- Công tác tuyên truyền về mục đích, yêu cầu, nội dung Chương trình nông thôn mới còn chậm, thiếu chiều sâu, chưa phổ biến được nhiều mô hình tiêu biểu, cách làm hay của một số địa phương để các xã học tập theo.
- Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, nóng vội trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay có thể nói còn rất mới mẻ, đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Đây lại là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có đầu tư thích đáng về thời gian và tiền của nên nhìn chung chúng ta còn thiếu hụt về thông tin, về phương pháp luận và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy trong bối cảnh hiện nay, xây dựng NTM không thể nóng vội, chạy theo phong trào, địa phương này có mô hình, thì nơi kia cũng phải có xã điểm. Cũng không chỉ là thực hiện các đề án NTM để phô trương, quảng cáo chứng tỏ đã xây được mô hình "hoành tráng", khang trang, đẹp đẽ mà cần phải xem xét kỹ lại xem có đáp ứng được sự phát triển kinh tế - xã hội, có đem lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho nhân dân, tạo ra sự hòa hợp, đoàn kết trong thôn xóm, sự giàu đẹp cho quê hương hay không. Do vậy chúng ta cần phải tiếp tục có những nghiên cứu nhằm hoàn thiện dần phương pháp luận cũng như tích luỹ dần kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời làm phong phú thêm nguồn thông tin cho các nhà nghiên cứu sau này.
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Quy hoạch, đầu tư xây dựng xã Gia Cát đến năm 2020 trở thành một xã đáp ứng 19 tiêu chí nông thôn mới theo Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Gia Cát huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn tới năm 2020 - 2
- Vai Trò Mô Hình Ntm Trong Phát Triển Kinh Tế Xã Hội
- Vấn Đề Quy Hoạch Xây Dựng Ntm Ở Việt Nam
- Hệ Thống Chính Trị, An Ninh Trật Tự Xã Hội
- Đánh Giá Thực Trạng Nông Thôn Xã Gia Cát Theo Bộ Tiêu Chí Quốc Gia Về Nông Thôn Mới
- Kinh Tế Và Tổ Chức Sản Xuất (4 Tiêu Chí)
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn xã giai đoạn 2010-2016.
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu toàn bộ đất đai và hạ tầng kỹ thuật khu vực xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Đối tượng quy hoạch: Quy hoạch hạ tầng và sản xuất để phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, bền vững theo yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Phạm vi quy hoạch theo ranh giới hành chính xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
2.3.Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều tra phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
2.3.2. Đánh giá thực trạng nông thôn của xã Gia Cát theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
2.3.3. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 -2020.
2.3.4. Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch nông thôn mới
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn
- Thu thập các tài liệu, số liệu, các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất, các văn bản pháp luật của nhà nước và địa phương liên quan đến quy hoạch, tài liệu về định hướng phát triển kinh tế, xã hội của xã.
- Thu thập bản đồ địa phương: Bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ điện, nước…
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa kết hợp phỏng vấn trực tiếp
- Phương pháp này được tiến hành thông qua việc điều tra, khảo sát thực địa để xác minh hiện trạng sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhu cầu và nguyện vọng của người dân về đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, các công trình phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp…để làm căn cứ xây dựng phương án quy hoạch.
- Gặp gỡ cán bộ xã đại diện cho từng vùng để tìm hiểu tình hình chung về nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu hàng hóa, nhu cầu thị trường.
- Thông qua người dân đề xuất phương án quy hoạch và lấy ý kiến của họ để xây dựng phương án, đưa ra các giải pháp thực hiện (Phương pháp PRA – phương pháp có sự tham gia của người dân).
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp được sử dụng thông qua trao đổi lấy ý kiến của chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch nông thôn, quy hoạch sử dụng đất, phát triển nông thôn…để lựa chọn phương án tối ưu nhất.
2.4.4. Phương pháp phân tích thị trường và dự báo tiềm năng cho phát triển
Dự báo dân số trong tương lai và dự báo về nhu cầu sử dụng đất dựa trên cơ sở các chỉ tiêu phát triển của các ngành và dự báo mức tăng dân số trong tương lai. Căn cứ vào dân số hiện tại, tốc độ tăng dân số tự nhiên (cho phép), hệ số quy đổi lao động để xác định dân số qua các thời kỳ trong vùng và tiểu vùng, từ đó tính ra số lượng lao động trong toàn vùng và tiểu vùng.
Cách tính dân số phát triển tự nhiên:
N = N
1 + P
t hay N = N
1 + P v t
T o
(2.1)
100
T o
100
Trong đó: NT là dân số tương lai, người No là dân số hiện tại, người
P là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình, %
v là tỷ lệ tăng, giảm cơ học ( do nhập vào hay chuyển đi), % t là số năm trong giai đoạn dự báo
Biểu thức: 1 + P v được tính sẵn ứng với P cho trước.
100
Dựa vào cơ cấu lao động ta tính được số lao động tăng tự nhiên. Xác định khả năng phát triển dân số theo nhu cầu lao động (N1đ ).
Căn cứ vào mục tiêu và cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất của các ngành,
các đơn vị sản xuất kinh doanh, định mức lao động từng các ngành, từng đối tượng (loại cây trồng, loại gia súc, loại công việc) để xác định nhu cầu lao động qua các thời kỳ trong vùng và tiểu vùng.
Căn cứ vào yêu cầu kỹ năng lao động hiện thực quy trình công nghệ, xác định yêu cầu, trình độ lao động, nghề nghiệp.
N1đ =
Ax100 100 (B C)
Trong đó: N1đ là dân số theo nhu cầu lao động
A là tổng số lao động trực tiếp trong các ngành sản xuất B(%) là tỷ lệ dân số lao động gián tiếp, phục vụ
C(%) là tỷ lệ dân số không tham gia lao động (trẻ em, người già, tàn tật, C = 50% ).
Biện pháp tổ chức lao động, dân số
So sánh dân số phát triển tự nhiên và dân số tính theo nhu cầu lao động quy hoạch để nghiên cứu giải pháp phân bố dân cư ta có:
N1đ - NT = ∆
Khi ∆ > 10% so với N1đ
NT > N1đ dân số lớn, lao động dư thừa, biện pháp hữu hiệu di chuyển dân đi nơi khác.
NT < N1đ dân số ít, lao động thiếu cho phép nhập dân đến
Khi ∆ < 10% so với N1đ có thể cân đối lao động tại chỗ bằng cách mở rộng ngành nghề.
2.4.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Phương pháp xây dựng bản đồ
Xây dựng 2 loại bản đồ chính là:
- Bản đồ hiện trạng tổng hợp xây dựng, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở bản đồ địa chính kết hợp với các số liệu thống kê đất đai từ đó hiệu chỉnh bản đồ.
- Bản đồ quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc xây dựng trên cơ sở bản đồ hiện trạng tổng hợp xây dựng, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật.
- Hai loại bản đồ trên được xây dựng theo phương thức số hóa trên phần mềm Autocad.
Dự tính nhu cầu đầu tư
- Nhu cầu đầu tư cho xây dựng ưu tiên trên địa bàn xã
- Tổng nhu cầu đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, công trình văn hoá xã hội và môi trường để hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới của xã
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều tra phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội xã Gia Cát
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
- Phạm vi ranh giới: Xã Gia Cát nằm về phía Đông Nam huyện Cao Lộc, có địa giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp xã Hải Yến, Hòa Cư, Công Sơn
+ Phía Nam giáp xã Tân Liên.
+ Phía Đông giáp xã Mẫu Sơn của huyện Lộc Bình.
+ Phái Tây giáp xã Mai Pha TP.Lạng Sơn và thị trấn Cao Lộc
Hình 3.1. Vị trí xã Gia Cát
Xã bao gồm 10 thôn: Bắc Nga, Liên Hòa, Bắc Đông I, Bắc Đông II, Nà Bó, Sơn Hồng, Hợp Tân, Cổ Lương, Pò Cại, Sa Cao.
Hình 3.2. Xã Gia Cát
b) Địa hình, địa mạo
Gia Cát nằm trong vùng địa hình núi cao của huyện Cao Lộc, nhìn chung địa hình tương đối phức tạp độ dốc trung bình 265m, xen kẽ là các ngọn đồi có cao độ trung bình là 310m, độ dốc lờn và chia cắt mạnh.
c) Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: huyện Cao Lộc có khí hậu của vùng núi phía Bắc, Có tính chất nhiệt đới gió mùa với đặc điểm mùa đông lạnh và ít mưa, thịnh hành gió mùa Đông Bắc. Nhiều năm có sương muối. Tuy nhiên gió Đông Bắc, gió Bắc và sương muối không gây ảnh hưởng trầm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng và vật nuôi trên địa bàn huyện.
+ Mùa hè có gió Đông Nam và gió Tây Nam thịnh hành. Nhiệt độ cao.