Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Hối Của Các Ngân Hàng Trên Ttnh Việt Nam‌


Các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ và khách hàng thoả thuận mức tỷ giá kỳ hạn giữa đồng Việt Nam và Đôla Mỹ nhưng tỷ giá kỳ hạn này không được vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở: Tỷ giá giao ngay của ngày ký hợp đồng kỳ hạn.Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam (tính theo năm) do NHNN Việt Nam công bố và lãi suất mục tiêu của Đôla Mỹ do Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ công bố (Fed Funds Target rate). Kỳ hạn của hợp đồng. Kỳ hạn của hợp đồng cũng được mở rộng từ 3 ngày đến 365 ngày. Đồng thời qui định các TCTD không được thu phí giao dịch đối với các giao dịch hối đoái kỳ hạn.

Sau đó ngày 10/11/2004 NHNN ra quyết định số 1452/2004QĐ-NHNN đã mở rộng phạm vi đối tượng được phép tham gia giao dịch kỳ hạn ngoài các tổ chức kinh tế, có các tổ chức khác và cá nhân có nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cũng được quyền tham gia mua bán ngoại tệ kỳ hạn, đây là quyết định tạo điều kiện cho giao dịch kỳ hạn được sử dụng rộng rãi, phù hợp với những biến động ngày càng tăng của tỷ giá trong giai đoạn hội nhập.

Trên cơ sở sau khi cho phép thực hiện thí điểm, NHNN đã chính thức cho phép các NHTM được thực hiện giao dịch quyền chọn thông qua Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2004 về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Quyết định này đã giới thiệu cho thị trường làm quen với giao dich quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, và là bước đệm tiền đề giúp cho NHNN đưa ra thực hiện công cụ phòng ngừa rủi ro khác là quyền chọn tiền đồng.

Những điểm đáng lưu ý của quyết định 1452/2004 là:

Thứ nhất, đồng tiền giao dịch: giao dịch quyền chọn chỉ thực hiện ngoại tệ với ngoại tệ.

Thứ hai, đối tượng tham gia giao dịch: bao gồm các TCDT được phép, các tổ chức kinh tế, tổ chức khác, cá nhân và NHNN. Trong đó, các TCTD được phép không được mua quyền chọn của các tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá


nhân. Có nghĩa là các tổ chức tín dụng được phép là người luôn đứng ở vị thế người bán quyền chọn với các tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân.

Thứ ba, giới hạn cung ứng hợp đồng quyền chọn của các tổ chức tín dụng được phép: TCTD được phép được duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền lựa chọn không có giao dịch đối ứng tối đa là 10% vốn tự có.

Thứ tư, kỳ hạn của các hợp đồng quyền chọn: do các TCTD được phép và khách hàng tự thỏa thuận.

Kế tiếp, trước nhu cầu về bảo hiểm rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngày 18/4/2005, NHNN đã có công văn số 326/NHNN-QLNH cho phép ACB triển khai thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VND. Theo công văn này, NHNN đã đưa ra những quy định cụ thể về các loại ngoại tệ được giao dịch, cơ sở tính phí quyền chọn, thời hạn giao dịch, đối tượng giao dịch… Ngày 29/8/2006, NHNN cũng đã ban hành công văn số 7404/NHNN-KTTC. Nội dung chính của công văn này gồm có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết về nguyên tắc và nội dung kế toán đối với các nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, để giải quyết vấn đề hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các NHTM.

Tuy nhiên, qua 3 năm thực hiện quyền chọn ngoại tệ –VND, NHNN đánh giá việc sử dụng giao dịch này của các TCTD và doanh nghiệp chỉ nhằm mục đích lách trần tỷ giá nhiều hơn là bảo hiểm rủi ro tỷ giá và gặp khó khăn trong việc kiểm tra thực hiện giao dịch này, vì thế vào ngày 18/3/2009 NHNN ban hành văn bản số 1820/NHNN-QLNH chấm dứt thực hiện quyền lựa chọn tiền tệ ngoại tệ và VND, các TCTD chỉ được cung cấp quyền lựa chọn giữa hai ngoại tệ với nhau.

Như vậy, những văn bản pháp lý về giao dịch phái sinh đã được ban hành nhưng còn giới hạn cách sử dụng và chưa cho phép thực hiện giao dịch tiền tệ tương lai.


2.3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng trên TTNH Việt Nam‌

Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối các ngân hàng vừa là nhà tạo thị trường, nhà môi giới, nhà chấp nhận giá, nhà đầu cơ, có nghĩa là ngân hàng có thể tham gia kinh doanh trên TTNH với đầy đủ mục đích hay đầy đủ chức năng của các thành viên tham gia. Nhưng kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng Việt Nam hiện nay đa số chỉ đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ cho khách hàng nghĩa là chỉ có chức năng là nhà tạo giá thứ cấp, nhà chấp nhận giá, chứ ít có ngân hàng tham gia thực sự trên TTNH với vai trò nhà tạo gíá sơ cấp.

Các NHTM lớn ở Việt Nam có hoạt động kinh doanh ngoại hối đã phát triển nghiệp vụ này qua các năm, xem đây là lĩnh vực mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Bởi vì, thông qua các giao dịch ngoại hối với khách hàng, ngân hàng đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho các nhà xuất nhập khẩu góp phần phát triển giao dịch thanh tóan và tài trợ ngoại thương.

Điểm qua về tỷ lệ lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của một số NHTM lớn

điển hình có thể thấy rõ điều này

Bảng 2.7: Tỷ lệ Lợi nhuận họat động kinh doanh ngoại hối so với tổng lợi nhuận trước thuế

Đơn vị tính:%


Ngân hàng Năm

2007

2008

2009

2010

VCB

11.11

31.61

18.35

10.25

ACB

7.29

26.51

14.88

6.16

Sacombank

6.37

45.95

14.44

-7.00

EIB

22.14

65.42

8.83

0.66

BIDV

6.89

33.64

5.79

3.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực - 12

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng[38]

Qua số liệu trên có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh ngoại hối đã mang đến cho các ngân hàng một khoản lợi nhuận không nhỏ như EIB có lợi nhuận từ họat động kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ lệ đến 65.42% năm 2008 so với tổng lợi


nhuận trước thuế, hay Sacombank có tỷ lệ gần 50% năm 2008 so với lợi nhuận trước thuế. Tại những ngân hàng này cho ta thấy hoạt động kinh doanh ngoại hối không phải là một mảng kinh doanh hổ trợ cho các hoạt động khác mà còn đóng vai trò quan trọng trong nguồn thu lợi nhuận của ngân hàng.

Tuy nhiên qua những số liệu trên có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng trong 2 năm 2009, 2010 đã sụt giảm nhiều, do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 và biến động của thị trường tài chính trong nước và trên thế giới. Điều này cho chúng ta thấy rõ sự tác động mạnh mẽ những yếu tố ngoại sinh đến hoạt động kinh doanh ngoại hối nhất là trong một nền kinh tế mở, đồng thời sự biến động của thị trường tiền tệ, tài chính sẽ tác động đến TTNH.

Để phát triển hoạt động kinh doanh các ngân hàng như ACB, Sacombank,VCB, Eximbank, Việt Á Bank đã đầu tư hệ thống Reuters 3000 và cập nhật hệ thống thanh toán Corebanking với phiên bản T24, là phiên bản mới nhất hiện nay. Những ngân hàng lớn đều quan tâm đến tổ chức bộ phận kinh doanh ngoại hối và tìm kiếm các chuyên viên có nhiều kinh nghiệm về hoạt động này, nhằm mục đích thành lập đội ngũ nhân viên kinh doanh ngoại hối chuyên nghiệp có trình độ cao.

Các ngân hàng quan tâm đến việc triển khai các nghiệp vụ phái sinh theo chuẩn mực quốc tế như BIDV bằng việc ký kết hợp đồng khung hoán đổi và phái sinh quốc tế (ISDA) với một số định chế tài chính nước ngoài trên thế giới. ISDA- International Swap and Derivaties Association tên viết tắt của Hiệp hội quốc tế về hoán đổi và phái sinh, là tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất xét về số lượng công ty thành viên. Hợp đồng khung ISDA là một tiêu chí bắt buộc mà tất cả các bên phải ký trước khi họ tiến hành các giao dịch phái sinh, chuẩn hóa giấy tờ pháp lý cho các giao dịch này. Điều này giúp cho các bên trong một hợp đồng IDSA không cần phải nghiên cứu qua nhiều văn bản giấy tờ mỗi khi có một giao dịch phái sinh, từ đó tiết kiệm nhiều thời gian và công sức[9].


2.3.2.1.Quá trình hình thành và hoạt động TTNT liên ngân hàng‌


Có thể nói TTNH của Việt Nam gồm 3 thị trường cùng tồn tại:

Thị trường chính thức gồm: Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường bán lẻ và thị trường không chính thức hay còn gọi là thị trường tự do, thị trường chợ đen.

Thời kỳ trước năm 1991 nhà nước độc quyền về ngoại thương và ngoại hối, áp dụng chế độ tỷ giá cố định do nhà nước áp đặt, không dựa vào yếu tố thị trường và những yếu tố cho sự hình thành TTNH là không có. Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 ra đời tách hệ thống ngân hàng thành hai cấp: NHNN và ngân hàng chuyên doanh, trong đó chỉ có ngân hàng Ngoại thương được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế và mở tài khoản ở nước ngoài.

Sau đó Nghị định 161/HĐBT ngày 18/10/1988 được ban hành thay thế Nghị định 102(ngày 6/7/1963) của Hội đồng Chính phủ. Theo nghị định 161/HĐBT và Thông tư hướng dẫn số 33-NH-TT đã chính thức xóa bỏ thế độc quyền trong kinh doanh ngoại hối của Nhà nước được thể hiện qua nội dung qui định:”Nhà nước XHCN Việt Nam thông qua NHNN Việt Nam thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối. Mọi việc kinh doanh ngoại hối đều được thực hiện theo qui định của NHNN Việt Nam. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được phép kinh doanh ngoại hối. Ngoài ra, các ngân hàng chuyên doanh khác, các ngân hàng liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế trong nước muốn kinh doanh ngoại hối hoặc dịch vụ thu ngoại tệ đều phải được NHNN TW Việt nam cho phép.” Như vậy các ngân hàng thương mại muốn kinh doanh ngoại hối có thể làm thủ tục để NHNN cấp giấy phép.

Trong thực tế lúc bấy giờ trước sự phát triển cuả hoạt động thanh toán quốc tế và kiều hối, nhiêù NHTM đã làm đơn xin phép hoạt động kinh doanh ngoại hối, và NHNN đã cấp phép cho một loạt các NHTM có đủ điều kiện. Thời gian


này với chủ trương thu hút vốn nước ngoài, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, luồng vốn ngoại tệ đổ vào Việt Nam càng tăng nhưng do chúng ta vẫn duy trì tỷ giá chính thức do NHNN công bố và cách xa tỷ giá thực, vì thế các NHTM gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh mua ngoại tệ với TTKCT.

Những năm đầu thập niên 90 với những biến động lớn về chính trị sự tan rã của Liên xô và hàng loạt các nước Đông Âu trong phe XHCN dẫn tới thị trường thanh toán đa biên giữa Việt Nam và các nước XHCN bị tan rã, tất cả các nước XHCN đều đồng loạt chuyển đổi đồng tiền thanh toán với Việt Nam sang USD, việc chuyển đổi này ảnh hưởng khá lớn đến khả năng thanh toán của Việt Nam bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi [5].

Trong thời gian đó, NHNN đã đề xuất ý kiến thành lập Quỹ điều hòa ngoại tệ tại NHNN để tập trung nguồn ngoại tệ hiếm hoi từ xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn và can thiệp TTNH nhằm ổn định tỷ giá.

Năm 1991 là năm đánh dấu sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong hoạt động quản lý ngoại hối được thể hiện bằng việc thành lập 2 Trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà nội và T/PHCM thông qua quyết định số 107/QĐ-NH ngày 16/8/1991 của NHNN về việc ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ[17].Nhằm mục đích thông qua hoạt động của Trung tâm sẽ nắm bắt được thực tế về cung cầu ngoại tệ và xác định tỷ giá hợp lý phù hợp với sức mua của VND đồng thời tăng cường công tác quản lý vĩ mô của nhà nước về quản lý tiền tệ.

Họat động của Trung tâm do Ban điều hành lãnh đạo gồm ba đại diện của NHNN và bốn đại diện của các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ. Đối tượng tham gia gồm: NHNN với mục đích mua, bán ngoại tệ theo yêu cầu của nhà nước, tăng quỹ dự trữ ngoại tệ và can thiệp thị trường; Các ngân hàng được


phép kinh doanh ngoại tệ; Các đơn vị tổ chức kinh tế. Chỉ thực hiện giao dịch một ngoại tệ là USD, giao dịch được tổ chức theo hình thức đấu giá tỷ giá sẽ được ấn định khi đạt được cung và cầu về ngoại tệ; Số lượng ngoại tệ cho mỗi lần giao dịch: tối thiểu là 10000USD.

NHNN giao cho các ngân hàng được phép, tập hợp các yêu cầu mua bán ngoại tệ của những khách hàng không được phép mua bán tại Trung tâm, những nhu cầu mua ngoại tệ là để thanh toán trong vòng 7 ngày kể từ khi mua và việc sử dụng ngoại tệ phải phù hợp với các qui định về quản lý ngoại hối. Như vậy là không cho phép mua bán kỳ hạn, trong khi đó ngày giao dịch chỉ có 2 ngày trong tuần thứ 3 và thứ 6[14].

Các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá không vượt quá 0,5% so với tỷ giá ấn định tại phiên giao dịch trước. Việc công bố tỷ giá chính thức dựa trên tỷ giá hình thành trên hai trung tâm giao dịch ngoại tệ Hà nội và T/P Hồ chí Minh đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình điều hành chính sách tỷ giá, đó là tỷ giá được hình thành có căn cứ chính thức vào các yếu tố thị trường.

Thông qua hoạt động của hai Trung Tâm đã tạo ra tập quán, kiến thức kinh doanh ngoại hối cho NHNN và các NHTM và các tổ chức kinh tế, tạo nền móng cho việc hình thành TTNH.

Kể từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động vào ngày 1/12/1994, tổng số phiên giao dịch qua hai trung tâm là 692 phiên với tổng doanh số là 660,5 triệu USD[14].

Tuy nhiên, qua một thời gian hoạt động, Trung tâm giao dịch ngoại hối đã thể hiện một số vấn đề tồn tại như sau:

Cung cầu ngoại tệ tại hai trung tâm không phản ánh chính xác cung cầu ngoaị tệ của toàn bộ nền kinh tế bởi vì giao dịch bị giới hạn bởi khu vực địa lý, không thể nào đại diện cho toàn bộ nhu cầu của cả nước được. Tỷ giá được hình


thành tại hai trung tâm chưa phản ánh được cung cầu ngoại tệ, tỷ giá chính thức do NHNN công bố vẫn còn mang tính áp đặt, vì thế chênh lệch giữa hai thị trường rất cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong giai đoạn trước đó, chính phủ áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ và tỷ giá này chênh lệch rất lớn so với tỷ giá thanh toán, phần chênh lệch nhà nước phải bù lỗ. Bên cạnh đó tỷ giá chính thức qui định thấp, các tổ chức kinh tế, cá nhân có ngoại tệ lại tìm cách không bán ngoại tệ cho ngân hàng, các tổ chức đại diện nước ngoài hoặc người nước ngoài cũng hạn chế việc chuyển tiền vào tài khoản mà thường đưa hàng vào sử dụng hay sử dụng ngoại tệ mặt trực tiếp trên thị trường[14].

Thực tế này đã gây ảnh hưởng lớn trên thị trường, làm cho tỷ giá trên thị trường diễn biến phức tạp, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường lên đến hàng trăm điểm.

Bảng2.8 : Tỷ giá (VND/USD) từ 1990 đến 1992

Đơn vị tính: đồng


Năm

1990

1991

1992

Tỷ giá chính thức (TGCT)

5133

9274

11179

Tỷ giá trên thị trường tự do(TGTTTD)

5610

9546

11334

Chênh lệch (TGTTTD và TGCT)

+477

+272

+155

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN[21]

Thêm vào đó, cách thức giao dịch yêu cầu phải có mặt tại Trung tâm khác xa so với đặc điểm của TTNH thế giới chủ yếu là thị trường không tập trung, phương thức mua bán không đáp ứng được sự biến động của tỷ giá, số lượng người tham gia ngày càng giảm đi, nhiều phiên được tổ chức mang tính hình thức.

Cơ chế thanh toán không khuyến khích các NHTM bán ngoại tệ tại Trung tâm, bởi vì nếu bán một khoản lớn ngoại tệ phải chia nhỏ ra từng đơn vị mua; trong khi đó nếu các đơn vị mua lại không có tài khoản tại ngân hàng bán, thì việc thu hồi số tiền VND rất phức tạp và thường không đáp ứng nhu cầu cuả các

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí