Tình Hình Sử Dụng Vốn Vay Thực Tế Của Các Hộ Điều Tra

Bảng 13: Tình hình sử dụng vốn vay thực tế của các hộ điều tra



Chtiêu

Hương Hóa

Thanh Hóa

Bình quân chung

Số hộ

(Hộ)

STBQH

(Trđ)

Số hộ

(Hộ)

STBQH

(Trđ)

Số hộ

(Hộ)

STBQH

(Trđ)

Trồng trọt

3

7,67

6

5,69

9

6,35

Chăn nuôi

14

16,79

13

18

27

17,37

Trồng rừng

4

15

3

11,67

7

13,57

NNDV

8

23,75

6

20

14

22,14

Chi tiêu gia đình

1

10

5

4,61

6

5,64

+ Đóng tiền viện phí

0

0

1

10

1

10

+ Trả nợ

1

10

0

0

1

10

+ Đầu tư học nghề

0

0

1

5

1

5

+Chi tiêu khác

0

0

3

2,94

3

2,94

Tổng số

30

17,27

30

14,90

60

16,09

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tuyên hóa, tỉnh Quảng Bình - 5

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, xã Thanh Hóa có số hộ vay phân bổ vốn sai mục đích nhiều nhất, với 5 hộ vay, trong đó trồng trọt có 1 hộ sử dụng vốn sai mục đích hoàn toàn được sử dụng cho con học lái xe với số tiền là 5 triệu đồng và 1 hộ vay để chăn nuôi đã phải sử dụng số tiền vay 10 triệu đồng để cho con đi viện, 3 hộ đã sử dụng số tiền còn lại sau khi đầu tư vào hoạt động sản xuất cho việc chi tiêu với số tiền bình quân hộ là 2,94 triệu đồng. Còn xã Hương Hóa có 1 hộ sử dụng vốn vay sai mục đích hoàn toàn, đó là hộ vay để chăn nuôi nhưng đã sử dụng cho việc trả nợ với số tiền là 10 triệu đồng. Nguyên nhân của việc sử dụng vốn vay sai mục đích nhiều ở xã Thanh Hóa một phần là do sự cần thiết trong chi tiêu của các hộ, do đời sống khó khăn, tích lũy ít nên khi rủi ro xảy ra họ không thể tự mình vượt qua được, mặt khác còn do trồng trọt và chăn nuôi là hai lĩnh vực sau khi đầu tư mua giống, trả lãi vay ngân hàng thì gia đình thường tận dụng nguồn lực sẵn có của mình nên số tiền vay thường dôi ra một ít và hộ đã sử dụng cho việc chi tiêu hàng ngày.

Còn trồng rừng và ngành nghề dịch vụ là hai lĩnh vực không có hộ phân bổ vốn sai mục đích, là do số tiền vay ít (hộ vay trồng rừng) chỉ đủ để đầu tư vào sản xuất, và

do hoạt động ngành nghề dịch vụ cần số vốn đầu tư lớn, vốn vay chỉ đủ để đáp ứng đầu tư vào những lúc thời vụ còn phần lớn hộ còn sử dụng thêm phần vốn tự có của gia đình.

Nhìn chung, tình hình phân bổ món vay của người dân bước đầu tương đối hiệu quả, người vay đã có kế hoạch trong vấn đề vay và sử dụng vốn vay của mình, để từ đó có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng vốn, đảm bảo được hiệu quả trả nợ và chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

2.2.3.4. Kết quả và hiệu quả sử vốn vay của các hộ điều tra

Để phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra, tôi sử dụng các chỉ tiêu: GO, VA, IC, MI, và NB; GO/IC, VA/IC, MI/IC, NB/IC tính bình quân trên hộ được thống nhất tính trong một năm của các lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và ngành nghề dịch vụ (NNDV). Còn đối với 7 hộ vay vốn để trồng rừng, do có chu kỳ sản xuất dài nên để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất được chính xác và khách quan hơn tôi sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính NPV, IRR tính bình quân/hộ/ha rừng trồng và so sánh IIR với lãi suất tiền vay ngân hàng (i) để xác định hiệu quả của đồng vốn đầu tư.

a. Kết quả hoạt động sản xuất của các hộ điều tra

Qua bảng 14 cho thấy, trồng trọt là lĩnh vực mang lại giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm cũng như lợi nhuận và thu nhập thấp nhất, do trồng trọt là lĩnh vực sản xuất nhỏ, manh mún, lại tốn nhiều công sức để chăm sóc, giá cả các yếu tố đầu vào lại cao, phụ thuộc vào tự nhiên nên thường hay bị rủi ro, năng suất thu được thấp, sản xuất dựa vào công lao động của gia đình là chủ yếu cho nên giá trị sản xuất mang lại không cao, lợi nhuận ròng đem lại bình quân chung trên hộ của 2 xã chỉ là 0,94 triệu đồng.


Bảng 14: Kết quả hoạt động sản xuất của các hộ điều tra (Tính bình quân/hộ)

ĐVT: Triệu đồng


Chtiêu

Hương Hóa

Thanh Hóa

Bình quân chung

Trồng trọt

Chăn nuôi

NNDV

Trồng trọt

Chăn nuôi

NNDV

Trồng trọt

Chăn nuôi

NNDV

GO

22,99

60,18

231,38

15,95

58,14

169,43

18,06

59,2

204,83

IC

8,54

31

115

5,52

31,10

95,59

6,43

31,05

106,68

VA

14,45

29,18

116,38

10,43

27,04

73,84

11,64

28,15

98,15

KH

0,44

1,01

4,62

0,71

1

3,40

0,63

1,01

4,1

MI

14,01

28,17

111,76

9,72

26,04

70,44

11,01

27,14

94,05

Tc

11,89

11,51

20,25

9,28

13,71

18,20

10,06

12,57

19,37

NB

2,12

16,66

91,51

0,44

12,33

52,24

0,94

14,57

74,68


(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra thực tế)


52

Ngành nghề dịch vụ là lĩnh vực mang lại kết quả cao nhất, do ngành nghề dịch vụ (mộc dân dụng, buôn bán hàng nông sản, hàng tạp hóa, dịch vụ ăn uống, giải khát,...) là lĩnh vực cần có lượng vốn lớn tham gia vào hoạt động đầu tư bao gồm cả vốn vay cũng như vốn tự có của hộ, đồng thời đây cũng là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động thuê ngoài nhất trong tất cả các ngành, cho nên trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo áp lực lớn cho người đầu tư phải sử dụng vốn làm sao để thu được kết quả cao nhất, đây cũng là hoạt động không có người sử dụng vốn sai mục đích. Ngoài ra NNDV là hoạt động không phải gánh chịu nhiều rủi ro như các ngành nghề khác, giá trị sản xuất bình quân chung là 204,83 triệu đồng/hộ, thu nhập hỗn hợp bình quân chung trên hộ trong năm NNDV đem lại là 94,05 triệu đồng và lợi nhuận ròng (NB) là 74,68 triệu đồng.

Tiếp đến là ngành chăn nuôi, giá trị sản xuất bình quân mỗi hộ thu được là 59,2 triệu đồng sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí lợi nhuận ròng trong năm mà hộ thu được là 14,57 triệu đồng, chăn nuôi mang lại kết quả khá cao là do vùng có nhiều lợi thế để phát triển, diện tích đất sản xuất khá lớn nên hộ có thể thực hiện mô hình kết hợp hoạt động chăn nuôi với trồng trọt từ đó có thể tận dụng được các loại thức sẵn có của ngành trồng trọt cho chăn nuôi (ngô, rau, cám,...) để từ đó giảm được chi phí và tăng thêm thu nhập cho gia đình. Đồng thời địa bàn có diện tích rừng, với những bải cỏ lớn tạo điều kiện để chăn thả trâu bò, từ đó giảm bớt công chăn dắt cũng như tìm kiếm thức ăn cho chúng. Ngoài ra hộ còn tận dụng được sức kéo của trâu bò để cày kéo thuê, lấy phân bón tăng thêm thu nhập cho gia đình...Tuy nhiên, chăn nuôi cũng là lĩnh vực có nhiều hộ sử dụng vốn sai mục đích và còn phải chịu ảnh hưởng của các rủi ro như dịch lở mồm long móng ở trâu bò, dịch tai xanh ở lợn và dịch cúm gia cầm,...đã xảy ra cục bộ ở một số vùng cho nên đã làm cho thu nhập và lợi nhuận của ngành giảm đi đáng kể.

Nhìn chung, từ bảng số liệu trên cho thấy xã Thanh Hóa có tổng GO cũng như giá trị tăng thêm và thu nhập (MI), lợi nhuận (NB) của cả 3 lĩnh vực sản xuất thấp hơn so với xã Hương Hóa. Có kết quả đó là do ảnh hưởng của việc đầu tư cũng như điều kiện phát triển của mỗi vùng là khác nhau, như đã trình bày ở phần tình hình chung về nhóm hộ điều tra thì xã Hương Hóa có nhiều điều kiện để phát triển hơn so với xã Thanh Hóa (thuận lợi về cả vị trí địa lý cũng như điều kiện về cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội). Mặt khác, xã Hương Hóa có số người vay vốn sử dụng sai mục đích ít hơn so với

xã Thanh Hóa. Ngoài ra trình độ dân trí của xã Thanh Hóa là khá thấp đã ảnh hưởng lớn đến khả năng lập kế hoạch đầu tư sản xuất cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ cũng bị hạn chế. Qua tìm hiểu thực tế, chúng ta được biết trong thời gian vừa qua xã Thanh Hóa cũng phải gánh chịu nhiều rủi ro trong sản xuất như dịch bệnh, lũ lụt,...đã gây ảnh hưởng khá lớn đến đời sống cũng như sản xuất của bà con nơi đây, làm cho cuộc sống của người dân vốn dĩ khó khăn lại thêm khó khăn. Cho nên kết quả sản xuất mang lại của xã Hương Hóa cao hơn so với xã Thanh Hóa là điều dễ hiểu.

Tóm lại, với kết quả đạt được như trên nhìn chung hoạt động đầu tư sản xuất nào cũng mang lại lợi nhuận cho hộ, các hộ có thể cải thiện cuộc sống cho gia đình cũng như góp phần nâng cao thu nhập cho địa phương, điều đó chứng tỏ việc sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất bước đầu đã đem lại kết quả. Tuy nhiên vẫn có tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích của một bộ phận hộ vay vốn, đồng thời do khả năng lập kế hoạch sản xuất cũng như kế hoạch trả nợ của hộ kém đã gây ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của hộ cũng như ảnh hưởng tới hiệu quả của việc trả nợ. Vì vậy, để hiệu quả sử dụng đồng vốn được cao hơn, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình cũng như phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời gian tới các hộ vay vốn cần có sự nghiêm túc hơn trong vấn đề sử dụng vốn vay của mình. Chính quyền địa phương cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích người dân đầu tư vào những lĩnh vực có lợi thế, mang lại hiệu quả cao (NNDV, chăn nuôi,...). Đồng thời ngân hàng cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc vay vốn đồng thời cần quan tâm, hướng dẫn họ cách sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.

b. Hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là chỉ tiêu tương đối được biểu hiện bằng kết quả sản xuất so với chi phí sản xuất. Ở đây để biểu hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ tôi sử dụng một số chỉ tiêu: GO/IC, VA/IC, MI/IC, NB/IC

Từ kết quả sản xuất của các hộ điều tra như đã phân tích ở trên phần nào phản ánh được hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay của hộ. Tuy nhiên, không phải bất cứ hoạt động sản xuất nào mang lại giá trị gia tăng lớn hay lợi nhuận thu lớn hơn là hoạt động đó mang lại hiệu quả cao hơn được. Để phản ánh được chính xác hiệu quả sử

dụng vốn vay của các hộ sản xuất chúng ta phải xem một đồng chi phí trung gian mà hộ bỏ ra trong sản xuất thì hộ sẽ thu lại được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất, bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, bao nhiêu đồng thu nhập và bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua tính toán từ các số liệu ở bảng 14 kết quả thu được ở bảng 15 như sau:

Qua bảng 15 cho thấy trồng trọt (là lĩnh vực có kết quả sản xuất thấp nhất) nhưng là lĩnh vực mang lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn, bình quân chung giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC) của trồng trọt là 2,89 lần, giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian (VA/IC) là 1,89 lần, thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian (MI/IC) là 1,72 lần và lợi nhuận kinh tế ròng trên chi phí trung gian (NB/IC) là 0,13 lần. Như vậy, với một đồng chi phí trung gian đầu tư vào trồng trọt thì tạo ra được 2,89 đồng giá trị sản xuất tương ứng với 1,89 đồng giá trị gia tăng, 1,72 đồng thu nhập và 0,13 đồng lợi nhuận. Trong khi đó, đối với ngành nghề dịch vụ (là lĩnh vực có kết quả sản xuất cao nhất) cũng với 1 đồng chi phí trung gian nhưng hộ chỉ thu được 1,91 đồng giá trị sản xuất tương ứng với 0,91 đồng giá trị tăng thêm, 0,87 đồng thu nhập và 0,69 đồng lợi nhuận. Chăn nuôi là lĩnh vực mang lại hiệu quả thấp nhất trong 3 lĩnh vực sản xuất, với 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra hộ thu được 1,91 đồng giá trị sản xuất tương ứng với 0,91 đồng giá trị gia tăng, 0,88 đồng thu nhập và 0,47 đồng lợi nhuận.

Sở dĩ có được kết quả như trên là do trồng trọt là lĩnh vực đòi hỏi ít vốn đầu tư lại tận dụng được nguồn lực sẵn có của gia đình: công lao động gia đình và sức kéo của động vật, phân bón của ngành chăn nuôi.

Chăn nuôi là lĩnh vực sau khi đầu tư vào con giống và trả lãi vay ngân hàng thì hộ có thể tận dụng được các nguồn lực sẵn có của gia đình như công lao động, thức ăn của ngành trồng trọt,...giúp người sản xuất tiết kiệm được chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành song do điều kiện khó khăn cũng như năng lực sản xuất kém hộ đã sử dụng vốn sai mục đích nhiều dẫn tới hiệu quả thu được không cao.

Còn NNDV lại là lĩnh vực đòi hỏi nhiều vốn đầu tư (mua nguyên vạt liệu hàng hóa, công cụ, phương tiện sản xuất, ngoài ra một số hộ còn thuê thêm lao động và do vay lớn nên phần lãi trả ngân hàng cùng nhiều), khiến cho chi phí trên một đồng vốn vì thế cũng tăng cao, mặc dù giá trị sản xuất mang lại lớn nhưng chi phí bỏ ra cũng cũng lớn, và đây lại là lĩnh vực có nguồn lực tự có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, chỉ chủ yếu là công lao động gia đình, còn lại là toàn bộ lượng tiền mặt kể cả vốn vay và vốn tự có. Để mang lại 204,83 triệu đồng giá trị sản xuất và 74,68 triệu đồng lợi nhuận thì hộ phải bỏ ra tới 106,68 triệu đồng chi phí trung gian. Cho nên hiệu quả sản xuất của ngành nghề dịch vụ thấp.


Bảng 15: Hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra (Tính bình quân hộ)

ĐVT: Lần


Chtiêu

Hương Hóa

Thanh Hóa

Bình quân chung

GO/IC

VA/IC

MI/IC

NB/IC

GO/IC

VA/IC

MI/IC

NB/IC

GO/IC

VA/IC

MI/IC

NB/IC

Trồng trọt

2,69

1,69

1,64

0,25

2,89

1,89

1,76

0,08

2,83

1,83

1,72

0,13

Chăn nuôi

1,94

0,94

0,91

0,54

1,87

0,87

0,84

0,40

1,91

0,91

0,88

0.47

NNDV

2,01

1,01

0,97

0,80

1,77

0,77

0,74

0,55

1,91

0,91

0,87

0,69


(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra thực tế)


56

Như vậy, nhìn chung hoạt động đầu tư nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của hộ có mang lại hiệu quả, song hiệu quả mang lại đó không cao. Qua tìm hiểu thực tế được biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các hộ không cao là do hoạt động đầu tư còn phụ thuộc lớn vào điều kiện ngoại cảnh cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ còn phải hứng chịu nhiều rủi ro. Mức đầu tư còn thấp, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và mang tính tự phát nên kết quả thu được trên một đồng chi phí bỏ ra chưa lớn. Đồng thời lĩnh vực ngành nghề dịch vụ là lĩnh vực vay vốn lớn song khả năng quản lý tài chính và tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ kém, việc cập nhật thông tin thị trường còn hạn chế, hộ cũng chưa đề ra phương án, kế hoạch trả nợ cho ngân hàng. Mặt khác còn do hộ sử dụng và phân bổ nguồn vốn không đúng mục đích đã làm cho hiệu quả sử dụng đồng vốn giảm xuống đáng kể. Điều đó cũng giải thích được vì sao tỷ lệ nợ xấu của hộ sản xuất tại chi nhánh trong thời gian qua như đã phân tích ở phần trên lại rất lớn.

Nhìn chung, xã Thanh Hóa cũng là xã có hiệu quả thu được trên một đồng chi phí trung gian của hầu hết các lĩnh vực sản xuất (chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ) thấp hơn so với xã Hương Hóa. Điều đó cũng là một tất yếu bởi vì, kết quả sản xuất mang lại của xã Hương Hóa cao hơn và tỷ lệ người vay sử dụng vốn sai mục đích ở xã Hương Hóa thấp hơn so với xã Thanh Hóa, đồng thời quy mô sản xuất của xã Hương Hóa cũng lớn hơn so với xã Thanh Hóa cho nên sản xuất của xã Hương Hóa sẽ thu được kết quả tốt hơn xã Thanh Hóa là lẽ đương nhiên.

*) Đánh giá hiệu quả hoạt động trồng rừng của các hộ điều tra

Trồng rừng là lĩnh vực đầu tư có chu kỳ sản xuất tương đối dài vì thế trong quá trình đầu tư sản xuất phải cân nhắc đến giá trị thời gian của tiền, để có thể đánh giá được chính xác hiệu quả của hoạt động sản xuất cũng như hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn, tôi tiến hành tính toán, phân tích một số chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả dự án đầu tư: Giá trị hiện tại ròng (NPV) dùng để đánh giá hiệu quả mô hình trồng rừng có quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau. Chỉ tiêu này nói lên được quy mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV > 0 thì hoạt động sản xuất có hiệu quả và ngược lại; hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn, IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0. IRR tính theo %, được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế, IRR càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao. Qua quá trình tính toán kết quả thu được ở bảng 16 sau:

Bảng 16: Hiệu quả sản xuất của hoạt động trồng rừng của các hộ điều tra

(Tính bình quân/hộ/ha)


Chtiêu

Hương Hóa

Thanh Hóa

Bình quân chung

NPV (Trđ)

8,4

7,84

8,16

IRR (%)

43

41

42,14

Lãi suất NH (%)

15

15

15

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra) Qua bảng 16 cho thấy, hoạt động trồng rừng mang lại hiệu quả tương đối lớn,

NPV bình quân chung/hộ/ha rừng trồng là 8,16 triệu đồng > 0, chứng tỏ hoạt động đầu tư đã mang lại thu nhập, lợi ích cho người đầu tư, vậy người dân nên vay vốn để đầu tư. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng giá trị hiện tại thuần thì nó vẫn chưa phản ánh được hiệu quả của đồng vốn đầu tư mang lại là thực sự đạt hiệu quả hay chưa, và NPV còn phụ thuộc vào mức lãi suất (nếu lãi suất tăng thì NPV giảm và ngược lại nếu lãi suất giảm thì NPV tăng). Cho nên, để đánh giá rõ hơn hoạt động đầu tư vào trồng rừng của người dân đã thực sự có lãi hay chưa, có đủ khả năng trả được vốn vay hay không chúng ta xét đến chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) là mức lãi suất mà tại đó thu nhập của dự án vừa hoàn đủ vốn đầu tư, đây chính là suất thu hồi mà bản thân dự án tạo ra. Qua bảng trên cho thấy IRR bình quân chung của hoạt động trồng rừng mang lại là 42,14%/năm, như vậy với lãi suất cho vay của ngân hàng (i) là 15%/năm => IRR cao gấp 2,81 lần so với lãi vay ngân hàng, theo quy tắc lựa chọn dự án đầu tư thì khi IRR lớn hơn chi phí vốn của dự án thì dự án sẽ được lựa chọn, vậy nên có thể kết luận rằng đồng vốn sử dụng đầu tư trồng rừng của người dân đã đạt được hiệu quả, hoạt động sản xuất đã có lãi.

Nhìn chung hoạt động trồng rừng của cả hai xã đều đã đạt được hiệu quả khả quan, sau khi hoàn đủ vốn đầu tư, lợi ích dự án trồng rừng bình quân chung của 2 xã mang lại là 8,16 triệu đồng và IRR bình quân chung mà hoạt động trồng rừng mang lại cho hai xã là 42,14% => trồng rừng sẽ đảm bảo đem lại lợi nhuận cho người dân.

Qua bảng tên cũng cho thấy, xã Hương Hóa có NPV và IRR cao hơn so với xã Thanh Hóa là 0,56 triệu đồng và 2%. Và IRR của xã Hương Hóa so với lãi vay ngân hàng cũng lớn hơn IRR của xã Thanh Hóa khi so với lãi cho vay của NH, thông thường đối với những dự án có NPV và IRR cao thì thường được ưa thích hơn (NPV và IRR là một trong những chỉ tiêu dùng để lựa chọn dự án đầu tư). Điều đó chứng tỏ hoạt động trồng rừng ở xã Hương Hóa đạt được kết quả cao hơn xã Thanh Hóa.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do Hương Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi hơn hẳn so với xã Thanh Hóa về thị trường tiêu thụ cũng như quy mô đầu tư. Qua tìm hiểu thực tế được biết doanh thu mang lại của hoạt động trồng rừng nhiều hay ít còn phụ thuộc lớn vào vị trí, địa điểm sản xuất, cũng như chất lượng của sản phẩm sản xuất ra. Vì vậy, với quy mô đầu tư lớn cùng các điều kiện thuận lợi của mình nên doanh thu mang lại cùng trên một đơn vị diện tích và tại một thời điểm của xã Hương Hóa lớn hơn so với xã Thanh Hóa là 1,38 triệu đồng/ha. Vì vậy hiệu quả đạt được của xã Hương Hóa lớn hơn so với xã Thanh Hóa là điều tất yếu.

2.2.3.5. Một số đánh giá về nguồn vốn tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT huyện Tuyên Hóa

a. Một số đánh giá chung về nguồn vốn tín dụng đối với hộ sản xuất của các hộ điều tra

Bảng 17: Một số chỉ tiêu đánh giá chung về nguồn vốn tín dụng đối với hộ

sản xuất


Chỉ tiêu Số quan sát (Hộ) Tỷ lệ (%)


Kênh thông tin

60

100

- Nghị định của Chính phủ

3

5

- Hoạt động tuyên truyền của chi nhánh

33

55

- Từ những người vay vốn trước đây

24

40

Hiểu biết về các quy định

60

100

- Nắm rõ

32

53,3

- Tương đối rõ

9

31,7

- Chưa biết rõ

9

15

Khả năng đáp ứng về nguồn vốn của NH

60

100

- Đáp ứng đủ

29

48,3

- Đáp ứng không đủ

31

51,7

Khả năng trả nợ của khách hàng

60

100

- Trả đúng hạn

56

93,3

- Nợ quá hạn

4

6,7

Nhu cầu vay tiếp

60

100

- Có nhu cầu vay tiếp

50

83,3

- Không có nhu cầu vay tiếp

10

16,7

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Qua điều tra 60 hộ sản xuất cho thấy, các hộ biết đến nguồn vốn của chi nhánh chủ yếu thông qua hoạt động tuyên truyền của chi nhánh và từ những người vay vốn trước đây. Tuy nhiên, tỷ lệ người vay biết đến nguồn vốn thông qua hoạt động tuyên truyền của chi nhánh vẫn còn thấp, chỉ có 33 hộ trong tổng 60 hộ điều tra, chiếm 55% trong tổng số hộ vay vốn. Đồng thời, qua bảng trên cho thấy người dân biết đến nguồn vốn thông qua những người vay trước cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn, 24 hộ trong tổng số hộ điều tra, chiếm 40%, vậy vai trò của những khách hàng đi trước là rất quan trọng, nên chi nhánh cần dựa vào đối tượng này để có thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời cũng dựa vào họ để có thể hiểu hơn về khách hàng, xây dựng những chính sách, biện pháp, chỉ tiêu mới phù hợp hơn với từng đối tượng khách hàng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng. Qua đó chúng ta cũng thấy, trong tổng số hộ tiếp cận nguồn vốn tại chi nhánh thông qua các nghị định Chính phủ là rất ít chỉ 3 hộ, chiếm 5%, điều đó cũng nói lên rằng khả năng tiếp cận các chính sách văn bản của Nhà nước, Chính phủ của người dân còn hạn chế nên dẫn đến việc người dân hiểu sai, hay không hiểu các chính sách, quy định về vay và sử dụng vốn tín dụng dẫn tới sử dụng vốn sai mục đích, dẫn đến tâm lý chủ quan, ỷ lại, trông chờ vào các chế độ ưu đãi không có kế hoạch trả nợ cho ngân hàng, gây nên tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu nhiều. Trong tổng số hộ điều tra có tới 9 hộ chưa biết rõ (coi như không biết) về các quy định, văn bản, chính sách tín dụng chiếm tới 15% trong tổng số hộ vay vốn, chỉ có 32 hộ nắm rõ về các quy định, văn bản, chính sách chiếm 53,3% điều đó đã gây trở ngại khá lớn trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng, một số khách hàng khi tới hạn trả nợ NH tới thu thì họ trả lời là chưa tới hạn hay không biết, buộc NH phải đi lại nhiều lần rất tốn kém chi phí, đồng thời hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng bị giảm sút.

Trong tổng số 60 hộ điều tra có tới 4 hộ trả nợ không đúng hạn, buộc ngân hàng phải can thiệp, gồm 2 hộ ở xã Hương Hóa và 2 hộ ở xã Thanh Hóa. Trong đó 1 hộ ở xã Hương Hóa vay 5 triệu để trồng trọt, chỉ trả nợ cho NH được 1 triệu còn lại do con bị ốm nặng hộ đã phải sử dụng số tiền để trả nợ cho NH đưa con đi viện và hộ này đã được NH tạo điều kiện gia hạn lại nợ; còn 1 hộ vay vốn để chăn nuôi nhưng hộ đã sử dụng số tiền 10 triệu đồng vay của NH để trả món nợ vay nặng lãi mà hộ đã vay trước đây, cho nên tới hạn trả nợ hộ chỉ trả được cho NH được một phần, song sau đó hộ đã khắc phục và trả được cho NH số tiền quá hạn còn lại. Còn hai hộ vay ở xã Thanh Hóa, một hộ do rủi ro dịch bệnh đã làm chết 6 con lợn, làm cho hộ không trả được hết

nợ cho NH, hộ cũng được NH tạo điều kiện gia hạn lại nợ và vay thêm vốn để khắc phục khó khăn và thực hiện nhiệm vụ trả nợ cho NH. Và một hộ vay chăn nuôi nhưng do khả năng sản xuất bị hạn chế, không có kế hoạch sản xuất và trả nợ hợp lý nên khi đến kỳ hạn trả nợ hộ không có khả năng trả nợ cho NH. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm giúp người vay hiểu rõ hơn về các văn bản chính sách để họ có kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ cho NH được tốt hơn, đồng thời để thu hút khách hàng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn được nhiều hơn, giúp họ sử dụng vốn đúng và có hiệu quả hơn.

Do điều kiện hạn chế về nguồn vốn, cũng như để hạn chế rủi ro, đồng thời để đảm bảo vấn đề sử dụng vốn hợp lý của khách hàng, tránh sự lãng phí trong sử dụng nguồn vốn, cho nên trước khi tiến hành cho vay NH phải thẩm định, xem xét kỹ lưỡng khả năng cũng như dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng rồi mới xác định lượng tiền, thời hạn cho vay phù hợp. Theo quy định, khi tiến hành cho vay, NH thường căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay (thường tài sản bảo đảm phải gấp đôi số tiền được vay) theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, tùy vào khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay, nhưng tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự của mình. Cho nên, nhu cầu vay vốn của khách hàng là rất lớn nhưng NH chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của khách hàng. Qua điều tra thực tế cho thấy, trong tổng số 60 hộ điều tra NH chỉ đáp ứng đủ nhu cầu cho 29 hộ, chiếm khoảng 48,3%. Còn 31 hộ còn lại ngoài vay vốn của chi nhánh còn tiếp cận thêm vốn từ các nguồn vay vốn khác như NH chính sách (23 hộ), vay tư nhân, hụi họ, vay bà con bạn bè,…(8 hộ). Qua đó cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn đối với khách hàng của chi nhánh còn nhiều hạn chế. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần mở rộng quy mô, tăng cường huy động vốn để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn sản xuất cho người dân nhằm tạo điều kiện để người dân có thể mở rộng quy mô sản xuất.

Khi hỏi về nhu cầu vay tiếp có tới 50 hộ có mong muốn vay tiếp, chiếm 83,3% trong tổng số hộ vay vốn, các hộ vay tiếp nhằm mở rộng quy mô sản xuất đối với những hộ hoạt động có hiệu quả, nên giờ có mong muốn đầu tư mở rộng sản xuất hoặc đầu tư sản xuất mới vào những ngành nghề mà trước đây hộ không đủ hoặc không có khả năng đầu tư. Và trong tổng số 50 hộ có nhu cầu vay tiếp thì có tới 47 hộ đều có

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 20/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí