Khái Quát Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Tình Hình Giáo Dục Của Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long


Tiểu kết chương 1

Trong trường THPT hoạt động dạy học là hoạt động quan trọng nhất vì nó chiếm phần lớn thời gian của học sinh khi đến trường. Để nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học thì quản lí hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm và then chốt nhất mà người CBQL nhà trường phải thực hiện, trong đó có quản lí hoạt động dạy học bộ môn Vật lí.

Để hoạt động dạy học môn Vật lí ngày càng hiệu quả và đi vào chiều sâu, đòi hỏi người CBQL không những nắm vững các khái niệm cơ bản về quản lí; quản lí giáo dục; quản lí hoạt động dạy học mà còn phải hiểu rõ và phân tích được thực trạng những nội dung cơ bản của quản lí hoạt động dạy học bộ môn Vật lí: quản lí hoạt động dạy của giáo viên, quản lí hoạt động của tổ chuyên môn, quản lí hoạt động học của học sinh, quản lí CSVC – TBDH môn Vật lí.

Người CBQL khi hiểu rõ và vận dụng sáng tạo cơ sở lí luận của quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí sẽ có tầm nhìn tổng quát nhất, dễ đánh giá đúng thực trạng của việc quản lí hoạt động dạy học môn. Từ đó có cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí một cách hiệu quả, phù hợp với thực tế của các nhà trường THPT, đặc biệt là các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.


CHƯƠNG 2‌

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ CÁC TRƯỜNG THPT Ở HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long‌

2.1.1. Khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

2.1.1.1. Vị trí địa lí

Huyện Trà Ôn nằm về phía Tây nam tỉnh Vĩnh Long, ranh giới đất đai của

huyện nằm ở vị trí địa lí từ

9052'40"

đến

10005'30"

độ vĩ Bắc và từ

105050'30"

đến

106 006'00" độ kinh Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Tam Bình; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Bình Minh và thành phố Cần Thơ; phía Nam và Đông nam giáp huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh; phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Vũng Liêm.

Huyện gồm 1 thị trấn là thị trấn Trà Ôn và 13 đơn vị hành chính xã, đó là các xã: Xuân Hiệp, Hoà Bình, Nhơn Bình, Thới Hòa, Hựu Thành, Thuận Thới, Trà Côn, Vĩnh Xuân, Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Tích Thiện, Lục Sỹ Thành, Phú Thành.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Toàn huyện có diện tích tự nhiên 267.27 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp

217.21 ha; dân số khoảng 143.167 người, trong đó nữ khoảng 71.808 (năm 2017); mật độ dân số khoảng 510 người/km2.

Trà Ôn cách thành phố Cần Thơ 20 km và cách thành phố Vĩnh Long khoảng 50 km theo đường bộ. Đường Quốc lộ 54, đoạn đi qua huyện dài 20 km, cùng với mạng lưới đường tỉnh 901, 904, 906 và 907, đường huyện và giao thông nông thôn đã được đầu tư là điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các trung tâm kinh tế trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là với thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, Trà Ôn còn nằm tiếp giáp với sông Hậu và sông Măng Thít là điều kiện rất thuận lợi trong giao thương bằng đường thủy với khắp mọi miền đất nước.


2.1.1.3. Kinh tế - xã hội

Trong nhiều năm qua kinh tế huyện Trà Ôn vẫn ổn định và phát triển, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt mức tăng bình quân hàng năm tương đương so với chỉ tiêu nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI đề ra. Những công trình kết cấu hạ tầng quan trọng đã và đang được tiếp tục đầu tư xây dựng, tạo động lực mới phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, toàn huyện hiện có 05/14 xã đạt “Nông thôn mới” đó là các xã: Thiện Mỹ; Tích Thiện; Hựu Thành; Thới Hòa và Hòa Bình.

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục của các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm học 2014 – 2015; 2015 – 2016 và 2016 - 2017

2.1.2.1. Tình hình giáo dục các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm học 2014 – 2015; 2015 – 2016 và 2016 – 2017

Hiện trạng phân bố các trường và điểm trường tương đối hợp lí theo các cụm và tuyến dân cư, toàn huyện có 4 trường THPT, 01 trường THCS – THPT và 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, trong đó có 02 trường THPT đạt Chuẩn quốc gia (THPT Trà Ôn, THPT Vĩnh Xuân), chất lượng giáo dục bậc THPT của huyện phát triển vượt bậc về mọi mặt, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT tăng liên tục theo các năm, tỉ lệ học sinh đỗ vào các Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp tăng nhanh.

Bảng 2.1. Thống kê số học sinh đỗ tốt nghiệp THPT ở huyện Trà Ôn trong 3 năm học 2014 – 2015; 2015 – 2016 và 2016 – 2017

TT

Trường

Năm học 2014 - 2015

Năm học 2015 - 2016

Năm học 2016 – 2017

SL

Tỉ lệ

%

SL

Tỉ lệ

%

SL

Tỉ lệ

%

1

THPT Trà Ôn

329/330

99.7

276/276

100

308/308

100

2

THPT Vĩnh Xuân

361/367

98.4

264/280

94.3

314/314

100

3

THPT Lê Thanh Mừng

210/219

95.9

135/138

97.8

147/147

100

4

THPT Hựu Thành

198/209

94.6

190/195

97.4

219/219

100

5

THCS–THPT Hòa

Bình

313/314

99.7

265/269

98.6

280/280

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long - 7

(Nguồn: Báo cáo của các trường THPT ở huyện Trà Ôn)


2.1.2.2. Tình hình học sinh bậc trung học phổ thông trong 3 năm học 2014

– 2015; 2015 – 2016 và 2016 – 2017 tham gia kì thi trung học phổ thông quốc gia, thi môn Vật lí

* Qui mô trường, lớp

Bảng 2.2. Thống kê số lớp, số học sinh của các trường THPT ở huyện Trà Ôn trong 3 năm học 2014 – 2015; 2015 – 2016 và 2016 – 2017

TT

Trường

Năm học

2014 - 2015

Năm học

2015 - 2016

Năm học

2016 – 2017

Số

lớp

Số HS

Số

lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

1

THPT Trà Ôn

28

929

30

982

32

1057

2

THPT Vĩnh Xuân

29

986

30

968

31

998

3

THPT Lê Thanh Mừng

19

575

18

535

19

563

4

THPT Hựu Thành

21

703

20

731

22

798

5

THCS – THPT Hòa

Bình

26

844

27

857

27

902

(Nguồn: Báo cáo của các trường THPT ở huyện Trà Ôn)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số lớp, số học sinh qua từng năm học có tăng nhưng số lượng tăng không nhiều. Qua khảo sát thực tế tại các trường THPT nêu trên vào tháng 4 năm 2018 thì sĩ số học sinh trên lớp khoảng 33 HS/lớp (4318 HS/131 lớp); giáo viên có số tiết dạy khoảng 10 tiết/tuần khá nhiều, đặc biệt giáo viên dạy Vật lí với số tiết khoảng 10 tiết/tuần hầu như là 100%.

* Chất lượng bộ môn Vật lí


Bảng 2.3. Thống kê về học lực môn Vật lí (trung bình môn cả năm) của học sinh các trường THPT ở huyện Trà Ôn

TT

Năm học

Tổng số

Học lực môn vật lí

Giỏi SL (%)

Khá SL (%)

TB SL (%)

Yếu SL (%)

Kém SL (%)

1

2014 - 2015

4037

831

20.6

1709

42.3

1409

34.9

88

2.2

00

00

2

2015 - 2016

4073

983

24.1

1675

41.2

1361

33.4

53

1.3

01

0.02

3

2016 - 2017

4318

1202

27.8

1774

41.1

1304

30.2

39

0.9

00

00

(Nguồn: Báo cáo của các trường THPT ở huyện Trà Ôn)

Bảng số liệu trên cho thấy, tỉ lệ học sinh có học lực trung bình và yếu bộ môn Vật lí chiếm tỉ lệ khá cao (trên 30 %) nên có nhiều học sinh không chọn bài thi Khoa học tự nhiên (có thi môn Vật lí) trong kì thi THPT quốc gia.

Bảng 2.4. Thống kê về học lực, hạnh kiểm của học sinh các trường THPT ở huyện Trà Ôn

T T

Năm học

Tổng số

Học lực

Hạnh kiểm

G

SL (%)

K

SL (%)

TB

SL (%)

Y

SL (%)

Kém

SL (%)

T

SL (%)

K

SL (%)

TB

SL (%)

Y

SL (%)

1

2014 -

2015

4037

1081

26.8

1836

45.5

947

23.4

170

4.2

03

0.07

3343

82.8

589

14.6

90

2.2

15

0.4

2

2015 -

2016

4073

1248

30.6

1852

45.5

895

22.0

77

1.9

01

0.02

3545

87.0

462

11.4

57

1.4

09

0.2

3

2016 -

2017

4318

1362

31.5

2101

48.7

833

19.3

22

0.5

00

00

3863

89.5

409

9.5

40

0.9

06

0.1

(Nguồn: Báo cáo của các trường THPT ở huyện Trà Ôn)

Bảng số liệu trên cho thấy, tỉ lệ học sinh có học lực trung bình và yếu chiếm tỉ lệ trên 20 %, đặc biệt còn trên 0.2 % học sinh có hạnh kiểm loại yếu.


Bảng 2.5. Thống kê số HS tham gia kì thi THPT quốc gia, thi môn Vật lí



TT


Năm học

Tổng số HS thi


Tỉ lệ %


Tổng số HS thi môn Vật lí 5


Tỉ lệ %

THPT

QG

Vật lí

1

2014 – 2015

1438

819

56.9

651

79.5

2

2015 – 2016

1158

377

32.6

359

95.2

3

2016 – 2017

1268

619

48.8

434

70.1

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các trường THPT ở huyện Trà Ôn)

Bảng số liệu cho thấy, tỉ lệ học sinh chọn bài thi THPT quốc gia có môn Vật lí khá thấp, trung bình trong 3 năm từ năm 2015 – 2017 khoảng 46%, đồng thời tỉ lệ điểm thi môn Vật lí đạt từ 5 điểm trở lên không được giữ ổn định và có xu hướng giảm.

* Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học môn Vật lí

Bảng 2.6. Thống kê số phòng học, phòng thí nghiệm Vật lí, phòng bộ môn Vật lí, phòng thư viện

T T

Năm học

Phòng học

Phòng thí nghiệm

Vật lí

Phòng bộ môn

Vật lí

Máy chiếu Projector;

ti vi

Kiên cố

Cấp 4

Tạm

1

2014 – 2015

126

10

0

5

0

21

2

2015 – 2016

132

10

0

5

0

25

3

2016 – 2017

132

10

0

5

01

32

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các trường THPT ở huyện Trà Ôn) Theo số liệu khảo sát thực tế CSVC: Phòng học được kiên cố chưa đạt 100%,

phòng bộ môn Vật lí đến năm 2017 chỉ có 01 phòng của trường THPT Hựu Thành, máy chiếu Projector; ti vi của các trường THPT trong huyện Trà Ôn còn thiếu rất nhiều so với số lớp, chưa đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới PPDH.


2.1.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên dạy môn Vật lí, nhân viên thiết bị môn Vật lí

Bảng 2.7. Thống kê đội ngũ giáo viên, giáo viên giảng dạy môn Vật lí và nhân viên thiết bị môn Vật lí


T T


Trường

Năm học

2014 - 2015

Năm học

2015 - 2016

Năm học

2016 – 2017

Số GV

Số GV

dạy

Vật lí

Số NV TB

Số GV

Số GV

dạy

Vật lí

Số NV TB

Số GV

Số GV

dạy

Vật lí

Số NV TB

1

THPT

Trà Ôn

84

10

01

82

10

01

83

09

01

2

THPT

Vĩnh Xuân

69

07

01

69

07

01

72

07

00

3

THPT Lê

Thanh Mừng

46

05

01

46

06

01

47

06

00

4

THPT

Hựu Thành

60

06

01

60

06

01

58

06

00

5

THCS – THPT

Hòa Bình

64

08

02

64

08

02

64

08

02

(Nguồn: Báo cáo của các trường THPT ở huyện Trà Ôn)

Theo số liệu khảo sát thực tế, giáo viên các bộ môn và giáo viên dạy môn Vật lí từ năm 2015 – 2017 hầu như không thay đổi, đặc biệt năm học 2016 – 2017 số nhân viên thiết bị môn Vật lí lại giảm nhiều (giảm 3/5 nhân viên), có 03 trường hiện nay không có nhân viên thiết bị môn Vật lí (THPT Vĩnh Xuân; THPT Lê Thanh Mừng và THPT Hựu Thành) nên ảnh hưởng nhiều đến việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí.


Bảng 2.8. Thống kê đội ngũ CBQL năm học 2016 – 2017


TT

Trường

Số

lượng

Trình độ

đào tạo

Trình độ

chính trị

Có chứng chỉ bồi

dưỡng

Đại học

Thạc sĩ

Trung cấp

Cao cấp

QLGD

Ngoại ngữ

B

Tin học

A

1

THPT

Trà Ôn

2

2

0

2

0

2

2

2

2

THPT

Vĩnh Xuân

3

3

0

2

0

3

3

3

3

THPT

Lê Thanh Mừng

3

2

1

3

0

3

3

3

4

THPT

Hựu Thành

3

1

2

3

0

3

3

3

5

THCS – THPT

Hòa Bình

3

2

1

3

0

3

3

3

Tổng

14

10

4

14

0

14

14

14

(Nguồn: Báo cáo của các trường THPT ở huyện Trà Ôn)

Đội ngũ CBQL tại các đơn vị có bản lĩnh chính trị vững vàng, có 14/14 (100

%) CBQL có bằng Trung cấp lí luận chính trị, có 01 CBQL đang theo học lớp Cao cấp lí luận chính trị; 100 % CBQL có chứng chỉ Quản lí giáo dục, Ngoại ngữ B và Tin học A. Tuy nhiên số CBQL có trình độ thạc sĩ còn thấp chiếm 28.6 % (04/14).

Theo Thông tư 16/2017/TT – BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 về việc hướng dẫn danh mục theo vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, tính đến tháng 4 năm 2018 đội ngũ CBQL của các trường THPT ở huyện Trà Ôn còn thiếu 04 người (THPT Trà Ôn thiếu 02; THPT Vĩnh Xuân và THCS – THPT Hòa Bình thiếu 01) nên ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lí các hoạt động dạy và học tại đơn vị.

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí