Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 17


biết chắc những thông tin ấy là có cơ sở, tôi sẽ lập đề cương gửi lên Ban biên tập. Nếu được Ban biên tập đồng ý, tôi sẽ bắt tay vào điều tra. Đầu tiên là tiếp cận với những nhân vật có thể cung cấp thông tin. Từ đó có thể tiếp cận thêm những nhân vật khác để có được nguồn tin phong phú hơn, đáng tin cậy hơn. Sau đó, tôi sẽ tiếp cận hiện trường.

Khi đã có đầy đủ các chứng cứ, tôi sẽ tiếp cận với các cơ quan có thẩm quyền để ghi nhận những ý kiến của họ hay tiếp cận thêm những thông tin, hồ sơ ... mà chỉ những cơ quan này mới cung cấp được. Cuối cùng, khi đã đầy đủ các thông tin, tư liệu, hình ảnh, ghi âm ..., tôi báo cáo lại lần nữa với Ban biên tập.Tuy nhiên, những quy trình trên chỉ mang tính tương đối thôi.

Theo ông, trong các bước thực hiện quy trình ra đời một tác phẩm phóng sự điều tra kinh tế thì khâu nào là quan trọng nhất, vì sao?

Nếu nói khâu nào quan trọng nhất là rất khó, bởi không phải phải đề tài, vấn đề nào cũng giống nhau. Chẳng hạn, nếu là phóng sự điều tra về khuất tất của một dự án, thì khâu quan trọng nhất theo tôi chính là khâu tiếp cận hiện trường để quay phim hay chụp ảnh thực trạng hiện tại, rồi trở lại đi tìm nguyên nhân, xuất phát đó.. Nhưng nếu là một phóng sự điều tra về một vụ tham nhũng thì khâu quan trọng nhất lại là tiếp cận được những hồ sơ, giấy tờ thể hiện được rò ràng các hành vi tham nhũng.

Khi xem một phóng sự điều tra, dưới góc độ là một nhà báo, điểm cốt yếu nào của tác phẩm được ông đặc biệt quan tâm, vì sao?

Phóng sự điều tra là sự kết hợp giữa chất phóng sự với những tư liệu, những sự thật được hé lộ. Vì thế, tôi đặc biệt quan tâm tới việc tác giả có cân bằng và kết hợp được nhuần nhuyễn 2 yếu tố nói trên hay không. Bởi nếu chất phóng sự lấn át tư liệu, sự thật, thì phóng sự điều tra sẽ thiếu đi sự tin tưởng của khán giả. Còn ngược lại, nếu tư liệu, sự thật lấn át chất phóng sự, bài viết sẽ trở nên khô khan, nặng nề.


Việc sử dụng các kết luận điều tra của cơ quan chức năng liên quan đến sự kiện mà nhà báo đang thực hiện trong tác phẩm của mình để đưa vào phóng sự điều tra có ý nghĩa như thế nào?

Theo tôi, phóng sự điều tra không phải là một tác phẩm để minh họa cho một cái kết luận điều tra nào đó. Mặt khác, có nhiều vấn đề, hiện tượng, khi các nhà báo bắt tay vào điều tra thì cơ quan chức năng vẫn chưa biết. Khi ấy thì lấy đâu ra kết luận điều tra? Vì thế, tôi không bàn tới việc sử dụng kết luận điều tra trong các phóng sự điều tra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Tác dụng của hình ảnh trong phóng sự điều tra truyền hìnhcó ý nghĩa như thế nào?

Hình ảnh giúp cho nhà báo chứng minh cho Ban biên tập, cơ quan chức năng, khán giả biết rằng anh ta tiếp cận trực tiếp với những nhân vật cung cấp những thông tin quan trọng. Đây là cơ sở quan trọng để xác định hành vi, mức độ hành vi. Hình ảnh trong phóng sự điều tra mang giá trị thông tin cao.

Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 17

Theo ông, việc nhà báo sử dụng chi tiết “bình” để bàn, đánh giá cho rò vấn đề, bày tỏ quan điểm của mình trước hiện thực khách quan có tác dụng như thế nào đối với phóng sự điều tra?

Trong phóng sự điều tra, khi nhà báo bàn, đánh giá cho rò vấn đề, bày tỏ quan điểm của mình trước hiện thực khách quan, sẽ góp phần làm tăng thêm tính chính luận cho tác phẩm của mình. Tuy nhiên, khi bàn hay bày tỏ quan điểm, nhà báo phải suy nghĩ cận thận, lựa chọn câu chữ phù hợp để tránh cho các lời bàn, bày tỏ quan điểm của mình mang tính cực đoan, suy diễn, áp đặt …

Trước những phản ứng của dư luận xã hội, nhất là những người, cơ quan, đơn vị có liên quan đến trong tác phẩm thì nhà báo cần xử lý như thế nào?


Những bài phóng sự điều tra thường sẽ “đụng chạm” tới một người, một nhóm người hay cơ quan, đơn vị nào đó. Vì thế, việc họ phản ứng lại đối với phóng sự điều tra là chuyện bình thường. Khi ấy, nhà báo cần đưa ra thêm những chứng cứ để khẳng định những thông tin mà mình đã thể hiện trong phóng sự điều tra là có cơ sở. Mà để có những chứng cứ đưa ra thêm đó, nhà báo nên chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng về hồ sơ, tư liệu, hình ảnh, ghi âm ... từ trước khi sáng tạo tác phẩm phóng sự điều tra. Bởi nếu không chuẩn bị đầy đủ, để đến khi người ta phản ứng lại bài phóng sự điều tra của mình, nhà báo mới đi lấy thêm chứng cứ thì sẽ khó. Bởi khi đã “bứt dây động rừng”, chắc chắn những cá nhân, nhóm người hay cơ quan, đơn vị đã phản ứng sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn quyết liệt việc nhà báo tiếp cận với những chứng cứ này.

Theo ông, để phát hiện và khai thác được những chi tiết đắt giá đối với phóng sự điều tra truyền hình về đề tài kinh tế, phóng viên cần quan tâm đến điều gì?

Phóng viên cần phải quan tâm tới việc tiếp cận những nhân vật, nguồn tin, những đối tượng có thể cung cấp những thông tin có giá trị cao. Với những người đứng ra tố cáo, với nông dân là nạn nhân của tổ chức, nhóm người nào đó, thì phải tiếp cận bằng thái độ chân tình, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với họ về những nỗi bức xúc, bất bình. Còn khi tiếp xúc với những đối tượng cần được điều tra, phải tiếp cận thật khéo léo, thậm chí có thể đóng giả để họ không nghi ngờ mình là nhà báo, và lấy được sự tin cậy nhất định của những đối tượng này. Khi đã có sự tin cậy từ đối tượng điều tra, phóng viên mới có thể khai thác được những thông tin đắt giá.


Theo ông, truyền hình ANTV cần có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng thể loại phóng sự điều tra về đề tài kinh tế?


Việc nâng cao chất lượng phóng sự điều tra trên truyền hình ANTV rất cần thiết, bởi nếu không tiếp tục nâng cao tức là đã có dấu hiệu tự mãn với những gì mình làm được. Mà nếu tự mãn trong nghề báo thì sớm muộn cũng thụt lùi về nghề nghiệp trong bối cảnh báo chí cạnh tranh độc giả ngày càng gay gắt và trình độ của khán giả ngày càng được nâng cao. Mặt khác, trong lĩnh vực kinh tế nói riêng và xã hội nói chung, vẫn còn rất nhiều những hiện tượng tiêu cực, cần các nhà báo tiếp tục dấn thân hơn nữa, sắc bén, lão luyện hơn nữa về nghề nghiệp để có những phóng sự điều tra mới nặng ký hơn.

Do đó, để nâng cao chất lượng phóng sự điều tra trên truyền hình ANTV theo tôi, trước hết, BBT cần tập trung bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, bản lĩnh nghề nghiệp cho những PV đã có tác phẩm phóng sự điều tra có chất lượng và có đam mê với thể loại này. Những PV nào không có khả năng xây dựng phóng sự điều tra, nhưng chỉ cho ra được những sản phẩm tầm tầm, mang tính chất phản ánh thì dứt khoát không giao cho thực hiện thể loại này. Những PV chuyên thực hiện phóng sự điều tra cần được tạo điều kiện hơn nữa trong việc tác nghiệp như được trang bị những thiết bị tinh vi phục vụ cho quá trình điều tra …

Trân trọng cảm ơn quý ông.


Họ và tên người trả lời phỏng vấn: Thiếu tá Nguyễn Văn Thịnh

Đơn vị công tác: Truyền hình ANTV Chức danh: Phó trưởng phòng quay phim

Thời gian phỏng vấn: 14h ngày 16 tháng 2 năm 2015

Địa điểm phỏng vấn: Trụ sở truyền hình ANTV, số 1 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội


Nội dung cuộc phỏng vấn


Theo ông, phóng sự điều tra có phải là thể loại của báo chí không?

Phóng sự điều tra đương nhiên là một thể loại báo chí.

Quan niệm của ông như thế nào về phóng sự điều tra trên báo chí?

Trước hết, phóng sự là thể loại giao thoa giữa văn học và báo chí. Tuy nhiên, với thể loại phóng sự điều tra thì chất văn học ít đi. Thay vào đó là các bằng chứng tác giả thu thập được trong quá trình điều tra bằng nghiệp vụ của mình.

Từ quan niệm của mình, ông vui lòng cho biết yếu tố thời điểm của sự kiện và hoàn cảnh tác nghiệp của nhà báo ảnh hưởng gì đến việc phát hiện và khai thác vấn đề cho phóng sự điều tra?

Vấn đề thời điểm của sự kiện và hoàn cảnh tác nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thể hiện phóng sự điều tra. Về thời điểm sự kiện. Cũng như nhiều thể loại báo chí khác, phóng sự điều tra đòi hỏi tính thời sự khá cao. Tuy nhiên, đây là thể loại khó, đòi hỏi thời gian thu thập thông tin sau khi phát hiện đề tài. Thông thường, với thể loại phóng sự điều tra thường là những đề tài lớn, nhiều ngóc ngách và xẩy ra trong một quá trình dài. Thậm chí, có những sự kiện xẩy ra từ nhiều năm trước nhưng với phóng sự điều tra vẫn có thể lật lại vấn đề.


Theo ông, phóng sự điều tra có tầm quan trọng như thế nào đối với một cơ quan báo chí?

Lịch sử đã chứng minh rằng, thể loại phóng sự điều tra có vị thế vô cùng quan trọng đối với một tờ báo. Chính xác hơn, là có nhiều tờ báo nổi tiếng, thành danh nhờ thể loại phóng sự điều tra hay nói cách khác, phóng sự điều tra là thể loại có thể thay đổi số phận của một cơ quan báo chí.

Thông thường khi thực hiện nhiệm vụ quay phim cho phóng sự điều tra ông thực hiện quy trình như thế nào?

Là một quay phim, trước hết, anh phải nắm bắt được các nội dung, yêu cầu của hình ảnh trong tác phẩm báo chí. Hiểu được đặc điểm thể loại anh mới tác nghiệp cụ thể ở từng đề tài.

Về quy trình tác nghiệp ghi hình cho phóng sự điều tra thông thường tôi thường bạc bàn nội dung với biên tập. Hiểu được những nội dung cơ bản vấn đề mà biên tập muốn thể hiện. Đồng thời mình phải hiểu được ý biên tập muốn gì hình ảnh. Đó cũng là sự kết hợp ăn ý nghề nghiệp giữa phóng viên và biên tập. Thể hiện thể loại này, tôi phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện trước khi đi công tác. Bởi đó có thể là những chuyến công tác dài hơi khi điều nạn buôn lậu ở biên giới, chặt phá rừng ở khu vực rất xa dân cư. Những điều này rất quan trọng. Vài ba tuần ở địa bàn cơ sở là thường xuyên. Chuẩn bị chu đáo thì lúc tác nghiệp sẽ không xảy ra sự cố.

Là quay phim tôi trung thành với ý đồ biên tập. Nhưng trong những trường hợp người quay phim phải nắm bắt nhanh “linh hồn” sự việc. Khi đối tượng căm phẫn, oan ức hay bộc lộ cảm xúc thi quay phim phải ghi lại được những chi tiết đó. Đối với ghi hình hồ sơ tài liệu, trong thời gian rất ngắn, quay phim phải “chộp” được những chi tiết đắt như chữ ký, ngày tháng, nội dung chính trong hàng chục bộ hồ sơ mà biên tập đang điều tra.


Đối với việc ghi hình biên tập nhập vai đó là điều khó khăn đối với quay phim. Nhập vai đã khó, ghi hình nhập vai lại càng khó hơn. Để tránh phát hiện ngoài việc sử dụng các thiết bị tinh vi thì những thiết bị quay phim thông thường cũng được khai thác sử dụng tối đa như điện thoại…. đó là cái khéo của người quay phim.

Quay phim cũng phải biết lựa chọn chi tiết để quay. Tuy duy hình ảnh có lẽ người quay phim phải nắm rò, để nắm bắt được bản chất của sự việc.

Đối với những cảnh cần diễn, nhưng phục vụ phóng sự điều tra thì quay phim phải tự làm “khó” mình. Đặt mình vào vị trí quay lén, thì mới tăng khả năng thuyết phục cho phóng sự điều tra. Ngoài ra, quay phim phải hiểu ý nghĩa của tiếng động trong điều tra. Nên bất luận trong trường hợp nào cũng không tắt tiếng khi ghi hình.

Đối với những nhân vật từ chối ghi hình, khi biên tập ngồi hỏi chuyện thì nhanh ý đặt máy ở góc nào đó, hoặc thu trong người, không để ý máy nhưng đã bấm “rec”. Phải thực sự nhanh nhạy thì mới ghi hình trong những hoàn cảnh “có vấn đề” nhất. Ngoài ra, phải xác định cho mình cũng là phóng viên điều tra, cái nghiệp vụ điều tra cũng phải tự học để bổ trợ trong quá trình ghi hình. Lời có thể về nhà mới nghĩ. Nhưng hình đã về nhà thì đôi khi không bao giờ có được hình ảnh đó nữa. Nên phải thực sự yêu nghề thì mới hoàn thành nhiệm vụ.

Ông có thể kể lại kỷ niệm trong quá trình quay phim cho phóng sự điều tra về kinh tế mà ông nhớ nhất?

Có lẽ, nhắc đến kỷ niệm về nghề thì khó có thể tả hết bằng lời. Một năm bao chuyến đi. Mối năm bao nhiêu đề tài. Có những tác phẩm đạt giải cao. Có những tác phẩm chưa đạt giải. Có những tác phẩm từ thông tin trên truyền hình mà cơ quan điều tra vào cuộc, các ngành chức năng trả lời trước


công chúng… đó là niềm vui đối với những người cùng sáng tạo tác phẩm phóng sự điều tra.

Được chia se về kỷ niệm, tôi nói về quay phim thực hiện phóng sự “Cần có cuộc đại phẫu về công tác quản lý và bảo vệ rừng”, biên tập phóng viên Nam Chung. vào tháng 3/2013, nhận được thông tin cánh rừng đầu nguồn biên giới Việt Lào thuộc địa phận xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh bị lâm tặc triệt hạ hàng nghìn m3 gỗ, gây bức xúc trong nhân dân. Được sự đồng ý của Ban Biên tập, đồng chí Nam Chung biên tập, tôi quay phim. Vào được cánh rừng sâu, chúng tôi đi bộ 30 phút. Mưa rừng. Vắt, đỉa rất nhiều. Nhưng chính ghi lại được hình ảnh đó, chứng minh cho cánh rừng nguyên sinh này ít người vào ra. Thế nhưng thật xót hàng trăm cây gỗ quý bị đốn hạ. gốc chảy nhựa còn tươi mới. Ngoài những hình ảnh đó. Chúng tôi quyết định ngủ lại trong rừng, lâm tặc ở các lán rất nhiều. Họ vẫn sinh hoạt bình thường. Chúng tôi ở khoảng cách xa đối với họ. Với đối với lâm tặc, họ cũng quen cảnh đầu nậu mua gỗ, cảnh người dân vào chặt gỗ nhỏ. Được sự giúp sức của người dân, chúng tôi ở lại trong rừng. Nghe tiếng “xoèn xoẹt” cưa gỗ. Chúng tôi ghi hình. Ánh sáng về đêm le lói từ đèn pin của lâm tặc. Nhưng chính những hình ảnh đó có sự mạnh tố cáo sâu sắc.

Sau những ngày ở rừng, chúng tôi tiếp cận với dân, đi tìm hiểu địa điểm tập kết gỗ của đầu nậu. Rồi theo dòi cảnh kiểm lâm viên của Hạt kiểm lâm Hương Sơn, chủ rừng là Công ty TNHH lâm nghiệp, thương mại và dịch vụ Hương Sơn vây bắt lâm tặc. Qua theo dòi, chúng tôi biết, khi thuê người chở gỗ ra khỏi rừng. Đến nơi người vận chuyển về. Để lại gỗ. Sau đó kiểm lâm đến lập biên bản “gỗ vô chủ”. Không ghi ngày tháng. Sau đó ghi thời gian không phù hợp với thời điểm, kiểm lâm gọi đầu nậu vào “xử lý”. Những hình ảnh chúng tôi ghi lại được đã vạch trần sự thông đồng giữa kiểm lâm, chủ rừng và đầu nậu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022