Chính Sách Quản Lý Ngoại Hối Đối Với Tài Khoản Vốn


đó bao gồm các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, các khoản thu nhập từ đầu tư trực tiếp gián tiếp, các khoản tiền lãi và trả lãi nước ngoài, các khoản chuyển tiền một chiều cho mục đích tiêu dùng. Quản lý ngoại hối đối với giao dịch trên tài khoản vãng lai gồm những nội dung cụ thể sau:

Theo dõi nguồn thu xuất khẩu

Mỗi quốc gia với trình độ phát triển kinh tế nhất định và với lợi ích của nước đó sẽ có những chính sách quản lý ngoại hối đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai khác nhau, qua đó sẽ có qui định về việc kiểm tra quản lý các nguồn thu xuất khẩu, khi lượng ngoại tệ trong nước quá ít thì các nước thường có chính sách tập trung ngoại tệ vào một đầu mối do nhà nước quản lý để tăng mức dự trữ ngoại hối cho quốc gia và cân đối cung cầu ngoại tệ của đất nước, như có quốc gia thực hiện chính sách buộc phải bán lại tất cả những khoản ngoại tệ từ thu xuất khẩu cho ngân hàng hay thực hiện chính sách kết hối có tỷ lệ qui định. Những qui định về kiểm soát ngoại hối như vậy sẽ gây bất lợi cho việc phát triển TTNH mà những nước trong khu vực Đông Nam Á đã từng thực hiện trước đây [50].

Giám sát việc thanh toán nhập khẩu

Là những biện pháp nhằm quản lý cầu ngoại tệ, để đảm bảo khả năng thanh toán tiền hàng nhập khẩu, thường có những biện pháp như hạn chế nhập khẩu những hàng hóa xa xỉ, ưu tiên cho hàng hóa là máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, áp dụng những qui định về các chứng từ bắt buộc phải xuất trình khi thanh toán và qui trách nhiệm kiểm tra chứng từ, xuất trình chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, hợp lệ của khoản tiền thanh toán, nhằm quản lý chặc chẽ việc sử dụng ngoại tệ và đáp ứng những yêu cầu của các qui định trong công ước chống rửa tiền mà hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có tham gia.

Chính sách kiều hối

Kiều hối là ngoại tệ do người không cư trú chuyển về cho người cư trú trong nước. Đây là nguồn cung ứng ngoại tệ cho quốc gia mà không có những rủi


ro hay phải trả lãi như những nguồn vốn vay của nước ngoài. Vì thế các quốc gia thường tạo mọi điều kiện dễ dàng cho hoạt động kiều hối, từ việc sử dụng mức phí hấp dẫn đến rút ngắn thời gian nhận tiền, cho phép nhận ngoại tệ mặt hay mở tài khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ vv…Tuy nhiên mỗi quốc gia sẽ có những biện pháp để quản lý nguồn ngoại tệ này, nhằm hạn chế tình trạng đola hóa và nâng cao hiệu quả nguồn ngoại tệ này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Chính sách mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài

Ban hành những qui định về việc được mua, chuyển ngoại tệ, hay những qui định cụ thể về số lượng ngoại tệ mặt được phép mang theo khi xuất ngoại hay khi nhập cảnh. Trong nước có hạn chế hay thả nổi việc thanh toán, cất giữ, định giá bằng ngoại tệ của người cư trú.

Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực - 7

Mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài

Ngoại tệ của người cư trú nằm trong tài khoản ở nước ngoài có thể được xem là khoản đầu tư ra nước ngoài, vì thế đối tượng này cũng phải được quản lý bằng những qui định về việc mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, về mục đích và cách sử dụng tài khoản của người cư trú là cá nhân hay các tổ chức.

Tóm lại, quản lý ngoại hối trên tài khoản vãng lai có thể được áp dụng theo những chính sách thắt chặt hay tự do.

Áp dụng những chính sách quản lý ngoại hối thắt chặt như nhà nước độc quyền trong hoạt động ngoại thương, hoạt động thanh toán quốc tế chỉ do nhà nước thực hiện, tất cả những giao dịch chuyển ngoại tệ vào phải bán lại cho nhà nước, nếu muốn chuyển tiền ra phải được sự cho phép của nhà nước mà đại diện là NHNN. Hay nới lỏng hơn là những chính sách mà nhà nước không độc quyền về hoạt động ngoại thương nhưng giám sát chặt chẽ nguồn ngoại tệ thu được buộc phải bán cho nhà nước, hay nhà nhập khẩu chỉ được mua ngoại tệ thông qua ngân hàng theo tỷ giá của nhà nước ấn định trong từng thời kỳ, mà tỷ giá này thường theo ý muốn chủ quan của nhà nước chứ không phải do cung cầu trên thị trường xác định.


Ngược lại, chính sách quản lý ngoại hối tự do đối với những giao dịch trên tài khoản vãng lai, là nhà nước chỉ giám sát để đảm bảo những hoạt động thanh toán hay những giao dịch liên quan đến ngoại tệ có hợp pháp hay không, không cần phải xin giấy phép cho những khoản chuyển tiền một chiều ra nước ngoài, hay được ngân hàng cung ứng ngoại tệ theo nhu cầu hợp pháp, hợp lý theo tỷ giá thị trường.

1.2.3.3. Chính sách quản lý ngoại hối đối với tài khoản vốn


Quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư

Là những qui định đối với các giao dịch trên tài khoản vốn nhằm mục đích thu hút, quản lý hiệu quả các luồng vốn đầu tư nước ngoài và các luồng vốn đầu tư ra nước ngoài. Giao dịch vốn(GDV) là những giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú và người không cư trú trong các lĩnh vực liên quan đến đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, vay trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài.

Việc quản lý các giao dịch trên tài khỏan vốn có thể thực hiện theo những biện pháp:

Một là, là quản lý chặt chẽ những luồng vốn vào và ra khỏi đất nước, chỉ có các tổ chức nhà nước mới được thực hiện chu chuyển vốn theo đúng qui định của nhà nước, như vậy chỉ có những khoản đầu tư tài trợ, theo đúng nghĩa viện trợ không hoàn lại, là được nhận vốn đầu tư cũng như chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài và thường việc chuyển vốn này giữa các quốc gia nhằm mục đích phi lợi nhuận.

Hai là, tự do hóa GDV là quá trình dỡ bỏ dần những hạn chế áp dụng đối với những giao dịch này. Đối với người dân, tự do hóa GDV cho phép họ thực hiện các hoạt động ở nước ngoài như mở tài khoản ngân hàng, tham gia hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp được phép đầu tư và sở hữu những công ty khác, các luồng vốn được tự do lưu chuyển từ nơi có tỷ suất sinh lợi thấp sang nơi có tỷ suất sinh lợi cao.

Tự do hóa GDV sẽ mang lại những lợi ích sau:


- Hình thành sự bình đẳng trong hoạt động đầu tư tài chính, các luồng vốn luân chuyển linh hoạt và hiệu quả, tạo điều kiện tiếp cận các luồng vốn quốc tế, tăng vốn đầu tư trong nước, phát triển thị trường tài chính;

-Nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn vốn, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn trong và ngoài nước với chi phí thấp, nâng cao tính tự chủ của nhà đầu tư;

-Việc mở cửa thị trường tín dụng làm tăng tính linh hoạt của các doanh nghiệp trước những biến động về hàng hóa và lợi nhuận.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, tự do hóa GDV cũng tạo ra sự đa dạng hóa các rủi ro phát sinh. Nếu chính sách vĩ mô không đủ mạnh và quản lý tài chính yếu kém, việc gia tăng luồng vốn vào quá mức sẽ gây ra những rủi ro đáng kể đối với nền kinh tế.

Những rủi ro do quá trình tự do hóa GDV mang lại:

-Tự do hóa GDV tác động mạnh đến hệ thống ngân hàng, cả chính sách tiền tệ của NHTW và hoạt động kinh doanh của các TCTD, các tập đoàn và ngân hàng lớn ngày càng có ảnh hưởng mạnh đến chính sách của các quốc gia. Quá trình tự do hóa GDV ảnh hưởng đến các NHTM – thành viên trực tiếp tham gia các GDV quốc tế và thông qua hoạt động của những khu vực khác trong nền kinh tế, gây khó khăn về quản lý tài sản, nhất là trong việc điều chỉnh tỉ giá, lãi suất, phòng ngừa rủi ro nhằm cân bằng lợi ích giữa việc nắm giữ ngoại tệ và nội tệ cũng như cơ cấu tiền gửi và cho vay.

-Trong quá trình tự do hóa GDV, các luồng vốn vào ngày càng tăng mạnh. Khi luồng vốn vào quá mức có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế quá nóng, nếu tiền cung ứng tăng quá mức so với tăng trưởng GDP thực tế sẽ làm tăng tổng phương tiện thanh toán (M2), gây áp lực lạm phát và biến động về tỉ giá hối đoái, làm tăng thâm hụt cán cân vãng lai, nhất là khi sản xuất trong nước phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, tiềm ẩn rủi ro cán cân thanh toán và tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng.


Trong xu thế toàn cầu hóa, chu chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia tăng mạnh cả về qui mô và tốc độ, mỗi quốc gia cần có chính sách và biện pháp đối phó thích hợp nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững.

Quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay trả nợ nước ngoài

Vay nợ nước ngoài là khoản vay của các NHTM, các tổ chức tín dụng nước ngoài dành cho các chủ thể được phép. Khoản vay này thường được tính bằng ngoại tệ mạnh, sau một thời gian các chủ thể phải hoàn trả khoản vốn vay và lãi vay cho các tổ chức nói trên.

Các khoản vay nợ nước ngoài của một quốc gia có hai loại: vay thương mại và các khoản vay ưu đãi.

Thường trong cơ cấu nợ vay nước ngoài của các quốc gia đang phát triển các khoản vay ưu đãi chiếm phần lớn vì các khoản vay này có lãi suất thấp, thời hạn dài và thường có một phần là viện trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, để có được khoản vay này, các nước thường phải chịu ràng buộc về mặt kinh tế, chính trị nhất định.

Việc vay nợ nước ngoài tạo nên nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi khi hợp đồng vay vốn đến hạn. Đây là nghĩa vụ bắt buộc, dễ dẫn đến khả năng không hoàn trả được nợ, vỡ nợ, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống tài chính, tiền tệ. Vì vậy, các nước thường giám sát và quản lý chặc chẽ khoản vay này.

1.3. Những điều kiện để phát triển TTNH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho sự tự do hóa chu chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia, mở cửa hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, tạo điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển thị trường. Tuy nhiên, để thị trường phát triển bền vững, hạn chế những tổn thất trước những đợt khủng hoảng kinh tế tài chính của khu vực và thế giới, cần phải có những điều kiện sau:


1.3.1. TTNTLNH đóng vai trò trung tâm‌


Trong TTNH toàn cầu, TTLNH (bao gồm cả giao dịch thực hiện bởi tổ chức tài chính phi ngân hàng) phải chiếm tỷ lệ cao tổng khối lượng giao dịch trên thị trường [48] để qua đó sẽ xác định chính xác giá trị đối ngoại của đồng bản tệ, đảm bảo cân bằng bên ngoài để hình thành một tỷ giá phù hợp với thị trường. Trên cơ sở vai trò trung tâm, TTNTLNH mới có thể thực hiện được vai trò định hướng dẫn dắt thị trường cũng thông qua giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng của quốc gia, NHNN mới có thể tác động đến tỷ giá thông qua hành vi mua bán ngoại tệ trên thị trường.

Nếu giao dịch trên TTNTLNH của quốc gia chiếm tỷ trọng quá thấp so với tổng doanh số giao dịch ngoại tệ của nền kinh tế, thì hành động mua bán ngoại tệ của NHNN sẽ khó phát huy hiệu quả để đạt đến tỷ giá mong muốn nhằm thực thi mục tiêu của chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ.

1.3.2. Doanh số giao dịch trên TTNH phải tương thích với hoạt động ngoại thương và đầu tư quốc tế

Tốc độ tăng trưởng doanh thu kinh doanh ngoại hối phản ánh quá trình mở cửa thông qua hoạt động ngoại thương [52]. Như vậy, quá trình hội nhập càng sâu rộng tạo cơ hội cho các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế phát triển dẫn tới sự gia tăng lượng cung và cầu ngoại tệ, là điều kiện cần thiết cho sự phát triển TTNH. Ngược lại sự phát triển của TTNH sẽ có vai trò thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế. Vì thế doanh số giao dịch trên TTNH phải phản ánh lượng ngoại tệ vào và ra khỏi quốc gia thông qua những hoạt động trên; có như vậy, mới phản ánh rõ tác động hai chiều của TTNH với những giao dịch có liên quan đến ngoại tệ. Theo (Ng Beoy Kui, 1988) sự phát triển TTNH của các nước Đông Nam Á có sự đóng góp đáng kể của việc gia tăng hoạt động ngoại thương và luồng vốn vào khu vực này.

Nếu doanh số giao dịch trên TTNH không tương thích với doanh số của những hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, chuyển tiền, sẽ cho thấy lượng ngoại tệ


đã bị phân tán chuyển ra ngoài hệ thống ngân hàng, trở thành nguồn cung ngoại tệ cho thị trường ngoại tệ chợ đen hay được cất trữ trong tay người dân. Như vậy, sẽ không phát huy hiệu quả của nguồn ngoại tệ, đồng thời cũng thể hiện hoạt động yếu kém của TTNH đối với nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế.

1.3.3. Đồng nội tệ có khả năng chuyển đổi


Đồng tiền chuyển đổi được là đồng tiền được chấp nhận trong nước và trên thế giới, khi xem xét mức độ chuyển đổi của đồng tiền người ta căn cứ vào các giao dịch trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Với phạm vi trong nước đó là những giao dịch hợp pháp hay là những giao dịch được cấp phép, được sử dụng ngoại tệ để thực hiện việc thanh toán và điều cuối cùng quan trọng đó là có ngoại tệ đáp ứng cho giao dịch. Với thế giới đó là đồng tiền được chấp nhận trong thanh toán quốc tế, được cất trữ (trên thế giới chỉ tồn tại một số đồng tiền mạnh mới có khả năng này).

Theo IMF, một đồng tiền được xem là có khả năng chuyển đổi khi chính phủ cam kết thực hiện việc không hạn chế chuyển đổi tiền tệ trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn đầu tư và các chu chuyển khác, nghĩa là 3 yếu tố trên phải được đáp ứng đầy đủ trong các giao dịch.

Như vậy, để đồng tiền có khả năng chuyển đổi cần phải có các điều kiện[15]:

- Có nền kinh tế tăng trưởng ổn định.

- Mức dự trữ ngoại tệ đủ mạnh.

- Hệ thống tài chính, ngân hàng hoạt động hoạt động lành mạnh, nghiệp vụ hiện

đại.

- Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất phải tuân theo qui luật thị trường.

- Cơ chế quản lý ngoại hối phải năng động và sử dụng các biện pháp quản lý kinh tế, hạn chế các biện pháp hành chánh.

- Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái phải tuân theo qui luật thị trường.

TTNH của một quốc gia nơi thực hiện chuyển hóa giá trị của đồng bản tệ sang ngoại tệ và ngược lại, chỉ có thể phát triển một khi đồng bản tệ có khả năng


chuyển đổi cao. Đồng bản tệ càng được tự do chuyển đổi thì doanh số giao dịch trên TTNH sẽ gia tăng làm tăng tính thanh khoản cho thị trường và đáp ứng nhu cầu của các chủ thể tham gia thị trường tạo điều kiện cho thị trường phát triển.

1.3.4. Nguồn nhân lực có kiến thức về TTNH


TTNH chỉ có thể phát triển được nếu số lượng người tham gia ngày càng tăng, mà các doanh nghiệp, người dân, những nhà kinh doanh tiền tệ, đầu cơ … chỉ có thể tham gia TTNH khi họ biết rõ về hàng hóa, các công cụ giao dịch, các kỹ thuật và nguyên tắc kinh doanh trên TTNH.

Bên cạnh đó, những nhân lực của các tổ chức tài chính phải có kiến thức về thị trường, biết phân tích, tổng hợp những yếu tố tác động đến tỷ giá để có thể tự kinh doanh cũng như tư vấn cho các khách hàng.Yếu tố quan trọng trong việc tạo nên môi trường phù hợp với sự phát triển TTTC đó là giáo dục công chúng phải hiểu rõ qui tắc cơ bản của thị trường là khi tham gia anh có thể có lợi nhuận nhưng cũng có thể gặp nhiều cạm bẩy trong hệ thống tài chính [47].

Như vậy, TTNH chỉ có thể phát triển dựa trên một xã hội có trình độ dân trí cao và có kiến thức thị trường.

1.3.5. Hệ thống tài chính có đầy đủ hạ tầng cơ sở với trang bị thiết bị kỹ thuật hiện đại

Một nét đặc trưng quan trọng của TTNH là hệ thống giao dịch điện tử như Reuters 2000-2 và hệ thống môi giới điện tử (EBS), những hệ thống này có thể thực hiện những chức năng của thanh toán bù trừ và là động lực quan trọng nhằm thực hiện các giao dịch xem như là tập trung ảo (virtual centralization) của TTNH toàn cầu [47].

Sàn giao dịch ngoại hối là một phân khúc của TTNH, là nơi thực hiện các giao dịch quyền chọn và tương lai, trong những giao dịch phái sinh này có sự tham gia của công ty thanh toán bù trừ (trực thuộc sở giao dịch) có vai trò là đối tác của của người mua hay người bán trong hợp đồng tiền tệ, tương lai, hay hợp đồng quyền chọn. Vì thế, để một TTNH hoạt động với đầy đủ các nghiệp vụ kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022