Nhận Định Chung Về Thị Trường Ngoại Hối Thế Giới


chính sách tỷ giá thả nổi không hoàn toàn, nhưng linh hoạt hơn và neo với rổ tiền tệ chứ không neo chặt với một ngoại tệ (thường là USD). Nâng cao vai trò của NHNN trong quá trình điều hành chính sách tỷ giá, theo xu hướng ổn định tỷ giá, can thiệp mạnh khi cần thiết nhằm giảm bớt những tác động của khủng hoảng kinh tế và khu vực. Thứ hai, quản lý ngoại hối nhằm mục đích đảm bảo thị trường có thể hoạt động hiệu quả, không có những qui định hành chính gây cản trở nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện để kiểm soát và quản lý hoạt động của thị trường tránh bị những hoạt động của giới đầu cơ làm lũng đoạn thị trường và tác động đến an toàn hệ thống tài chính. Muốn vậy cần giám sát luồng ngoại tệ ra, vào khỏi quốc gia chặc chẽ nhưng vẫn đảm bảo thực hiện qui định tự do hóa giao dịch vãng lai và mở cửa có giới hạn giao dịch vốn. Nhằm mục đích khơi thông dòng ngoại tệ tạo điều kiện cho TTNH phát triển nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống tài chính quốc gia. Thứ ba,quan tâm đến việc thiết lập một khung thể chế cho hoạt động của TTNH, phải có cơ quan chuyên trách về hoạt động ngoại hối để tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của TTNH, mở rộng đối tượng tham gia thị trường và trang bị cơ sở hạ tầng, hệ thống thanh toán, trao đổi thông tin hiện đại, phát triển cả thị trường giao dịch tập trung và không tập trung.


Kết luận chương 1‌


Chương 1 đã đưa ra những lý thuyết nghiên cứu trước đây về TTNH với đầy đủ các khái niệm, đặc điểm, phân loại thị trường, các thành viên tham gia và kỹ thuật giao dịch trên 2 thị trường liên ngân hàng trực tiếp, gián tiếp, những giao dịch trên thị trường ngoại hối.

Bên cạnh đó, trong chương 1 luận án cũng đã trình bày những yếu tố tác động đến TTNH và những điều kiện cần thiết để phát triển TTNH trong bối cảnh hội nhập, để làm cơ sở lý luận cho quá trình đánh giá và phân tích thực trạng của TTNH.

Cuối chương 1, luận án đã giới thiệu những kinh nghiệm về điều hành chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối và cách thức tổ chức và quản lý TTNH của các nước trong khu vực để làm cơ sở thực tiển cho những nhận định và các đề xuất nhằm phát triển TTNH Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế.


CHƯƠNG 2‌


THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM


2.1. Khái quát tình hình TTNH trên thế giới

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng phát triển sự biến động của TTNH trên thế giới sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến TTNH Việt Nam, việc khảo sát thực trạng hoạt động và những xu hướng phát triển của các TTNH trên thế giới để xây dựng chiến lược phát triển TTNH ở Việt Nam.

TTNH là một thị trường lớn nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Với tổng số lượng giao dịch trên toàn thế giới lên đến gần 4 ngàn tỉ đô la Mỹ (4,000 tỷ USD)[60] mỗi ngày được sử dụng để thanh toán những hoạt động mậu dịch giữa các quốc gia, luân chuyển nguồn vốn qua các biên giới, thanh toán và hoán đổi đồng tiền giữa các chính phủ, các tổ chức tài chính và phi tài chính và các thành phần kinh tế khác trên toàn thế giới. Số lượng giao dịch này ngày càng tăng do sự phát triển mậu dịch và tiến trình toàn cầu hóa. Cùng với số lượng tăng cao là những biến động trên TTNH và các biện pháp của các chính phủ hay các khu vực kinh tế càng ngày càng trở nên quyết liệt hơn để bảo vệ cho đồng tiền và nền kinh tế của mình.

2.1.1. Nhận định chung về thị trường ngoại hối thế giới

Ngân hàng Thanh tóan quốc tế (BIS) cứ 3 năm 1 lần tiến hành khảo sát doanh số TTNH hoạt động trên toàn cầu, theo khu vực địa lý, loại tiền tệ, và theo loại hình giao dịch, để phân tích đánh giá đưa ra nhận định chung về tình hình TTNH trên thế giới. Trong lần khảo sát gần đây nhất là vào năm 2010, kết quả khảo sát như sau:

Về doanh số giao dịch, liên tục tăng mức tăng hơn hai lần từ 1527 tỷ USD năm 1998 lên 3981 tỷ USD năm 2010. Sau khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á doanh số sụt giảm 200 tỷ USD vào năm 2001, tuy nhiên sau đó doanh số liên tục tăng ấn tượng nhất là số lượng tăng của năm 2007 so với năm


2004 là hơn 1200tỷ USD đạt tỷ lệ 65.2%, sau đó tốc độ tăng giảm xuống còn 20% tính từ tháng 4/2007 đến tháng 4/2010 với doanh số hàng ngày vào năm 2010 là 3981 tỷ USD.

Biểu đồ 2.1: Doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu


Nguồn Trienial Central Bank Survey BIS April 2010 61 Bảng 2 1 Doanh số giao dịch 1

Nguồn: Trienial Central Bank Survey BIS, April 2010 [61]


Bảng 2.1: Doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu theo các loại hình giao dịch

Đơn vị tính: Tỷ USD



Năm

Các công cụ


1998


2001


2004


2007


2010

Tổng doanh số

1,527

1,239

1,934

3,324

3,981

Giao dịch Spot

568

386

631

1,005

1,490

Giao dịch Outright forwards

128

130

209

362

475

Giao dịch hoán đổi ngoại hối

734

656

954

1,714

1,765

Giao dịch hoán đổi tiền tệ

10

7

21

31

43

Quyền chọn và các loại khác

87

60

119

212

207

Lưu ý: doanh số được tính theo

tỷ giá của tháng 4/2010

1,705

1,505

2,040

3,370

3,981

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Nguồn:Trienial Central Bank Survey BIS, April 2010 [61]


Về loại hình giao dịch, qua số liệu doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu theo các loại hình giao dịch cho thấy: giao dịch giao ngay là giao dịch chiếm tỷ lệ lớn nhất gần 50% tổng doanh số giao dịch đã từ 1000 tỷ USD năm 2007 tăng gần 1500 tỷ USD năm 2010. Các giao dịch phái sinh như giao dịch kỳ hạn tăng 31.2%, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, hoán đổi tiền tệ, không tăng nhiều lắm so với năm 2007. Riêng giao dịch quyền chọn và các loại khác lại sụt giảm một ít, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2009.

Phân bổ doanh số giao dịch theo khu vực địa lý (Phụ lục số 2), có những điểm nổi bật như sau: vào năm 2010 Anh chiếm 37%, Mỹ 18%, Nhật 6%, Singapore 5%, Switzerland 5%, Hong Kong 5% và Úc là 4%. Nếu tính theo số tuyệt đối: Tại Anh doanh số là 371 tỷ USD, Mỹ là 159 tỷ USD, Nhật là 62tỷ USD và Hong Kong là 57tỷ USD. Riêng các nước Châu Á (trừ Nhật) trước năm 2007 các nước này chỉ có doanh số rất thấp nhưng đến năm 2010 đã có sự gia tăng số lượng như Trung Quốc 19.8 tỷ USD, Malaysia tăng lên 7.3 tỷ USD, Thái Lan 7.4tỷ USD tuy tỷ lệ của mỗi quốc gia này không tới 1% doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu nhưng đã cho thấy sự phát triển hoạt động trên thị trường ngoại hối của các nước này. Tiềm năng này chỉ ra rằng trong khuynh hướng dài hạn sẽ có thể có những tác động đến sự phân bổ doanh số giao dịch ngoại hối theo địa lý, tạo ra sự chênh lệch quan trọng của các loại tiền tệ này ở những trung tâm tài chính khác nhau[59].

Căn cứ doanh số giao dịch theo loại tiền tệ. Chiếm tỷ lệ lớn nhất vẫn là USD hơn 80%, đứng thứ 2 là EUR gần 40%, kế tiếp là JPY gần 20% , GBP chiếm gần 13%, chiếm tỷ lệ dưới 10% là AUD, CAD, CHF và chiếm dưới 5 % là các đồng tiền còn lại. Vào năm 2010, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế của năm 2009 nên có sự sụt giảm doanh số, mạnh nhất là GBP giảm 2% , USD giảm 0.7%, CHF 0.4%, HKD 0.3%, trong khi đó EURO tăng mạnh 2.1% và JPY tăng 1.8% trong doanh số giao dịch toàn cầu. Đặc biệt tổng số các đồng tiền : CNY, MYR, THB, IDR gia tăng từ 0.5% lên 1% đã đánh dấu sự hiện diện của các nền


kinh tế mới nổi Châu Á trên TTNH thế giới.

Về đặc điểm của thị trường ngoại hối có hai vấn đề thật sự nổi bật,

(1) là sự gia tăng một cách mạnh mẽ về doanh số giao dịch giữa các ngân hàng và các định chế tài chính khác, phù hợp với sự gia tăng của các họat động bảo hiểm rủi ro tỷ giá và đa dạng hóa các danh mục đầu tư cuả các tổ chức đầu tư dài hạn và quỹ lương hưu. (2) là sự gia tăng doanh số giao dịch có liên quan đến thị trường tiền tệ của các nước đang phát triển. Singapore và Hongkong là những trung tâm tài chính hải ngoại quan trọng của các đồng tiền của những thị trường mới nổi ở Châu Á. Ngược lại những trung tâm tài chính khác, như Australia, Japan và Thụy Sỹ thì giao dịch với các đồng tiền của những thị trường mới nổi có doanh số thấp hơn [59].

Trước nhận định trên về trung tâm tài chính của các nước Châu Á, Việt Nam cần tìm hiểu xu hướng phát triển thị trường ngoại hối của khu vực Châu Á để xây dựng chiến lược hội nhập từng bước từ khu vực tiến tới thị trường ngoại hối toàn cầu.

2.1.2. Những nét đặc trưng của TTNH Châu Á trong giai đoạn hiện nay


Hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ Châu Á có sự gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Doanh số của 10 đồng tiền Châu Á (không tính Yen Nhật) tăng từ 100tỷ USD mỗi ngày trong tháng 4 năm 2004 lên 249 tỷ USD mỗi ngày năm 2007. Tuy nhiên sự gia tăng của các đồng tiền có tỷ lệ khác nhau, trong đó doanh số của nhân dân tệ (CNY) tăng gấp 7 lần từ 2tỷ USD năm 2004 lên 15 tỷ năm 2007, trong khi đồng Won (KRW) của Korea chỉ tăng 41% từ 22 tỷ lên 39 tỷ. Như vậy, đôla HongKong (HKD) vẫn duy trì là đồng tiền giao dịch năng động nhất trên TTNH Châu Á, đứng thứ hai và thứ ba là đôla Singapore(SGD) và Won của Korea(KRW). Các đồng tiền Rupee của Ấn Độ (INR), Ringgit của Malaysia (MYR) peso của Philippine (PHP) được giao dịch thấp nhất mỗi loại chỉ khoảng 4 tỷ.[59]


Sự gia tăng mạnh mẽ của doanh số giao dịch ngoại hối được cho là do sự gia tăng giao dịch những tài sản tài chính, được thực hiện bởi những nhà đầu tư hướng đến mục tiêu dài hạn họ tiếp tục đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ vào cổ phiếu và trái phiếu ngoại tệ. Bên cạnh đó là những nhà đầu tư sử dụng nguyên tắc đòn bẩy (Leverage invester) họ hướng đến mục tiêu đầu tư ngắn hạn với lợi nhuận tiềm năng dựa vào kinh doanh chênh lệch lãi suất (carry trade) thực hiện thông qua hoạt động đầu tư ủy thác, đa số các ngân hàng đầu tư cũng gia tăng doanh số kinh doanh ngoại hối đặc biệt là trên thị trường giao ngay. Một cách chắc chắn rằng những nhân tố trên đã làm gia tăng doanh số trên thị trường ngoại hối Châu Á, mặc dù sự tác động đó không mạnh mẽ bằng các đồng tiền mạnh.[59]

Dòng tiền vào thị trường cổ phiếu Châu Á góp phần làm gia tăng đáng kể doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối Châu Á mà đặc biệt là doanh số đôla Hong Kong (HKD) tăng do sự tăng tạm thời một số lượng lớn cổ phiếu qua những giao dịch trên Thị trường chứng khoán Hong kong.

Giao dịch hàng hóa và dịch vụ cũng góp phần đáng kể vào doanh số các đồng tiền Châu Á nhiều hơn so với vào doanh số các đồng tiền quốc tế. Bởi vì, doanh số ngoại tệ trên TTNH theo sát luồng tiền thương mại hơn là luồng tiền trong giao dịch vốn, tổng doanh số xuất nhập khẩu của 10 nước Châu Á tăng từ

4.3 tỷ USD năm 2004 lên 7tỷ USD năm 2007. Những nước có giao dịch ngoại thương lớn mạnh đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ đã đóng góp đáng kể vào sự gia tăng doanh số 2 đồng tiền CNY và INR trên TTNH thế giới.

Một nhân tố bổ sung cho sự gia tăng doanh số ngoại tệ trên thị trường Châu Á là do tỷ giá linh hoạt hơn tạo cơ hội kinh doanh chênh lệch giá và nhu cầu bảo hiểm tỷ giá tăng cao. Chính phủ Trung Quốc và Malaysia đã thông qua chế độ tỷ giá linh hoạt vào tháng 7/2005, Ấn Độ và Philippine vào năm 2007, họ đã chấp nhận để tỷ giá biến động trong ngày lớn hơn những năm trước đây. Thực vậy sau đó, INR đã tăng giá so với USD với tốc độ kỷ lục.


Mặc dù tăng trưởng mạnh nhưng doanh số tổng hợp của các đồng tiền Châu Á vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ của doanh số ngoại hối toàn cầu. Trong tháng 4/2007, tỷ lệ doanh số của các đồng tiền Châu Á trong doanh số toàn cầu là 7.5% chỉ lớn hơn so với tỷ lệ AUD một chút là 6.6%, nhưng thấp hơn tỷ lệ của JPY 17.2%. Theo giá trị tuyệt đối, doanh số tổng cộng các đồng tiền Châu Á là 249tỷ USD, doanh số AUD là 220tỷ USD và JPY là 573tỷ USD. Sang đến tháng 4/2010, tỷ lệ doanh số này có sự sụt giảm nhỏ do khủng hoảng kinh tế năm 2009 nhưng vẫn cao hơn so với năm 1998.

Tóm lại, qua nghiên cứu tình hình TTNH trên thế giới có thể rút ra những vấn đề sau:

Hoạt động thị trường ngoại tệ phát triển nhưng tốc độ không cao như 3 năm trước (2007) nguyên nhân chủ yếu là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009.

Sự xuất hiện của một số đồng tiền cuả các quốc gia đang phát triển trong doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu.

Sự phát triển doanh số giao dịch của các đồng tiền các nước Châu Á gắn với quá trình gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và chính sách tỷ giá linh hoạt hơn tạo điều kiện cho những giao dịch kinh doanh chênh lệch tỷ giá và nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá phát triển.

Những giao dịch kinh doanh ngoại hối theo thuật toán (algorithmic), hoạt động đầu tư ủy thác kinh doanh chênh lệch lãi suất (carry trade), đầu tư bằng đòn bẩy(Leverage invester) càng gia tăng trên thị trường sẽ tạo nên những luồng vốn di chuyển giữa các quốc gia mạnh mẽ hơn và đặt ra vấn đề kiểm soát những luồng vốn này nhằm đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính.

Xu hướng phát triển của TTNH toàn cầu nói chung và TTNH của khu vực các nước Châu Á nói riêng sẽ có những tác động đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của TTNH Việt Nam.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022