Những Đặc Điểm Cơ Bản Của Kinh Doanh Trên Thị Trường Ngoại Hối .

Mỗi công cụ phân tích trong phân tích kĩ thuật đều mang một đặc điểm riêng, có những công cụ chỉ phục vụ hiệu quả cho việc dự đoán xu hướng trong ngắn hạn, dài hạn ví dụ MACD, MA, Bolingerband, Stochastic… có những công cụ có thể cho ta biết thời điểm tham gia hay rút lui thích hợp khỏi thị trường. Chính vì vậy mà phân tích kĩ thuật là việc kết hợp linh hoạt nhiều công cụ phân tích khác nhau chứ không chỉ riêng một công cụ đặc biệt nào. Mỗi nhà kinh doanh trên thị trường đều thiết lập cho mình một hệ thống công cụ phân tích riêng tùy theo mức độ hiểu biết, khả năng phân tích của họ, tính sợ rủi ro, mục tiêu kinh doanh trong dài hạn hay ngắn hạn.‌

III. Những đặc điểm cơ bản của kinh doanh trên thị trường ngoại hối.

1. Các đồng tiền giao dịch trên thị trường ngoại hối

Do hàng hóa kinh doanh trên thị trường này là các đồng tiền của các quốc gia. Nó không chỉ phản ánh sự lưu thông của hệ thống tiền tệ mà còn là một tấm gương phản chiếu những điểm yếu của nền kinh tế đó. Hơn thế nữa, các cơ quan quản lí chính sách luôn thông qua thị trường tiền tệ để điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa. Không giống với việc phân tích cơ bản trên thị trướng chứng khoán, các nhà phân tích cơ bản trên thị trường ngoại hối phải sử dụng những hệ thống thông tin phản ánh thực trạng của cả một nền kinh tế để đưa ra những quyết định giao dịch mua bán ngoại tệ.

2. Hình thức kinh doanh

Các nhà giao dịch trên thị trường ngoại hối có thể thông qua công ty môi giới hoặc giao dịch trực tiếp bằng chính tài khoản của mình mở tại một công ty kinh doanh ngoại hối. Do đặc điểm của thị trường này là một thị trường toàn cầu, không nhất thiết phải tập trung tại một vị trí hữu hình nhất định và hoạt động mua bán có thể diễn ra ở bất cứ đâu, thông tin cân xứng, khối lượng giao dịch rất lớn, công nghệ hiện đại nên các hoạt động kinh doanh trên thị trường này trở nên hiệu quả và phát triển nhanh chóng.

3. Lợi nhuận trong kinh doanh ngoại hối

Đây là một thị trường có đòn bẩy tài chính cao nhất với tỉ lệ thông thường là 1:50; 1: 100, hoặc có thể lên tới 1: 200, so với thị trường chứng khoán tỉ lệ này là 1: 1 và 1:2, thị trường Future cũng cung ứng một tỉ lệ khá cao 1:15. Hơn nữa đây là thị trường có tính thanh khoản cao nhất, tỷ giá biến động không bị chi phối hay kiểm soát bởi bất kì một định chế tài chính nào, chi phí mỗi lần giao dịch thấp và có thể giao dịch 24 giờ trong 1 ngày. Chính vì những đặc điểm này mà các nhà giao dịch có thể kiếm lợi nhuận lớn trong một thời gian ngắn mà ở thị trường chứng khoán hay bất cứ thị trường nào khác không thể đáp ứng được. Hơn nữa, phương pháp phân tích kĩ thuật được xem là khá hiệu quả khi áp dụng ở thị trường này đồng thời trong giao dịch ngoại hối thông thường ta chỉ chọn một hoặc 2 cặp tiền tệ để giao dịch, chính vì vậy mà mức độ tập trung sức lực và trí tuệ cho phân tích cũng hiệu quả hơn là phân tích cả một danh mục gồm hàng chục cổ phiếu như trong phân tích chứng khoán.

4. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối

Bất cứ một lĩnh vực đầu tư nào lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Trong kinh doanh ngoại hối cũng vậy, rủi ro thua lỗ trong giao dịch là rất lớn và có thể không thích hợp với một số nhà đầu tư ngại rủi ro. Ngoài những rủi ro phát sinh từ phía nhà kinh doanh như khả năng dự báo thị trường sai lệch dẫn đến quyết định giao dịch thua lỗ, rủi ro do thiết bị kĩ thuật hoạt động không tốt, hệ thống giao dịch bị hỏng chúng ta có thể mất cơ hội thực hiện một lệnh mua, bán nào đó…thì còn có những rủi ro cơ bản và có tính phổ biến khác trên thị trường ngoại hối:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

a, Rủi ro tỉ giá

Đây là loại rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối. Nó bắt nguồn từ trạng thái ngoại tệ không cân xứng của nhà giao dịch và chỉ xảy ra khi trạng thái ngoại hối mở. Ví dụ,

khi giao dịch mua bán đồng Yên bằng tài khoản gốc là đồng Đô la Mỹ, nếu tài khoản đang ở trạng thái trường đồng Yên thì khi tỉ giá USD/ JPY tăng, chúng ta sẽ gặp phải rủi ro tỉ giá, tài khoản lúc này đổi sang USD sẽ bị lỗ. Một nguyên nhân khác của loại rủi ro này đó là do cung-cầu ngoại tệ trên thị trường, cán cân thanh toán quốc tế, chính sách thuế quan, năng suất lao động, tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước, lãi suất giữa các đồng tiền…

b, Rủi ro lãi suất

Sự tăng giảm lãi suất đồng tiền trong cặp tiền vào thời gian giao dịch sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền lãi/ phí có thể phải trả cho nhà môi giới hàng ngày để duy trì lệnh giao dịch

c, Rủi ro thanh khoản

Là rủi ro khi công ty môi giới giữ tài khoản giao dịch không còn khả năng để thanh toán khi chủ tài khoản yêu cầu rút tiền. Muốn kiểm tra xem công ty môi giới đó có đủ uy tín không ta có thể kiểm tra thông qua những đánh giá trên trang web www. nfa.futures.org. Bởi vì các công ty môi giới có uy tín đều phải đăng kí qua hiệp hội hợp đồng tương lai quốc gia (National Futures Association)

Chương II. Ứng dụng phân tích biến động của cặp tỉ giá USD/JPY trong tháng 1 năm 2010 tại thị trường Mỹ


Những kiến thức lí thuyết trên chúng ta có thể tìm ở bất cứ thư viện sách, ở rất nhiều trang web cung cấp thông tin về kinh doanh ngoại hối. Nhưng việc áp dụng chúng như thế nào thì tuỳ thuộc vào khả năng nghiên cứu, phân tích và nguồn thông tin mà người kinh doanh nắm bắt được. Một số web cung cấp thông tin về kinh tế Mỹ: Cục thống kê lao động: www.bls.gov, Cục dự trữ liên bang: www.federalreserve.gov. Những thông tin ở các trang web này đều được công bố rộng rãi, tuy nhiên thị trường ngoại buôn bán ngoại tệ là một thị trường nhạy cảm đến từng giây, từng phút, cho nên việc theo dõi lịch công bố thông tin cũng là một việc rất quan trọng để có thể nắm bắt tình hình kinh tế và quyết định giao dịch kịp thời. Ta cũng có thể tìm lịch đó trong rất nhiều website:http://www.bls.gov, http://www.fxstreet.com/. Bên cạnh các thông tin kinh tế, các nhà giao dịch còn phải theo dõi tình hình tổng quát chung của toàn bộ nền kinh tế, thông tin chính trị, thiên tai…có tác động gián tiếp đến thị trường ngoại hối. Tất cả các nhà giao dịch trên thị trường đều không tiếp nhận thông tin cùng một thời điểm, cùng một nguồn công bố và không phải họ đều có những lượng thông tin như nhau do vậy quyết định giao dịch của họ là không giống nhau. Chính điều này đã tạo ra sự không hoàn hảo của thị trường và vì thế việc kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật là rất quan trọng để có được những giao dịch tốt. Ngày nay, với dịch vụ cung cấp thông tin chuyên nghiệp của các công ty môi giới, những vấn đề trên cũng được giải quyết phần nào bằng cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ cung cấp thông tin kịp thời và chính xác, các công cụ ứng dụng trong phân tích kĩ thuật. Để rõ hơn về tác động của những thông tin kinh tế và lý thuyết phân tích kĩ thuật chúng ta sẽ sử dụng kết hợp hai công cụ phân tích này để giải thích biến

động trên thị trường ngoại hối của cặp tiền tệ USD và JPY trong tháng 1 năm 2010. Hoa Kì và Nhật Bản là hai cường quốc kinh tế trên thế giới, kinh tế của hai quốc gia này đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, vì thế đồng đôla Mỹ và Yên Nhật cũng giữ một vị trí chủ đạo trong giao dịch trên thị trường ngoại hối.

I. Nền kinh tế Mỹ trong những năm gần đây.

Hoa Kì là quốc gia đi đầu trong nền kinh tế thế giới chính vì vậy mà đồng USD luôn giữ một vai trò chủ đạo trong giao dịch thương mại quốc tế và chiếm 60% tổng dự trữ của ngân hàng trung ương năm 2007. Tăng trưởng GDP bình quân năm 2007 đạt 2,53% nhưng đến năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu bùng nổ do bong bóng tài sản cầm cố bắt đầu được bơm căng vào năm 2001 và chỉ trong vài năm đã trở nên đáng lo ngại. Nhu cầu về chứng khoán cầm cố vẫn ở mức cao nhưng việc thanh toán các tài sản cầm cố trước hạn, vỡ nợ và những đổ vỡ khác liên quan đến các sản phẩm tài chính phái sinh đã khiến cho giá trị tài sản sụt giảm. Vào cuối mùa hè năm 2007, lãi suất ngắn hạn bắt đầu tăng lên sau khi đạt mức thấp nhất trong lịch sử, các dấu hiệu rạn nứt bắt đầu được nhận ra khi giá trị ký quỹ và giá trị tài sản bắt đầu lao xuống dốc, từ đó khiến khủng hoảng ngân hàng và bảo hiểm bùng nổ chỉ trong vài tháng. Trong năm 2008, GDP giảm mạnh chỉ còn – 1,83%, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh chóng từ 5% tháng 1/2008 lên 7,4% tháng 12/2008, và duy trì ở mức cao trong cả năm 2009 (tháng 10/2009 là 10,1%). Tỷ lệ thất nghiệp vẫn không hề suy giảm đáng kể trong quý I năm 2010. Với sự nỗ lực cứu vãn nền kinh tế bằng các gói cứu trợ khổng lồ của tân tổng thống Barack Obama GDP của quý III, IV năm 2009 đã có dấu hiệu tăng dương trở lại và kéo GDP cả năm tăng thêm 0.25% nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao 9,7% trong 2 tháng đầu năm 2010. Cũng theo đó các chỉ số bán lẻ, chỉ số lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp, sản lượng xuất nhập khẩu cũng giảm mạnh, tình trạng giảm phát đã bắt đầu xuất

hiện từ tháng 3/2009 và kéo dài đến hết tháng 10/2009. Theo truyền thống, nền kinh tế Mỹ đã từng trải qua nhiều thời kì dài phát triển thịnh vượng trước khi lâm vào khủng hoảng có tính chu kỳ. Những đợt suy thoái này thường được châm ngòi bởi bong bóng tài sản và lặp đi lặp lại 8 lần kể từ năm 1873- thời điểm cuộc suy thoái kinh tế lớn đầu tiên nổ ra ở New York cho đến năm 1929. Mỗi đợt suy thoái có mức độ nghiêm trọng không giống nhau, thời kì Đại suy thoái năm 1929 đã buộc nước Mỹ phải tìm kiếm những biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng và các thị trường chứng khoán.

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính ở Mỹ ảnh hưởng đến toàn cầu, các nền kinh tế lớn đều bị tác động một cách tiêu cực và cũng cố gắng đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái. Nhưng trong dài hạn vẫn phải thừa nhận rằng chúng ta đang ở trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế toàn cầu và đặc biệt là sự phát triển của khu vực châu Á, điều đó cũng có nghĩa là trong những năm tiếp theo sự vượt trội của nền kinh tế Mỹ sẽ giảm đi. Tuy nhiên, Mỹ vẫn duy trì được vị trí quan trọng trung tâm của kinh tế thế giới, và các nhà giao dịch ngoại hối cũng sẽ phải chú tâm đến những biến động của kinh tế Mỹ. Đặc biệt là các nhà giao dịch kinh doanh những cặp tiền tệ có một đồng tiền là đồng đô la Mỹ. Họ đang phải đánh giá hoặc dự đoán về xu hướng tăng giảm giá trị của đồng đô la so với các đồng tiền khác. Họ cũng phải dự báo thị trường đầu cơ giá lên hay giá xuống của đồng đôla trong những phiên giao dịch tiếp theo. Để giải quyết những vẫn đề này, đầu tiên ta có thể xem xét vị trí của đồng đô la trên thị trường tiền tệ quốc tế và đánh giá mức độ mạnh yếu của nó bằng cách nhìn vào chỉ số khối lượng giao dịch (The trade- weighted Index TWI), nó đo lường giá trị của một đồng tiền với một rổ đồng tiền mà nó có khối lượng trao đổi thương mại lớn nhất. Nếu chỉ số này giảm xuống dưới 80 thì đó là một dấu hiệu xấu, một sự sụt giảm giá trị đồng đôla chưa từng có trong nhiều năm trước đó. Chúng ta cũng có thể dựa vào biểu đồ TWI này để vạch kế hoạch kinh doanh ngoại hối trong tương lai


Hình 2 1 Khối lượng giao dịch của đồng USD Nguồn Cục dự trữ liên bang Hoa 1


Hình 2.1 Khối lượng giao dịch của đồng USD

Nguồn: Cục dự trữ liên bang Hoa Kì

Theo số liệu thống kê năm 2006 của Ngân hàng liên bang Autralia khối lượng giao dịch các cặp tiền tệ USD/ EUR chiếm 38.74% trong tổng số giao dịch đồng EUR, cũng tương tự như vậy đối với các cặp tiền USD/AUD chiếm 23,32%, USD/ GBP chiếm 21,27%, USD/NZD là 30,94%, USD/ CAD chiếm

86,59%, USD/JPY chiếm 60,91%... ta có thể thấy rằng đồng đô la Mỹ không chỉ chiếm một vị trí quan trọng trong buôn bán quốc tế mà cả trên thị trường ngoại hối nó cũng cho thấy rõ tính thanh khoản lớn nhất của mình. Chính vì những lí do như trên mà bất cứ nhà giao dịch trên thị trường ngoại hối nào cũng luôn cân nhắc đến việc tham gia vào mua bán đồng USD. Mặc dù trong vài năm gần đây diễn biến nền kinh tế có những dấu hiệu lao dốc và nhất là trong thời gian khủng hoảng vừa qua, một mặt các chỉ báo kinh tế đều cho thấy tình trạng suy thoái trầm trọng và lan rộng ra nhiều quốc gia khác. Mặt khác các nhà kinh tế học liên tục đưa ra các luận điểm chống lại đồng đôla Mỹ, họ chỉ ra nhiều điểm yếu của đồng đôla và khe hở của nền kinh tế Mỹ đồng thời đưa ra những lời cảnh báo không có lợi cho đồng USD và đề nghị các quốc gia giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng đô la trong giao dịch thương mại quốc tế. Những sự việc này đã làm cho thị trường ngoại hối luôn ở trong trạng thái biến động thất thường. Nó tiềm ẩn một rủi ro lớn nhưng cũng là cơ

hội cho rất nhiều nhà giao dịch ngoại hối muốn tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn. Để hiểu rõ hơn thị trường ngoại hối và tự tìm ra những chiến lược riêng cho mình chúng ta cần tiến hành nghiên cứu chi tiết các thông số thống kê của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn để có được cái nhìn toàn cảnh về sức mạnh của đồng tiền tham gia giao dịch và ra quyết định kịp thời, đúng đắn để có thể thành công trên thị trường hấp dẫn và đầy rủi ro này.

II. Kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn suy thoái.

Nhật Bản đã giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều năm qua và chỉ mới đánh mất vị trí đó trong những năm gần đây, theo báo cáo kinh tế thường niên của Cục dự trữ liên bang Mỹ, tháng 7/ 2006 tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc tính dựa trên ngang giá sức mua của đồng USD chỉ sau Hoa Kì. Mặc dù vậy nhưng điều đó không có nghĩa là nó đã là một trong những nền kinh tế thành công. Thời kì bong bóng kinh tế 1987- 1991 Nhật Bản đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong mọi lĩnh vực kinh tế, đây được biết đến như thời kì hoàng kim của những chiếc xe ôtô hạng sang, thực phẩm đắt tiền, những cuộc đấu giá của các tác phẩm nghệ thuật kỳ dị và sự nổi lên của thời trang hàng hiệu và trang sức đắt tiền. Cũng trong thời gian này giá nhà đất ở những vùng trung tâm thành phố tăng gấp 3 lần từ năm 1985- 1989 và cuối cùng là sự tăng nhanh của các khoản tín dụng mua nhà. Năm 1989 chỉ số Nikkei 225 đã đạt tới 39000 điểm, chỉ số này được tính trên giá trị của 225 cổ phiếu hàng đầu được niêm yết trên sản giao dịch Tokyo. Nhưng cho đến năm 1990 nó đã giảm 39% và tháng 3/2007 nó chỉ còn 17400 điểm. Đây là một dấu hiệu và bằng chứng điển hình của sự suy thoái kinh tế, trong những năm 90 kinh tế Nhật đã phải trải qua “thập niên suy thoái” (The Lost Decade). Từ năm 1995- 2002 tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm ở Nhật là 1,2% thấp hơn rất nhiều so với các nước như Mỹ 3,2%, Canada 3,4%, Anh 2,7% và Autralia 3,8%. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự trì trệ này nhưng nguyên nhân chính của nó là sự giảm sút trong đầu tư và tiêu dùng

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí