Kết Quả Điều Tra Tác Động Của Du Lịch Đến Cơ Cấu Kinh Tế, Thu Nhập Trong Gia Đình

cung cấp khá nhiều thực phẩm cho Lác, bản Pom Coọng, bản Văn phục vụ cho khách du lịch.

Ngoài những người tham gia phục vụ du lịch, sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho các nhà phục vụ khách du lịch còn xuất hiện một số người chuyên làm hướng dẫn viên, đưa đường, mang vác. Họ là những người chủ yếu ở bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, một số ít ở các bản lân cận khác. Các công việc này, tuy không thường xuyên nhưng đã đem lại cho họ một nguồn thu nhập đáng kể.

Phân tích số liệu bảng 2.8 ta thấy:

Bản Lác có tới 75/110 gia đình (chiếm 68,2%) thu nhập từ du lịch chiếm trên 50% thu nhập của gia đình; trong đó có 30/110 gia đình (chiếm 27,3%) có thu nhập từ du lịch chiếm trên 70% thu nhập của gia đình. Tương tự như trên, ở bản Pom Coọng là 28/ 60 gia đình (chiếm 46,7%) có thu nhập từ du lịch chiếm trên 70,0% thu nhập gia đình; bản Văn-13/69 gia đình (chiếm 18,8%), bản Nhót không có gia đình nào có thu nhập từ du lịch chiếm trên 50% thu nhập chung của gia đình. Rõ ràng, thu nhập từ du lịch cao nhất ở bản Lác, sau đến bản Pom Coọng, bản Văn, ít nhất là bản Nhót. Bản Nhót không có gia đình nào thu nhập từ du lịch chiếm trên 50% thu nhập của gia đình.

Ngược lại, tỉ suất thu nhập gia đình do làm nông nghiệp, nghề truyền thống chiếm rất lớn ở bản Nhót, sau đó đến bản Văn, bản Pom Coọng, cuối cùng là bản Lác. Bản Lác chỉ có 5/110 gia đình (chiếm 4,5%) thu nhập chính của gia đình (80-100% thu nhập) từ nông nghiệp; tương tự bản Pom Coọng-11/60 gia đình (chiếm 18,3%), bản Văn-46/69 gia đình (chiếm 66,7%), bản Nhót-105/117 gia đình (chiếm 89,7%).

Tác động của du lịch đến đời sống kinh tế còn thể hiện ở sự phân công lao động trong gia đình. Số gia đình ở bản Lác có 80-100% người tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú là 25/110 hộ (chiếm 22,7%); ở bản Pom Coọng-11/60 gia

đình (chiếm 18,3%), bản Văn-3/69 gia đình (chiếm 4,3%), bản Nhót không có gia đình nào. Bản Lác có tới 98/110 gia đình (chiếm 89,0%) số gia đình có trên một nửa (50%) thành viên trong gia đình tham gia vào các công việc liên quan đến kinh doanh du lịch; trong khi đó ở bản Pom Coọng là 45/60 gia đình (chiếm 75,0%), bản Văn-16/69 gia đình (chiếm 23,2%), bản Nhót không có gia đình nào.

Với sự phát triển của du lịch chỉ trong vòng gần 15 năm, bản Lác, bản Pom Coọng và một số bản khác ở Mai Châu-Hòa Bình đã được cải thiện đáng kể về kinh tế, đời sống văn hóa-xã hội. Bên cạnh đó sự giao tiếp, quan hệ xã hội không còn bó buộc ở trong bản, mường mà có nhiều quan hệ trong tỉnh, các thành phố lớn, với người nước ngoài, trình độ học vấn của con em ngày càng cao. Chính những điều kiện trên đã tạo cho một số con em của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình được đi học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; một số được đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Đây là một trong nét khá mới ở các bản của người Thái Mai Châu-Hòa Bình, mà chỉ có du lịch mới đem lại được cho họ. (Trước kia, các con em người dân tộc được đi học các trường chuyên nghiệp là các con em của các cán bộ thoát ly đương nhiệm, con em của các gia đình thường dân là vô cùng ít).

Bảng 2.8. Kết quả điều tra tác động của du lịch đến cơ cấu kinh tế, thu nhập trong gia đình

Nội dung điều tra

Các số liệu thu thập được

Tỉ suất thu nhập do du lịch đem lại trong gia đình


SGĐ

90-100%

70-90%

50-70%

‹ 50%

Bản Lác

110

15

20

40

35

Bản Pom Coọng

60

7

13

18

32

Bản Văn

69

2

4

7

56

Bản Nhót

117

0

0

0

117

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót - 15


Tỉ lệ số người trong gia đình tham gia vào các công việc liên quan đến du lịch



SGĐ

80-100%

60-80%

50-60%

‹ 50%

Bản Lác

110

25

23

40

22

Bản Pom Coọng

60

11

14

20

15

Bản Văn

69

3

5

8

53

Bản Nhót

117

0

0

0

117

Tỉ suất thu nhập gia đình do làm nông nghiệp, nghề truyền thống


SGĐ

80-100%

60-80%

50-60%

‹ 50%

Bản Lác

110

5

12

23

80

Bản Pom Coọng

60

11

14

10

25

Bản Văn

69

46

10

6

7

Bản Nhót

117

105

12

0

0


Ghi chú: SGĐ-số lượng gia đình điều tra.


2.3.7. Tác động đến ngôn ngữ

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đặc biệt là các thiết bị nghe, nhìn, giao lưu giữa các vùng vô cùng thuận tiện, các dân tộc ngày càng sử dụng ngôn ngữ phổ thông (tiếng Việt) nhiều hơn bao giờ hết. Quá trình đó diễn ra tự nhiên trên một diện rất rộng và tương đối nhanh.

Để điều tra ảnh hưởng của du lịch đến ngôn ngữ, chúng tôi đã điều tra ở 120 nhà dân tại bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót (mỗi bản 30 gia đình). Qua phân tích kết quả điều tra một số tác động của du lịch đến ngôn ngữ của 4 bản người Thái ở ở Mai Châu-Hòa Bình (bảng 2.9) cho thấy:

+ Số lượng người biết tiếng Anh ở các bản rất ít, ngay các bản có du lịch phát triển cũng rất ít người biết tiếng Anh, ở bản Lác có 2/30 (6,7%) số gia đình có 01 người biết tiếng Anh, bản Pom Coọng-1/30 (3,3%), bản Nhót, bản Văn chưa có ai biết tiếng Anh. Đặc biệt trong 120 hộ điều tra, không có hộ nào có 2 người sử dụng được tiếng Anh. Rõ ràng người Thái ở các bản kinh doanh du lịch vẫn còn rất ít người biết tiếng Anh, mặc dù kiến thức là rất sơ đẳng, số

người biết giao tiếp tiếng Anh này chủ yếu là giao tiếp bán hàng lưu niệm cho khách du lịch.

+ Các thành viên trong gia đình ở các bản có du lịch phát triển cũng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp nhiều hơn so với bản Văn, bản Nhót. Số gia đình có 90-100% các thành viên sử dụng tiếng Việt tại bản Lác là 20/30 gia đình (chiếm 66,6%); trong khi đó ở bản Pom Coọng là 21/30 gia đình (chiếm 70,0%), bản Văn-14/30 gia đình (chiếm 46,7%), bản Nhót chỉ có 4/30 gia đình (chiếm 13,3%). Số gia đình có 70-90% thành viên trong gia đình sử dụng tiếng Việt ở bản Lác là 8/30 gia đình (chiếm 26,7%), bản Pom Coọng-5/30 gia đình (chiếm 16,7%), bản Văn-7/30 gia đình (chiếm 23,3%), bản Nhót-9/30 gia đình (chiếm 30,0%). Số gia đình có 50-70% thành viên sử dụng tiếng Việt cao nhất ở bản Nhót-14/30 gia đình (chiếm 46,7%). Đặc biệt trong số 60 gia đình điều tra ở 2 bản du lịch phát triển mạnh (bản Lác, bản Pom Coọng) đều có trên 1/2 số thành viên gia đình sử dụng thành thạo tiếng Việt.

Điều tra ở các hộ có ba thế hệ (trong 30 gia đình) ở 4 bản trên cho thấy:

+ Giữa bố, mẹ-con cái (thế hệ thứ hai và thứ ba) của 66/99 hộ (chiếm 66,7%) giao tiếp với nhau bằng tiếng Thái; tỉ lệ này ở các bản có du lịch phát triển thấp hơn ở các bản du lịch chưa phát triển. Có 33 hộ (chiếm 33,3%) giao tiếp bằng tiếng Việt; tỉ lệ này cao nhất ở bản Lác-10/23 hộ (chiếm 43,4%), thấp nhất ở bản Nhót-6/26 hộ (chiếm 23,1%).

Bảng 2.9. Kết quả điều tra một số tác động của du lịch đến ngôn ngữ ở một số bản người Thái làm du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình

Tỉ lệ các thành viên trong gia đình sử dụng thành thao tiếng Việt

Số người biết tiếng Anh trong gia đình


Tên các bản


SLĐT

90-

100%

70-

90%

50-

70%


< 50%

1

người

2

ngườ i

Khôn g có

Bản Lác

30

20

8

2

0

2

0

28

Bản Pom Coọng

30

21

5

4

0

1

0

29

Bản Văn

30

14

7

7

2

0

0

30

Bản Nhót

30

4

9

14

3

0

0

30


Tổng số

120

59

29

27

5

3

0

117


Ngôn ngữ chính giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình*


Tên các bản


SLĐT

Giữa thế hệ thứ nhất và thứ hai

Giữa thế hệ thứ hai và thứ ba

Giữa thế hệ thứ nhất và thứ ba

Tiếng

Thái

Tiếng

Việt

Tiếng

Thái

Tiếng

Việt

Tiếng

Thái

Tiếng

Việt

Bản Lác

23

21

2

13

10

14

9

Bản Pom Coọng

24

22

2

15

9

16

8

Bản Văn

26

25

1

18

8

19

7

Bản Nhót

26

26

0

20

6

23

3

Tổng số

99

94

5

66

33

72

27

Ghi chú: (*) Chỉ điều tra các hộ có 3 thế hệ ở 4 bản; SLĐT-số gia đình có 3 thế hệ ở trong bản

+ Giao tiếp giữa thế hệ thứ nhất và thứ hai (ông bà-bố mẹ) vẫn sử dụng tiếng Thái là chính-94/99 hộ (chiếm 94,5%); tiếng Việt 5/99 hộ (chiếm 5,4%). Tỉ lệ này giữa các bản không có sự sai khác lớn.

+ Giao tiếp giữa thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ ba (ông, bà và các cháu) thì có sự sai khác: có 27/99 (chiếm 27,3%) gia đình sử dụng tiếng Việt; 72/99 (chiếm 72,7%) gia đình sử dụng tiếng Thái. Trong một số gia đình, trẻ nhỏ đi mẫu giáo, đi nhà trẻ, tại đây chúng chỉ học tiếng Việt, do vậy một số trong chúng về nhà có khi bắt buộc giao tiếp với mọi người bằng tiếng Việt.

Cũng như các nơi khác, người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình ở các bản du lịch phát triển đều biết tiếng Việt và thường xuyên sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, thậm chí họ sử dụng tiếng Việt cả khi giao tiếp giữa người Thái với người Thái. Do người lớn lo bán hàng lưu niệm, phục vụ lưu trú, ăn uống cho khách, trẻ em đến trường cả ngày nên tần suất đối thoại và giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình giảm đi rất nhiều; thậm chí họ chỉ sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp, đối thoại tại gia đình. Chính vì vậy, tiếng Việt ở đây được sử dụng song hành với tiếng Thái, thậm chí còn thông dụng hơn cả tiếng Thái. Đặc biệt rất nhiều trẻ em của nhiều gia đình người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình thậm chí chỉ

hiểu tiếng Thái nhưng nói bằng ngôn ngữ Thái thì rất khó khăn. Các trẻ nhỏ cả ngày đi học và giao tiếng bằng tiếng Việt tại trường, khi về nhà, tối bố mẹ lại bận kinh doanh nên cơ hội, thời gian tiếp xúc và sử dụng tiếng Thái rất ít. Như vậy, du lịch có ảnh hưởng một phần đến sự phổ cập nhanh tiếng Việt trong các bản có kinh doanh du lịch.Tiếng Anh cũng được một số người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình học hỏi và sử dụng, nhưng ở mức độ rất thấp-chỉ đủ giao dịch khi bán hàng. Một số con em của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình hiện đang được đào tạo tại các trường chuyên nghiệp đã học tiếng Anh khá bài bản, nhưng số lượng các em sau khi tốt nghiệp trở về phục vụ cho công tác du lịch là rất ít.

Trong tiếng Thái của ở Mai Châu-Hòa Bình, về âm điệu người ta thường không dùng dấu hỏi, ví dụ: áo ngắn của phụ nữ, người Thái vùng khác gọi là xửa cóm thì ở Mai Châu-Hòa Bình gọi là xứa cóm hay rượu là"lấu” chứ không phát âm"lẩu” như người Thái ở vùng khác. Về ngữ điệu có nét la lá người Kinh vùng Thanh Hóa. Có lẽ đây là sự thay đổi xảy ra từ xa xưa và diễn ra trong một quá trình khá dài.

Một ảnh hưởng về ngữ điệu của ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt ảnh hưởng đến ngôn ngữ Thái các bản người Thái kinh doanh du lịch ở Mai Châu- Hòa Bình có lẽ là người Thái vùng này nói chậm, ít ngôn từ trong câu hơn và nhẹ hơn so với người Thái ở vùng khác. Điều này có thể xuất phát từ việc sự sử dụng ngôn ngữ và sự giao tiếp của họ thường xuyên bị tác động của các cuộc nói chuyện, giao tiếp với du khách bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.

CHƯƠNG 3‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG NHẰM GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC GIÁ TRỊ

VĂN HÓA-XÃ HỘI TỐT ĐẸP TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU-HÒA BÌNH

3.1. Hiện trạng, tiềm năng phát triển du lịch của người Thái ở Mai Châu- Hòa Bình

Có thể nói rằng du lịch trong cộng đồng người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình mới chỉ phát triển ở giai đoạn đầu, trong đó mới có hai loại hình du lịch được khai thác là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Cho đến nay, sự phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình vẫn mang nặng tính tự phát, doanh thu còn rất khiêm tốn. Tuy vậy, nó cũng là nguồn sống, thu nhập kinh tế chính của một số bản người Thái và người H’Mông. Kinh doanh du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình gồm chủ yếu kinh doanh lưu trú, kinh doanh phục vụ ăn uống; các hình thức kinh doanh dịch vụ bổ sung gồm: dẫn đường, bán các sản phẩm lưu niệm, một phần rất nhỏ là vận chuyển khách.

Cơ sở hạ tầng của Mai Châu-Hòa Bình nói chung và phục vụ cho du lịch nói riêng còn rất kém. Đường liên xã, liên bản nhỏ, hẹp, đa số chưa được dải nhựa ốpphan, các cơ sở văn hóa, giải trí công cộng hầu như không có. Cả thị trấn hiện có hai nhà nghỉ với số buồng tổng cộng là 35 buồng, không có một địa điểm vui chơi giải trí công cộng nào, ngoài nhà văn hóa huyện. Điều kiện ăn ở hiện tại chỉ đáp ứng cho các khách có nhu cầu đòi hỏi chất lượng phục vụ ở mức độ trung bình trở xuống theo loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, còn đối với khách có nhu cầu du lịch tham quan và điều dưỡng thì chưa đáp ứng được.

Một số bản sắc văn hóa đặc sắc truyền thống đã mai một nhiều nhưng hầu như chưa được chú ý khôi phục hoặc khai thác để phục vụ cho phát triển du

lịch. Chợ thị trấn họp vào các buổi sáng, thường kéo dài 2-3 giờ và cũng không có các sinh hoạt mang bản sắc dân tộc, đơn thuần chỉ là nhu cầu trao đổi, mua bán. Ngày nay, ở Mai Châu-Hòa Bình ít gặp những người Thái mặc theo trang phục truyền thống, chỉ lác đác gặp phụ nữ Thái còn mặc váy, áo xứa cỏm cài cúc.

Cho đến nay, tại Mai Châu-Hòa Bình chưa hình thành một doanh nghiệp du lịch nào. Các hộ kinh doanh du lịch ở các bản có đăng ký kinh doanh, làm nghĩa vụ thuế với nhà nước nhưng không thành lập các công ty. Các gia đình này hoạt động như là một thành viên, bộ phận của một số công ty du lịch ở Hà Nội và một số công ty ở các tỉnh phía nam. Đa phần du khách đến đây trực tiếp tự trang trải các khoản chi phí với các chủ hộ kinh doanh, có một số khách theo tour trọn gói, công ty đưa khách lên du lịch, thu tiền theo tour của khách và trích trả một phần với chủ nhà. Hiện nay các tour du lịch đến Mai Châu-Hòa Bình th- ường có 3 tour: 2 ngày và 1 đêm; 3 ngày và 2 đêm; 5 ngày và 4 đêm. Khách th- ường lựa chọn tour 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày và 2 đêm; tour 5 ngày và 4 đêm ít du khách lựa chọn.

Khách du lịch đến Mai Châu-Hòa Bình có xu hướng gia tăng về số lượng và thành phần. Trước kia chủ yếu là người của các nước Tây Âu: Pháp, Anh, Hà Lan, đông nhất là người Pháp. Sau ngày bình thường hóa quan hệ với Mỹ, bắt đầu xuất hiện khách du lịch là người Mỹ, Canada. Khách du lịch từ các nước Đông Âu chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Lượng khách trong nước cũng tăng lên đáng kể, nhưng chủ yếu là các đoàn thăm quan, sinh viên trường các trường đại học và trung học chuyên nghiệp trong nước ở các tỉnh phía bắc. Lượng khách cơ quan, gia đình đến nghỉ ngơi, tham quan, du lịch Mai Châu-Hòa Bình còn rất thấp.

Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa mạnh hơn cả so với các loại hình du lịch khác. Đây là

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 02/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí