Vấn Đề Kiến Thức Về Luật Pháp, Kinh Tế , Báo Chí Và Kỹ Năng Điều Tra Của Phóng Viên


việc...nhằm tạo thế chủ động trong việc ghi hình và các hoạt động khác ở hiện trường. Không ít trường hợp không chuẩn bị nguồn tư liệu, khi dựng hình đã mất rất nhiều thời gian và công sức trong thực hiện hậu kỳ. Ngoài ra không lập đề cương kịch bản, nhiều trường hợp Ban biên tập không biết được ý đồ, nội dung tác phẩm mà PV chuẩn bị thực hiện để định hướng, hoặc những nội dung thu thập được không phù hợp với thời điểm phát sóng, tác phẩm không được sử dụng, ảnh hưởng công sức lao động của cả tập thể.

3.1.2. Vấn đề kiến thức về luật pháp, kinh tế, báo chí và kỹ năng điều tra của phóng viên

Như đã phân tích ở chương 2, tác giả luận văn đã đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân thành công, hạn chế của phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình ANTV. Một trong những nguyên nhân hạn chế của phóng sự điều tra kinh tế chính là kiến thức về luật pháp, kinh tê, báo chí và kỹ năng điều tra của phóng viên. Đối với người làm báo, cơ sở cẩm nang đầu tiên chính là nên tảng về báo chí. Nếu không có cơ sở nền tảng về loại hình báo chí, thể loại báo chí, thì phóng viên khó có thể thành công trong hoạt động nghề nghiệp.

Với lĩnh vực kinh tế, nội dung phong phú trong lý luận và sự vận động không ngừng trong thực tiễn. Vấn đề đặt ra đối với nhà báo, PV thực hiện phóng sự điều tra kinh tế là những kiến thức về kinh tế. Bao gồm những chủ trương, chính sách, các thành phần, lĩnh vực kinh tế, thông tin thị trường, vàng, chứng khoán… Những sai phạm, vi phạm, đối tượng về kinh tế bao gồm như thế nào, mức độ ra sao? Các vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại thì đâu là địa bàn trọng điểm? Loại hàng hóa nào thường bị làm giả, đối tượng đầu cơ, tích trữ? Những đối tượng nào cố ý làm trái, gây hậu quả nghiệm trọng? đối tượng lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo, tham ô… Những kiến thức về kinh tế sẽ bổ trợ cho phóng viên rất nhiều trong quá trình tác nghiệp. Có kiến thức kinh tế, phóng viên sẽ điều tra những vấn đề có tính chuyên sâu, được giới chuyên môn về kinh tế và công chúng ghi nhận đánh giá cao. Hơn nữa, thông tin về kinh tế mỗi thời điểm có những vấn đề khác nhau, nên việc đặt ra cho phóng viên là nhanh nhạy, nắm bắt những diễn biến của


tình hình kinh tế. Trong đó, có những vấn đề về trật tự xã hội nhưng nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ kinh tế. Tất cả những điều đó đặt ra cho PV trong quá trình thực hiện các phóng sự điều tra về kinh tế.

Là phóng viên điều tra, vấn đề được đặt ra nữa là PV phải có những kiến thức về pháp luật. Đây là cẩm nang quan trọng đối với PV. Hiểu biết về pháp luật PV sẽ bảo vệ được chính mình và không làm sai các quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc nắm rò Luật, PV sẽ có đủ căn cứ chứng minh, đối tượng vi phạm về cái gì, mức độ ra sao theo quy định của pháp luật. Tránh được hiện tượng quy kết, áp đặt, kết tội chủ quan của PV, đồng thời, tránh bị đối tượng phản ánh vu khống, kiện tụng.... Do vậy, tác phẩm điều tra mới đáp ứng được các yêu cầu đặt tra.

Đồng thời, vấn đề về kỹ năng điều tra cũng được đặt ra đối với phóng viên thực hiện phóng sự điều tra. Có kỹ năng điều tra, thu thập thông tin, PV sẽ biết đâu là nguồn tin đúng, nguồn tin sai để điều tra. Nếu kỹ năng điều tra không cao, dẫn đến tình trạng điều tra lệch hướng, sai nội dung, không có tác dụng khi sử dụng thông tin trong phóng sự. Kỹ năng điều tra cũng là yếu tố nằm trong năng khiếu của mỗi PV. Điều này đòi hỏi sự xả thân, không sợ nguy hiểm, đồng thời khéo léo trong điều tra. Có nhiều tình huống để PV thu thập tin tức, điều đó tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Yếu tố “niềm tin nội tâm” có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định vấn đề, đối tượng đúng sai. Nhưng bất luận trong trường hợp nào, điều tra cũng phải đúng quy định của luật pháp và đạo đức của người làm báo.

Trong cuộc phỏng vấn sâu với Đại tá Lê Văn Sao, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh, ông cho biết những nội dung liên quan đến chứng cứ: Đối với cơ quan Điều tra cũng như báo chí điều tra, chứng cứ là yếu tố sống còn, đưa ra chứng cứ phải dựa trên nền tảng nói có sách, mách có chứng”. Nó bao gồm: Lời trình bày, lời khai; Các loại tài liệu, giấy tờ; Chứng cứ vật chất. Sử dụng chứng cứ PV phải luôn cân nhắc các yếu tố, phân tích và đánh giá kỹ lưỡng. Bởi người làm điều tra cũng như phóng viên điều tra cần đảm bảo sự khách quan, đúng trình tự, hợp pháp của chứng cứ. Thêm nữa, trong chứng cứ còn được phân ra làm 2: “Chứng cứ buộc tội” và “Chứng cứ gỡ tội”. Và phóng viên có thể chỉ nhận được từ người tố cáo một nửa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.


nội dung của bộ hồ sơ (một nửa hồ sơ có giá trị gỡ tội đã bị giấu đi), nên thường phân tích vào các chứng cứ buộc tội, nên giá trị thông tin trong tác phẩm phóng sự điều tra chỉ mang tính đơn tuyến, một chiều”.

Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 12

Vì vậy, vấn đề đặt ra cho quá trình điều tra, thực hiện thu thập chứng cứ của PV phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, có thể kể tới việc: Phỏng vấn, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin… Tiếp đó, người viết cần thực hiện kiểm tra, đánh giá chứng cứ: Kiểm tra, xác minh và đánh giá từng chứng cứ; Kiểm tra tổng hợp toàn bộ chứng cứ thu thập được, đối chiếu, so sánh; Tìm chứng cứ mới chứng minh bổ sung; Căn cứ vào các quy định pháp luật; Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm cá nhân và trí tuệ tập thể….

3.1.3. Vấn đề lựa chọn thời điểm phát sóng phóng sự điều tra kinh tế

Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới việc lựa chọn thời điểm phát phóng sự điều tra kinh tế – những vấn đề liên quan đến chống tiêu cực, tham nhũng của báo chí nói chung là “không khí chính trị”. “Không khí chính trị” thuận lợi sẽ giúp cho báo chí dễ dàng tiếp cận các vấn đề nóng trong xã hội, phanh phui các vụ việc tiêu cực, tham ô, tham nhũng, giúp cải thiện tính dân chủ thực sự trong xã hội. Có được điều này, báo chí sẽ có không gian rộng rãi hơn để hoạt động. Chẳng hạn khi, toàn Đảng toàn dân ta hưởng ứng thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách xây dựng chỉnh đốn Đảng. Không khí báo chí tại thời điểm ngay sau khi Nghị quyết ra đời đã có một không gian rộng hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ cấp bách mà chủ đạo là chỉ ra được những yếu kém, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp.

Ngược lại, “không khí chính trị” không thuận lợi sẽ khiến báo chí thực hiện các bài phóng sự điều tra chùn bước. Chẳng hạn, khi công tác kiểm điểm, phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 đang ở giai đoạn nêu tên cá nhân, tập thể sai phạm thì đáng lẽ ra đây là lúc báo chí lên tiếng mạnh nhất nhưng thực tế, thời điểm này dương như không khí báo chí im ắng hơn nhiều, mọi việc trầm tĩnh hơn, người ta chủ yếu là nghe ngóng hơn là bày tỏ.

Hơn nữa đối với thông tin phù hợp với cơ quan điều tra, thì Ban biên tập cân nhắc tính toán kỹ việc phát sóng. Bởi nó liên quan đến bí mật của ngành, của nhà


nước. Lộ thông tin sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình điều tra tiếp theo của vụ án, chuyên án của Cơ quan Công an. Hay, đối với những thông tin đang thuộc về ngành Thanh tra, kiểm tra Đảng thì việc sử dụng hình ảnh, kết quả điều tra như thế nào để không ảnh hưởng danh dự, uy tín đối với cá nhân tập thể đó cũng là một trong những vấn đề được đặt ra. Việc lựa chọn thời điểm phát phóng sự điều tra kinh tế như một cách của người lính chỉ huy sau khi đã nhìn thấy mục tiêu của đối phương là ra lệnh cho chiến sỹ bóp cò – bắn. Nó quyết định đến sự tác động đối với xã hội về ý nghĩa và mục đích của tác phẩm.

Do đó, việc lựa chọn thời điểm phát sóng phóng sự điều tra là điều rất quan trọng, coi như một bước tiếp theo trong việc tính toán đến hiệu quả tác động xã hội cũng như tránh những tai họa đáng tiếc có thể xảy ra mặc dù nội dung thông tin là đúng.

- Ngoài ra, các vấn đề về biên tập, quy trình biên tập, đầu tư phương tiện, cơ chế chính sách là những nội dung được đặt ra đối với việc thực hiện phóng sự điều tra kinh tế. Từ đó, để đưa ra các giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình ANTV.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV

Như đã khẳng định trong các chương trước của luận văn, một trong những lợi thế của truyền hình ANTV là điều tra. Điều tra các vấn đề về trật tự xã hội, an ninh xã hội, trong đó vấn đề liên quan đến kinh tế luôn được quan tâm hàng đầu. Cũng như các nội dung về điều tra khác, phóng sự điều tra về kinh tế của ANTV đáp ứng khá đầy đủ, thỏa mãn mà dư luận quan tâm, thể hiện rò nét nhất là ở phóng sự giải quyết vấn đề.

Trên truyền hình ANTV, nhiều thông tin thời sự, hấp dẫn sâu sát với công chúng được liên tục bám sát cơ sở và phát sóng được kịp thời. Nhiều sự kiện nóng, vấn đề hay đã trở thành những đề tài cho các phóng sự điều tra kinh tế. Thể loại phóng sự điều tra kinh tế được coi là thế mạnh của truyền hình ANTV và luôn được ban biên tập quan tâm, và có thể xem đó là thể loại không thể thiếu bởi nó như là mũi nhọn của truyền hình ANTV. Ngoài ra, tham dự Liên hoan truyền hình toàn


quốc, Giải báo chí Quốc gia nhiều năm liên tục truyền hình ANTV đạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc ở thể loại phóng sự điều tra. Khán giả từ chỗ xem nhiều tác phẩm về đề tài về trật tự xã hội nay đã quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực kinh tế. Nhiều khán giả cho rằng, trước đây họ thường quan niệm về kinh tế là vấn đề vĩ mô ngoài nhận thức và cuộc sống của họ, tuy nhiên chính qua những tác phẩm báo chí họ hiểu hơn về kinh tế và những gì gắn bó với đời sống dân sinh. Nhiều vụ việc phức tạp đều bắt nguồn từ kinh tế. Họ mong muốn tăng thời lượng phát sóng và thay đổi lịch trình phát sóng để phù hợp hơn với tâm lý tiếp nhận của công chúng.

Trước sự cạnh tranh khốc liệt của báo chí hiện nay, nhất là truyền hình và báo mạng điện tử, đặc biệt là sự suy thoái của nền kinh tế, để giữ chân khán giả, nhất là những vấn đề sát sườn với người dân Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế cần phát huy hơn nữa các thế mạnh hiện có của mình cũng như khắc phục hạn chế nội tại của Truyền hình ANTV. Trong đó cần tranh thủ thời cơ, sử dụng có hiệu quả nguồn chất xám và lòng nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ, PV truyền hình ANTV, khoác trên mình sắc phục CAND họ đặc biệt là coi trọng đến thể loại phóng sự điều tra, nhất là mảng điều tra về kinh tế, là nơi làm thước đo của “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” để làm điểm nhấn truyền hình ANTV mỗi khi công chúng khán giả đón nhận.

3.2.1 Nâng cao nhận thức về lý luận phóng sự điều tra truyền hình cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên

Cũng như bất kỳ sáng tạo một tác phẩm báo chí nào, có nền tảng cơ sở lý luận về thể loại báo chí, đó chính là cẩm nang vào nghề của phóng viên. Do vậy, việc nâng cao nhận thức về cơ sở lý luận cho đội ngũ thực hiện tác nghiệp, sáng tạo về thể loại phóng sự điều tra có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay, hầu hết đội ngũ phóng viên của truyền hình ANTV đều được đào tạo cơ bản từ các trường báo chí. Tuy nhiên, việc hiểu biết và nhận thức về cơ sở lý luận phóng sự điều tra truyền hình không phóng viên nào giống phóng viên nào. Và việc học, học nữa, học mãi là điều cốt lòi. Có những cơ sở căn bản là nền tảng cho phóng viên thì các phóng viên sẽ thực hiện được những tác phẩm một cách chuẩn mực và bài bản, còn những nhà quản lý, những người duyệt chương trình sẽ có một cơ sở lý luận bền vững và chính xác để thẩm định các tác phẩm về mặt nội dung cũng như hình thức thể hiện. Để có


nền tảng cơ sở lý luận bền vững thì các cán bộ và phóng viên truyền hình cần được nâng cao về trình độ lý luận, trình độ nghiệp vụ cũng như những những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực kinh tế. Việc nâng cao nhận thức cơ sở lý luận cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên có thể bằng nhiều cách như tổ chức hội thảo, tổ chức tập huấn, chuyên đề. Những năm gần đây, Truyền hình ANTV, hai năm một lần tổ chức liên hoan truyền hình CAND toàn quốc, đây chính là dịp để đội ngũ phóng viên, biên tập viên có dịp được truyền đạt, ôn lại kiến thức chuyên ngành về phóng sự điều tra truyền hình từ các cuộc tập huấn, tọa đàm, trao đổi giữa những nhà nghiên cứu lý luận báo chí với những người chuyên thực hiện phóng sự điều tra truyền hình có kinh nghiệm từ các Đài truyền hình.

Theo biên tập viên Thượng úy Trần Luật, phóng viên Ban Chuyên đề ANTV cho biết: hàng tháng Truyền hình ANTV cần tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ, nâng cao hình thức đưa thông tin, nâng cao khả năng nhìn nhận vấn đề, nhận dạng các loại tội phạm nhất là những loại tội phạm kinh tế. Muốn làm phóng sự điều tra kinh tế thì trước nhất đội ngũ phóng viên, nhà báo ANTV làm điều tra phải hiểu được bản chất thể loại điều tra và nắm vững các nguyên tắc làm điều tra có như vậy, mỗi một tác phẩm điều tra đưa tới công chúng sẽ mang nhiều hiệu quả và có tác dụng răn đe nhất định đối với những tội phạm đang nhởn nhơ nằm ngoài vòng pháp luật.

3.2.2. Xây dựng đội ngũ chuyên thực hiện phóng sự điều tra kinh tế

3.2.2.1.Thành lập Tiểu Ban chuyên làm Phóng sự điều tra kinh tế, điều tra an ninh xã hội, điều tra khác…

Do tính chất của phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình và các phóng sự điều tra khác đều có sự nguy hiểm đến tính mạng bản thân và những người trực tiếp làm phóng sự, thậm chí cả người thân của người làm điều tra thì trước nhất những người làm điều tra phải hiểu rò để có quyết định tiếp tục dấn thân vào nghề này nữa hay không và làm nó ở mức độ nào. Do vậy, để nâng cao chất lượng phóng sự điều tra kinh tế truyền hình ANTV nên thành lập một tiểu ban chuyên làm phóng sự điều tra ở cách lĩnh vực: Kinh tế, an ninh xã hội, các phóng sự điều tra khác. (Nằm trong Ban Chuyên đề hiện nay). Trong ban tiểu này cần phân bổ rò Trưởng, phó tiểu ban và các thành viên trong ban. Mỗi một người phải có trách nhiệm với vị trí mình đảm nhận và có điều đầu tiên ai cũng phải có đấy là năng lực làm phóng sự điều tra hay


nói cách khác là tố chất, khả năng nghề nghiệp của mỗi nhà báo, phóng viên, biên tập viên. Ban nên thường xuyên tổ chức các buổi nâng cao nghiệp vụ, tập huấn kỹ năng đưa thông tin, kỹ năng khai thác thông tin, kỹ năng nhìn nhận vấn đề… để làm một phóng sự điều tra tốt nhất, hiệu quả nhất.

Khi có một vấn đề kinh tế nóng, nhức nhối các thành viên trong tiểu ban cần bàn bạc kỹ lưỡng để tiến tới có quyết định làm phóng sự điều tra về vấn đề này hay không, tiếp đến là hướng đi, hướng triển khai, hỗ trợ nhau trong quá trình làm phóng sự điều tra. Đặc biệt, ai có cơ sở tư liệu gì thì nên cung cấp và cùng nhau đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc gây ảnh hưởng lớn cho xã hội.

Ngoài vấn đề chuyên môn, thì phóng viên thực hiện phóng sự điều tra kinh tế không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức trong sáng, giữ vững kiên định lập trường tư tưởng, khi điều tra về lĩnh vực nhạy cảm của xã hội: lĩnh vực kinh tế.

3.2.2.2. Bồi dưỡng kỹ năng điều tra

Bồi dưỡng kỹ năng điều tra cho đội ngũ phóng viên thực hiện phóng sự điều tra là rất cần thiết. Trong đó, quy trình điều tra gồm các nội dung như sau:

- Giai đoạn điều tra ban đầu: gồm tiếp nhận nguồn và xử lý nguồn tin. Nguồn tin có thể từ đơn thư nhân dân phải ánh, thông tin từ các cơ quan báo chí khác, nguồn tin riêng của PV… Tiếp nhận nguồn tin là khâu mở đầu. Khâu này có ý nghĩa quan trọng đối với thực hiện tác phẩm phóng sự điều tra. Bởi cái “duyên” của PV khi có nguồn tin. Từ đó PV xác định cơ sở của nguồn tin? Thẩm định nguồn tin?Các thông tin tài liệu phản ánh đã có đến mức độ nào? những vấn đề gì đã rò, cần tiếp tục điều tra?

- Giai đoạn lập kế hoạch điều tra: Xác định đối tượng, lĩnh vực, địa bàn điều tra; mục đích điều tra; các biện pháp tiến hành điều tra. Xác định thời gian, phương tiện điều tra nhằm đảm bảo tiến độ điều tra. Trong trường hợp điều tra vụ việc này, còn xác định làm rò đối tượng khác liên quan, thì cần xác định rò các biện pháp tiến hành, đồng thời được Ban biên tập duyệt và thống nhất trong êkip thực hiện.

- Kết thúc điều tra: Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ chứng minh, PV tập hợp tài liệu, tiếp tục theo dòi kết quả điều tra. So sánh đối chiếu thông tin với Cơ quan Điều tra, báo cáo BBT để xây dựng tác phẩm. Đồng thời, lưu giữ hồ sơ điều tra, các thông tin tài liệu đã thu thập được.


Đối với phóng viên ANTV muốn thực một tác phẩm phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình hay, nội dung điều tra phải đáp ứng được 3 tiêu chí:

- Thứ nhất: Phải trúng vấn đề được người dân quan tâm. Đó là các vấn đề nhân dân khiếu nại, phản ánh: Nhân dân chính là đội ngũ làm điều tra lớn mạnh nhất. Bởi nhân dân có mặt khắp nơi, bất cứ vấn đề bức xúc xã hội dân sinh nào nhân dân đều có thể phản ánh lại cho các cơ quan điều tra. Nhà báo, phóng viên tiếp nhận vấn đề đồng thời tiến hành làm điều tra để làm sáng tỏ các vấn nạn nóng đang khiến quần chúng, nhân dân bức xúc. Có thể thấy điều này được thể hiện cụ thể, sinh động trong Chương trình: Điều tra qua thư khán giả.

Không chỉ là các vấn đề được người dân khiếu nại mà các phóng sự điều tra truyền hình trên ANTV hay bất cứ một kênh truyền hình nào muốn làm phóng sự điều tra truyền hình thì đều cần thực hiện về các vấn đề mà nhiều người quan tâm. Điều đặc biệt trong các phóng sự điều tra kinh tế đó như: tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành nhiệm vụ, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng; các loại tội phạm lừa đảo, thương mại…là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Đồng thời, sau điều tra, phóng viên trả lời câu hỏi mà dư luận đặt ra, đề xuất các phương án giải quyết vấn đề, không gây hoang mang dư luận và làm ổn định tâm lý khán giả.

Thứ hai: Có tác động xã hội rộng lớn. Có thể nhận thấy rằng, tất cả các phóng sự điều tra truyền hình (nêu vấn đề hay giải quyết vấn đề) đều có sự tác động rộng lớn đến toàn thể cộng đồng. Hơn nữa, có những tác phẩm phóng sự điều tra kinh tế truyền hình thời gian thực hiện không phải ngày một, ngày hai có thể giải quyết được. Thậm chí có những vụ phải mất thời gian dài mới được đưa ra ánh sáng nhiều vụ viêc, đối tượng còn ẩn nấp dưới nhiều vỏ bọc khác nhau. Chính vì lẽ đó, tác phẩm phóng sự điều tra truyền hình có những giá trị nhất định và không phải thể loại báo chí nào cũng có được.

Thứ ba: Độc đáo và công phu: Điều này thể hiện lao động của nhà báo và nó càng quan trọng khi trình độ của khán giả ngày càng cao trong cuộc sống hiện đại.

Vấn đề hay, đã được giải quyết triệt để nhưng quy cách làm không hay, không hấp dẫn thì chắc chắn cũng không thể kéo được khán giả xem nó về lâu về

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí