phấn đấu mức tăng trưởng hàng năm của công ty hàng năm đạt 20%, mỗi năm thu hút bình quân từ 600.000 - 800.000 lượt du khách thăm quan. Trong đó khách nội địa chiếm 60 - 70%, số còn lại là khách nước ngoài.

- Công ty tập trung vào mục tiêu phát triển kinh doanh bền vững, duy trì quan hệ hợp tác bền vững với những đối tác, khách hàng hiện có, đồng thời phát triển thêm các nhóm khách hàng tiềm năng

- Phát triển và chuyên môn hóa các dịch vụ bổ sung như spa, trung tâm làm đẹp, phòng tập thể dục, các khu vui chơi giải trí trên bờ và dưới nước…

4.1.2. Mục tiêu Marketing-mix của công ty giai đoạn 2016 - 2020

Để thực hiện được những mục tiêu trên, ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc đề ra những mục tiêu Marketing riêng cụ thể như sau:


- Duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các loại hình kinh doanh mũi nhọn: lưu trú, nhà hàng, vui chơi giải trí, thăm quan. Đây là các loại hình kinh doanh cơ bản, quyết định tới hầu hết các hoạt động của công ty. Vì vậy, mọi nỗ lực, cố gắng đều phải tập trung vào việc nâng cao hệ số sử dụng buồng phòng và kéo dài lưu trú bình quân của khách ở khách sạn, hệ số sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí. Mục tiêu cần phải thực hiện là tăng hiệu quả sử dụng buồng phòng, các dịch vui chơi giải trí. Để mục tiêu này có tính khả thi cao, đồng thời vạch ra đường lối cụ thể cho hoạt động kinh doanh, chủ trương cơ bản của công ty là tập trung vào chiến lược hoàn thiện và phát triển sản phẩm mới, dựa trên cơ sở nâng cao chất lượng và toàn diện, đồng bộ, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm dịch vụ, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, hấp dẫn không chỉ mang đậm nét văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng trung du Bắc Bộ mà còn phát triển rộng rãi ra các vùng miền khác trên khắp cả nước Việt Nam.

- Chiến lược hoàn thiện và phát triển sản phẩm mới của công ty không chỉ được thể hiện trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú mà còn được chú trọng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống. Đây cũng là bộ phận đem lại nguồn thu lớn thứ hai cho Công ty sau lĩnh vực vui chơi giải trí và lưu trú. Mục tiêu phấn đấu hàng năm là tăng doanh thu ăn uống lên 20%. Với quyết tâm nâng cao chất lượng các món ăn truyền thống của Công ty (các món ăn đặc sản của miền trung du miền núi Bắc Bộ, các món ăn Việt Nam khác). Cùng với việc nghiên cứu chế biến một số món ăn mới, Công ty còn kết hợp giới thiệu một số món ăn nổi tiếng khác của Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản.., thay đổi thực đơn vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần để thu hút khách hàng là dân địa phương. Mặt khác, công ty còn đưa ra phương hướng để phát triển một số loại hình đặc biệt: Tiệc chiêu đãi, tiệc cưới, các buổi hội nghị, hội thảo, tiệc khen thưởng... Chính vì vậy đây cũng là một hình thức quảng cáo rất hiệu quả cho công ty.


- Không ngừng mở rộng các mối quan hệ liên doanh liên kết với các đối tác làm ăn, dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Đẩy mạnh việc ký kết các hợp đồng với những Công ty du lịch và hãng lữ hành lớn trong nước và ngoài nước.

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, thông tin về các sản phẩm dịch vụ của công ty trên quy mô rộng thông qua những phương tiện quảng cáo đạt hiệu quả cao như quảng cáo trên báo, tạp chí chuyên ngành, các sách hướng dẫn du lịch, tập gấp, thư ngỏ… hay tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế.

- Phát triển nguồn nhân lực cho Công ty: nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên, phát triển cơ cấu theo hướng duy trì bền vững, tuyển dụng những nhân viên có năng lực được đào tạo chính quy.

- Giữ vững định hướng phát triển lành mạnh hoá môi trường kinh doanh, chống các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, móc túi, ăn xin, chèo kéo, chặt chém khách hàng, karaoke và massage trá hình.

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện Marketing-mix đối với Hồ Núi Cốc

4.2.1. Về chiến lược sản phẩm

Xây dựng và thực hiện một chiến lược sản phẩm rõ ràng, hợp lý, trong đo cần tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng Hồ Núi Cốc để thu hút khách du lịch.

Chất lượng dịch vụ nói chung và chất lượng dịch vụ của công ty nói riêng đóng một vai trò quyết định đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đến việc khẳng định vị trí, chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường, thông qua uy tín, lòng tin đối với khách hàng và nhờ đó tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải làm gì và phải làm như thế nào để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty? Đây không chỉ là câu hỏi đặt ra đối với bộ phận Marketing mà còn liên quan đến sự sống còn của cả doanh nghiệp.


Sau đây là một số ý kiến đóng góp cho chiến lược hoàn thiện và phát triển sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc.

+ Công ty xác định đầu tư khai thác phát huy tốt nguồn lực và tiềm năng hiện có, nâng cao chất lượng, xây dựng và phát triển sản phẩm mới phong phú, đặc sắc riêng hiện có về văn hóa, lịch sử cách mạng và về sinh thái thiên nhiên để thu hút du khách. Triển khai thi công hoàn thành các dự án xây dựng dở dang như: hệ thống điện, nước, xử lý rác thải,..tại các đơn vị kinh doanh nhằm tạo diện mạo mới cho Hồ Núi Cốc. Cụ thể:

- Đối với sản phẩm dịch vụ lưu trú, nhà hàng: Sản phẩm lưu trú của công ty hiện tại vẫn chưa được tốt, một số khách sạn của công ty đã cũ và lạc hậu. Vì thế, công ty cần phải cải tạo, nâng cấp các phòng nghỉ đã cũ và duy trì, bảo dưỡng các phòng đã đạt tiêu chuẩn. Đối với dịch vụ ăn uống: một vấn đề khác cần phải đưa ra đối với các sản phẩm dịch vụ ăn uống là cần phải có một chiến lược riêng hướng vào dân cư trong tỉnh, khuyến khích các tầng lớp trung lưu các nhà doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ăn uống của khách sạn ví dụ như: Đặt tiệc liên hoan, hội nghị tổng kết cuối năm của các cơ quan, công ty hay tiệc chiêu đãi, tiệc cưới.

- Đối với dịch vụ bổ sung: Để sản phẩm dịch vụ chung có sức hấp dẫn cao, công ty không thể chỉ dựa vào chất lượng các dịch vụ cơ bản mà còn dựa vào số lượng chủng loại bổ sung khác nhằm thoả mãn ngày càng cao các nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, công ty nên đầu tư thêm cho chiến lược phát triển và mở rộng chủng loại các sản phẩm dịch vụ như: bể bơi, sân tennis, phòng tập thẩm mỹ, spa… Và đặc biệt, để tạo cho khách sạn một không gian lý tưởng, Công ty cần phải xây dựng khuôn viên cây xanh, vừa tách biệt môi trường khách sạn ra khỏi môi trường dân cư đông đúc xung quanh, vừa giảm khói bụi và ô nhiễm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023