Chính Sách Quản Lý Ngoại Hối Đối Với Các Giao Dịch Trên Tài Khoản Vãng Lai


mang tính danh nghĩa, giao dịch trên hệ thống ngân hàng sẽ bị thu hẹp lại, tạo cơ hội cho thị trường không chính thức hoạt động.[44]

TTNH sẽ triệt tiêu sự cạnh tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường bằng những chính sách ưu tiên cho chủ thể kinh tế nhà nước hơn các chủ thể kinh tế khác, khi đó sẽ dẫn tới những hành vi tiêu cực trong kinh doanh hạn chế sự phát triển của thị trường. [44].

Tôn trọng qui luật khách quan của thị trường sẽ tạo điều kiện cho thị trường vận hành đúng với chức năng vốn có của nó; Vấn đề đặt ra cho những nhà quản lý là hãy lập và điều hành chính sách phù hợp với cơ chế thị trường để thông qua qui luật thị trường đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội đã đề ra.

1.2.2. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế

Xu hướng phát triển kinh tế của các quốc gia hiện nay là hướng tới hội nhập kinh tế, là mở cửa nền kinh tế và tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà có mức độ mở cửa khác nhau. Điều này nói lên rằng các quốc gia không thể tự thỏa mãn nhu cầu của chính mình, mà phải tiến hành chuyên môn hóa sản xuất xuất khẩu những hàng hóa và dịch vụ có lợi thế so sánh và nhập khẩu những hàng hóa và dịch vụ không có lợi thế so sánh. Như vậy, khi quá trình toàn cầu hoá càng phát triển, mức độ mở cửa của các nền kinh tế càng lớn thì chu chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia sẽ càng tăng, hoạt động thương mại quốc tế sẽ ngày càng phát triển. Và một khi còn tồn tại các đồng tiền khác nhau giữa các quốc gia, giữa các khu vực thì dẫn đến nhu cầu trao đổi tiền tệ càng nhiều để đáp ứng với đà phát triển của thương mại và dịch vụ quốc tế từ đó tác động đến hoạt động của TTNH.

Bên cạnh chu chuyển hàng hóa và dịch vụ phát triển, toàn cầu hóa còn đưa đến việc mở cửa trong lĩnh vực chu chuyển vốn quốc tế. Một quốc gia mở cửa TTTC sẽ mang lại những lợi ích nhất định, tăng nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất. Những nhà đầu tư, những người đi vay sẽ có cơ hội tiếp cận với các dòng vốn có chi phí và lãi suất cạnh tranh thông qua TTTC, bên cạnh đó trên TTTC quốc tế còn cho phép những nhà đầu tư tài chính tìm kiếm


khả năng sinh lời cao và giảm được rủi ro thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế. Như vậy, khi mở cửa TTTC sẽ tạo điều kiện để quá trình luân chuyển vốn giữa các quốc gia phát triển nhu cầu chuyển đổi tiền tệ sẽ càng tăng giúp cho hoạt động trên TTNH phát triển.

Đây là một tác động vừa mang yếu tố khách quan vừa có yếu tố chủ quan: khách quan là bởi vì nền kinh tế thế giới hiện nay đứng trước nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu càng gia tăng mà nguồn tài nguyên càng cạn kiệt thì sự liên kết hợp tác để tận dụng những thế mạnh của những quốc gia, khu vực khác là sự vận động theo qui luật phát triển tự nhiên của nền kinh tế thị trường, còn chủ quan là tùy thuộc vào chính sách mức độ hội nhập cuả từng quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Khi một nền kinh tế mở cửa với thế giới, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng trưởng mạnh cùng với luồng vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong trường hợp Việt Nam khi khoảng 90% tổng giá trị nhập khẩu là hàng tư liệu sản xuất và xuất nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào cung cầu và giá cả trên thị trường thế giới [4].

Những biến động của giá nguyên vật liệu cũng như cầu giảm sút do khủng hoảng kinh tế là những nhân tố ảnh hưởng đến nhập siêu của Việt Nam và ảnh hưởng đến nguồn cung cầu ngoại tệ.

Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực - 6

Theo nghiên cứu của Ng Boey Kui 1998, quá trình toàn cầu hóa đã tác động đến việc mở rộng kiểm soát ngoại hối của các nước Đông Nam Á như với Indonesia việc mua, bán ngoại hối không còn bị hạn chế, những ngân hàng hoạt động ngoại hối không bị bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng Indonesia(Goverment Dcree No.1 1982). Với Philippine thì trước năm 1983, những nhà xuất khẩu bị bắt buộc kết hối 100% nhưng sau đó đã được dỡ bỏ và hệ thống kinh doanh ngoại hối đã được mở rộng đáng kể, những NHTM được phép giữ lại nguồn thu ngoại tệ và giao dịch với nhau trên thị trường liên ngân hàng. Với Malaysia, Srilanka và Thailand không hạn chế việc các NHTM nắm giữ ngoại tệ nhưng vẫn còn yêu cầu những nhà xuất khẩu chỉ được giữ lại ngoại tệ trong một khoảng thời gian nhất định.


Quá trình tự do hóa kiểm soát ngoại hối vừa thúc đẩy sự phát triển của TTLNH vừa tạo điều kiện cho thị trường ngoại tệ phái sinh hoạt động bởi vì trong thế giới mà chính sách tỷ giá thả nổi được toàn cầu hóa, thì rủi ro tỷ giá sẽ gia tăng một cách mạnh mẽ và những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà đầu tư cũng như các ngân hàng sẽ gia tăng nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá [50].

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động thuận lợi tạo cơ hội cho TTNH phát triển thì quá trình mở cửa sẽ làm cho nền kinh tế của một quốc gia đối mặt với những biến động từ bên ngoài. Trong một thế giới mà ở đó các thị trường liên kết với nhau sẽ làm cho mức tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá và tỷ lệ lạm phát … của các quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng lẫn nhau và nếu đó là những sự kiện như khủng hoảng kinh tế, tài chính của khu vực sẽ làm suy giảm hoạt động sản xuất kinh doanh của các quốc gia, giảm kim ngạch xuất nhập khẩu, tác động đến doanh số giao dịch trên TTNH sẽ sụt giảm.

Bên cạnh đó, còn có tác động của các yếu tố: sự phát triển công nghệ thông tin, qui mô ngày càng lớn của các giao dịch tài chính và những rào cản về tài chính thương mại bị bãi bỏ theo yêu cầu của hội nhập, đã dẫn đến sự tăng tốc độ chu chuyển các luồng vốn và trao đổi thương mại, hình thành nên một mạng lưới tài chính toàn cầu với sự gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các trung tâm tài chính. Những tin tức thị trường mau chóng lan truyền giữa các châu lục và tạo ra phản ứng dây chuyền trong việc ra quyết định của các nhà đầu tư, đầu cơ trên toàn cầu cũng như dễ dàng gây ra hiệu ứng “domino” trên toàn cầu khi một thị trường tài chính của khu vực nào bị khủng hoảng.

1.2.3. Chính sách quản lý ngoại hối của quốc gia

TTNH của mỗi quốc gia là nơi mà các chính sách kinh tế, tiền tệ được thực hiện, những chính sách này sẽ tác động đến hoạt động và phát triển của TTNH mà trực tiếp là chính sách quản lý ngoại hối. Quản lý ngoại hối hay còn được gọi là kiểm soát ngoại hối, là một hệ thống những qui định pháp lý mà trong đó có những hạn chế trong trao đổi, vay, mượn, những khoản thu và chi trong cán cân thanh toán của một quốc gia. Đối với những mục tiêu đầu tư quốc tế quản lý


ngoại hối nhằm kiểm soát, quản lý các luồng vốn di chuyển vào và ra khỏi quốc gia [57].

Vì thế, chính sách quản lý ngoại hối bao gồm: chính sách tỷ giá, chính sách kết hối, chính sách lưu thông, kinh doanh và thanh toán ngoại hối vv.. Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối là nhằm đạt mục tiêu ổn định TTNH, tạo sự cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế, ổn định giá trị tiền tệ, bảo tồn nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế.

1.2.3.1. Chính sách tỷ giá


Chính sách tỷ giá là những chủ trương biện pháp của chính phủ thông qua cơ chế điều hành nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.

Trong một nền kinh tế mở, động cơ hoạch định chính sách là những mục tiêu cân đối bên trong và cân đối bên ngoài. Tuy nhiên những mục tiêu này có quan hệ mật thiết với nhau, những thay đổi cân đối bên trong sẽ tác động đến những thay đổi bên ngoài và ngược lại. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập hiện nay những yếu tố của cân đối bên trong còn chứa đựng những yếu tố bên ngoài và ngược lại.

Tỷ giá là một biến số kinh tế quan trọng, tác động đến nền kinh tế với mức ảnh hưởng khác nhau ở các mặt hoạt động khác nhau, với TTNH chính sách tỷ giá sẽ có những tác động trực tiếp và gián tiếp như sau:

(1)Một tỷ giá hối đoái phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trên thị trường sẽ có tác động khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá gia tăng lượng ngoại tệ trên TTNH.

(2) Tỷ giá được xác định đúng là giá cả của thị trường sẽ tạo cơ sở cho các giao dịch trên TTNH phát triển.

(3)Một chế độ tỷ giá phù hợp sẽ tạo điều kiện nâng cao uy tín đồng bản tệ, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế thu hút luồng vốn đầu tư chảy vào gia tăng lượng ngoại tệ tạo cơ hội cho dòng chảy ngoại tệ được thông suốt.


Lựa chọn một chính sách tỷ giá hợp lý phải tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế, thể chế chính trị, phương hướng phát triển kinh tế và nhất là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia trong từng thời kỳ.

Xuất phát từ mục tiêu đặt ra và những tác động của chính sách, chính sách tỷ giá gồm 2 nội dung chính như sau:(i) Xác định một chế độ tỷ giá phù hợp (ii) Xác định hệ thống các công cụ tác động đến tỷ giá.

Chế độ tỷ giá (exchange rate regime hay còn gọi là cơ chế tỷ giá (exchange rate mechanism) phản ảnh cách thức xác định tỷ giá mà chính phủ lựa chọn và cách thức can thiệp vào tỷ giá của NHTW, vì thế chế độ tỷ giá được phân chia thành các chế độ tỷ giá đặc trưng là:

Chế độ tỷ giá cố định: là chế độ theo đó NHTW công bố và cam kết để duy trì tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước. Vai trò của NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá cố định và chỉ biến động trong một biên độ hẹp.

Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: là chế độ tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo qui luật cung cầu trên TTNH mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của NHTW.Vai trò của NHTW chỉ tham gia trên TTNH với tư cách là một thành viên bình thường, nghĩa là NHTW có thể mua hay bán một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích hoạt động của mình chứ không nhằm mục đích can thiệp lên tỷ giá hay để cố định lên tỷ giá. Trên thực tế tuy tuyên bố áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi nhưng chính phủ không hoàn toàn thờ ơ trước sự biến động thất thường của tỷ giá, nên cũng có can thiệp để giảm sự biến động của tỷ giá, tuy nhiên can thiệp của chính phủ là tùy ý không đặt ra bất cứ mục tiêu bắt buộc nào phải đạt được.

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: là chế độ tỷ giá, theo đó NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên TTNH nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định. NHTW không cam kết duy trì một mức tỷ giá cố định nào, nhưng cam kết can thiệp để tỷ giá chỉ biến động trong một giới hạn. Chế độ tỷ giá thả nổi có


điều tiết là sự kết hợp giữa chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn và chế độ tỷ giá hối

đoái cố định.

Trong thực tế hầu như ít có một quốc gia nào áp dụng chế độ tỷ giá cố định hoặc thả nổi thuần tuý mà thay vào đó là một chính sách tỷ giá kết hợp giữa thả nổi và cố định với những đặc trưng đa dạng phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia.

Chế độ tỷ giá là công cụ của chính sách kinh tế cuả chính phủ vì vậy chế độ tỷ giá phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chính phủ, mỗi quốc gia sẽ có nguyên tắc xác định tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá khác nhau và chính từ đó hình thành các chính sách tỷ giá khác nhau. Nội dung chính của chính sách tỷ giá chính là chế độ tỷ giá và hệ thống các công cụ can thiệp. Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ xác định chiến lược phát triển kinh tế, dự trữ ngoại hối, đặc thù về hoàn cảnh lịch sử của mỗi quốc gia mà có sự lựa chọn những chính sách tỷ giá khác nhau.

Các quốc gia hiện nay có thể lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái nằm trong dãy từ mô hình chế độ tỷ giá cố định đến chế độ tỷ giá linh hoạt thuần tuý, giữa các mô hình đó đó là những mô hình chế độ tỷ giá không thuần tuý là cố định hay linh hoạt.

Theo phân loại của IMF, trên thế giới gồm có các chế độ tỷ giá:

Chế độ tỷ giá không có đồng tiền pháp định riêng (Exchange Rate Regimes with no separate legal tender), đồng tiền sử dụng trong lưu thông có thể là (1) quốc gia này sử dụng đồng tiền của quốc gia khác trong lưu thông như là một đồng tiền pháp định duy nhất (2)quốc gia này là thành viên của liên minh tiền tệ, trong đó các nước thành viên thống nhất sử dụng một đồng tiền pháp định chung.

Chế độ chuẩn tiền tệ (Currency board Regimes): Đây là chế độ tỷ giá có có sự cam kết chính thức của chính phủ về chuyển đổi bản tệ sang ngoại tệ là đồng tiền bản vị tại một mức tỷ giá cố định.

Chế độ tỷ giá neo đậu (cố định) thông thường (Conventional fixed peg Regimes) đây là chế độ tỷ giá khi chính phủ neo đồng tiền của mình (một cách chính thức hay ngầm định) với một đồng tiền chính hay một rổ các đồng tiền tại


một mức tỷ giá cố định, đồng thời cho phép tỷ giá được dao động trong một biên

độ hẹp tối đa là 1% xung quanh tỷ giá trung tâm.

Chế độ tỷ giá neo đậu (cố định) với biên độ dao động rộng (Exchange rates Peg within horizontal bands): giống như chế độ tỷ giá trên nhưng cho phép tỷ giá được dao động trong một biên độ rộng hơn 1% xung quanh tỷ giá trung tâm.

Chế độ tỷ giá cố định trượt (Crawling pegs): Đây là chế độ tỷ giá cố định, nhưng định kỳ tỷ giá sẽ được điều chỉnh như sau:( 1)Hoặc theo một tỷ lệ nhất định đã được thông báo trước, (2)Hoặc để phản ánh những thay trong một chỉ tiêu nhất định đã được lựa chọn(lạm phát, cán cân thương mại...)

Chế độ tỷ giá trượt có biên độ (Exchange rates within crawling bands): Đây là chế độ tỷ giá cố định với các nội dung:(1) tỷ giá dao động trong một biên độ nhất định xoay quanh tỷ giá trung tâm.(2)Tỷ giá trung tâm được điều chỉnh định kỳ có thể theo một tỷ lệ đã được thông báo trước, hoặc để phản ánh những thay đổi trong một số chỉ tiêu nhất định đã được lựa chọn.

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết không thông báo trước (Managed floating with no preannounced path for Exchange rate): Là chế độ tỷ giá vừa giống chế độ tỷ giá thả nổi tự do ở điểm các tỷ giá được phép dao động hàng ngày và không có các biên độ chính thức. Nhưng nó lại giống chế độ tỷ giá cố định ở điểm các chính phủ có thể can thiệp vào tỷ giá để tránh đồng bản tệ biến động bất lợi. Chính phủ tác động ảnh hưởng lên xu hướng vận động của tỷ giá thông qua hành động can thiệp tích cực trên TTNH, nhưng không có bất cứ một sự thông báo trước hay một sự cam kết nào về hướng và mức độ can thiệp lên tỷ giá là như thế nào. Hiện nay, trên thế giới có 42 quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá này trong đó có Việt nam.

Chế độ tỷ giá thả nổi độc lập (Independently Floating): Đây là chế độ tỷ giá, trong đó tỷ giá được xác định theo thị trường mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW. Vì thế không đòi hỏi quốc gia phải có dự trữ ngoại hối mạnh để can thiệp vào TTNH. Bất cứ hoạt động can thiệp ngoại hối nào cũng chỉ


nhằm giảm sự biến động quá mức của tỷ giá, chứ không theo đuổi một hướng vận động hay một giới hạn cụ thể nào về tỷ giá.

Trên cơ sở xác định chế độ tỷ giá, chính phủ sẽ xác định việc điều hành chính sách tỷ giá bằng những công cụ mà có mức độ tác động khác nhau, đó là: Lãi suất tái chiết khấu, Nghiệp vụ thị trường mở, Can thiệp vào TTNLLNH, ngoài 3 công cụ mang tính kinh tế trên, các quốc gia còn sử dụng các biện pháp mang tính hành chính như kết hối, qui định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ v.v..

Trong nghiên cứu về TTNH của các nước Đông Nam Á của Ng Boey Kui, 1998 cho rằng nguyên nhân lớn nhất gây cản trở sự phát triển TTNH là sự biến động của tỷ giá trong một biên độ quá hẹp và tỷ giá cuả đồng nội tệ bị neo với một vài đồng tiền chính có khả năng chuyển đổi được, vì thế đã không tạo cơ hội cho nghiệp vụ đầu cơ và bảo hiểm rủi ro tỷ giá phát triển.

Một chính sách tỷ giá nghiêm ngặt sẽ cản trở sự phát triển TTNH và một TTNH hoạt động hiệu quả, thanh khoản cao chỉ có thể có được với một chính sách tỷ giá hối đoái được điều hành linh hoạt [59].

Những thay đổi của cơ chế tỷ giá đã tạo nên một khuôn khổ thể chế cần thiết cho sự hình thành và phát triển của TTNH có tổ chức[52].

Trong nghiên cứu về hệ thống luật pháp quản lý ngoại hối của Trung Quốc, Yang Bai (2009) đã tập trung phân tích hạn chế của những qui định đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn chưa phù hợp với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế làm ảnh hưởng đến sự phát triển của TTNH.

Vì vậy, nghiên cứu những qui định về quản lý ngoại hối của những giao dịch liên quan đến ngoại tệ trên cán cân thanh toán là nội dung quan trọng để đánh giá khả năng phát triển TTNH của một quốc gia.

1.2.3.2. Chính sách quản lý ngoại hối đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai

Theo Nghị định 160/2006 giao dịch vãng lai là những giao dịch của người cư trú và không cư trú không vì mục đích chuyển vốn, như vậy, những giao dịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022