Một Số Kịch Bản Phóng Sự Điều Tra Kinh Tế Trên Kênh Truyền Hình Công An Nhân Dân


Cùng với lời bình sắc sảo đã góp phần làm nên một tác phẩm có giá trị. Sau khi phóng sự phát sóng, cơ quan Công an vào cuộc đã điều tra làm rò, khởi tố 12 đối tượng liên quan.

Theo ông, để ghi hình phóng sự điều tra về kinh tế, quay phim cần có những yếu tố gì?

Theo tôi quay phim phóng sự điều tra, quay phim phải nắm bắt được nội dung của sự việc. Quan sát và ghi hình nhanh những địa điểm điều tra, đối tượng điều tra. Chộp được cảnh chủ chốt, chi tiết cụ thể. Chọn góc quay, sử dụng khuôn hình phù hợp. Ngoài yếu tố kỹ năng hình ảnh, tính chuyên nghiệp trong tác nghiệp; cần có đạo đức nghề nghiệp trong sử dụng hình ảnh. Đưa ai, đưa lúc nào là điều mà quay phim phải tính toán. Ví dụ như kế toán làm sai giấy tờ, trong khi người đứng là ông chủ. Thì đã đưa hình kế toán lên hay chưa đó là sự cân nhắc, tính toán kỹ, liên quan đến đời tư cá nhân của công dân…

Trân trọng cảm ơn quý ông.


2. Một số kịch bản phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình công an nhân dân

STT

Hình ảnh

Nội dung

1.


- Hình toàn cảnh Công ty.

- PV vào công ty.


Cảnh làm việc, khai thác mỏ.


Hình ảnh vào nhà máy.

Công ty CP Cromit Cổ Định Thanh Hóa có trụ sở chính tại xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tiền thân là xí nghiệp Cromit Cổ Định được thành lập năm 1956là đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty kim loại màu Thái Nguyên. Năm 2006, công ty được cổ phần hóa với vốn điều lệ là 50 tỷ đồng. Năm 2008, HĐQT Tập đoàn Công nghiệp than- khoáng sản Việt Nam phê duyệt điều chỉnh cơ cấu công ty, theo đó vốn điều lệ được điều chỉnh từ 50 tỷ đồng lên 800 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Công nghiệp than- khoáng sản Việt Nam nắm giữ 90% vốn điều lệ và công ty chính thức trở thành thành viên thuộc tập đoàn từ tháng 4 năm 2008. Với ngành nghề kinh doanh là khảo sát, thăm dò, khai thác, tuyển luyện, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu

Cromit, Ferocrom, bentonit.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 18

NGUY CƠ NHÀ NƯỚC THIỆT HẠI HÀNG TRĂM TỶ TẠI CÔNG TY CP CROM IT CỔ ĐỊNH THANH HÓA

MC: Kính chào quí vị đến với chương trình Điều tra qua thư khán giả của Truyền hình CAND. Chương trình hôm nay mở đầu là phóng sự điều tra "Nguy cơ Nhà nước thiệt hại hàng trăm tỷ tại Công ty CP Cromit Cổ Định Thanh Hóa”. Cuối chương trình như thường lệ là phần trả lời thư bạn xem truyền hình. Sau đây kính mời quí vị theo dòi nội dung chương trình.




Công nhân sửa chữa máy móc. Nhà xưởng bỏ hoang.


- Làm việc với Chánh văn phòng.

Quá trình sản xuất kinh doanh, do sự liều lĩnh của một số vị lãnh đạo công ty, không tuân thủ các nguyên tắc trong hoạt động quản lý kinh tế đã đưa công ty đến bờ vực phá sản, khiến hàng trăm công nhân viên chức và người lao động không có việc làm. Ông Chánh văn phòng Công ty giờ đây phải nhận thêm trọng trách mới là Quyền Bí thư Đảng bộ Công ty thay cho vị Bí thư nguyên là Giám đốc cũ đã điều chuyển đi từ đầu năm 2013.


Phỏng vấn:

Ông Lê Xuân Khoát, Bí thư Đảng bộ, Chánh Văn phòng Công ty CP Cromit Cổ Định, Thanh Hóa.

(Hiện hầu hết công nhân viên công ty của chúng tôi không có việc làm,

đang hưởng tiền phụ cấp lương của tập đoàn)



Hình ảnh đê bị sạt, bị hỏng.


Ông Thắng chỉ cho PV đất đê lấy ở đâu.

Đây là tuyến đê bao số 1 và số 2 với tổng chiều dài 1,5km nằm trong gói thầu dây chuyền khai thác sức nước 3 và 4. Tổng mức đầu tư đắp 2 tuyến đê này là hơn 7 tỷ đồng. Theo kế hoạch, tuyến đê hoàn thành sẽ bao chứa toàn bộ bùn thải từ các dây chuyền khai thác quặng của phân xưởng Mỹ Cái. Theo ông Thái Văn Thắng, Phó Giám đốc – người đã nhiều lần kiến nghị những sai

phạm ở Công ty thì cả 2 tuyến đê bao này đều không đảm bảo về chất lượng do



Phóng viên mang đất so sánh

giống và khá nhau.

thi công không đúng kỹ thuật, đê bị sạt lở, có chỗ bị san phẳng. Công ty thi

công nhưng lại làm hồ sơ giả để thanh toán tiền cho nhà thầu.


Phỏng vấn:

Ông Thái Văn Thắng, Phó Giám đốc Công ty CP Cromit Cổ Định, Thanh Hóa.

(Đất dùng máy xúc của công ty, không theo qui trình, đất không lấy ở

đồi Nhơm mà lấy ngay chân đê).



Hình ảnh so sánh 2 mẫu đất.

So sánh giữa 2 loại đất ở gần đê với đất trên mặt đê thì cùng 1 chủng loại điều đó chứng tỏ những phản ánh, kiến nghị của ông Thắng là có căn cứ. Tuy nhiên trong hồ sơ nghiệm thu việc đắp đê, lu lèn, nạo vét bùn thì lại thể hiện đều làm theo đúng thiết kế. Và đã chuyển gần hết số tiền theo dự toán

thiết kế.



Toàn cảnh cánh đồng- mỏ quặng.


Vào các dây chuyền sức nước 3, 4.


Trích văn bản bồi thường hỗ trợ GPMB.

Còn đây là khu vực khai trường mỏ quặng của Công ty Cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa, thuộc 3 xã là Thái Hòa, Vân Sơn và Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Do việc quản lý lỏng lẻo, những năm trước đây nạn khai thác thổ phỉ diễn ra phức tạp làm cho khu vực mỏ này bị xáo trộn. Vậy nhưng năm 2010, trên cơ sở đề xuất xin lập dự án xây dựng 2 dây chuyền tuyển quặng Cromit bằng sức nước 3 và sức nước 4 của Công ty CP Cromit Cổ Định Thanh Hóa, UBND huyện Triệu Sơn có quyết định thu hồi 1 triệu 250 nghìn m2 đất. Theo đó Công ty Cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa đã phải

bỏ ra 26 tỷ 900 triệu đồng để bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng.




Hình ảnh dây truyền sức nước 3 bỏ hoang.


Sức nước 4 mới xây xong móng.

Gói thầu dây chuyền sức nước 3 và sức nước 4, với tổng mức đầu tư 37 tỷ đồng. Theo thiết kế 2 dây chuyền này khi đưa vào khai thác mỗi sức nước sẽ đạt sản lượng 10 nghìn tấn/năm. Vậy nhưng giờ đây nhiều bộ phận của dây chuyền đã han rỉ và nguy cơ trở thành đống sắt vụn. Do không tuân thủ đúng nguyên tắc về đầu tư, như không tiến hành khảo sát thiết kế mà chỉ dựa vào tài liệu khảo sát từ năm 1962, mặt khác biết khu vực này trước đây đã bị khai thác thổ phỉ xáo trộn mỏ nhưng lãnh đạo công ty vẫn đặt dây chuyền khai thác sức nước 3 ở vị trí này dẫn đến hậu quả là trữ lượng quặng thấp, lại gặp phải túi bùn lớn do khai thác thổ phỉ nên dây chuyền phải ngừng sản xuất.


Phỏng vấn:

Ông Hoàng Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Kỹ thuật- Công ty CP Cromit Cổ Định, Thanh Hóa.

(Dựa theo khảo sát trước đây công ty đặt ở vị trí này nhưng chạy thử được 2 tháng thì gặp sự cố sạt lở túi bùn nên ngừng sản xuất và quyết định di

chuyển hố khai thác sang vị trí mới để có nguồn tài nguyên phù hợp hơn).



- Lia từ dây chuyền khai

thác sức nước 3 sang vị trí khác.

Việc chuyển hố khai thác sang một vị trí mới cách dây chuyền này 300m, Công ty cũng đã phải chi phí mất 465 triệu đồng nhưng lại được hạch toán vào chi phí sản xuất của công ty là sai về quản lý đầu tư xây dựng công

trình. Tuy nhiên ở vị trí này đến nay cũng không khai thác được khiến tiền




Trao đổi với ông Thắng.

của nhà nước bị mất trắng đến 2 lần.

Bất bình trước những việc làm sai trái và có dấu hiệu vi phạm các qui định trong đầu tư cũng như hoạt động quản lý kinh tế của Giám đốc Công ty, ông Thái Văn Thắng, Phó Giám đốc công ty đã nhiều lần kiến nghị chỉ ra những sai phạm, nhưng hậu quả mà ông Thắng phải gánh chịu là bị trù dập, cô

lập.


Phỏng vấn:

Ông Thái Văn Thắng, Phó Giám đốc Công ty CP Cromit Cổ Định, Thanh Hóa.

(Trong thiết kế cái dây chuyền sản xuất này đã không hợp lý. Khi đi vào

sử dụng vẫn còn trong thời gian bảo hành ông giám đốc đã cho tráo đổi các thiết bị từ sức nước 4 sang sức nước 3 để hoạt động nhưng sau vẫn đóng cửa).


Phỏng vấn:

Ông Bùi Ngọc Hùng, Quyền quản đốc phân xưởng Mỹ Cái, Công ty CP Cromit Cổ Định, Thanh Hóa.

(Công ty đã đền bù 27 tỷ để lấy khu vực này khai thác nhưng khai thác không hiệu quả vì trước đây khu vực này đã khai thác thổ phỉ hết rồi thế nên để đảm bảo kế hoạch đề ra Công ty cho ký hợp đồng khai thác thủ công với

bên ngoài gọi là khai thác thổ phỉ).


Biên bản làm việc cua HĐQT với lãnh đạo công ty.

Việc khai thác quặng bằng phương pháp thủ công trước đó HĐQT Công

ty đã có biên bản làm việc với Ban Giám đốc, trong đó đề nghị báo cáo HĐQT nhưng ông Giám đốc Phạm Minh Quân đã làm ngơ trước chỉ đạo này.






Phỏng vấn:

Ông Thái Văn Thắng, Phó Giám đốc Công ty CP Cromit Cổ Định, Thanh Hóa.

(Cho khai thác thổ phỉ đến giờ cái móng của sức nước 4 vỡ nứt hết. Việc ký hợp đồng này chỉ để hợp thức hóa tính pháp lý. Thực chất là khai thác thổ phỉ, ông Giám đốc đã giao cho ông Tào Văn Sơn, quản đốc phân xưởng cho khai thác thủ công và năm 2011 đã xuất bán cho công ty Nam Việt khoảng 35

nghìn tấn và chỉ nhập về công ty 4 nghìn tấn).



Dẫn vào văn bản.

Điều mà ông Thắng nói là có căn cứ bởi theo biên bản giao khoán đãi quặng đuôi bằng phương pháp thủ công của công ty cho phân xưởng Mỹ Cái đề ngày 28/11/2011 chỉ giao khoán chi phí nhân công và chi phí nhiên liệu để sản xuất 1 tấn quặng 36% là 2 triệu 060 nghìn đồng. Còn các chi phí khác như chi phí mua thiết bị máy móc, công cụ, dụng cụ, vật tư mà công ty không cung cấp cho phân xưởng. Theo ông Thắng đây chỉ là cái cớ để rút tiền của Nhà

nước.


Phỏng vấn:

Ông Thái Văn Thắng, Phó Giám đốc Công ty CP Cromit Cổ Định, Thanh Hóa.

(Những chi phí này là do các ông chủ quặng bỏ ra, hợp đồng lao động

mùa vụ giả, giao khoán giả, chấm công giả, nghiệm thu giả, nhận lương giả…).




Hình ảnh làm việc với Phòng lao động tiền lương.


So sánh về con số mà nhân viên công ty cung cấp.

Ngoài ra theo thống kê do Phòng Tổ chức lao động tiền lương cung cấp thì riêng tháng 9/2012, công ty đã ký hợp đồng lao động mùa vụ với 1050 trường hợp. Tuy nhiên qua kiểm tra đối chiếu thực tế tại sổ lưu trữ của Văn phòng công ty thì trong tháng 9/2012, Công ty chỉ ký hợp đồng với 351 trường hợp. Chỉ so sánh 2 con số này đã thấy sự chênh lệch quá lớn. Liệu có phải gần 700 trường hợp lao động mùa vụ mà Phòng Tổ chức lao động tiền lương thống kê đều không có thực để chiếm đoạt tiền lương, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã

hội và các chế độ khác.


Phỏng vấn:

Bà Cao Thị Ngân, Phó trưởng phòng Tổ chức- Lao động- Tiền lương, Công ty CP Cromit Cổ Định, Thanh Hóa.

(Chấm công, nghiệm thu là từ các phân xưởng người ta chấm công, làm

lương mà phân xưởng gửi lên chứ chúng tôi không thể làm giả được)



Làm việc với bà Ngân,

Cận các hợp đồng lao đông.


Cận ông Luận ký.

Nói như bà Ngân thì Phòng Tổ chức tiền lương đã không thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình là căn cứ trên hợp đồng, công việc và trình độ chuyên môn để trả lương mà lại để cho các phân xưởng tự chấm công chia lương và phòng thụ động nhận kết quả này. Ngoài ra ông Nguyễn Văn Luận, Trưởng phòng Tổ chức Lao động tiền lương tự ký hợp đồng lao động là sai qui định, vượt thẩm quyền của mình, chưa kể hồ sơ tuyển dụng lao động sơ sài, không có đơn xin tuyển dụng, giấy khám sức khỏe, sơ yếu lý lịch, ảnh mà chỉ có hợp

đồng lao động và CMND phô tô là sai theo qui định tại Nghị định 39/2003 của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022