2.2. Tác động của quá trình hội nhập kinh tế đến sự phát triển TTNH Việt Nam
Hội nhập kinh tế tạo điều kiện giúp các nước tham gia có thể phát huy những tiềm năng của nền kinh tế đồng thời tận dụng được những ưu thế của các quốc gia khác, căn cứ vào tiêu chí của quá trình hội nhập là đảm bảo sự công bằng trong giao dịch thương mại- tài chính nhằm hướng tới mục đích hợp tác và cùng phát triển.
Kể từ khi hội nhập kinh tế quốc tế, TTNH Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng do sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô hướng đến nền kinh tế thị trường, qua đó tác động đến cung cầu ngoại tệ, cụ thể là ảnh hưởng do: tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường dịch vụ, giảm dần các hạn chế trong thị trường tài chính, là những hoạt động có liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ và trực tiếp gia tăng nguồn cung và cầu ngoại tệ.
2.2.1. Nguồn cung ngoại tệ gia tăng do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuyển tiền kiều hối, xuất khẩu phát triển.
Khảo sát doanh số hoạt động FDI, kiều hối, xuất khẩu theo các mốc thời gian hội nhập, đã cho thấy quá trình gia tăng lượng ngoại tệ của những hoạt động này.
Giai đoạn bắt đầu mở cửa từ năm 1990 đến năm 1995 gia nhập Asean: Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối và xuất khẩu
Đơn vị: Triệu USD
1990 | 1991 | 1992 | 1993 | 1994 | 1995 | |
FDI | 120 | 165 | 333 | 832 | 1048 | 2236 |
Kiều hối | 50 | 41 | 136.5 | 141 | 249.5 | 285 |
Xuất khẩu | 2400 | 2087 | 2580 | 2985 | 4054.3 | 5448.9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Quản Lý Ngoại Hối Đối Với Tài Khoản Vốn
- Hệ Thống Quản Lý Giám Sát Thị Trường Tài Chánh Hoạt Động Hiệu Quả
- Nhận Định Chung Về Thị Trường Ngoại Hối Thế Giới
- Đối Mặt Với Những Bất Ổn Do Quá Trình Mở Cửa Thị Trường Tài Chính
- Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Hối Của Các Ngân Hàng Trên Ttnh Việt Nam
- Hoạt Động Trên Thị Trường Ngoại Tệ Liên Ngân Hàng
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
Nguồn: NHNN[21]
Từ năm 1990 đến 1995, giai đoạn đầu của thời kỳ mở cửa, lượng ngoại tệ do hoạt động FDI và chuyển tiền kiều hối, xuất khẩu tăng theo từng năm, FDI tăng gần 20 lần và kiều hối tăng gần 10 lần và xuất khẩu tăng hơn 2 lần. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu chính sách quản lý ngoại hối chưa thật sự có tác động tích cực đến lượng ngoại tệ so với giai đoạn chuẩn bị gia nhập WTO
Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2006 trước khi gia nhập WTO: Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI), kiều hối và xuất khẩu
Đơn vị tính: Triệu USD
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
FDI | 2395 | 2220 | 1671 | 1412 | 1298 | 1300 | 1400 | 1450 | 1650 | 1889 | 2315 |
Kiều hối | 469 | 400 | 950 | 1200 | 1757 | 1820 | 2154 | 2600 | 3200 | 3800 | 5200 |
Xuất khẩu | 7255 | 9185 | 9360 | 11541 | 14482.7 | 15027 | 16705 | 20149.3 | 26504.2 | 32447 | 39826 |
Nguồn: NHNN[21]
Đây là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện tiền đề phải thực hiện những yêu cầu của WTO để được tổ chức này xem xét kết nạp. Sau khi trở thành thành viên của ASEAN, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển mạnh, đồng thời cũng là giai đoạn Việt Nam ký Hiệp định Thương mại Việt_Mỹ năm 2000 thị trường xuất khẩu mở rộng làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu lên hơn 39tỷ USD vào năm 2006. So với năm 1996, vào năm 2006 nguồn vốn FDI tăng gấp đôi và kiều hối tăng hơn 10 lần. Như vậy, chỉ trong vòng 10 năm mà lượng ngoại tệ do 3 hoạt động chính nêu trên đã gia tăng đáng kể và cung cấp lượng ngoại tệ lớn cho TTNH nước ta.
Giai đoạn từ khi gia nhập WTO đến nay
Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối và xuất khẩu
Đơn vị tính: Triệu USD
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
FDI | 6550 | 9279 | 6900 | 7100 |
Kiều hối | 6300 | 7200 | 6800 | 8540 |
Xuất khẩu | 48561 | 62685 | 57096 | 71629 |
Nguồn: FDI, kiều hối và xuất khẩu số liệu của NHNN[21] Giai đoạn từ khi gia nhập WTO đến nay, lượng ngoại tệ tăng giảm theo tác động của kinh tế thế giới. Đi vào chi tiết số liệu trong các bảng 2.2; 2.3 và 2.4 có thể thấy rõ tác động quá trình hội nhập đến lượng ngoại tệ:
Về Xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã tăng từ 2,4 tỷ USD trong năm 1990 lên trên 5,4 tỷ USD năm 1995, lên trên 39,8 tỷ USD trong năm 2006 và ấn tượng nhất là năm 2007 năm đầu tiên gia nhập WTO, mức độ hội nhập trong hoạt động thương mại của Việt Nam mở rộng hơn, tạo điều kiện thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dàng hơn vì được hưởng ưu đãi về thuế và việc bãi bỏ hạn ngạch, làm kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp đôi so với năm 2005. Kể từ đó doanh số liên tục gia tăng chỉ có năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất khẩu có sụt giảm, tuy nhiên vẫn đạt 56,6 tỷ USD và năm 2010 đã tăng trở lại hơn 71 tỷ USD.
Về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI) góp phần rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế, vừa bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực… còn đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách. Trong thời gian qua, vốn FDI tăng rất nhanh vào năm 2007 và năm 2008, theo số liệu trên CCTT của NHNN cho thấy 2007 lượng ngoại tệ chuyển vào đầu tư trực tiếp tăng gần gấp3 lần và năm 2008 tăng hơn 4lần so với năm 2006. Tuy nhiên, sang năm
2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Mỹ, lượng ngoại tệ chuyển vào có sụt giảm nhưng vẫn đạt mức 6.9 tỷ USD và năm 2010 tăng lên 7,1tỷUSD.
Những số liệu tăng trưởng của hoạt động ngoại thương và đầu tư, đã cho thấy quá trình hội nhập đã có những tác động đến nền kinh tế nói chung và đến thị trường ngoại hối nói riêng. Đây là những nhân tố thuận lợi góp phần đáng kể tạo điều kiện để TTNH phát triển.
Về kiều hối, với mức tăng năm sau cao hơn năm trước và tăng mạnh vào những năm gần đây, sự gia tăng lượng ngoại tệ do những người Việt Nam sinh sống và làm việc tại nước ngoài cùng với đà tăng trưởng số lượng người xuất khẩu lao động qua các năm. Trong giai đoạn đầu mở cửa từ 1990-1995 tăng gần 10 lần, giai đoạn 2 từ năm 1996-2006 tăng hơn 11 lần và từ năm 2007 kiều hối vẫn gia tăng trung bình mỗi năm hơn 6 tỷ và vào năm 2010 lên mức 8tỷ USD mặc dù đây là giai đoạn nền kinh tế thế giới vẫn còn chịu tác động của khủng hoảng tài chính.
2.2.2. Nguồn cung ngoại tệ từ những hoạt động khác gia tăng
Ngoài hoạt động đầu tư trực tiếp, kiều hối và xuất khẩu, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội làm gia tăng lượng ngoại tệ, thông qua những tác động sau:
Thứ nhất, là sự gia tăng lượng khách du lịch quốc tế
Kể từ khi mở cửa, hoạt động du lịch của Việt Nam phát triển mở rộng thị trường, tăng cừơng quảng bá hình ảnh của Việt Nam phát huy những thế mạnh về bản sắc dân tộc, xây dựng nhiều tour du lịch hấp dẫn, vì thế lượng khách đến Việt Nam ngày càng tăng nhanh, nếu như năm 1998 mới đạt 1,52 triệu lượt người, đến năm 2004 đã gần gấp 2 lần và năm 2008 tăng đến hơn 4 triệu lượt người và đến năm 2010 vượt qua con số 5 triệu lượt. Nguồn ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu du lịch còn phải kể đến khoản ngoại tệ khách du lịch quốc tế mang đến chi tiêu tại Việt Nam.
Biểu đồ 2.2: Khách quốc tế đến Việt nam trong thời gian từ 1995-2010
Đơn vị tính: nghìn lượt người
Nguồn:Tổng cục Thống kê [79]
Biểu đồ 2.3 Lượng ngoại tệ thu được từ khách quốc tế
Đơn vị tính: triệu USD
Nguồn:Tổng cục Thống kê [79]
Thứ hai, là nguồn ngoại tệ từ vốn ODA, từ nguồn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức tài chính, tổ chức từ thiện quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước
ngoài, gia tăng theo mức độ hội nhập.
Thứ ba, Tác động của hội nhập đến luồng vốn chảy vào nước ta thể hiện rõ nét qua số liệu dòng vốn đầu tư gián tiếp tăng mạnh năm 2007 là 6243 triệu góp phần đáng kể vào nguồn cung ngoại tệ cho TTNH, tuy nhiên đây là luồng vốn không ổn định nên khi thị trường thế giới có biến động thì sẽ sự đảo chiều tháo chạy nhanh chóng thể hiện qua số liệu âm của năm 2008: -578 triệu USD và 2009 : -71 triệu USD, và qua năm 2010 khi kinh tế thế giới có sự hồi phục thì luồng vốn này cũng tăng trở lại tuy không được mạnh mẽ bằng năm 2007 nhưng cũng đạt được : 2370 triệu USD [73].
Thứ tư, là số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống, làm ăn, học tập... ngày càng tăng, chi tiêu ngoại tệ tiền mặt rất lớn, nhất là tiền thuê nhà và chi trả các dịch vụ khác. Việc gia nhập WTO đòi hỏi phải giảm dần các hạn chế về sự hiện diện của các thể nhân và pháp nhân, vì thế số lượng các
ngân hàng, tổ chức kinh tế nước ngoài mở văn phòng, chi nhánh, công ty, nhà máy tại Việt Nam càng tăng và kéo theo đó là số lượng các chuyên gia, người lao động nước ngoài sang làm việc càng đông.
Thứ năm, là tiền lương và thu nhập của người Việt Nam làm việc trong các dự án liên doanh, dự án 100 % vốn nước ngoài, dự án quốc tế, cơ quan nước ngoài ở Việt Nam, được trả bằng ngoại tệ.
Tổng hợp số lượng ngoại tệ này chưa có được những con số thống kê đầy đủ, ngoại trừ những luồng chu chuyển tiền thông qua hệ thống ngân hàng, tuy nhiên đã được các tổ chức kinh tế đánh giá không nhỏ và tạo nên nguồn cung ngoại tệ quan trọng cho thị trường.
Ngoài những nguồn cung ngoại tệ chính nêu trên, TTNH Việt Nam còn có đặc thù riêng trong những năm gần đây là nguồn “cung ảo” ngoại tệ do tác động của tăng trưởng tín dụng ngoại tệ mà nguyên nhân xuất phát từ sự chênh lệch lãi suất USD và VND, các doanh nghiệp vay USD bán ra để chuyển sang VND thay vì vay VND lãi suất cao hơn.
2.2.3. Cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu gia tăng
Khi Việt Nam gia nhập WTO đã cam kết cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan ( như giấy phép, hạn ngạch, kiểm soát ngoại hối, các loại phí…), đồng thời Việt Nam còn tham gia các hiệp ước tự do thương mại, song phương và đa phương trong khuôn khổ ASEAN, với mức độ tự do hóa và mở cửa còn cao hơn cam kết gia nhập WTO như cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp xuống mức 0% theo lộ trình đến năm 2013. Bên cạnh đó đặc điểm hoạt động sản xuất của nước ta sử dụng phần lớn nguyên liệu nhập khẩu, nhu cầu nhập máy móc thiết bị rất cao, đồng thời tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến thị hiếu tiêu dùng thay đổi, từ hàng hóa cho đến dịch vụ hầu như đều có khuynh hướng chuộng hàng ngoại vì thế kim ngạch nhập khẩu của nước ta luôn ở mức cao và thường xuyên ở tình trạng nhập siêu.
Nếu như năm 2000, kim ngạch nhập khẩu của nước ta là hơn 15.6 tỷ USD thì đến năm 2004 đã tăng gấp đôi gần 32 tỷ và 2 năm sau vào năm 2007 năm đầu
tiên gia nhập WTO kim ngạch này đã lên đến mức gần 63 tỷ USD và năm 2008 tăng hơn 80 tỷ USD, sang năm 2009 do khủng hoảng kinh tế giảm còn 68.9tỷ và năm 2010 tăng trở lại đạt mức 81 tỷ USD.
Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu
Đơn vị tính: triệu USD
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Nhập khẩu | 15637 | 16218 | 19746 | 25256 | 31969 | 36761 | 44891 | 62765 | 80414 | 68949 | 81801 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê[79]
Ngoài ra, đặc điểm thị trường Việt Nam với tâm lý người dân rất chuộng cất trữ vàng như là hình thức bảo toàn vốn, trong những giai đoạn thị trường vàng biến động NHNN phải cho phép nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường. Vì thế nhu cầu về ngoại tệ để nhập vàng cũng đã tạo nên những đợt biến động mạnh về nguồn cầu ngoại tệ.
2.2.4. Nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá sẽ gia tăng
Nền kinh tế Việt Nam trước khi mở cửa, chưa phải thực thi những cam kết của những hiệp ước song phương đa phương, hoạt động ngoại thương chỉ thực hiện trong khối Xã Hội Chủ Nghĩa vì thế những biến động của tình hình kinh tế thế giới ít có tác động đến nền kinh tế và rủi to tỷ giá cũng hầu như không có, vì các nước trong khối thực hiện thanh toán bù trừ và hoạt động ngoại thương thực chất là viện trợ dưới hình thức hàng hóa.
Kể từ khi mở cửa, phải tuân thủ lộ trình mở cửa theo cam kết gia nhập WTO đảm bảo xây dựng một nền kinh tế thị trường với đầy đủ các yếu tố cạnh tranh vì thế những yếu tố tác động đến tỷ giá là giá cả của những hàng hóa chủ lực như xăng dầu, vàng vvv.. Là những biến động của tình hình chính trị xã hội của những quốc gia có giao dịch thương mại với Việt Nam sẽ góp phần gia tăng rủi ro cho những giao dịch có liên quan đến ngoại tệ, thêm vào đó môi trường
kinh tế thế giới ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp và sức lan toả nhanh chóng và mạnh mẽ hơn khi quá trình hội nhập càng sâu rộng.
Đối với thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, việc gia nhập WTO đòi hỏi phải dỡ bỏ dần các rào cản tài chính trong nước, giảm các hạn chế giao dịch qua biên giới, thực hiện đối xử quốc gia đối với các thể nhân và pháp nhân nước ngoài. Những thay đổi này làm gia tăng luồng chu chuyển thương mại hai chiều, kéo theo sự chu chuyển luồng vốn, đặc biệt là các luồng vốn đầu tư gián tiếp và sẽ dẫn đến sự gia tăng khả năng biến động bất thường của cán cân thanh toán, lãi suất, tỷ giá và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.
Ngoài ra, chính sách tỷ giá sẽ phải điều hành theo hướng linh hoạt hơn, nghĩa là không neo giữ tỷ giá tại mức cố định quá lâu mà có sự thay đổi bám sát giá thị trường hơn và như vậy những hoạt động thanh toán hay các giao dịch liên quan đến ngoại tệ sẽ dễ gặp rủi ro hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá sẽ gia tăng và làm tăng khối lượng giao dịch trên TTNH giúp thị trường sẽ hoạt động sôi nổi hơn.
2.2.5. Tăng cường sự hợp tác hổ trợ và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các tổ chức kinh tế, tài chính của Việt Nam
Quá trình toàn cầu hóa giúp cho các nền kinh tế trên thế giới xích lại gần nhau và có những ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, trong quá trình hợp tác và phát triển nếu một thành viên nào trong tổ chức kinh tế quốc tế gặp khó khăn hay đối mặt với khủng hoảng kinh tế sẽ được sự giúp đỡ hỗ trợ được chia sẻ những kinh nghiệm đối phó của các nước của tổ chức kinh tế thế giới WTO, IMF, bởi vì trong cùng tổ chức kinh tế nếu một quốc gia nào có khủng hoảng thì không chỉ một nước mà cả với những nước là đối tác thương mại cũng bị thiệt hại theo.