Số Liệu Xử Lý Phân Tích Phiếu Điều Tra Nhu Cầu Tin Của Bạn Đọc Tại Phòng Tư Liệu Khoa Lịch Sử.


Để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, song song với các hoạt động nghiệp vụ, phòng Tư liệu Khoa còn mở rộng và giao lưu với các thư viện, các viện nghiên cứu như Viện Khoa học xã hội, TTTT-TV Đại học Quốc Gia Hà Nội…

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ.

Cung cấp và đảm bảo nguồn lực thông tin, tài liệu phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, học tập và giảng dạy của cán bộ và sinh viên Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

Thu thập và bổ sung tài liệu cần thiết, đồng thời thu nhận những ấn phẩm do Khoa xuất bản như các ấn phẩm định kỳ, tạp chí chuyên ngành Lịch Sử, báo cáo khoa học sinh viên, Khoá luận tốt nghiệp và các Luận văn, Luận án tiến sĩ đã bảo vệ ở Khoa.

Tổ chức và bảo quản toàn bộ vốn tài liệu của Khoa Lịch Sử.

1.2.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ.

Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Khoa, chịu sự điều hành và chi phối của Ban Chủ Nhiêm khoa.

Phòng Tư liệu khoa Lịch Sử gồm hai bộ phận:

Bộ phận phục vụ Bộ phận nghiệp vụ

* Bộ phận nghiệp vụ có nhiêm vụ:

Xây dựng, bổ sung và xử lý kỹ thuật vốn tài liệu thư viện, lập danh mục tài liệu theo yêu cầu người đọc.

Tham gia xây dựng và phát triển vốn tài liệu thư viện.

* Bộ phận phục vụ có nhiệm vụ:

Tổ chức phục vụ tại thư viện, đáp ứng yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu tại Phòng Tư liệu thông qua các hình thức sử dụng tài liệu

Tổ chức phục vụ ngoài thư viện


Do hạn chế về số lượng cán bộ nên hiện Khoa có một cán bộ có trình độ cử nhân chuyên ngành TT-TV vừa phụ trách công việc của phòng tư liệu vừa kiêm trợ lý đào tạo sau đại học của Khoa.

1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin

Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin, thời đại của nền kinh tế tri thức. Chính vì vậy nó đòi hỏi mỗi một cá nhân phải tự nâng cao hơn nữa trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức công nghệ thông tin…để đáp ứng với từng nhiệm vụ, công việc mà chúng ta đang làm. Hiện nay một bộ phận lớn người dùng tin có nhu cầu tin ngày càng cao và đa dạng hơn. Bất cứ lúc nào, thông tin họ cần đều phải mang tính thời sự, cập nhật và liên tục.

Người dùng tin (NDT) là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động của một cơ quan TT- TV nào. NDT và nhu cầu tin của họ là cơ sở để định hướng cho toàn bộ hoạt động thông tin của cơ quan đó. Nắm vững nhu cầu thông tin, đáp ứng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác nhu cầu tin của NDT là một nhiệm vụ quan trọng của thư viện nói chung và thư viện các trường đại học nói riêng.

Phòng Tư liệu khoa Lịch sử những năm gần đây bạn đọc đến sử dụng thư viện ngày một tăng nhanh tạo nên nhu cầu tin rất lớn cần được đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Để xác định chính xác thành phần bạn đọc đến sử dụng tài liệu tại Phòng Tư liệu Khoa, tôi tiến hành phát phiếu điều tra nhu cầu tin với tổng số phiếu phát ra 210 phiếu, số phiếu hợp lệ thu về là 200 phiếu, kết quả thu được như sau:


Bảng 1: Số liệu xử lý phân tích phiếu điều tra nhu cầu tin của bạn đọc tại Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử.

Trình độ

Tổng số

Sinh viên

Cán bộ giảng dạy

Học viên cao học

Nghiên cứu sinh

200

145

25

26

4

Tỷ lệ %

72.5 %

12.5 %

13%

2 %

Giới tính

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Số lượng

20

125

10

15

12

14

2

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 3


Bảng 2: Các nhóm bạn đọc được phản ánh qua bảng thống kê sau:


STT

Nhóm bạn đọc

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Sinh viên

145

72.5%

2

Cán bộ giảng dạy

25

12.5%

3

Học viên cao học

26

13%

4

Nghiên cứu sinh

4

2%



Sinh viên

Cán bộ giảng dạy Học viên cao học

Nghiên cứu sinh


Biểu đồ phản ánh thành phần bạn đọc tại Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử

Qua số liệu thống kê bạn đọc đến Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử là sinh viên chiếm 72.5% (145/200 phiếu) nhiều hơn so với bạn đọc là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh và học viên cao học. Căn cứ vào đặc điểm, số


liệu điều tra nhu cầu tin của bạn đọc, đối tượng bạn đọc có thể chia thành các nhóm sau:

+ Nhóm bạn đọc là sinh viên: Đây là nhóm đối tượng tham gia sử dụng thư viện đông nhất. Đặc điểm nhu cầu tin của sinh viên trải rộng, họ vừa có nhu cầu về sách giáo khoa, giáo trình, vừa có nhu cầu về các tài liệu tham khảo, các loại báo, tạp chí có liên quan đến chuyên ngành. Sinh viên khoa Lịch sử thường cần những tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực chuyên ngành như Văn hoá học, Khảo cổ học…

+ Nhóm bạn đọc là cán bộ giảng dạy: Đặc điểm nhu cầu tin của nhóm người dùng tin này vừa mang tính chất nghiên cứu khoa học cơ bản, vừa mang tính chất chuyên ngành, bởi vậy tài liệu họ cần thường rất đa dạng và phức tạp. Loại tài liệu chủ yếu nhóm người dùng tin này cần : chính trị-xã hội, các văn bản pháp luật, các công trình nghiên cứu khoa học, tư liệu lịch sử … để phục vụ cho công tác giảng dạy và nâng cao trình độ chuyên môn.

+ Nhóm bạn đọc là học viên cao học : Nhóm người dùng tin này thường có nhu cầu thông tin về các chuyên ngành mà họ đang theo học như: Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại, Lịch sử Đảng… Đây là nhóm có trình độ học vấn cao, ngoài những tài liệu về chuyên môn họ còn có nhu cầu về các tài liệu tham khảo để ngâng cao trình độ, trau dồi tri thức khoa học.

+ Nhóm bạn đọc là nghiên cứu sinh: Cũng như nhóm bạn đọc là cán bộ giảng dạy, học viên cao học, nhóm bạn đọc này là những người có trình độ học vấn cao, nhu cầu tin của họ phong phú và đa dạng. Nhóm nghiên cứu sinh có nhu cầu sử dụng các tài liệu tham khảo, sử dụng các dịch vụ truyền thống và hiện đại (đặc biệt là các dịch vụ mang tính hiện đại cao) phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình.


Ngoài các nhóm người dùng tin trên, phòng Tư liệu Khoa còn phục vụ bạn đọc là các cán bộ, giảng viên và sinh viên ngoài khoa nếu có nhu cầu sử dụng tài liệu.

1.4 Vai trò công tác tổ chức hoạt động thông tin – tư liệu phục vụ đào tạo đại học.

1.4.1 Vai trò của phòng Tư liệu các Khoa trong trường đại học.


Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để thư viện trường học thật sự là nơi đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục, đòi hỏi phải tăng cường vốn tài liệu, đảm bảo về nội dung, bao gồm đầy đủ về sách giáo khoa, giáo trình sách tham khảo chuyên ngành phù hợp với ngành nghề đào tạo của nhà trường. Đối với các trường đại học hoạt động TT-TV có vai trò to lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của

trường .

Công tác tổ chức hoạt động thông tin tư liệu hỗ trợ cho việc thay đổi phương pháp giảng dạy ở bậc đại học. Thay vì lên lớp thuyết trình, diễn giải một vấn đề qua các bài giảng và giáo trình, các vị giáo sư, giảng viên đã đưa và nguồn tài liệu phong phú sẵn có của thư viện, nêu tình huống của vấn đề để hướng dẫn sinh viên sưu tầm, tham khảo, nghiên cứu tài liệu thư viện hầu có đủ dữ liệu để đặt vấn đề, thảo luận và tìm ra chân lý. Thay vì cho biết trước chân lý, các GS đã hướng dẫn sinh viên tự tìm ra chân lý. Các Giáo sư đã hướng dẫn sinh viên khảo sát qua các nguồn kinh nghiệm tích lũy trước khi đạt tới lời giải đáp cho vấn đề được đặt ra.

Thay đổi phương pháp học tập ở bậc đại học. Thay vì học thuộc lòng bài giảng hay giáo trình của thầy, các sinh viên phải đến thư viện tìm kiếm, theo sự hướng dẫn của thầy, các tài liệu liên quan đến đề tài, đem thảo luận,


hay vấn đề khảo sát. Thư viện đại học sẽ cung cấp cho sinh viên nhiều nguồn thông tin, tri thức khác nhau; Sinh viên phải làm công việc chọn lựa, phân tích, so sánh đánh giá tổng hợp những thông tin tri thức này để đưa ra nhận xét rút ra kết luận riêng của mình. Những nhận xét và kết luận này sẽ được trình bày trên một bài làm tóm tắt (Khoảng 2 hay 3 trang giấy) và nộp vào một buổi học sau, và hàng tuần để đưa ra lớp thảo luận và để thầy giáo đánh giá.


Về phương diện tâm lý giáo dục, hoạt động TT-TV của các phòng tư liệu trong trường đại học đã làm thay đổi phương cách vận dụng tri thức của người học. Thay vì tận dụng ký ức để nhớ nằm trong những điều trình bày, trong bài giảng hay giáo trình người sinh viên được tự do chọn lựa nguồn thông tin, kiến thức, rồi vận dụng óc phân tích đối chiếu để đi đến một sự tổng hợp có tính sáng tạo.


Sự hoạt động của các phòng tư liệu cũng làm thay đổi phương pháp đánh giá người học. Thay vì đánh giá một sinh viên chỉ qua kết quả của kỳ thi cuối khoá, các giáo viên đánh giá sinh viên mình qua suốt công trình đóng góp trong một khóa học. Mỗi tuần một bài làm cho một môn học, mỗi khóa một hay hai khóa luận dài chừng vài chục trang giấy cho một bộ môn. Giáo viên sẽ đánh giá sinh viên của mình qua tất cả công trình nghiên cứu hay sáng tạo đó. Bài thi cuối khóa có thể chỉ là một bài trắc nghiệm nhỏ, chiếm một tỷ lệ nhỏ nhoi trong tổng số điểm đánh giá một sinh viên.

1.4.2 Vai trò của hoạt động thông tin tư liệu tại Khoa Lịch sử.


Là một nhân tố góp phần vào sự phát triển của Khoa trong công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu, Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử có vai trò thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng học tập của sinh viên trong toàn Khoa.Với những hoạt động nghiệp vụ thư viện chuyên


môn, hoạt động TT-TV tại Khoa đã đạt hiệu quả cao trong công tác phục vụ bạn đọc.

Thông qua nguồn tài liệu phong phú cùng với cách sắp xếp và tổ chức hợp lý kho Tư liệu, bạn đọc cảm thấy hứng thú hơn với công việc đọc và tra tìm tài liệu tại Khoa. Từ đó tạo đà phát triển cho công tác giáo dục và đào tạo


CHƯƠNG 2

HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG TƯ LIỆU KHOA LỊCH SỬ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN.

2.1 Đặc điểm vốn tài liệu và công tác phát triển vốn tài liệu tại Khoa.

2.1.1 Đặc điểm vốn tài liệu

Vốn tài liệu là một trong bốn yếu tố cấu thành của thư viện. Nó là thước đo để đánh giá sự phong phú và đa dạng về nguồn tin của một cơ quan thông tin - thư viện. Bên cạnh đó vốn tài liệu giúp thư viện thực hiện tốt các chức năng của mình: Chức năng thông tin, chức năng văn hoá, chức năng giáo dục và chức năng giải trí.

*Đặc điểm nội dung tài liệu

Toàn bộ số tài liệu được lưu trữ tại Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử có nội dung bao quát nhiều ngành, lĩnh vực nghiên cứu như: Văn hoá học, Triết học, Tôn giáo, Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Khảo cổ học…Tuy nhiên do tính chất đặc thù về lĩnh vực đào tạo của Khoa nên hiện tại có 80% số lượng sách, báo, tạp chí có nội dung chuyên ngành lịch sử. Với số lượng tài liệu chuyên sâu về nội dung đó, Phòng Tư liệu Khoa đã đáp ứng khá tốt nhu cầu tin của người dùng tin trong và ngoài Khoa.

* Đặc điểm hình thức tài liệu

Theo thống kê đến hết năm 2009, Phòng Tư liệu Khoa đã có các loại hình tài liệu sau:

* Các xuất bản phẩm

- Sách : Bao gồm những tài liệu có nội dung về chuyên ngành lịch sử và các bộ môn liên quan như Văn hóa học, Nhân học, Lưu trữ học…

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022