đảm bảo khả năng thanh toán các loại ngoại tệ của hệ thống NHTMCPCTVN, đảm bảo kinh doanh có lãi.
- Căn cứ vào tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giữa USD/VND mà NHNN công bố hàng ngày và tỷ giá giữa USD với các loại ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế, tính toán xây dựng tỷ giá hàng ngày giữa VND với các loại ngoại tệ để áp dụng cho toàn hệ thống NHTMCPCTVN, đảm bảo đúng chế độ quy định và có tính cạnh tranh.
- Nắm bắt kịp thời diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế, tham mưu cho Ban lãnh đạo đề ra kế hoạnh kinh doanh, có quyết định đúng đắn và giải pháp kịp thời chống rủi ro trong KDNT, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Khái quát hoạt động KDNT của Phòng KDNT – NHTMCPCTVN với thị trường hối đoái trong nước, thị trường quốc tế, các chi nhánh và với khách hàng bằng sơ đồ sau:
Thị trường hối đoái quốc tế
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
Phòng KDNT NHTMCPCTVN
Các chi nhánh NHTMCPCTVN
Các khách hàng
Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN với thị trường hối đoái trong nước và quốc tế.
2.2.1 Tình hình chung
2.2.1.1 Hoạt động KDNT ở thị trường trong nước:
Hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN ở thị trường trong nước chủ yếu là để phục vụ nhu cầu thanh toán ngoại tệ của khách hàng, cũng như cung cấp các nghiệp vụ KDNT đáp ứng nhu cầu về mua, bán ngoại tệ hay bảo vệ rủi ro tỷ giá cho các công ty xuất nhập khẩu.
Cho đến nay hoạt động mua bán ngoại tệ trong hệ thống cũng như với các ngân hàng thương mại khác trên thị trường diễn ra rất sôi động. Hàng ngày có tới hàng trăm giao dịch mua bán ngoại tệ với doanh số từ chục triệu đến trăm triệu USD được thực hiện giữa Phòng KDNT ở Trụ sở chính với các chi nhánh trong hệ thống và với các NHTM khác trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Mục đích của việc mua bán ngoại tệ trong hệ thống không phải là lợi nhuận mà chủ yếu để tránh lãng phí vốn đồng thời cho phép điều hoà kịp thời ngoại tệ giữa chi nhánh thừa và chi nhánh thiếu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng và duy trì trạng thái ngoại tệ trong giới hạn quy định của toàn hệ thống. Ngoài ra NHCT cũng cố gắng cung cấp cho khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu của chi nhánh những công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như giao dịch kỳ hạn hay giao dịch hoán đổi.
Hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN hiện nay được triển khai thực hiện ở hơn 150 chi nhánh. Theo bảng 2.1, nguồn ngoại tệ mà NHTMCPCTVN mua được chủ yếu từ:
+ Khách hàng, đây là nguồn ngoại tệ lớn nhất, chiếm tỷ trọng tới hơn 80% tổng doanh số mua ngoại tệ của NHCT. Trong đó, cơ bản nhất là mua từ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ, nguồn này chiếm tới gần 80% doanh số mua ngoại tệ từ khách hàng. Tiếp đến là mua từ các cá nhân có nguồn kiều hối, sau nữa là thu đổi ngoại tệ, thanh toán séc du lịch của các khách vãng lai sang Việt nam du lịch, học tập, công tác vv...
+ Các NHTM là thành viên tham gia TTNTLNH.
+ Ngân hàng Nhà nước.
Bảng 2.1 Doanh số mua, bán ngoại tệ phân loại theo đối tác giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: triệu USD
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||
Khách hàng | Mua | 3.532 | 3.444 | 5.926 | 5.271 | 5.761 |
Bán | 3.410 | 3.344 | 6.017 | 5.219 | 5.521 | |
Liên NH (NHTM+NHNN) | Mua | 870 | 315 | 1.350 | 2.742 | 1.884 |
Bán | 800 | 530 | 1.100 | 878 | 369 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đường Lãi/lỗ Của Mua Quyền Chọn Mua (Buy A Call)
- Định Giá Quyền Chọn (Option Pricing) Với Mô Hình Black – Scholes
- Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Tệ Tại Nhtmcp Ctvn
- Doanh Số Giao Dịch Kỳ Hạn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Vn Giai Đoạn 2006 – 2010
- Doanh Số Giao Dịch Quyền Chọn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Vn Giai Đoạn 2009 – 2010
- Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Tệ Của Nhtmcpctvn
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCPCTVN)
Theo bảng 2.1, có thể thấy doanh số mua bán ngoại tệ liên ngân hàng năm 2007 thấp đột biến là do năm 2007 là một năm có biến động cực lớn trên thị trường ngoại hối và diễn biến tỷ giá rất khác thường so với nhiều năm. Trong 6 tháng đầu năm 2007, xu hướng giá USD vẫn tăng dần như các năm, mức giá tăng nhẹ lên gần 90 đồng, trung bình tháng tăng khoảng 15 đồng/USD.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng 1 tháng, từ cuối tháng 7 tới cuối tháng 8, do cầu về ngoại tệ tăng đột biến nên tỷ giá đã tăng 103 đồng/USD, tăng kịch “trần” được phép. Nhưng ngay sau đó, tỷ giá lại đổi chiều rất nhanh, tới cuối tháng 9 tỷ giá đã giảm xuống 156 đồng so với cuối tháng 8 và lại giảm xuống kịch “sàn” được phép.
Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư nước ngoài và nguồn kiều hối đổ về VN tăng mạnh. Cung ngoại tệ dư thừa nhiều so với cầu, kéo theo tỷ giá USD xuống rất thấp và luôn chỉ giao dịch ở mức “sàn”. Vào những thời điểm khan tiền Đồng, tỷ giá USD thực tế trên thị trường liên NH thậm chí còn thấp hơn mức “sàn” từ 50-100 đồng, khiến hầu hết các TCTD phải hạn chế mua vào để giảm bớt lỗ và đảm bảo thanh khoản VND.
Bảng 2.2: Doanh số mua, bán một số loại ngoại tệ mạnh giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị: Triệu (EUR, JPY, GBP)
Doanh số | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
USD | Mua | 3.035 | 3.211 | 5.002 | 5.029 | 5.481 |
Bán | 3.153 | 3.091 | 5.085 | 4.766 | 4.903 | |
EUR | Mua | 358 | 150 | 669 | 174 | 200 |
Bán | 164 | 156 | 659 | 285 | 377 | |
JPY | Mua | 1.730 | 2.768 | 2.802 | 866 | 1.168 |
Bán | 3.160 | 3.710 | 4.541 | 5.997 | 9.537 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCPCTVN)
Từ bảng 2.2 cho thấy, doanh số USD vượt trội so với các loại ngoại tệ khác. Điều này phản ánh một thực trạng trong thanh toán quốc tế của Việt Nam. Đó là các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu đều chủ yếu sử dụng USD trong thanh toán quốc tế. Thực trạng này có một bất lợi tiềm ẩn khi khan hiếm đồng USD thì các doanh nghiệp khó mua USD từ các ngân hàng. Do đó, NHTMCPCTVN đã có văn bản hướng dẫn chi nhánh thực hiện đa dạng hoá ngoại tệ trong thanh toán để giảm bớt áp lực lên thị trường ngoại hối khi tình hình khan hiếm USD ngày càng trở nên căng thẳng.
Ba loại ngoại tệ được giao dịch nhiều nhất là USD, EUR và JPY. Lý do bởi vì lượng giao dịch mua bán các đồng ngoại tệ khác hầu như không phát sinh trong thanh toán quốc tế mà chủ yếu từ những khách hàng cá nhân nhỏ lẻ mua ngoại tệ phục vụ cho những mục đích như đi du học nước ngoài, đi du lịch, công tác, chi trả tiền viên phí, nộp chi phí học tập v.v.
2.2.1.2 Hoạt động KDNT trên thị trường quốc tế.
Song song với mở rộng hoạt động KDNT ở thị trường trong nước, NHTMCPCTVN cũng đã nhanh chóng tiếp cận với thị trường hối đoái quốc tế, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thanh toán đa dạng các loại ngoại tệ cho khách hàng như USD, EUR, JPY, GBP, AUD, CAD, CHF, SGD... thực hiện chuyển đổi từ loại ngoại tệ này sang loại ngoại tệ khác với giá cả phù hợp với sự biến động tức thời của tỷ giá trên thị trường.
Ngoài việc KDNT phục vụ khách hàng, tại Trụ sở chính NHTMCPCTVN (Phòng KDNT) cũng đã mạnh dạn kinh doanh cho chính bản thân ngân hàng thông qua nghiệp vụ đầu cơ trên thị trường hối đoái quốc tế. Được thành lập vào cuối năm 1995, sau một thời gian ngắn vừa làm vừa học hỏi rút kinh nghiệm, hiện nay Phòng KDNT đã có thể giao dịch hối đoái trực tiếp với hàng chục ngân hàng nước ngoài trên một số thị trường lớn là Singapore, Hongkong, Tokyo, Frankfurt, London, Geneva… điều đó đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN. Nhờ hoạt động trên thị trường quốc tế nên NHTMCPCTVN có khả năng cung ứng tất cả các loại ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng tạo điều kiện khai thác được nghiệp vụ đầu cơ, thu lợi cho chính bản thân ngân hàng. Đây là một nghiệp vụ rất khó và mới mẻ, đòi hỏi các giao dịch viên (DEALER) phải nắm vững kỹ thuật nghiệp vụ và các quy định nghiêm ngặt của thông lệ quốc tế về giao dịch hối đoái (FOREIGN EXCHANGE), đồng thời cũng phải nắm bắt, phân tích kịp thời các thông tin trên thế giới có ảnh hưởng tác động tới diễn biến của tỷ giá hối đoái trên thị trường, qua đó đưa ra các quyết định mua hay bán loại ngoại tệ nào và ở thời điểm nào một cách thích hợp nhất. Muốn giao dịch mua bán ngoại tệ với thị trường nước ngoài thì trước hết phải thiết lập được các hạn mức giao dịch hối đoái với các ngân hàng đại lý.
Cho đến nay, NHTMCPCTVN đã qua 15 năm trực tiếp tham gia kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế, uy tín của NHTMCPCTVN ngày một tăng lên.
Điều đó thể hiện ở chỗ có hàng trăm ngân hàng nước ngoài (125 ngân hàng trong nước và quốc tế cấp hạn mức giao dịch cho NHTMCPCTVN tính đến tháng 9/2011) đã thiết lập các hạn mức giao dịch hối đoái (FOREX LINE), mỗi hạn mức tương đương từ 3 tới 15 triệu USD với NHTMCPCTVN, thậm chí có ngân hàng đã cung cấp cho NHTMCPCTVN hạn mức không hạn chế.
Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường quốc tế bao gồm nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi và quyền chọn. Doanh số giao dịch đầu cơ trên thị trường hối đoái quốc tế của Phòng KDNT tuy chưa lớn lắm, nhưng xét về tính đặc thù và phức tạp của nghiệp vụ đầu cơ thì kết quả này rất đáng được khích lệ, nó biểu hiện rõ trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh của các giao dịch viên (Dealer) của
NHTMCPCTVN, mà vào thời điểm này không phải ngân hàng nào cũng rèn luyện được. Kết quả này đã đóng góp vào hoạt động KDNT chung của toàn hệ thống.
Bảng 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ chuyển đổi, đầu cơ trên thị trường ngoại hối quốc tế giai đoạn 2006 -2010
Đơn vị: Triệu USD
Đầu cơ | Chuyển đổi | |
2006 | 2.700 | 405 |
2007 | 2.660 | 430 |
2008 | 1.150 | 650 |
2009 | 1.200 | 800 |
2010 | 1.435 | 1.287 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCPCTVN)
Từ bảng 2.3 có thể thấy rằng doanh số chuyển đổi tăng dần qua các năm, điều này chứng tỏ nhu cầu về chuyển đổi ngoại tệ của khách hàng ngày càng tăng cũng như hoạt động KDNT của phòng KDNT phát triển năng động hơn để đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hoạt động này không đặt mục tiêu lợi nhuận do chủ chương của Phòng KDNT là để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mở rộng mạng lưới các đối tác. Thông thường chỉ cần đảm bảo là từng món giao dịch chuyển đổi không bị thua lỗ là đạt yêu cầu. Hoạt động này đem lại chi nhánh và khách hàng lợi ích rất lớn, do thực hiện việc mua bán trực tiếp giữa các đồng ngoại tệ nên khách hàng sẽ nhanh chóng được đáp ứng nhu cầu ngoại tệ khi nắm giữ một ngoại tệ mạnh khác, hơn nữa sẽ tiết kiệm chi phí do không mất chênh lệch mua bán 2 lần khi chuyển qua VND, rồi lại dùng VND để mua ngoại tệ. Hoạt động chuyển đổi ngày càng mở rộng cả về các loại ngoại tệ phục vụ khách hàng rất đa dạng EUR, GBP, JPY, AUD, SGD, DKK, NOK… Bên cạnh đó, nghiệp vụ đầu cơ lại tăng giảm khác nhau, năm 2006 và 2007 doanh số đầu cơ ngoại tệ cao nhất, sau đó có sự suy giảm về doanh số những năm 2008, 2009, 2010 là do thiếu cán bộ ở mảng này, một số cán bộ được điều động tham gia dự án của ngân hàng và những
cán bộ mới được tuyển dụng bổ sung phải mất một khoảng thời gian nhất định để nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm thì mới đảm nhiệm được vị trí này; tuy vậy nghiệp vụ đầu cơ vẫn đóng góp khoản lợi nhuận nhất định vào kết quả KDNT của NHTMCPCTVN và tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận cũng tăng dần qua các năm. Phát triển nghiệp vụ này là điều thực sự cần thiết và vô cùng quan trọng trong việc duy trì mối hệ thân thiết với các đối tác nước ngoài, từ đó có thể thực hiện các nghiệp vụ khác.
2.2.2 Hoạt động KDNT phái sinh
Hình 2.2: Tỷ trọng doanh số các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ năm 2010
Hiện tại, NHTMCPCTVN thực hiện tất cả các nghiệp vụ giao dịch hối đoái đã được NHNN cho phép như: mua bán giao ngay (Spot), mua bán kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swap) và quyền chọn (Option), song nghiệp vụ mua bán giao ngay vẫn là chủ yếu, chiếm tới hơn 90% khối lượng giao dịch hối đoái trong toàn hệ thống (theo hình 2.1).
2.2.2.1 Nghiệp vụ kỳ hạn
Các quy định pháp lý về nghiệp vụ kỳ hạn
Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy các nghiệp vụ kỳ hạn hầu như mới phát triển vào giữa năm 1998 trở lại đây, tức là sau khi có Quyết định số 16 và 17/1998-
NHNN7 ngày 10/01/1998 của Thống đốc NHNN quy định về việc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi của các TCTD được phép thực hiện các nghiệp vụ kỳ hạn, hoán đổi.
Về phương diện lý thuyết cũng như thực tế ở nhiều nước trên thế giới, tỷ giá giao dịch được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền. Ở Việt Nam, tỷ giá kỳ hạn USD/VND được xác định dựa theo tỷ giá chính thức do NHNN công bố và chênh lệch lãi suất giữa USD do Cục dữ trữ liên bang Mỹ công bố và lãi suất cơ bản VND do NHNN Việt Nam công bố. Quy định về cách tính giá kỳ hạn USD/VND theo lãi suất cơ bản thật ra chỉ có tác dụng tạo ra khung trần và sàn cho tỷ giá kỳ hạn, còn về tỷ giá thực tế được giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng hoặc giữa các ngân hàng với nhau thì căn cứ vào lãi suất thực tế mà 2 bên sẵn sàng đi vay và cho vay. Tuy nhiên, NHNN lại không có quy định gì ràng buộc đối với việc giao dịch các đồng ngoại tệ khác USD. Chỉ riêng có về kỳ hạn nếu giao dịch có liên quan đến VND thì chỉ được phép giao dịch từ 3 ngày đến 365 ngày theo quyết định 648/2004/QĐ-NHNN, còn lại giao dịch giữa các đồng ngoại tệ với nhau thì không có ràng buộc gì. Trước đó, các quy định về thời hạn giao dịch kỳ hạn còn nhiều bất hợp lý (xem bảng 2.4) vì trên thực tế thời điểm thu chi xuất nhập khẩu thường bị giao động ít nhiều so với dự tính có nghĩa là các nhà xuất khẩu có thể nhận tiền sớm hơn hay muộn hơn vài ngày, người nhập khẩu đôi khi cũng phải thanh toán cho nước ngoài sớm hay muộn hơn thời gian thỏa thuận và có nhiều hợp đồng ngoại thương kéo dài trên 180 ngày thì việc quy định về kỳ hạn tối thiểu và tối đa như vậy đã khiến các nghiệp vụ kỳ hạn ở nước ta trở nên cứng nhắc, không linh hoạt.
Bảng 2.4 Các quy định về kỳ hạn giao dịch
Kỳ hạn (tính từ ngày ký kết hợp đồng) | |
QĐ 16/1998/QĐ-NHNN7 | Tối đa 6 tháng, không quy định kỳ hạn tối thiểu |
QĐ 289/1998/QĐ-NHNN7 | Kỳ hạn tối thiểu là 1 tháng Kỳ hạn tối đa là 6 tháng |
QĐ 1198/2001/QĐ-NHNN | Kỳ hạn tối thiểu là 7 ngày Kỳ hạn tối đa là 180 ngày |