Giải Pháp Tăng Cường Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Phát Triển Du Lịch Cuối Tuần Ở Sơn Tây


Khuyến khích, tạo điều kiện để người dân địa phương có năng lực trở thành những người hướng dẫn viên tại điểm.

3.2.1.5. Giải pháp bảo vệ môi trường

Môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng đang đặt ra cho mỗi quốc gia những thách thức, yêu cầu phải có những chiến lược phù hợp để giải quyết những hạn chế đó. Việc duy trì và bảo vệ môi trường được coi là điều kiện đầu tiên để từ đó tạo ra ấn tượng thu hút khách.

Đối với khách du lịch, đây là đối tượng giáo dục hiển nhiên. Để việc giáo dục tạo được hiệu quả thì nội dung giáo dục phải cụ thể và phù hợp với du khách. Tại các điểm du lịch cần có các biển diễn giải bảo vệ môi trường để khách tuân thủ.

Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch cần phân phát ấn phẩm, tài liệu

hướng dẫn, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, phát động các cuộc

vận động bảo vệ môi trường, tổ chức các buổi hội thảo, chiếu phim.

Đối với cộng đồng dân cư địa phương. Chương trình giáo dục phải

dưa trên hình thức, bởi vì không thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

lúc nào cũng tập trung họ

lại. Việc

Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch cuối tuần ở thị xã Sơn Tây - 14

giáo dục phải dựa trên các hình thức dễ hiểu, dễ nhớ như chiếu phim, tranh ảnh, các chương trình biểu diễn văn nghệ… Đặc biệt sự tham gia trực tiếp của người dân vào du lịch sẽ nâng cao ý thức và tính tự giác của người dân trong việc bảo tồn và cải thiện môi trường.

3.2.1.6. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch cuối tuần ở Sơn Tây

Trong nỗ lực nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch nói riêng thì sự tham gia của cộng đồng địa phương đặc biệt được quan tâm, khuyến khích. Cộng đồng địa phương là những chủ nhân thực sự của các tài nguyên du lịch, cả tự nhiên lẫn nhân văn mà ngành dựa


vào để hút khách. Vậy nên họ có quyền tham gia và hưởng lợi từ các hoạt

động du lịch trong khu vực. Qua đó, họ sẽ tự giác và đóng vai trò chính

trong việc giữ gìn tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch nói riêng và sự phát triển bền vững nói chung.

Sơn Tây cần có những biện pháp khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động du lịch, tuyên truyền, giải thích cho họ hiểu về lợi ích mà phát triển du lịch mang lại như tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện chất lượng dịch vụ (cơ sở hạ tầng, y tế ­ sức khỏe, giáo dục).

Người dân có thể cho khách thuê trọ và ở chung trong nhà; lập các nhà nghỉ bình dân cho khách thuê, làm hướng dẫn viên tại làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây, làm lễ tân, nấu ăn phục vụ du khách, hướng dẫn khách làm đồng như cấy, cày, bắt cá, hướng dẫn khách làm tương, kẹo lac… Vì hơn ai hết người dân bản địa sẽ là người am hiểu về văn hóa và lịch sử nơi mình sống nhất.

Khuyến khích các hộ nông dân hoặc doanh nghiệp xây dựng các khu chăn nuôi đặc sản: cá sấu, nhím, … để vừa tạo điểm tham quan kết hợp nhà hàng dịch vụ phục vụ khách du lịch đến tham quan và ăn uống.

Khuyến khích các chủ nhà cổ đầu tư các dịch vụ ăn, nghỉ tại nhà cổ; củng cố, cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm phục vụ, bán cho khách du lịch; liên kết với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đưa vào tiêu thụ tại nhà cổ; phát triển nghề trồng cây cảnh để vừa tạo cảnh sinh thái cho nhà cổ vừa tạo sản phẩm bán cho khách du lịch

Như

vậy, sự

tham gia của cộng đồng dân cư

địa phương vào hoạt

động du lịch đóng một vai trò rất quan trọng, là yếu tố để thu hút khách du lịch, khách sẽ hiểu hơn về văn hóa bản địa, phong tục, tập quán của nơi mình đến. Đồng thời sự tham gia của người dân địa phương còn góp phần


vào phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

3.2.2. Giải pháp về cầu DLCT

3.2.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá

Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi bằng nhiều hình thức khác nhau về tiềm năng, quy hoạch, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư để góp phần đầu tư phát triển thương mại ­ du lịch ­ dịch vụ của thị xã. Cung cốsắp xếp

duy trìhoạt động thương mại giữvưñ g thi trường hiêṇ cóthông qua văn

minh thương mai, chât́ lượng haǹ g hoa,́ thaí độ phuc vụ vàuy tiń doanh.

trong kinh

Tăng cường tuyên truyền, quảng bá các di tích, điểm du lịch ở Sơn Tây như: hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh, Đền Và, Thành Cổ, Văn Miếu, Làng cổ Đường Lâm, đình Phùng Hưng, đền và Lăng Ngô Quyền, chùa Mía … Tổ chức các buổi triển lãm, trưng bày hình ảnh giới thiệu về di tích, cảnh quan của Thị xã, các cuộc thi tìm hiểu về các di tích, danh nhân của Thị xã trong các tầng lớp nhân dân.

Haǹ g năm nên tổ chức các sự kiện văn hoá, lễhội ở Đường Lâm vàtổ

chưć một sốsự kiên,̣ hoaṭ động thể thao ở Thành Cổ (đua thuyền, câu cá…)

nhăm̀

thu hut́ khaćh du lic

h vàquang báhiǹ h anh du lic

h cua

Sơn Tây. Trong

các buổi tổ chức sự kiện, hoạt động nên in và phát tờ rơi (mỗi lần khoảng

1.000 tờ) cho các du khách đến tham gia sự kiện, lễ hội với vác nội dung giới thiệu như tiềm năng du lịch của Sơn Tây, các điểm du lịch, làng nghề truyền thống, các di sản văn hoá, lịch sử…Ngoài ra, cũng cần tham gia cung cấp tư liệu hình ảnh và viết bài cộng tác cho các công ty truyền thông, báo đài địa phương và khu vực, các tạp chí để quảng bá về du lịch của Thị xã.

Tổ chưć

cać

hội chợ thương mại, hội chợ du lịch laǹ g nghềvới các gian

hàng của cać

doanh nghiệp trên đia baǹ

thị xa,̃ cać

doanh nghiệp trong nươć


vànước ngoaì nhằm giới thiệu sản phẩm vàxúc tiến thương mại, du lịch,

dịch vụ tạo điêù kiêṇ để giao lưu thương maị vàthu hut́ đâù tư.

Phôí hợp vơí Trung tâm xuć tiêń thương maị thaǹ h phốHàNội tăng

cươǹ g vàkhuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở liên kết, liên doanh mở rộng

thị trươǹ g tiêu thụ cać măṭ hang̀ cóthếmanḥ cua đia phương, trao đổi cać

sản phẩm đia phương không sản xuât́ được nhằm đa dạng hoá doanh đáp ứng yêu cầu cua khách hàng.

sản phẩm kinh

Đẩy mạnh khuyến khích các làng nghề, ngành nghề sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm phục vụ khách du lịch như: mỹ nghệ, kỹ nghệ, lưu niệm, các sản phẩm địa phương (bánh tẻ, thêu, nông sản …).


3.2.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm , làm giảm tính thời vụ

Tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí tại các điểm du lịch, tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí phù hợp với mục đích và sở thích của khách DLCT Hà Nội.

Trong khảo sát về khách du lịch ở Sơn Tây trong câu hỏi du lịch Sơn Tây muốn thu hút được khách du lịch thì yếu tố nào là quan trọng nhất, thì có tới 66,9% khách đều trả lời là có tài nguyên hấp dẫn và có nhiều dịch vụ

vui chơi, giải trí. Nhưng hiện nay, trên địa bàn Sơn Tây các dịch vụ vui

chơi, giải trí còn rất hạn chế và nghèo nàn. Chính vì vây, ngoài việc xây dựng các cơ sở lưu trú cũng cần quan tâm đầu tư, xây dựng các cơ sở vui chơi, giải trí, đa dạng hóa các dịch vụ, tổ chức nhiều trò chơi để hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của khách.

Ban ngày nên tổ chức các hoạt động như leo núi, bơi lội, tham quan, trượt cỏ… buổi tối nên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Những hoạt động này có thể tổ chức ngoài trời hoặc các lều, trại lưu động. Hình


thức cần phong phú, đa dạng, thoải mái. Chỉ có như vậy mới thu hút được du khách kéo dài thời gian chuyến đi.

Nên có những điểm để tổ chức khiêu vũ, xen kẽ với ca múa nhạc. Đặc biệt những loại hình ca múa dân gian có tính địa phương.

Do điều kiện khí hậu của Sơn Tây và Hà Nội có hai mùa rõ rệt, nên cần nghiên cứu các hình thức hoạt động, vui chơi, giải trí theo mùa. Có

như vậy mới thu hút khách tới du lịch quanh năm, tránh tình trạng tập

trung, quá tải theo mùa.

Cần đầu tư, xây dựng cơ sở vật kỹ thuật du lịch đặc biệt là các cơ sở vui chơi giải trí, chơi thể thao tập thể. Những sân cầu lông, bóng chuyền, sân khấu nhỏ v.v… là những khoảng không không thể thiếu được ở điểm DLCT.

Ngoài ra, để phát triển DLCT tốt cần phải đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, cho khách du lịch, phòng chống cháy nổ ở các chợ, các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí....

3.3. Kiến nghị

Để triển khai thực hiện các định hướng phát triển du lịch tại Sơn Tây

một cách hiệu quả, dựa trên kết quả nghiên cứu và các chủ trương, phát

triển kinh tế xã hội của Sơn Tây, tác giả mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề sau:

Đối với Nhà nước

Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ, chỉ đạo Bộ kế hoạch đầu tư và các Bộ ban ngành liên quan ủng hộ cho các địa phương xây dựng các quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch.

Chính phủ, các Bộ ban ngành có liên quan cần sớm xem xét và phê

duyệt các quy hoạch và các dự án thành lập khu di tích, khu bảo tồn… Có


chính sách hỗ trợ về mặt tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất tại các khu vực này nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển hoạt động DLCT

UBND Thành phố quan tâm cấp kinh phí xây dựng các cơ vật chất kỹ thuật, các cơ sở hạ tầng trọng điểm phục vụ thương mại, du lịch, dịch vụ tạo tiền đề thu hút, kêu gọi các dự án, các nhà liên doanh vào đầu tư trên địa bàn.

Các cơ quan của Bộ Văn hoá và Thông tin, Sở Văn hoá và Thông tin Hà Nội, các công ty, hãng lữ hành quan tâm đưa các dự án đầu tư du lịch về Sơn Tây, đầu tư kinh phí mở các chuyến du lịch đưa khách các tỉnh thành đến Sơn Tây, nhất là loại hình du lịch cộng đồng bền vững.

Đối với Sơn Tây

UBND Sơn Tây và các Ban ngành liên quan tiến hành xây dựng quy

hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết tại các vùng tiềm năng phát triển

DLCT trên địa bàn Sơn Tây. Có chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển DLCT trên địa bàn.

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Sơn Tây cần nhanh chóng xây dựng, tham mưu cho UBND Sơn Tây ban hành các nguyên tắc chỉ đạo cho việc phát triển DLCT, xúc tiến công tác đào tạo nhân lực và tuyên truyền quảng bá và tiềm năng DLCT của địa phương.

Tranh thủ

sự tài trợ, giúp đỡ

của các tổ

chức quốc tế, tổ

chức phi

chính phủ và các tổ chức môi trường để xây dựng các dự án quy hoạch phát triển tại các điểm tài nguyên, các chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.


UBND Sơn Tây cần chỉ đạo cho các xã, phường có nguồn tài nguyên

DLCT tăng cường công tác bảo vệ

môi trường, bảo vệ

tài nguyên, tuyên

truyền và nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường và du lịch.

Ban quản lý tài nguyên và doanh nghiệp du lịch

Phòng Văn hoá thông tin cần tuyên truyền, quảng bá về di tích văn

hoá lịch sử và các điểm du lịch ở Sơn Tây như Thành cổ, Đền Và, Làng cổ

Đường Lâm, khu du lịch Đồng Mô, hồ Xuân Khanh... Khôi phục và phát

triển các hoạt động văn hoá, nghệ lịch đến thị xã.

thuật truyền thống phục vụ

khách du

Tăng cươǹ g công tać kiêm̉ tra và hướng dẫn các cơ sở lưu trú trên địa

bàn thị xã hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Ban Quản lý Di tích Làng cổ

Đường Lâm cần

xây dựng kế

hoạch

tiếp nhận, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về di tích lịch

sử văn hoá và những nét văn hoá của Sơn Tây. Tổ

chức các sự

kiện văn

hoá, lễ hội diễn ra tại Làng cổ Đường Lâm, Thành Cổ nhằm thu hút khách du lịch và quảng bá hình ảnh du lịch của Sơn Tây.

Xây dựng kế hoạch hàng năm để đầu tư tu bổ, phục hồi, sửa chữa, nâng cấp các di tích tại Thành cổ, Làng cổ Đường Lâm.

Tham mưu đưa các sản phẩm phục vụ du lịch vào các nhà cổ để phục vụ khách du lịch, đồng thời phát triển các loại hình dịch vụ mới để phục vụ khách du lịch tại Làng cổ Đường Lâm.

Các doanh nghiệp du lịch, ban quản lý các điểm tài nguyên cần có các kế hoạch cụ thể nhằm khai thác có hiệu quả các tuyến điểm du lịch, phối hợp có hiệu quả trong việc tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch tại địa phương trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Tiểu kết chương 3


Chương 3 của luận văn đã thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu thứ ba của đề tài đó là đề xuất những giải pháp phát triển DLCT ở Sơn Tây.

Vận dụng các kết quả nghiên cứu ở chương 1 và chương 2, chương 3 của đề tài đã trình bày được những chủ trương, chính sách của Hà Nội nói chung, Sơn Tây nói riêng cũng như thực trạng hoạt động DLCT của Sơn Tây. Trên cơ sở đó, chương 3 của luận văn đã đề xuất các giải pháp

phù hợp nhằm phát triển Sơn Tây trở thành điểm đón khách DLCT hấp

dẫn. Những giải pháp tiêu biểu đó gồm: giải pháp về quy hoạch, giải pháp về đầu tư, giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng, giải pháp về quản lý hoạt động DLCT, giải pháp nguồn nhân lực phục vụ du lịch, giải pháp tuyên truyền quảng bá, giải pháp xã hội hóa DLCT, giải pháp bảo vệ môi trường.


KẾT LUẬN‌

Sơn Tây có rất nhiều điều kiện thuận lợi về TNDL và CSHT để phát triển DLCT. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động DLCT của thị xã vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Vì vậy việc định hướng phát triển DLCT sẽ giúp cho Sơn Tây khai thác được tiềm năng sẵn có và đón được

một lượng khách lớn từ

thị

trường Hà Nội và các vùng phụ

cận. Định

hướng phát triển này phù hợp với xu thế phát triển lượng nhu cầu về

DLCT đang gia tăng rất nhanh tại thành phố Hà Nội.

Qua việc thực hiện đề

tài

Nghiên cứu điều kiện phát triển DLCT ở

Sơn Tây, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023