Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam như khái niệm, mục đích, ý nghĩa của Nghĩa vụ con người trong pháp luật và mối tương quan giữa Nghĩa vụ và Quyền con người trong pháp luật;
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng những quy định về Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam; và tình hình về sự thực thi Nghĩa vụ con người;
Đề xuất giải pháp để hoàn thiện Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam, và các biện pháp nhằm đảm bảo việc thực thi Nghĩa vụ con người trong pháp luật được đầy đủ, chính xác, và hiệu quả hơn. Luận án cũng xin được đề xuất một bản “Tuyên ngôn Toàn cầu về Nghĩa vụ con người” (Global Declaration of Human Responsibilities) như là một gợi ý có thể trình lên ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HỢP QUỐC (United Nations General Assembly) nhằm tạo nên một sự cân bằng với bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights) được công bố năm 1948.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về Nghĩa vụ con người trong pháp luật: khái niệm, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa, các Nghĩa vụ cơ bản của con người trong pháp luật, những nhân tố ảnh hưởng đến việc quy định và thực thi Nghĩa vụ con người trong pháp luật;
Các quy định Pháp luật quốc tế (hiến chương, tuyên ngôn, các điều ước quốc tế…) và Pháp luật Việt Nam (hiến pháp, các đạo luật và văn bản dưới luật…) về Nghĩa vụ con người trong một số lĩnh vực quan trọng;
Thực trạng thực thi Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam; những yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đến nhận thức và thực thi Nghĩa vụ con người;
Có thể bạn quan tâm!
- Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 1
- Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 2
- Tình Hình Nghiên Cứu Ở Nước Ngoài
- Nhận Xét Về Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án
- Mục Đích, Ý Nghĩa Của Việc Quy Định Nghĩa Vụ Con Người Trong Pháp Luật
Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.
Các căn cứ để xác lập và nội dung cụ thể của các giải pháp hoàn thiện quy định và thực thi Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: những lý luận liên quan đến Nghĩa vụ con người tiếp cận dưới góc độ pháp luật, đạo đức, tôn giáo, tâm lý, xã hội; lịch sử Nghĩa vụ con người ở Việt Nam và quốc tế; những Nghĩa vụ con người được quy định trong các văn bản Pháp luật Việt Nam và Pháp luật quốc tế.
- Phạm vi không gian: Việt Nam và quốc tế. Tập trung ở Việt Nam khi phân tích thực trạng thực thi Nghĩa vụ con người, có liên hệ đến một số nước trên thế giới.
- Phạm vi thời gian: việc phân tích pháp luật và thực trạng Nghĩa vụ con người sẽ tập trung từ UDHR năm 1948 cho đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận được sử dụng để giải quyết các vấn đề trong nội dung luận án là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nghĩa vụ con người, Nghĩa vụ công dân.
Luận án tiếp cận nghiên cứu Nghĩa vụ con người từ góc độ Luật hiến pháp và Luật hành chính. Tuy nhiên, Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật quốc gia là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, vì vậy, trong quá trình nghiên cứu về Nghĩa vụ con người, Luận án còn có sự tiếp cận kết hợp theo hướng liên ngành, đa ngành với các khoa học xã hội khác để xem xét, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc, đầy đủ các vấn đề liên quan đến Nghĩa vụ con người.
Luận án được nghiên cứu bởi một số phương pháp nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu như:
- Phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ các khía cạnh của vấn đề lý luận và thực tiễn quy định pháp luật về Quyền và Nghĩa vụ con người;
- Phương pháp tổng kết các kết quả đã thực hiện để đánh giá chính xác những hiệu quả về các quy định Nghĩa vụ con người nhằm rút ra phương hướng tốt hơn cho khoa học pháp luật;
- Phương pháp tổng hợp nhằm rút ra những kết luận tổng quan, quan điểm, đề xuất, kiến nghị cụ thể liên quan đến Quyền và Nghĩa vụ của con người;
- Phương pháp so sánh luật học nhằm làm sáng tỏ những điểm chung, sự khác biệt trong các quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các nước trên thế giới;
- Phương pháp phân tích logic quy phạm được sử dụng để phát hiện mâu thuẫn trong nội dung quy định pháp luật về Quyền và Nghĩa vụ công dân, Quyền và Nghĩa vụ con người;
- Phương pháp chuyên gia được sử dụng để trao đổi, tham vấn ý kiến trong đề xuất xây dựng các quy định về pháp luật Nghĩa vụ con người;
- Phương pháp lịch sử nghiên cứu được áp dụng để rút ra mối quan hệ biện chứng giữa Quyền và Nghĩa vụ con người;
- Phương pháp điều tra xã hội học để đánh giá nhận thức của công dân về Nghĩa vụ.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã đưa ra khái niệm đầy đủ về Nghĩa vụ con người trong pháp luật trên cơ sở phân tích các quan niệm khác nhau về Nghĩa vụ con người trên thế giới và Việt Nam. Phân tích làm rõ mối tương quan giữa Nghĩa vụ con người và Quyền con người.
Luận án cũng đã phân tích làm rõ cơ chế pháp lý và cơ chế xã hội bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người trong pháp luật.
Từ góc độ luật Hiến pháp và luật Hành chính, luận án đã khái quát, đánh giá thực trạng Nghĩa vụ con người và cơ chế thực thi Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam, từ đó nêu lên những vấn đề cần được bổ sung trong việc quy định và thực thi Nghĩa vụ con người trong pháp luật hiện nay.
Luận án đã xây dựng hệ thống các giải pháp hoàn thiện Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế, Pháp luật Việt Nam, và cơ chế bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người.
Đặc biệt là luận án đề xuất dự thảo bản “Tuyên ngôn Toàn cầu về Nghĩa vụ con người” với những nội dung gợi ý phong phú, toàn diện và thuyết phục để kiến nghị Liên hợp quốc ban hành với mong muốn cộng đồng quốc tế, cũng như mỗi quốc gia hãy nhìn nhận và hành động đúng hơn đối với vấn đề Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật quốc gia vì một thế giới hạnh phúc, an bình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả đạt được của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận và thực trạng trong khoa học pháp lý của vấn đề Nghĩa vụ con người trong pháp luật. Cụ thể là làm rõ được bản chất của Nghĩa vụ con người và phân loại Nghĩa vụ con người; xây dựng khái niệm và phân biệt Nghĩa vụ con người và Nghĩa vụ công dân; xác định được mục đích, ý nghĩa của Nghĩa vụ con người và mối tương quan giữa Nghĩa vụ và Quyền; phân tích thực trạng Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế, Việt Nam; chỉ ra những bất cập của pháp luật và đưa ra những phương hướng hoàn thiện pháp luật về Nghĩa vụ con người... Ngoài ra, những giải pháp hoàn thiện pháp luật là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tương ứng.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được cấu trúc gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Những vấn đề lý luận về Nghĩa vụ con người trong pháp luật
Chương 3: Thực trạng Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam
Chương 4: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án
Trong quá trình nghiên cứu, NCS nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề Nghĩa vụ con người, được công bố dưới nhiều hình thức, trong đó có các công trình tiêu biểu có liên quan trực tiếp tới các nội dung thuộc phạm vi luận bàn sau:
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Đề tài đặc biệt: “Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân trong thời kỳ đổi mới” của PGS.TS. Nguyễn Niên (chủ nhiệm) cùng nhóm các tác giả: PTS. Nguyễn Cửu Việt, PGS.PTS. Nguyễn Đăng Dung, PTS. Phạm Duy Nghĩa, PTS. Hoàng Thị Kim Quế, Nguyễn Ngọc Chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QG.97.12, năm 1999; gồm các báo cáo tổng kết tóm tắt các đề tài về Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân trong thời kỳ đổi mới. Trong công trình này, các tác giả đã giới thiệu sự ra đời và phát triển Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lịch sử lập hiến của các nước tư bản, sự phát triển của Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân nước ta qua bốn bản Hiến pháp và những biện pháp bảo đảm Quyền và Nghĩa vụ của công dân.
Sách chuyên khảo: “Quy chế pháp lý của công dân Việt Nam” do PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2010. Trong đó, các tác giả đi sâu nghiên cứu quy chế pháp lý của công dân Việt Nam mà nội hàm là các Quyền, Nghĩa vụ, trách nhiệm cơ bản của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp và Pháp luật.
Sách chuyên khảo: “Một số vấn đề cơ bản của hiến pháp các nước trên thế giới” do GS.TS. Phan Trung Lý, TS. Nguyễn Sĩ Dũng và ThS. Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2012. Trong đó, các tác giả đã phân tích làm rõ mối quan hệ giữa Quyền và Nghĩa vụ (trách nhiệm) của cá nhân, và cho rằng Nghĩa vụ của cá nhân cũng đã được nêu một cách rõ ràng trong các văn kiện chủ chốt của luật quốc tế về Quyền con người. Qua đó, các tác giả nhấn mạnh rằng luật quốc tế về Quyền con người không tuyệt đối hóa các Quyền mà bỏ qua Nghĩa vụ của các cá nhân, hai vấn đề này luôn phải được coi trọng như nhau.
Sách chuyên khảo: “Quyền con người, Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam” của GS.TS. Tạ Ngọc Tấn (chỉ đạo nội dung), Phạm Văn
Ba, TS. Nguyễn Thị Báo, TS. Vũ Công Giao (đồng chủ biên), Văn phòng thường trực về nhân quyền và Học viện Chính trị Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2015. Cuốn sách đã cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn của chế định Quyền con người, Quyền và Nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ. Cuốn sách cũng đã phân tích làm rõ các điểm mới trong Hiến pháp năm 2013, đặc biệt là quy định mới về nguyên tắc giới hạn Quyền.
Sách tham khảo: “Tập hợp những bình luận, khuyến nghị chung của các Ủy ban công ước Liên hợp quốc” của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, GS.TS. Phạm Hồng Thái, ThS. Vũ Công Giao, TS.GVC Trịnh Quốc Toản, ThS. Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên bản dịch tiếng Việt), Nxb Công an Nhân dân, năm 2010. Sách bao gồm những bình luận, khuyến nghị chung của các Uỷ ban giám sát sáu Công ước chủ chốt của Liên hợp quốc. Các tác giả cho rằng Quyền con người là một vấn đề phức tạp ở việc nhiều khía cạnh và hiện vẫn đang còn gây tranh cãi. Cuốn sách là một tài liệu hết sức giá trị trong việc nghiên cứu về Quyền và Nghĩa vụ con người. Từ đó luận án có thêm nền tảng, cơ sở để nghiên cứu, đánh giá, đề xuất Nghĩa vụ con người trong Pháp luật Việt Nam và Pháp luật quốc tế.
Sách tham khảo: “Luật quốc tế về Quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương” của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Lao động - Xã hội, năm 2011. Mặc dù, nội dung của cuốn sách tập trung phân tích Quyền và cơ chế bảo đảm việc giám sát thực thi Quyền, nhưng cũng có nêu ra Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên, các tổ chức xã hội, các cá nhân trong việc đảm bảo và thúc đẩy thực hiện các Quyền của nhóm người dễ bị tổn thương thông qua các văn kiện, điều ước quốc tế.
Sách tham khảo: “Chế định Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân ở một số nước trên thế giới” của Vũ Kiều Oanh, Viện thông tin Khoa học Xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, năm 2012. Trong cuốn sách này, tác giả nghiên cứu chế định Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của cá nhân trong hiến pháp một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra nguyên tắc thống nhất giữa Quyền và Nghĩa vụ.
Giáo trình: “Lý luận và pháp luật về Quyền con người” của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội do GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, TS. Vũ Công Giao, ThS. Lã Khánh Tùng đồng chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011. Các tác giả đã nêu ra sự cân bằng giữa Quyền và Nghĩa vụ bằng việc dẫn ra khoản 1, Điều 29 UDHR năm 1948 cũng như những quy định trách nhiệm cá nhân được nêu trong “Lời nói đầu” của cả hai công ước ICCPR và ICESCR năm 1966. Tác giả đã đưa ra kết luận Quyền
và Nghĩa vụ (trách nhiệm) cá nhân luôn đi đôi với nhau, không có yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố nào.
Luận án tiến sĩ: “Sự phát triển chế định Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân qua lịch sử lập hiến Việt Nam” của Trần Văn Bách, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, năm 2002. Tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của các quy định về Nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như phân tích mối quan hệ mật thiết giữa Quyền và Nghĩa vụ. Quyền và Nghĩa vụ liên kết tạo thành một hệ thống thống nhất, thể hiện mối quan hệ pháp lý giữa công dân và Nhà nước. Vì vậy việc thực hiện Quyền kết hợp chặt chẽ với việc hoàn thành Nghĩa vụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
Luận án tiến sĩ: “Giáo dục Nghĩa vụ đạo đức cho sinh viên các trường Đại học công lập hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2017. Luận án đã nêu ra được nhiều vấn đề lý luận về Nghĩa vụ đạo đức của con người như nguồn gốc của Nghĩa vụ, quan niệm về Nghĩa vụ đạo đức trong lịch sử, quan điểm của đạo đức học Marx về Nghĩa vụ đạo đức, mối quan hệ giữa Nghĩa vụ đạo đức với các phạm trù đạo đức học khác, phân loại Nghĩa vụ và phân biệt giữa Nghĩa vụ theo phong tục, Nghĩa vụ về đạo đức, nhân văn và Nghĩa vụ pháp lý. Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của giáo dục Nghĩa vụ đạo đức và chỉ ra nguyên nhân cũng như thực trạng, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục Nghĩa vụ đạo đức cho sinh viên.
Luận văn thạc sĩ: “Quyền con người được sống trong môi trường trong lành theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013” của Vũ Tú Linh, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2018. Tác giả đã phân tích các quy định về Quyền và Nghĩa vụ của con người, mối tương quan không thể tách rời giữa Quyền và Nghĩa vụ con người trong việc bảo vệ môi trường trong Pháp luật Việt Nam và Pháp luật quốc tế. Tác giả cũng đã nêu ra thực trạng thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của mọi chủ thể (bao gồm Nhà nước, các tổ chức, cá nhân) về trách nhiệm, Nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống.
Bài viết: “Một số ý kiến về việc nghiên cứu Nghĩa vụ pháp lý của công dân ở nước ta hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Văn Động, Tạp chí Luật học, số 2, năm 2006. Tác giả cho rằng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên vẫn còn ít những công trình khoa học nghiên cứu Nghĩa vụ pháp lý của công dân. Bài viết cũng đã chỉ ra sự chênh lệch quá lớn giữa số lượng Quyền so với số lượng Nghĩa vụ cơ bản của công dân trong mỗi
Hiến pháp đã làm giảm đi tính cân đối, hài hòa và tính "không thể tách rời" giữa Quyền và Nghĩa vụ pháp lý của công dân trong mối quan hệ thống nhất biện chứng của chúng. Bài viết: “Nguồn gốc của Nghĩa vụ và phân loại loại Nghĩa vụ” của TS. Ngô
Huy Cương, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 8, năm 2008. Tác giả đã nêu ra rằng đối với Nghĩa vụ, có nhiều cách phân loại khác nhau, mức độ ràng buộc pháp lý khác nhau dựa trên căn cứ từ Bộ Luật La Mã cổ đại, Bộ Luật Dân sự của các nước Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước châu Âu và đưa ra so sánh với Bộ luật Dân sự năm 2005 Việt Nam. Tác giả đã phân loại Nghĩa vụ dựa theo các căn cứ như: hiệu lực, nguồn gốc, đối tượng, mức độ, chế tài, dạng thức. Bên cạnh đó cũng có nhiều luật gia khác đưa ra cách phân loại Nghĩa vụ như Nghĩa vụ đạo đức, Nghĩa vụ tự nhiên và Nghĩa vụ dân sự. Trong đó, Nghĩa vụ đạo đức không có hiệu lực pháp lý mà chỉ đơn thuần là Nghĩa vụ lương tâm.
Bài viết: “Nghĩa vụ của con người, công dân: những vấn đề đặt ra trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992” của GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số tháng 9, năm 2012. Bài viết đã nêu được bản chất của Nghĩa vụ trong mối quan hệ với Quyền, tự do của con người và công dân, trong đó Nghĩa vụ là điều kiện bảo vệ, đảm bảo Quyền, tự do của con người và công dân, đồng thời là điều kiện đảm bảo sự phát triển xã hội. Theo tác giả, xác định Nghĩa vụ là xác định sự cân bằng giữa Quyền và Nghĩa vụ, giữa tự do và trách nhiệm, giữa lợi ích của cá nhân, nhà nước và xã hội. Tác giả cũng đã đề cập đến khái niệm về Nghĩa vụ cơ bản của con người được quy định trong hiến pháp, phân tích và làm rõ trách nhiệm cá nhân đối với xã hội, nhà nước và những người khác.
Bài viết: “Quyền con người không tách rời Nghĩa vụ công dân” của Nguyễn Văn, Tạp chí điện tử Quốc phòng toàn dân, xem tại địa chỉ: http://tapchiqptd.vn/vi/phong- chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/Quyền-con-nguoi-khong-tach-roi-nghia-vu- cong-dan/4432.html, năm 2013. Bài viết đưa ra dẫn chứng trong các văn kiện quốc tế về Quyền con người cũng có những quy định cụ thể về Nghĩa vụ của công dân, điều kiện hạn chế Quyền con người, Quyền tuyệt đối và Quyền bị hạn chế.
Bài viết: “Biểu hiện đặc trưng của sự vô cảm trong gia đình ở trẻ vị thành niên” của PGS.TS. Phan Thị Mai Hương, Tạp chí Tâm lý học, số 8, năm 2016. Bài viết tập đã trung nghiên cứu và chỉ ra sự vô cảm trong việc thực hiện bổn phận gia đình của trẻ vị thành niên hiện nay được xem là một trong các yếu tố quan trọng liên quan đến vấn đề thực thi Nghĩa vụ con người trong pháp luật. Nghiên cứu chỉ ra rằng: những