Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 16


Cũng không hẳn như thế. Nếu “thực hiện lại những gì từ một bản kết luận điều tra của cơ quan chức năng về một vụ việc nào đó” thì không thể gọi là phóng sự điều tra được. Từ “bản kết luận điều tra của cơ quan chức năng về một vụ việc nào đó”, PV lục tìm những chi tiết chính của bản kết luận này, rồi sau đó đi thực tế, tìm hiểu vụ việc, phát hiện những tình tiết khác và triển khai, trình bày lại sự việc nó theo một hướng khác, thì vẫn có một phóng sự điều tra hay.

Theo ông, phóng sự điều tra có tầm quan trọng như thế nào đối với một kênh truyền hình?

Có thể nói, phóng sự điều tra là một trong những thể loại báo chí gây được sự quan tâm, chú ý nhiều nhất của công chúng. Nhiều kênh truyền hình đã có được uy tín, diện mạo riêng của mình nhờ những tác phẩm phóng sự điều tra có giá trị thông tin cao. Chúng ta cũng không thể phủ nhận được nhiều bài phóng sự điều tra đã tạo nên tên tuổi của nhà báo, sự mến mộ của khán giả đối với tác giả cũng như cơ quan báo chí.

Thông thường thực hiện một kỳ hoặc nhiều kỳ phóng sự điều tra, ông triển khai quy trình đó như thế nào?

Trước hết phải có nguồn tin. Từ nguồn tin này, cần xác minh lại từ nhiều hướng. Khi khẳng định chắc chắn nguồn tin là có cơ sở, thì lên kế hoạch, càng chi tiết càng tốt. Từ việc nghiên cứu địa bàn, đường đi nước bước như thế nào? Cơ sở hỗ trợ (nguồn tin). Từ những thông tin đã thu thập được, xác định “độ lớn” của đề tài rồi lập dàn ý cho 1 kỳ hay nhiều kỳ. Các cơ quan chính quyền nào có liên quan...

Báo cáo đề tài với cơ quan, xin chỉ đạo và tham khảo ý kiến của lãnh đạo, đồng nghiệp. Nếu được sự cho phép của cơ quan thì có thể bắt đầu “tác chiến” theo kế hoạch đã vạch ra. Tuy nhiên, đây chỉ là lý thuyết, trong thực tế, không phải lúc nào cũng đúng như kế hoạch ban đầu mình vạch ra. Nếu các


bước chuẩn bị ban đầu càng kỹ, càng chi tiết thì giữa lý thuyết và thực tế càng ít sai lệch, việc tác nghiệp càng thuận lợi hơn. Còn khi thực tế khác với lý thuyết ban đầu, thì cần có sự nhạy bén và cái đầu tính toán nhanh, quyết đoán, bản lĩnh của PV. Đôi khi, cần 1 chút liều lĩnh (có tính toán) nữa. Một điều hết sức lưu ý đối với PV viết bài điều tra là phải có phương án bảo vệ an toàn tuyệt đối cho nguồn tin.

Khi xem một phóng sự điều tra, dưới góc độ là một nhà báo, điểm cốt yếu nào của tác phẩm được ông đặc biệt quan tâm, vì sao?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Điểm cốt yếu đối với một tác phẩm báo chí nói chung, là thông điệp mà tác giả gửi đến công chúng. Còn với phóng sự điều tra, điều quan trọng là tác giả biết kết hợp tài tình giữa phóng sự và Điều tra.

Điểm tiếp theo nữa là phải có chi tiết quan trọng nhất trong tác phẩm. Nếu như bạn chỉ được quyền nói một câu để thông báo về sự việc đã xảy ra, bạn sẽ nói gì? Và câu nói đó, chính là chi tiết quan trọng ấy. Câu ấy phải chỉ ra bản chất của sự việc.Và phải thể hiện cả thái độ chính trị, quan điểm của tác giả. Chi tiết quan trọng nhất này phải là chi tiết có vị trí then chốt trong toàn bộ những chi tiết, dữ kiện của thông tin mà nếu thiếu nó thì người tiếp nhận thông tin không thể hiểu rò, hiểu đúng bản chất vần đề. Việc lựa chọn đúng chi tiết quan trọng nhất còn có ý nghĩa quyết định trong việc tạo ra một “điểm mạnh” cho tác phẩm.

Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 16

Việc khai thác và sử dụng những chi tiết về ngoại hình, cảm xúc của nhân vật có ý nghĩa như thế nào đối với phóng sự điều tra? Nhân vật trần thuật – cái tôi tác giả, đóng vai trò như thế nào đối với tác phẩm phóng sư điều tra truyền hình?

Một phóng sự điều tra hoàn hảo, thành công phải bao gồm rất nhiều yếu tố cộng lại. Như việc có “duyên” với nguồn tin, kiến thức và vốn sống, sự nhạy bén, tinh tế trong quan sát khi đi thực tế của người biên tập và quay


phim. Thực hiện Phóng sự điều tra nhằm phát hiện và ủng hộ nhân tố mới, rất cần bản lĩnh nghề nghiệp của nhà báo. Còn khi thực hiện phóng sự điều tra chống tiêu cực, thì ngoài cần bản lĩnh nghề nghiệp, còn rất cần bản lĩnh vững vàng, một thần kinh thép.

Phóng sự điều tra truyền hình cần tư liệu chính xác, không thể lấy lời bình kể lể hay thay cho cái nghèo thông tin của hình ảnh. Bản chất của sự kiện, của vụ việc, của vấn đề là cái đích của phóng sự điều tra. Nhưng, thể hiện phóng sự điều tra cũng không nhất thiết phải thể hiện kiểu “đao to, búa lớn”, mà bên cạnh những tư liệu, chi tiết đắt giá làm nên chủ đề tác phẩm, phải truyền vào đó cái “hồn” và sự hiểu biết của tác giả. Và, để thể hiện được điều đó, rất cần sựchuyên nghiệp và đạo đức của người làm báo.

Đến gặp người nông dân để thực hiện phóng sự điều tra để thực hiện đề tài ăn chặn tiều cứu trợ của “quan xã” thấy nhà cửa tan hoang vì bão lũ, ngước lũ còn ngập trắng xóa cả đường làng ngò xóm, những người dân lam lũ, chờ đợi cứu trợ trong tuyệt vọng, những giọt nước mắt vì người thân bị thiệt hại do sự tàn phá của bão lũ… Nếu không có những chi tiết này, không có sự đồng điệu, chia sẻ giữa phóng viên với người nông dân thì họ sẽ không có hình ảnh, lời bình rung động lòng người. Để đi tìm sự thật, đấu tranh phát giác với những công bộc của dân “táng tận lương tâm”, “ăn” tiền và lương thực cứu trợ của dân nghèo…

Nên sử dụng kết luận điều tra của cơ quan chức năng vào phóng sự điều tra như thế nào để thực sự có hiệu quả?

Lâu nay, một số cơ quan báo chí vẫn quan niệm điều tra là phải liên quan đến các vấn đề “hình sự” như: Kết luận điều tra, tham nhũng, tiêu cực, sai phạm của quan chức, chính quyền…Thực ra, có những bài điều tra hoàn toàn không liên quan gì đến những vấn đề trên. Ví dụ: Tình cờ người dân báo cho tôi biết họ thấy nhiều thương lái đi mua ốc bươu vàng với giá cao, phóng viên


có thể điều tra họ mua ở đâu? Mua về làm gì? Giá cả thế nào? Có ảnh hưởng như thế nào đối với tâm lý người dân? Còn với một phóng sự điều tra liên quan đến pháp luật, thì kết luận của cơ quan điều tra là “xương sống” của tác phẩm, giúp tác phẩm có trọng lượng hơn, đáng tin hơn. Thậm chí, khi biết vụ việc đã có kết luận điều tra, thì phải bằng mọi giá xin có được thông tin, kết luận chính xác của cơ quan chức năng để đối chiếu với quá trình điều tra của nhà báo. Tác giả chỉ đi tìm và thêm vào những tình tiết để tăng thêm tính thuyết phục cho tác phẩm.

Tác dụng của những hình thức phóng sự điều tra truyền hình có ý nghĩa như thế nào?

Chẳng riêng gì phóng sự điều tra, mà gần như tất cả các loại hình báo chí hình thức đóng vai trò quan trọng. Nói bao gồm hình ảnh, lời bình, tiếng động, phỏng vấn… Đối với phóng sự điều tra nó góp phần củng cố chứng cứ, giúp khán giả hiểu rò hơn về bản chất vụ việc, nâng cao giá trị của tác phẩm bằng sự xác thực và sinh động, giúp khán giả hình dung được quang cảnh nơi xảy ra sự việc và gương mặt của nhân vật mà tác phẩm phản ánh. Hình ảnh chính là minh chứng cho quá trình lao động điều tra của nhà báo.

Theo ông, việc nhà báo sử dụng chi tiết “bình” để bàn, đánh giá cho rò vấn đề, bày tỏ quan điểm của mình trước hiện thực khách quan có tác dụng như thế nào đối với phóng sự điều tra?

Đó là yếu tố không thể thiếu đối với phóng sự điều tra. Nó vừa là định hướng dư luận vừa khiến tác phẩm không nhàm chán và giúp khán giả hiểu vấn đề nhanh hơn, kỹ hơn. Yêu cầu của phóng sự điều tra là phải làm cho khán giả hiểu rò hơn, nhiều hơn về vấn đề tác phẩm phản ánh. Nhưng quan trọng nữa là tác giả phải truyền đến người xem suy nghĩ, cảm xúc, nhận định của mình để người xem chia sẻ với mình những trăn trở day dứt, những vui buồn, những trách nhiệm, những câu hỏi chưa có câu trả lời…


Trước những phản ứng của dư luận xã hội, nhất là những người, cơ quan, đơn vị có liên quan đến phóng sự điều tra thì nhà báo cần xử lý như thế nào?

Các yếu tố quan trọng nhất khi viết bài điều tra là:Bằng chứng, luận cứ, luận chứng.PV cần theo dòi sát những diễn biến sau đó, từ phản ứng của dư luận đến phản ứng của các bên liên quan trong phóng sự để kịp thời thông tin tiếp cho khán giả theo dòi. Có nhiều khi, từ bài điều tra ban đầu, từ dư luận, từ những nguồn tin, PV lại có thêm tình tiết mới nảy sinh, có thể triển khai xây dựng tác phẩm. Chính vì thế, cần bám sát dư luận. Trường hợp, các bên liên quan trong có phản ứng tiêu cực như khiếu nại, khiếu kiện, gửi công văn yêu cầu đính chính, thì PV cũng hoàn toàn yên tâm bởi đã có đầy đủ bằng chứng.

Theo ông, để phát hiện và khai thác được những chi tiết đắt giá đối với phóng sự điều tra kinh tế truyền hình, phóng viên cần quan tâm đến điều gì?

Đặc điểm về các nội dung liên quan đến kinh tế thường nhạy cảm. Liên quan đến lợi ích vật chất, ở đâu với làm được hàng nhái, hàng nhái, ở đâu mới tham ô, tham nhũng, lãng phí, do đâu mà vấn nạn buôn lậu hoành hoành. Kẽ hở, góc khuất kinh tế là do đâu. Cho nên, ngay từ khi nhận đơn thư, có thông tin phải tìm cách xác minh chắc chắn “có vấn đề” trước. Sau đó, mới “lặn lội” đến địa bàn để tìm kiếm, khai thác, củng cố tài liệu.

Sau khi đã xác định được đề tài, muốn đạt được mục đích lấy tư liệu, có bài hay, PV cũng cần có nhiều yếu tố như: Chịu lăn lộn, không ngại khó, ngại khổ, có vốn kiến thức tương đối liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Có các yêu tố này rồi, đến với các đối tượng phản ánh phải tỏ thái độ gần gũi, hòa đồng để tạo thiện cảm cho họ ngay từ giây phút đầu tiên bằng việc chú ý trang phục, lời ăn tiếng nói mộc mạc, dễ hiểu, đừng quá lạnh lùng. Chia sẻ với sẵn sàng ngồi bệt xuống đất, xuống nền nhà, sẵn sàng tu hết ca nước lọc họ đưa, sẵn sàng cầm điếu thuốc rẻ tiền họ mời, bật bửa lên cho họ châm thuốc


trước. Tìm hiểu thông tin từ người có chức có quyền phải hiểu biết sâu về lĩnh vực phản ánh. Tránh đi điều tra sai phạm mà người đại diện của cơ quan tổ chức đó “giảng bài” về lĩnh vực mà mình đang phản ánh. Có kiến thức chuyên sâu thì mới “nạp” đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin sai trong điều tra.

Phóng sự “Truân chuyên cuộc chiến chống tham nhũng” được ông thực hiện khá công phu và thành công. Xin hỏi ông, ông đã thực hiện nó như thế nào?

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến tác phẩm của tôi. Từ lâu đề tài phòng chống tham nhũng luôn được Ban biên tập quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên thực hiện đề tài này không dễ. “Truân chuyên cuộc chiến chống tham nhũng” nội dung nói về những người dân dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng. Điển hình ở đây là ông Đinh Đình Phú. Đó là phóng sự phản ánh chân thực ông Đinh Đình Phú khó khăn, vất vả đi tìm chứng cứ, tố cáo, đấu tranh chống lại hệ thống lãnh đạo ở Phường Ngọc Sơn, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Phóng sự đã vạch trần thực trạng đội ngũ cán bộ ủy chức quyền, tham nhũng đất đai, gây bức xúc trong nhân dân. Phóng sự được thực hiện khi cơ quan chưa có kết luận. Chúng tôi thực hiện phóng sự này nhưng bằng “niềm tin nội tâm” của người phóng viên trong lực lượng Công an. Và, thông qua phản ánh nội dung vụ việc, chúng tôi muốn biểu dương những người dân dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng.

Từ thành công của ông, ông chia sẽ với những đồng nghiệp trong việc thực hiện phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV?

Tôi nghĩ, mỗi người có phương pháp tác nghiệp riêng, điều chung nhất cần ở người làm điều tra là có nghiệp vụ, chuyên môn vững, có niềm đam mê cháy bỏng và có trách nhiệm cao với công việc mình đang làm. Nếu không có đam mê, sẽ không đủ can đảm dấn thân vào làm những đề tài điều tra vất vả, nguy hiểm như vậy. Như các bậc đàn anh đi trước đã nói: “PV thực hiệnphóng sự điều tra cần có 1 trái tim nóng và 1 cái đầu lạnh”.

Trân trọng cảm ơn ông!


Họ và tên người trả lời phỏng vấn: Thượng úy Trần Đức Luật

Bút danh: Trần Luật

Cơ quan công tác: Truyền hình ANTV Chức danh: Phóng viên Ban Chuyên đề

Thời gian phỏng vấn: 9h ngày 30 tháng 1 năm 2015

Địa điểm phỏng vấn: Truyền hình ANTV, Số 1, Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội


Nội dung cuộc phỏng vấn

Theo ông, phóng sự điều tra có phải là thể loại của báo chí không?

Phóng sự nói chung từ lâu đã là một thể loại quan trọng trong báo chí thế giới nói chung và báo chí ở nước ta nói riêng. Tôi nghĩ, phóng sự điều tra chắc chắn là một thể loại báo chí.

Quan niệm của ông như thế nào về phóng sự điều tra truyền hình?

Phóng sự điều tra truyền hình là những tác phẩm mang tính chất đi tìm sự thật, đó là những sự thật đang bị che giấu hay những sự thật chưa được mấy ai biết tới và quan tâm. Nó trả lời được câu hỏi mà dư luận đang quan tâm bằng ngôn ngữ hình ảnh.

Từ quan niệm của mình, ông vui lòng cho biết yếu tố thời điểm của sự kiện và hoàn cảnh tác nghiệp của nhà báo ảnh hưởng gì đến việc phát hiện và khai thác vấn đề cho phóng sự điều tra?

Hai yếu tố này chắc chắn có ảnh hưởng tới việc phát hiện và khai thác vấn đề cho phóng sự điều tra. Chẳng hạn một vụ tham nhũng chừng vài tỷ đồng, nếu xảy ra cách đây hơn 10 năm, có thể là một sự kiện quan trọng đối với báo chí mà là một vấn đề hay cho các tác giả thực hiện phóng sự điều tra. Nhưng hiện nay, khi đã xảy ra hàng loạt những vụ tham nhũng


hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng, thì những vụ tham nhũng vài tỷ đồng sẽ không còn là đề tài sốt nóng nữa.

.

Có ý kiến cho rằng, thực hiện phóng sự điều tra phải từ việc phát hiện đề tài và những luận chứng do chính nhà báo khai thác được từ chất liệu của cuộc sống chứ không phải phản ánh những nội dung từ một bản kết luận điều tra của cơ quan chức năng. Quan điểm của ông như thế nào?

Phản ánh lại những gì từ một bản kết luận điều tra của cơ quan chức năng thì không thể gọi là phóng sự điều tra mà chỉ là một bài phản ánh đơn thuần. Bởi những sự thật được hé lộ trong kết luận điều tra ấy, không phải là công sức của nhà báo. Sử dụng thông tin từ cơ quan điều tra rất quan trọng. Nhưng từ thông đấy để phóng viên kiểm chứng cho những gì mình điều tra. Từ thông tin ấy phóng viên điều tra thêm được những nội dung gì, cung cấp cho công chúng. Tôi thích quan điểm của phóng viên Thu Uyên: “Nhà báo biết 10, nói 1” .

Theo ông, phóng sự điều tra có tầm quan trọng như thế nào đối với một kênh truyền hình?

Phóng sự nói chung luôn thuộc vào nhóm tác phẩm“đinh”, những bài hấp dẫn, thu hút nhiều người xem. Phóng sự điều tra lại càng thu hút sự quan tâm nhiều hơn nữa từ công chúng, nhất là những vấn đề đang được quan tâm, những vấn đề nhận được nhiều đơn thư của khán giá. Bởi thế, với mỗi kênh truyền hình, phóng sự điều tra luôn có tầm quan trọng đặc biệt. Thậm chí với nhiều kênh truyền hình, phóng sự điều tra chính là cái “cần câu” độc giả.

Thông thường thực hiện một kỳ hoặc nhiều kỳ phóng sự điều tra, ôngtriển khai quy trình đó như thế nào?

Khi thực hiện một hay nhiều kỳ phóng sự điều tra, trước hết, tôi phải kiểm chứng lại thông tin mà mình được cung cấp hay tình cờ biết được. Khi

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí