Đối Mặt Với Những Bất Ổn Do Quá Trình Mở Cửa Thị Trường Tài Chính


Đồng thời quá trình hội nhập thông qua sự tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực(ASEAN) và toàn cầu (IMF) Việt Nam có thể nhận được sự hỗ trợ về đào tạo chuyên viên tài chính, cách tổ chức TTTC, hệ thống thông tin điện tử trang bị cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, hợp tác chống rửa tiền và các biện pháp bảo vệ an ninh cho hệ thống tài chính.

Sự mở cửa thị trường sẽ tiếp nhận những nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn mạnh có trình độ quản lý cao và đội ngũ chuyên viên giỏi giúp cho các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ tiếp cận với trình độ kinh doanh chuyên nghiệp và tiếp thu những thành tựu trong hoạt động tài chính ngân hàng để thu hẹp dần khoảng cách về trình độ của nền tài chính Việt Nam với nền tài chính hiện đại. Đây chính là cơ sở tạo điều kiện hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng như cho TTNH Việt Nam phát triển.

Thị trường tài chính ngày càng mở cửa theo lộ trình thỏa thuận khi gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài ngày càng có cơ hội xâm nhập nhiều hơn vào thị trường Việt Nam và với tiềm lực về vốn, năng lực quản lý, kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh tiền tệ hơn hẳn, đã gây áp lực áp lực cạnh tranh ngày càng tăng đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải có chiến lược nâng cao trình độ quản lý, quản trị rủi ro, phát triển nghiệp vụ ngân hàng và xây dựng cải tiến hệ thống xử lý thông tin và dự báo hiện đại hơn.

2.2.6. Đối mặt với những bất ổn do quá trình mở cửa thị trường tài chính


Mở cửa thị trường vừa đón nhận những thuận lợi cho quá trình phát triển nền kinh tế và hiện đại hóa hệ thống tài chính, đồng thời cũng phải tiếp nhận cả những bất ổn của nền kinh tế thế giới mà với năng lực quản lý còn yếu kém, trình độ quản trị rủi ro và khả năng ngăn chặn phát hiện những mối nguy cơ của hệ thống tài chính Việt Nam còn hạn chế. Ngay cả đối với những nước có trình độ quản lý hiện đại có cả hệ thống quản trị rủi ro và phát hiện những rủi ro tiềm ẩn


rất phát triển cũng vẫn bị sự tấn công của giới đầu cơ tiền tệ làm sụp đổ ngân hàng mà nền kinh tế thế giới đã từng chứng kiến như Ngân hàng Barings tại Singapore (là công ty con của công ty chứng khoán Barings có trụ sở chính tại London ) vào năm 1995 nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng của ngân hàng được cho là sự lạm dụng quá mức giao dịch phái sinh tài chính và không quản lý nổi trạng thái mở của những giao dịch này.

Khủng hoảng tài chính thị trường Châu Á năm 1997 đã làm cho hệ thống tài chính của Thái Lan, Malaysia, Indonesia bị thiệt hại nặng nề là những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình mở cửa TTTC.

Gần nhất là khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã làm tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm đáng kể, các nền kinh tế phát triển đều rơi vào suy thoái. Mà nguyên nhân chính đi từ những hoạt động đầu tư quá mức vào thị trường bất động sản và có sự tiếp tay của những giao dịch phái sinh tài chính đã làm cho giá bất động sản nhảy vọt và những khoản vay dưới mức chuẩn của các ngân hàng Mỹ đã kéo dây chuyền cho sự sụp đổ của một số ngân hàng lớn của Mỹ. Tình hình kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể, 6 tháng đầu năm, nhập siêu tăng mạnh do biến động giá, trong khi đó xuất khẩu lại sụt giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu, đe dọa sự thâm hụt nghiêm trọng cán cân thanh toán và gây áp lực lên tỷ giá.

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, mức độ tự do hóa các giao dịch vốn tương đối cao, biến động của các luồng vốn đầu tư, đặc biệt là luồng vốn gián tiếp đã ảnh hưởng mạnh tới cung cầu ngoại tệ và tỷ giá. Minh chứng cho thấy sự ảnh hưởng này, là tình hình TTTC Việt Nam trong năm 2008, sau 1 năm gia nhập WTO và thực hiện tự do hóa giao dịch tài khoản vãng lai và mở cửa một phần với các giao dịch vốn, luồng vốn đầu tư gián tiếp đã liên tục biến động, khiến cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối. Luồng vốn


này gia tăng đáng kể trong ba tháng đầu năm, gây áp lực tăng giá VND, sau đó có dấu hiệu đảo chiều làm tăng cầu ngoại tệ khi tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, kinh tế trong nước đối mặt với lạm phát, nhập siêu tăng cao. Sau khi luồng vốn vào có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại do kinh tế vĩ mô Việt Nam diễn biến khả quan vào các tháng cuối năm, thì tình trạng khủng hoảng thị trường tài chính quốc tế lại khiến cho các nhà đầu tư có xu hướng rút vốn về nước để bảo đảm thanh khoản của các tổ chức ở chính quốc.

Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (BIS, năm 2007), khủng hoảng tài chính là mối hiểm nguy của các quốc gia có thu nhập trung bình, vì khi các điều kiện của thị trường vốn thay đổi, các bên cho vay có thể ngừng giải ngân, các dự án dài hạn có thể không được hoàn thành, các dự án mới đăng ký không được triển khai, nội tệ có thể mất giá và sự bất ổn định sẽ lan nhanh trong nền kinh tế. Những biến động khó lường của kinh tế và thị trường tài chính thế giới cũng như trong nước sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cân bằng cung cầu ngoại tệ trong nước, tác động đến TTNH một cách nhanh chóng một khi quá trình mở cửa càng lớn.

2.2.7. Sự canh tranh gay gắt hơn với những đối thủ hơn hẳn về tiềm lực và bề dày kinh nghiệm

Trong những năm qua mặc dù hệ thống ngân hàng của Việt Nam đã có nhiều đổi mới thế nhưng các NHTM của Việt Nam xét về năng lực vốn còn rất khiêm tốn so với các NHTM của một số quốc gia trong khu vực

Qua số liệu ở bảng 2.6 cho thấy qui mô vốn của các NHTM của Việt Nam lớn nhất chỉ có Agribank là hơn 1tỷ USD còn lại đều ít hơn khoảng dưới 800 triệu USD như Vietcombank, BIDV thấp hơn so với mức vốn nhỏ nhất của các NHTM Singapore và Malaysia. Với năng lực vốn như vậy các NHTM của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối trên TTNH khu vực cũng như trên toàn thế giới.


Bảng 2.6: Qui mô vốn điều lệ của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực

Đơn vị tính: Triệu USD


Quốc gia

Vốn

Quốc gia

Vốn

INDONESIA


MALAYSIA


Bank Mandiri

2,122

MayBank

4,102

Bank BNI

1,499

Public Bank(PBB)

2,382

Bank Cetral Asia

1,304

Commerce Asset- Holding

1,695

Bank Rakyat Indonesia

1,070

AMMB Holding

1,476

Bank Dabamon Indonesia

807

RHB Bank Berhad

1,179

Panin Bank

363

Hong Leong Bank

1,128

VIỆTNAM


THAILAND


Agribank

1062

Bangkok Bank

3,178

BIDV

724

Siam Commercial Bank

2,189

Vietcombank

621

Kasikorn Bank

1,996

Vietin Bank

577

Krung Thai Bank

1,837

ACB

401

Siam City Bank

853

Techcombank

355

Thai Military Bank

802

Sacombank

344

Bank of Ayudhya

771

PHILIPPINES


SINGAPORE


Bank of Philippines

975

DBS Bank

9,623

Metropolitan Bank Et Trst

Company

704

United overseas Bank

6,297

Equitable PCI Bank

464

Oversea- Chinese Banking

Corporation

5,589

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực - 11

Nguồn:www.thebanker.com/top 1000[74] Bên cạnh đó đối với hoạt động tài trợ ngoại thương, thanh toán quốc tế, ngân hàng ngoại có ưu thế hơn hẳn các ngân hàng Việt Nam về trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm, họ còn được sự hổ trợ của ngân hàng mẹ ở nước ngoài về các khâu thẩm định đánh giá khách hàng và các ngân hàng khác, họ mạnh dạn tài trợ với những điều kiện hấp dẫn cho khách hàng, vì thế đây là thế mạnh của các


ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng trong nước thì được đánh giá là có thế mạnh hơn về mảng dịch vụ bán lẻ.Tuy nhiên, để chuẩn bị cho quá trình mở cửa hoàn toàn trong ngành ngân hàng vào năm 2011, các ngân hàng nước ngoài đã nhanh chóng mở rộng hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là mảng dịch vụ bán lẻ. Với năng lực tài chính lớn mạnh và uy tín toàn cầu, chất lượng dịch vụ cao từ những ngân hàng ngoại sẽ là thách thức lớn đối với các NHTM Việt Nam.

Trước mắt, các NHTM Việt Nam có lợi thế hơn do có mạng lưới chi nhánh rộng khắp có quan hệ truyền thống với khách hàng, am hiểu rõ những tập quán văn hóa hiểu biết thấu đáo về thị trường cũng như hành vi, nếp suy nghĩ của khách hàng Việt Nam mà các ngân hàng nước ngoài không thể có được.Tuy nhiên, ưu thế này đang mất dần khi các ngân hàng nước ngoài đang tuyển dụng hàng loạt nhân sự là người Việt. Các NHTM Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp như hợp tác chiến lược nhưng vẫn chưa thể cạnh tranh được về công nghệ tiên tiến, sản phẩm toàn cầu của NH nước ngoài và với trình độ quản trị và cơ sở hạ tầng của các NHTM Việt Nam hiện nay việc tiếp cận các công nghệ ngân hàng hiện đại là không đơn giản. Nếu các NHTM trong nước không cải tiến dịch vụ, hoạt động hiệu quả, thì trong tương lai không xa họ phải chia sẻ thị phần với các doanh nghiệp khổng lồ như HSBC, ANZ, Standard Charter Bank...

Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện để TTNH Việt Nam phát triển đồng thời cũng sẽ đối mặt với nhiều bất ổn, vấn đề hiện nay cần đánh giá đúng thực trạng của TTNH Việt Nam để có sự chuẩn bị đón nhận những cơ hội và đối phó với những thách thức nhằm tận dụng cơ hội để phát triển TTNH nói riêng và thị trường tài chính nói chung một cách an toàn và hiệu quả.

2.3. Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam


2.3.1. Những văn bản pháp lý qui định hoạt động kinh doanh ngoại hối


Hiện nay, văn bản có vị trí pháp lý cao nhất về quản lý hoạt động ngoại hối là Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 được ban hành ngày 13 tháng


12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Pháp lệnh ngoại hối ra đời đã thống nhất những nguyên tắc quản lý ngoại hối vào một đầu mối văn bản pháp lý chuyên ngành, là cơ sở chi phối toàn bộ các vấn đề liên quan đến ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại hối, pháp lệnh khẳng định chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam là nhằm tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam; thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam; thực hiện các cam kết của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam.

Để hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ngoại hối Chính phủ ban hành Nghị định số 160/2006/NĐ-CP vào ngày 28 tháng 12 năm 2006.

Riêng đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối, ngày 11/04/2008, NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư số 03/2008/TT-NHNN (TT 03) hướng dẫn chi tiết về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng đã được quy định trong Nghị định 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/12/2006. Đề cập đến các điều kiện cũng như thủ tục xin cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các Ngân hàng.

Theo quy định tại Thông tư 03, các Ngân hàng có thể được cung ứng các dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước nếu đáp ứng đủ các điều kiện về: phương án hoạt động cung ứng dịch vụ đã được Hội đồng Quản trị thông qua; có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu thực hiện dịch vụ; có nhân sự am hiểu về hoạt động ngoại hối, được đào tạo về nghiệp vụ ngoại hối và quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối.

Ngoài ra, để được cung ứng hoạt động dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế thì Ngân hàng cần phải đáp ứng được các yêu cầu bổ sung, như: có hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ; tuân thủ các quy định của NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động và trong việc phân loại nợ, trích lập và sử


dụng dự phòng rủi ro tín dụng, không vi phạm các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối trong thời gian một năm và phải kinh doanh có lãi trong năm liền kề năm đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế.

Việc đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế không được thực hiện trước việc đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước. Đối với các tổ chức tín dụng là ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại giấy phép thành lập và hoạt động. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Các tổ chức tín dụng sau khi được cấp giấy phép hoạt động phải duy trì các điều kiện để cung ứng dịch vụ ngoại hối. Trong trường hợp, sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động mà không tiếp tục duy trì được các điều kiện đã quy định thì tổ chức tín dụng phải tạm ngừng nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngoại hối được phép và báo cáo cho NHNN trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày không còn đủ điều kiện. Cụ thể, NHNN sẽ đình chỉ, thu hồi hoặc hủy bỏ một số nội dung trong giấy phép hoạt động trong các trường hợp: bị NHNN đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; có chứng cứ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động có những thông tin sai lệch; giấy phép thành lập và hoạt động bị thu hồi hoặc hết hiệu lực; chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản; tự động chấm dứt hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối...

Như vậy theo pháp lệnh để được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối các NHTM phải đáp ứng những yêu cầu về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, về trình độ quản lý và kinh doanh phải có lãi, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính. Đồng thời để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng. NHNN qui định hạn mức trạng thái ngoại hối, hạn mức này được thực hiện dựa vào quyết định đã ban hành từ năm 2002, đó là QĐ số 1082/2002/QĐ- NHNN ngày 07/10/2002 quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam, trừ các ngân hàng liên doanh và


Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, theo đó các NHTM được phép duy trì trạng thái ngoại tệ dư thừa hay dư thiếu là 30% so với vốn tự có.

Để thống nhất cách tính trạng thái ngoại tệ, quyết định 1082 qui định tỷ giá quy đổi trạng thái của một ngoại tệ là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản giữa ngoại tệ đó với đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng vào cuối ngày làm việc và nguyên tắc tính trạng thái của một ngoại tệ như sau:

- Trạng thái ngoại tệ cuối ngày được tính trên cơ sở trạng thái ngoại tệ ngày hôm trước và chênh lệch giữa doanh số mua, doanh số bán phát sinh trong ngày của ngoại tệ đó, bao gồm cả giao dịch giao ngay và kỳ hạn.

- Trạng thái ngoại tệ cuối tháng được tính trên cơ sở số dư tại thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng của tài khoản mua bán ngoại tệ kinh doanh, tài khoản ngoại tệ bán ra từ các nguồn khác, tài khoản cam kết mua ngoại tệ giao ngay, tài khoản cam kết bán ngoại tệ giao ngay, tài khoản cam kết mua ngoại tệ có kỳ hạn và tài khoản cam kết bán ngoại tệ có kỳ hạn.

Trạng thái ngoại tệ cuối tháng là cơ sở để đối chiếu bảo đảm tính chính xác của trạng thái ngoại tệ cuối ngày.

Nguyên tắc tính tổng trạng thái ngoại tệ

- Quy đổi trạng thái nguyên tệ của từng ngoại tệ sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi trạng thái.

- Cộng các trạng thái ngoại tệ dương với nhau để tính tổng trạng thái ngoại tệ dư thừa. Cộng các trạng thái ngoại tệ âm với nhau để tính tổng trạng thái ngoại tệ dư thiếu.

Để hướng dẫn thực hiện các giao dịch phái sinh, NHNN cũng đã ban hành quyết định và văn bản hướng dẫn, hiện tại, đối với giao dịch ngoại hối kỳ hạn, thực hiện theo quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 05 năm 2004 [30]. Theo quyết định này, cách tính tỷ giá kỳ hạn đã có sự thay đổi căn bản, không còn theo điểm kỳ hạn cố định như biên độ được công bố cho từng kỳ hạn qui định mà dựa theo lãi suất cơ bản VND và lãi suất do FED công bố, cụ thể tỷ giá kỳ hạn được xác định theo nguyên tắc sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022