Mục Tiêu Và Định Hướng Phát Triển Thị Trường Ngoại Hối Việt Nam

Với tình hình kinh tế biến động thất thường vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 nhiều doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó khăn do USD tăng giá, nguyên nhân chính là do tâm lý bi quan về giá trị VNĐ và chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ làm cho lãi suất VNĐ và USD xấp xỉ bằng nhau nên các doanh nghiệp đã không muốn bán lại ngoại tệ cho ngân hàng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong tương lai. Trước những tình hình như vậy Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định có đủ khả năng để can thiệp thị trường khi cần thiết với nguồn ngoại tệ đủ mạnh. Hiện dự trữ ngoại tệ ở khoảng trên dưới 22 tỷ USD. Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ cho các ngân hàng có trạng thái ngoại hối âm. Nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá từ 3% lên 5%. Tung nhóm giải pháp hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn ngân hàng ra thị trường. Ngân hàng Nhà nước giữ mặt bằng lãi suất huy động USD chỉ nên ở mức 1-2%, trên cơ sở đó kéo lãi suất cho vay xuống 1,5-3,5%.

Tóm lại có thể thấy, sau một chặng đường dài, hiện nay thị trường NHVN đã có một tổ chức thống nhất và hoạt động có hiệu quả. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng không chỉ là nơi kinh doanh ngoại tệ nhằm thoả mãn các nhu cầu tiền tệ của khách hàng mà còn là nơi NHNN can thiệp một cách có hiệu quả vào cung cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường.

1.5 Ngoại tệ kinh doanh chủ yếu là đồng USD.

Do những đặc điểm của thương mại quốc tế, Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới nên hoạt động xuất nhập khẩu cũng phát triển nhanh, nguồn cung và cầu ngoại tệ cũng tăng theo tương ứng và các giao dịch chủ yếu được thực hiện bằng đồng Đôla Mỹ. Hơn nữa, do có tính thanh khoản cao không chỉ ở Việt Nam mà hầu khắp các thị trường trên thế giới. Chính vì vậy mà tại thị trường ngoại hối Việt Nam nó cũng đóng vai trò chủ đạo trong giao dịch thương mại và kinh doanh ngoại hối.

2. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam

2.1 Xây dựng quy tắc ứng xử và thông lệ thống nhất cho hoạt động thị trường ngoại hối Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Ban soạn thảo Bản thông lệ thị trường ngoại hối Việt Nam, các thành viên ban soạn thảo gồm đại diện của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, một số NHTM Việt Nam và NH nước ngoài có kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh ngoại hối. Theo đó, các quy tắc này phải phù hợp và mang tính chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế, bảo vệ sự lành mạnh của hệ thống tài chính.

Bản thông lệ thị trường ngoại hối Việt Nam đưa ra các tiêu chuẩn về quy tắc ứng xử kinh doanh của các thành viên tham gia thị trường và thiết lập những thông lệ thị trường cho các giao dịch nhằm đảm bảo mối quan hệ lành mạnh và công bằng giữa các thành viên thị trường. Đồng thời thông qua đó tạo tính hiệu quả cho thị trường, giảm thiểu tranh chấp giữa các đối tác và đặt một nền móng khách quan để phân xử giữa các bên tranh chấp khi cần thiết

Các quy tắc hoạt động trên thị trường ngoại hối được đưa ra tại Bản thông lệ thị trường ngoại hối Việt Nam đó là:

Đạo đức nghề nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Đặt ra những tiêu chuẩn đạo đức và ứng xử của giao dịch viên và bên môi giới cần tuân thủ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; đó là các thành viên tham gia thị trường không được phép tiết lộ thông tin cho các bên không liên quan, không được cố ý truyền bá tin đồn hay thông tin sai lệch để trục lợi cho bản thân, luôn cảnh giác để phát hiện hành vi lừa đảo và phổ biến cho các thành viên khác nếu thấy có dấu hiệu lừa đảo để tránh thiệt hại

Các nguyên tắc giao dịch ngoại hối và thông lệ thị trường

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện áp dụng cho Việt Nam - 12

Đề ra những nguyên tắc chủ yếu trong việc ứng xử các hoạt động thị trường, trách nhiệm và nghĩa vụ các thành viên thị trường đối với các hoạt

động như báo giá, hoàn tất giao dịch, chấm dứt sớm hợp đồng, đặt và nhận lệnh giao dịch, xác định ngày giá trị, xác định ngày nghỉ, xác định khối lượng giao dịch, giờ giao dịch của thị trường, giao dịch sau giờ làm việc ….

Các nguyên tắc quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối

Mỗi định chế cần có trách nhiệm quản lý rủi ro có thể bắt nguồn từ hoạt động thị trường của mình phù hợp với những văn bản pháp quy và những chính sách hoặc quy định khác. Đồng thời, các thành viên tham gia thị trường cần phải đề ra các chính sách và quy định quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối bằng văn bản, trong đó quy định các công cụ được phép giao dịch, các hạn mức rủi ro, cơ chế giám sát và báo cáo rủi ro, phương pháp xác định mức độ rủi ro và kế hoạch dự phòng đối với trường hợp gặp rủi ro.

Quy trình giao dịch:

Quy trình xử lý cần đảm bảo rằng giao dịch được tiến hành và giải quyết một cách hiệu quả đồng thời củng cố việc kiểm soát rủi ro, một việc cần thiết cho sự lành mạnh của toàn bộ các thị trường tài chính. Như vậy, một số vấn đề cần được chú ý như việc chuẩn bị trước khi giao dịch, ghi nhận các giao dịch, thủ tục xác nhận, chỉ dẫn thanh toán, giám sát thanh toán và phạt thanh toán chậm, hồ sơ về những giao dịch đã được tiến hành và xác nhận, thanh toán bù trừ song phương…cần được tuân thủ bởi các thành viên thị trường

Vấn đề quản lý và nhân sự

Lãnh đạo của các thành viên tham gia thị trường có trách nhiệm kiểm soát hoạt động của các nhân viên giao dịch trên thị trường ngoại hối. Còn nhân viên giao dịch có trách nhiệm đảm bảo hành động trung thực khi giao dịch trên thị trường và tuân thủ đúng các quy tắc về giao dịch ngoại hối

Giải quyết những tranh chấp

Khi có tranh chấp xảy ra, các bên nhanh chóng thông báo và trao đổi với nhau để tìm ra giải pháp phù hợp. Giải quyết bằng phương pháp hoà giải sẽ

tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo tính bảo mật và duy trì mối quan hệ tốt đẹp hơn là đưa ra trọng tài kinh tế.

Đưa ra Bản thông lệ là một lẽ, thực hiện như thế nào còn là một câu hỏi lớn. Những quy định, quy tắc nêu ra cần được quán triệt chỉ đạo và nghiêm túc thực hiện, có như vậy mới có thể góp phần hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam

2.2 Điều hành tỷ giá trong giai đoạn tới vẫn tiếp tục theo cơ chế thả nổi có điều tiết của chính phủ.

Những nghiên cứu của IMF cho thấy hầu hết các nước thường duy trì một chế độ tỷ giá linh hoạt không hoàn toàn. Chính những “nỗi sợ hãi thả nổi” đã làm cho nhiều Ngân hàng Trung ương duy trì tỷ giá danh nghĩa trong phạm vi dải băng tỷ giá. Có ba khả năng:

Trong một thị trường vốn quốc tế phát triển cao độ ở phạm vi toàn cầu thì một chế độ tỷ giá cố định sẽ làm cản trở chính sách tiền tệ độc lập.

Còn nếu chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn sẽ là không khả thi do tính biến động quá mức của tỷ giá đi cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở các nước.

Khả năng thứ ba là hệ thống tỷ giá thả nổi có điều tiết. Giải pháp này được chính phủ nhiều nước đã và đang theo đuổi, nhưng hệ thống tỷ giá như thế cũng lại đương đầu với những phức tạp, đó là phải có dự trữ ngoại hối đủ mạnh để tiến hành can thiệp khi cần thiết. Mặc dù vậy, đây có thể coi là một hướng đi thích hợp cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

Thực tế là trong thời gian qua, NHNN Việt Nam đã có những động thái tích cực, góp phần đảm bảo ổn định trên thị trường tiền tệ.

2.3 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Mục đích ban đầu khi thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (TTNTLNH) là nhằm thiết lập một mức tỷ giá cơ bản cho thị trường, có nghĩa là tỷ giá giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng sẽ phản ánh cung cầu ngoại

tệ trên thị trường. Tuy nhiên ở Việt Nam, do trình độ thị trường còn sơ khai và còn bị rằng buộc bởi nhiều chính sách hành chính cho nên doanh số giao dịch trên thị trường này chỉ vào khoảng 13% - so với con số 85% ở các nền kinh tế phát triển – do đó tỷ giá giao dịch bình quân ở đây chưa đặc trưng cho cả nền kinh tế, chưa phán ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Để có một thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả ở Việt Nam, ngoài yếu tố tỷ giá thì phải đề cập đến các nhân tố khác, đó là:

Nâng cao vai trò của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN)

Khi mà tỷ giá chưa làm được chức năng là điều tiết cung cầu trên thị trường ngoại tệ thì NHNN nên tham gia TTNTLNH với tư cách vừa là thành viên vừa là người tổ chức, quản lý điều hành hoạt động của thị trường này. NHNN thực hiện chức năng là người mua bán cuối cùng trên TTNTLNH, điều tiết cung cầu ngoại tệ, nhằm bôi trơn và giúp cho thị trường ngoại hối hoạt động được thông suốt.

Việc can thiệp của NHNN cần phải diễn ra kịp thời theo sát diễn biến thị trường với quy mô thích hợp, có như vậy thị trường mới hoạt động thông suốt. Một khi NHNN can thiệp không kịp thời hoặc không đúng quy mô sẽ tạo ra tâm lý ngóng đợi, nghi ngờ, khiến thị trường rơi vào trầm lắng, kích thích đầu cơ và gây áp lực lên tỷ giá.

Có thể lấy ví dụ như trong những tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại hối ở Việt Nam rơi vào tình trạng khá căng thẳng. Nền kinh tế đang có hiện tượng hệ thống ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho vay, thiếu ngoại tệ để bán, thị trường ngoại hối căng thẳng, có rất ít giao dịch. Các NHTM không có đủ USD để bán cho doanh nghiệp, trong khi đó lại không huy động được USD từ người dân, dẫn đến tình trạng là các doanh nghiệp phải đi mua USD chợ đen với giá cao ngất ngưởng, đồng thời USD thu được từ xuất khẩu họ lại không bán lại cho ngân hàng mà để dự trữ phòng tránh rủi ro tỷ giá, làm tình trạng thiếu USD càng thêm nghiêm trọng. Trước tình hình đó, NHNN đã can thiệp

ngay vào thị trường bằng 3 nhóm giải pháp chính: thông tin tuyên truyền, sử dụng các công cụ kinh tế và chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ. Cụ thể:

- Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời cung cấp một cách công khai, minh bạch các thông tin cần thiết về tình hình dự trữ ngoại hối, kim ngạch xuất nhập khẩu để doanh nghiệp và người dân hiểu tình hình.

- Ngân hàng Nhà nước đã dự báo cán cân thanh toán cả năm 2009 theo nhiều kịch bản khác nhau. Theo đó, mức thâm hụt trung bình của cán cân thanh toán là khoảng 1 tỷ USD. Ngay cả với kịch bản xấu nhất, mức thâm hụt chỉ gần 2,5 tỷ USD. Trong khi đó dự trữ ngoại hối của nước ta vẫn đang duy trì ở mức 20 tỷ USD, đủ sức để bù mọi thiếu hụt của cán cân thanh toán.

- Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ sử dụng các nhóm giải pháp sử dụng các công cụ và biện pháp kinh tế. Hiện nay mặt bằng lãi suất huy động USD của ngân hàng thương mại phổ biến ở mức từ 2% đến 3%. Do không cho vay ra được nên nếu các ngân hàng huy động càng nhiều USD thì sẽ càng lỗ vì: các ngân hàng phải gửi số ngoại tệ này ở nước ngoài với mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với mức 2 đến 3% và rủi ro cũng rất lớn. Các ngân hàng cũng có thể gửi tại Ngân hàng Nhà nước hầu như không có rủi ro nhưng lãi suất chỉ ở mức 0,1%. Như vậy về bản chất kinh tế, các ngân hàng phải cùng nhau đưa mặt bằng lãi suất huy động USD xuống thấp hơn nữa.

Khi đó mới có điều kiện để đưa mặt bằng lãi suất cho vay USD xuống mức thấp hơn (theo tính toán sẽ ở mức từ 1,5% đến 3,5%). Điều này sẽ tạo chênh lệch lãi suất giữa vay vốn USD và VND ở mức từ 2% đến 3% - điều kiện hấp dẫn hơn để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn USD thay vì chỉ đi mua USD.

- Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành hoán đổi ngoại tệ trên quy mô lớn với các ngân hàng thương mại để tạo thêm nguồn vốn VND cho ngân hàng thương mại vừa giải quyết bài toán “thừa” ngoại tệ để cho vay của các ngân hàng thương mại.

- Về nhóm giải pháp chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý ngoại hối, đặc biệt là các hoạt động thu đổi ngoại tệ trái phép. Ngân hàng Nhà nước cũng có nhiều biện pháp nghiệp vụ, thanh tra tại chỗ hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, xử lý nghiêm khắc các hành vi cố tình mua bán ngoại tệ vượt trần qui định.

Cho đến nay, với những biện pháp can thiệp kịp thời của NHNN lên thị trường ngoại hối, tình hình cung cầu ngoại tệ đã bớt căng thẳng, tính thanh khoản của thị trường ngoại tệ có những chuyển biến tích cực, tình trạng găm giữ ngoại tệ đã được cải thiện đáng kể. Qua đó càng thấy rõ vai rò của NHNN đối với thị trường ngoại tệ.

NHNN cần xem xét một số điểm chưa hợp lý trong quy định về nghiệp vụ hoán đổi giữa NHNN và NHTM. Cụ thể:

Ngân hàng Nhà nước cần quy định lại tỷ giá giao ngay cho phù hợp. Theo tập quán kinh doanh quốc tế thì tỷ giá giao ngay trong dịch vụ hoán đổi là “tỷ giá trung bình của tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra”, nhưng NHNN lại quy định trong giao dịch hoán đổi, tỷ giá mua vào và bán ra là tỷ giá mua vào và bán ra của NHNN. Điều này không những không phù hợp với tập quán quốc tế mà còn khiến người ta có suy nghĩ NHNN có động cơ “mua rẻ, bán đắt” thông qua giao dịch hoán đổi.

Mở rộng số lượng thành viên tham gia thị trường

Hiện nay đã có khoảng 60 thành viên được công nhận là thành viên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhưng số lượng thành viên tham gia tích cực vào thị trường còn hạn chế, khiến cho thị trường hoạt động khá trầm lắng. Hơn nữa, giao dịch trên thị trường diễn ra một chiều, có nghĩa là có một số ngân hàng chuyên bán, còn số khác thì chuyên đi mua, làm cho thi trường ngoại tệ liên ngân hàng mất đi tính đặc thù của nó. Cho nên, một mặt cần mở

rộng số lượng thành viên, mặt khác cần tạo ra môi trường để các thành viên có thể tham gia tích cực hơn nữa.

Cần hiện đại hóa hệ thống giao dịch, trang bị công nghệ thông tin tiên tiến cho các ngân hàng.

Giữa các ngân hàng phải được kết nối một cách thông suốt. Hiện chỉ có một số ít ngân hàng đã thực hiện giao dịch mua bán qua hệ thống Dealing 2000 của Reuter, còn lại là thực hiện qua thủ tục công văn, còn điện thoại thì không được chấp nhận. Rõ ràng đây là một hạn chế lớn của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam.

Đào tạo kiến thức cho các cán bộ ngân hàng về kỹ năng kinh doanh, các nghiệp vụ ngoại hối mới và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, phần mềm chuyên dụng

2.4 Nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền và Khắc phục hiện tượng đô la hoá:

Việc nâng cao tính chuyển đổi của VND trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao sẽ liên kết kinh tế trong nước với quốc tế, thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, thu hút mạnh nguồn vốn nước ngoài, tạo vị thế cho quốc gia trên thị trường quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao cũng sẽ làm giảm hiện tượng “đô la hoá”, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá.

2.5 Chuyển biện pháp kết hối sang công cụ tỷ giá thị trường

Kết hối ngoại tệ là biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp có nguồn thu về ngoại tệ phải bán ngay một phần cho NHTM. Trong những thời điểm cụ thể, biện pháp này phát huy tác dụng nhất định trong việc hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng đi ngược với xu thế giảm thiểu các biện pháp can thiệp trực tiếp, tăng cường các biện pháp kinh tế trong công tác điều hành, quản lý ngoại hối.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí