Nghiệp Vụ Ngoại Hối Kỳ Hạn (Forex Forward Transaction)

lợi nhuận. Chênh lệch tỷ giá mua và giá bán tuỳ thuộc vào khối lượng giao dịch và mức độ biến động của giá trị ngoại tệ đó trên thị trường.

Sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá Bretton Woods làm cho tỷ giá biến động nhiều hơn, không còn ổn định như trước. Vì thế các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư quốc tế, NHTM có nhu cầu bảo hiểm rủi ro ngoại hối sẽ tìm đến các sản phẩm ngoại hối phái sinh để được đáp ứng yêu cầu đó. Các giao dịch hối đoái kỳ hạn, tương lai, hoán đổi, quyền chọn là các nghiệp vụ phái sinh, được bắt nguồn từ nghiệp vụ giao ngay.

2. Nghiệp vụ ngoại hối kỳ hạn (Forex Forward transaction)

Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là giao dịch mua bán ngoại hối trong đó tỷ giá được hai bên thỏa thuận ngày hôm nay và việc giao hàng- thanh toán được thực hiện tại mức tỷ giá đó vào một ngày xác định trong tương lai khác với ngày giá trị giao ngay.

Trong giao dịch kỳ hạn, tỷ giá được xác định ngày hôm nay và được làm cơ sở cho việc trao đổi luồng tiền trong tương lai, vì thế tỷ giá kỳ hạn sẽ được xác định dựa trên các yếu tố: tỷ giá giao ngay, lãi suất của hai đồng tiền và kỳ hạn giao dịch.

Giao dịch ngoại hối kỳ hạn có những đặc điểm sau:

(i) Hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm ký kết sẽ ràng buộc trách nhiệm hai bên mua và bán phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ qui định vào ngày đáo hạn, với tỷ giá đã xác định cho dù tỷ giá giao ngay thời điểm đáo hạn hợp đồng có biến động tăng cao hơn hay giảm thấp. Số lượng, loại tiền, thời điểm thực hiện hợp đồng không được thay đổi.

(ii) Thông thường, hợp đồng ngoại hối kỳ hạn có các kỳ hạn tương thích với kỳ hạn trên thị trường tiền tệ như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng tới một năm. Tuy nhiên, hai bên giao dịch có thể thỏa thuận một kỳ hạn lẻ nào đó phù hợp với cả hai. Ngoài ra, trong thực tế cũng có thể có kỳ hạn dài hơn một năm và thậm chí tới hai mươi năm.

Với những đặc điểm trên giao dịch ngoại hối kỳ hạn có những ứng dụng như sau:

Thứ nhất, sử dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá vì với đặc điểm của giao dịch ngoại hối kỳ hạn là luồng tiền chuyển giao trong tương lai sẽ được xác định trên cơ sở tỷ giá kỳ hạn và sẽ không thay đổi khi đến thời điểm thanh toán. Những nhà đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu, những người có nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong tương lai và có nguy cơ bị thiệt hại do sự biến động của tỷ giá gây ra, họ muốn cố định khoản phải thu và phải chi trong tương lai, hay nói cách khác bảo hiểm rủi ro tỷ giá, sử dụng giao dịch kỳ hạn đảm bảo triệt tiêu rủi ro tỷ giá.

Thứ hai, sử dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn để đầu cơ, nhà kinh doanh tiền tệ kỳ vọng một đồng tiền nào đó sẽ tăng giá mạnh trong tương lai, anh ta có thể đầu cơ bằng cách ký hợp đồng mua kỳ hạn đồng tiền đó ngày hôm nay và khi đến ngày đáo hạn nếu tỷ giá thực sự tăng anh ta sẽ bán lại trên thị trường giao ngay và có lợi nhuận. Và ngược lại trong trường hợp dự đoán đồng tiền giảm giá sẽ ký hợp đồng bán kỳ hạn và sẽ mua lại khi nó giảm giá.

Thứ ba, sử dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn để kinh doanh chênh lệch lãi suất:

Cơ hội kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm rủi ro tỷ giá sẽ phát sinh nếu trên thị trường ngoại hối có các mức tỷ giá kỳ hạn không phù hợp với điều kiện ngang giá lãi suất. Các nhà đầu cơ sẽ tính toán chênh lệch lợi tức giữa việc nắm giữ các đồng tiền với lãi suất khác nhau với rủi ro tỷ giá được bảo hiểm bằng giao dịch kỳ hạn để quyết định việc đầu cơ đồng tiền nào.

3. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối (Forex Swap Transaction)

Giao dịch hoán đổi ngoại hối là giao dịch trong đó một bên đồng ý bán (mua) cho bên kia một đồng tiền nhất định tại một thời điểm và đồng thời cam kết mua (bán) lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm khác trong tương lai với các mức tỷ giá được thỏa thuận từ trước.

Giao dịch hoán đổi ngoại hối là một giao dịch kép, có các đặc điểm sau:

(i) Hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định với các mức tỷ giá nhất định được hai bên thỏa thuận và ký kết đồng thời ngày hôm nay trong một hợp đồng;

(ii) Số lượng mua vào và bán ra là bằng nhau trong cả hai vế (vế mua và vế bán) của hợp đồng hoán đổi;

(iii) Ngày giá trị của hợp đồng mua vào và ngày giá trị của hợp đồng bán ra là khác

nhau.

Qua đặc điểm trên, giao dịch hoán đổi ngoại hối không tạo ra trạng thái ngoại hối

nhưng tạo ra trạng thái luồng tiền giống như trong trường hợp vay và cho vay ngoại tệ. Vì thế, phạm vi ứng dụng của giao dịch hoán đổi ngoại hối được áp dụng trong những trường hợp sau:

Thứ nhất, Giao dịch hoán đổi ngoại hối có ý nghĩa thiết thực để phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các chủ thể tham gia các hoạt động đầu tư hay đi vay bằng ngoại tệ. Thực tế, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thường sử dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn một chiều để phòng ngừa rủi do tỷ giá. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi ngoại hối đặc biệt hữu dụng đối với các nhà xuất nhập khẩu trong một số những tình huống nhất định vừa phòng ngừa rủi ro tỷ giá vừa xử lý các luồng tiền phát sinh không theo kế hoạch.

Thứ hai, Giao dịch hoán đổi ngoại hối cũng thường được NHTW các nước sử dụng để thực thi chính sách tiền tệ và can thiệp vào TTNH mà không muốn áp lực tăng khối lượng tiền trong lưu thông.

Thứ ba, Trong một số trường hợp, giao dịch hoán đổi ngoại hối được sử dụng để các chủ thể đạt được mục đích đi vay và cho vay trên thị trường khi mà thị trường tiền tệ hoạt động không sôi động.

4. Giao dịch tương lai (Futures)

Hợp đồng tiền tệ tương lai lần đầu được giao dịch trên thị trường Chicago vào năm 1972, sau đó được phát triển tại các sở giao dịch chứng khoán của Mỹ như Sở giao dịch Hàng hóa Trung Mỹ (MidAmerica Commodity Exchange - MAC) và Sở giao dịch Chứng khoán Philadelphia, rồi ở một số quốc gia có thị trường tài chính phát triển như Singapore (Singapore International Money Exchange – SIMEX), Anh

(London International Financial Futures Exchange – LIFFE), New Zealand (New Zealand Futures Exchange) và Nhật (Tokyo International Financial Futures Exchange). Các hợp đồng tiền tệ tương lai được giao dịch sớm nhất là Bảng Anh, Đô- la Canada, Mác Đức, Yên Nhật và Franc Thụy Sĩ.

Các hợp đồng tiền tệ tương lai là các giao dịch trong đó hai bên giao dịch thỏa thuận với nhau về việc mua bán một lượng tiền xác định theo mức tỷ giá được thỏa thuận ngay tại thời điểm giao dịch, việc giao hàng và thanh toán được thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai. Tuy nhiên, khác với hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa về số lượng và thời hạn giao hàng, được mua bán ở sở giao dịch, tuân thủ quy trình thanh toán phần lãi hoặc lỗ mỗi ngày. Với các đặc điểm này, các hợp đồng tiền tệ tương lai khắc phục được một số nhược điểm nhất định của hợp đồng kỳ hạn như vấn đề tìm kiếm đối tác, rủi ro tín dụng và khả năng thoái thác trách nhiệm hợp đồng.

Giao dịch hợp đồng tiền tệ tương lai chỉ được thực hiện tại sở giao dịch, và công ty thanh toán bù trừ đảm bảo thực hiện hợp đồng một khi giao dịch được hai bên thống nhất, lúc đó công ty thanh toán bù trừ sẽ trở thành đối tác của người bán và người mua. Khi các bên muốn từ chối thực hiện cam kết hợp đồng hay đóng hợp đồng sẽ dễ dàng thực hiện thông qua công ty thanh toán bù trừ. Như vậy, hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn hợp đồng kỳ hạn. Bên cạnh đó, với kỹ thuật tính toán lãi lỗ hàng ngày thông qua việc định giá lại các hợp đồng tiền tệ theo tỷ giá thanh toán là tỷ giá đóng cửa, nếu tiền lãi cao hơn tiền ký quỹ theo yêu cầu, thì các bên có thể rút ra hoặc nếu xuống thấp quá mức ký quỹ duy trì sẽ phải nộp thêm vào. Như vậy, lãi hay lỗ sẽ được xác định hàng ngày, chứ không phải đợi đến ngày đáo hạn như giao dịch kỳ hạn.

Qua những đặc điểm trên, hợp đồng tiền tệ tương lai có hai ứng dụng sau:

Thứ nhất, như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tiền tệ tương lai có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Để bảo hiểm rủi ro tỷ giá tăng (giảm), người bảo hiểm sẽ tiến hành mua (bán) hợp đồng tiền tệ tương lai. Nếu ngày thanh toán không trùng với ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai, người bảo hiểm sẽ tất toán hợp đồng tương lai bằng cách thực hiện giao dịch đối ứng với vị thế của hợp đồng tương lai. Khoản lời thu được trên thị trường tương lai sẽ bù cho khoản lỗ khi người bảo hiểm tiến hành mua bán ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Nếu ngày thanh toán trùng với ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai, người bảo hiểm sẽ thực hiện việc giao hàng như giao dịch kỳ hạn.

Tuy nhiên, khi sử dụng hợp đồng tiền tệ tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cần phải ý thức được rằng hiệu quả bảo hiểm có thể không đạt 100%. Có 3 lý do chính (1) là do có sự khác nhau về thời điểm thanh toán khoản phải thu (phải trả) và thời điểm đáo hạn hợp đồng tiền tệ tương lai; (2) là không thể mua bán phần lẻ các hợp đồng; (3) là tồn tại rủi ro phát sinh do mức biến động của tỷ giá giao ngay và mức biến động tỷ giá trên thị trường tương lai không hoàn toàn như nhau mặc dù chúng biến động cùng chiều. Ngoài ra, vấn đề chi phí giao dịch và hoa hồng trả cho nhà môi giới cũng cần

phải quan tâm khi thực hiện giao dịch tiền tệ tương lai.

Thứ hai, sử dụng hợp đồng tiền tệ tương lai để đầu cơ. Hoạt động đầu cơ trên thị trường tiền tệ tương lai là một hoạt động mang tính mạo hiểm cao và hấp dẫn nhiều nhà đầu cơ tham gia. Do hai đặc điểm: (1) tính đòn bẩy, chỉ cần một số tiền nhỏ ban đầu ứng với mức ký quỹ là nhà kinh doanh có thể mở được một hợp đồng tương lai. Nếu dự báo đúng về sự biến động của tỷ giá thì nhà kinh doanh sẽ thu được lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận khá cao, đương nhiên, nếu dự báo sai về sự biến động của tỷ giá thì nhà kinh doanh sẽ bị thua lỗ và mức thua lỗ không nhỏ; (2) tính thanh khoản cao, nhà kinh doanh có thể từ bỏ nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dễ dàng khi họ phán đoán xu thế của tỷ giá biến động không như dự đoán, họ tiến hành tất toán hợp đồng để chốt lời hay cắt lỗ, không đợi đến ngày đáo hạn, mà điều này không thể thực hiện được nếu họ sử dụng giao dịch kỳ hạn.

5. Hợp đồng quyền chọn (Option)

Hợp đồng trong đó người mua quyền chọn trả cho người bán một khoản tiền gọi là phí quyền chọn để có quyền chứ không phải nghĩa vụ thực hiện hợp đồng:

- Mua hoặc bán một số lượng nhất định của một loại tiền.

- Vào một ngày xác định trong tương lai hoặc vào bất cứ thời điểm nào kể từ sau khi ký hợp đồng cho đến một ngày xác định trong tương lai.

- Tại một mức tỷ giá nhất định được xác định và thỏa thuận ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Như vậy, hợp đồng có được thực hiện hay sẽ tự hết hiệu lực khi đến thời điểm đáo hạn tùy thuộc vào quyết định của người mua, người mua ở vị thế chủ động, còn người bán quyền chọn ở vị thế bị động, khi nhận được phí quyền chọn, người bán có nghĩa vụ đáp ứng khi người mua quyết định thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng quyền chọn tiền tệ có các loại sau:

(i) Hợp đồng quyền chọn mua (Call Option): là hợp đồng trong đó người mua quyền chọn, sau khi trả cho người bán quyền chọn một khoản phí nhất định, có quyền mua từ người bán quyền chọn đồng tiền cơ sở với một số lượng nhất định tại mức tỷ giá cố định đã được thỏa thuận từ trước trong một khoảng thời gian nhất định hay tại một thời điểm xác định trong tương lai.

(ii) Hợp đồng quyền chọn bán (Put Option): là hợp đồng trong đó người mua quyền chọn, sau khi trả cho người bán quyền chọn một khoản phí nhất định, có quyền bán cho người bán quyền chọn đồng tiền cơ sở với một số lượng nhất định tại mức tỷ giá cố định đã được thỏa thuận từ trước trong một khoảng thời gian nhất định hay tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Nếu căn cứ vào thời điểm thực hiện hợp đồng, quyền chọn được chia làm hai

loại:

- Quyền chọn kiểu Châu Âu (European Option): Là quyền chọn chỉ cho phép

người nắm giữ quyền chọn thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn.

- Quyền chọn kiểu Mỹ (American Option): là quyền chọn cho phép người nắm

giữ quyền chọn đưa ra yêu cầu thực hiện quyền chọn vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, kể từ khi ký hợp đồng cho đến khi đáo hạn hợp đồng, kể cả vào ngày đáo hạn.

Việc thanh toán sẽ thực sự xảy ra trong vòng hai ngày làm việc sau khi việc thực hiện quyền chọn được người nắm giữ quyền chọn xác nhận.

Từ những đặc điểm trên, hợp đồng quyền chọn có thể được sử dụng như

sau:

Thứ nhất, sử dụng hợp đồng quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nhà

kinh doanh quyền chọn vừa được bảo vệ trước sự thay đổi giá cả của tài sản tài chính trong tương lai trong khi vẫn cho phép họ có thể khai thác chiều hướng biến động thuận lợi của giá cả để thu lợi nhuận. Các hợp đồng quyền chọn đặc biệt hữu hiệu đối với các công ty tham gia các hoạt động đấu thầu quốc tế. Trong các hoạt động đấu thầu quốc tế, các đơn vị tham dự thầu thường có các khoản thu bằng ngoại tệ nếu như việc đấu thầu cung cấp dịch vụ và hàng hóa thành công. Trong khoảng thời gian từ khi tham gia đấu thầu cho đến khi nhận được kết quả đấu thầu, sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh, hợp đồng quyền chọn tiền tệ có thể sử dụng để bảo hiểm cho các hoạt động đấu thầu như thế.

Thứ hai, hợp đồng quyền chọn cũng là công cụ để thực hiện đầu cơ.Tùy vào dự đoán sự biến động của tỷ giá, nhà đầu cơ có thể sử dụng hợp đồng quyền chọn đơn lẻ hay kết hợp từ hai quyền chọn mua hay bán tiền tệ, để kiếm lời thông qua sự biến động của tỷ giá. Nếu là người mua quyền chọn, họ sẽ mất phí quyền chọn khi dự đoán sai. Nếu là người bán quyền chọn thì thiệt hại của họ sẽ là không xác định được tùy vào mức độ biến động của tỷ giá và qui mô giao dịch.

Nguồn: Nguyễn Quang Huy (2013)

Phụ lục 3: Tóm tắt các lần điều chỉnh biên độ và tỷ giá, 2007-2020

Tên Quyết định/ Thông báo

Ngày ký

Ngày hiệu lực

Biên độ

Tỷ giá BQLNH

Mức độ điều

3039/QĐ-NHNN

24/12/2007

25/12/2007

± 0,75%

16.114

0,08

504/QĐ-NHNN

07/03/2008

10/03/2008

± 1%

16.025

-0,55

Thông báo

6/11/2008

6/11/2008

Điều chỉnh tăng tỷ giá BQLNH từ 16.139 lên 16.461

2,72

1436/QĐ-NHNN

26/06/2008

27/06/2008

± 2%

16.516

0,33

2635/QĐ-NHNN

06/11/2008

07/11/2008

± 3%

16.503

-0,08

Thông báo

24/12/2008

24/12/2008

Điều chỉnh tăng tỷ giá BQLNH

lên


2,94

622/QĐ-NHNN

23/03/2009

24/03/2009

± 5%

16.980

-0,05

2666/QĐ-NHNN

25/11/2009

26/11/2009

± 3%

17.961

5,78


Thông báo


10/02/2010


11/02/2010

Điều chỉnh tăng tỷ giá BQLNH lên 18.541


3,23

Thông báo

17/08/2010

18/08/2010

Điều chỉnh tăng tỷ giá BQLNH lên 18.932

2,11

Thông báo

11/02/2011

11/02/2011

Điều chỉnh tăng tỷ giá BQLNH lên

20.693

9,30

230/QĐ-NHNN

11/02/2011

11/02/2011

± 1%



Thông báo

27/6/2013

28/6/2013

Điều chỉnh tăng tỷ giá BQLNH lên

21.036

1,0

Quyết định

18/06/2014

19/06/2014

Điều chỉnh tăng tỷ giá

BQLNH lên 21.246

1,00



1/7/2015

Điều chỉnh tăng tỷ giá

BQLNH lên 21.458

1,00

Thông báo


5/7/2015

Điều chỉnh tăng tỷ giá BQLNH

lên 21.673

1,00

1595/QĐ-NHNN

11/8/2015

12/8/2015

± 2%




Thông báo


19/8/2015

Điều chỉnh tăng tỷ giá BQLNH lên 21.890

1,00


Thông báo


19/8/2015

đến nay (năm 2020)


± 3%




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 24

Nguồn: NHNN

Phụ lục 4: Thống kê các FTA tính đến tháng 12/2020

STT

FTA

Hiện trạng

Đối tác

FTAs đã có hiệu lực

1

AFTA

Có hiệu lực từ 1993

ASEAN

2

ACFTA

Có hiệu lực từ 2003

ASEAN, Trung Quốc

3

AKFTA

Có hiệu lực từ 2007

ASEAN, Hàn Quốc

4

AJCEP

Có hiệu lực từ 2008

ASEAN, Nhật Bản

5

VJEPA

Có hiệu lực từ 2009

Việt Nam, Nhật Bản

6

AIFTA

Có hiệu lực từ 2010

ASEAN, Ấn Độ

7

AANZFTA

Có hiệu lực từ 2010

ASEAN, Úc, New Zealand

8

VCFTA

Có hiệu lực từ 2014

Việt Nam, Chi Lê

9

VKFTA

Có hiệu lực từ 2015

Việt Nam, Hàn Quốc


10


VN – EAEU FTA


Có hiệu lực từ 2016

Việt Nam, Nga, Belarus,

Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan


11


CPTPP

(Tiền thân là TPP)

Có hiệu lực từ 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ

14/1/2019

Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei,

Malaysia


12


AHKFTA

Có hiệu lực tại Hồng Kông (Trung Quốc), Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ

11/6/2019


ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc)


13


EVFTA

Ký kết vào 30/6/2019.

Có hiệu lực từ 01/08/2020


Việt Nam, EU (28 thành viên)


14


UKVFTA

Ký kết vào 29/12/2020. Có hiệu lực tạm thời từ

01/01/2021


Việt Nam, Vương quốc Anh

FTA đang đàm phán


15


RCEP


Ký ngày 15/11/2020

ASEAN, Trung Quốc, Hàn

Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand

16

Việt Nam – EFTA

FTA

Khởi động đàm phán

tháng 5/2012

Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na

uy, Iceland, Liechtenstein)

17

Việt Nam – Israel

FTA

Khởi động đàm phán

tháng 12/2015

Việt Nam, Israel

Nguồn: http://www.trungtamwto.vn, truy cập ngày 08/01/2021; tác giả tổng hợp

Phụ lục 5: Chính sách quản lý thị trường vàng, 2000-2020

Năm

Mục tiêu

Chính sách đưa ra

2000

Tiếp tục tự do hóa thị trường vàng: hoạt động huy động và cho vay bàng vàng diễn ra vô cùng sôi động

Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN cho phép các TCTD hoạt động ngoại hối, thực hiện thêm nghiệp vụ huy động vốn bằng vàng, bằng đồng tiền Việt Nam đảm bảo giá trị theo vàng, trong đó, các TCTD phải đảm bảo chuyển đổi nguồn vốn bằng tiền không vượt

quá 30%, báo cáo cho NHNN hàng tháng.

2001

Siết chặt quản lý xuất nhập khẩu vàng bất hợp pháp

Quyết định 1165/2001/QĐ-NHNN quy định về việc mang theo vàng của cá nhân khi xuất nhập cảnh. Cá nhân nhập cảnh mang theo vàng tiêu chuẩn quốc tế 1kg phải khai báo hải quan; Cá nhân xuất nhập cảnh

mang theo vàng trên 300g phải khai báo hải quan.

2003

Nới lòng quản lý đối với vàng phi tiền tệ, hướng tới tự do hóa thị trường vàng do trong giai đoạn này, thị trường vàng hoạt động ổn định,

tác động của vàng là không quá lớn.

Ban hành Nghị định 64/2003 nhằm bãi bỏ quy định về vốn pháp định đối với một số hoạt động sản xuất trang sức, vàng miếng. NHNN chỉ cấp giấy phép với hoạt động XNK vàng miếng, các hoạt động XNK

khác hoạt động theo Luật Thương mại.

2006

Mục tiêu của Chính phủ: tự do hóa thị trường vàng trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, giúp cho các đơn vị kinh doanh vàng có thể lựa chọn mức giá khi quyết định XNK vàng, đưa giá vàng Việt

Nam sát với giá vàng thế giới.

Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN chính thức công nhận hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài

2010

Siết chặt hoạt động kinh doanh vàng do hoạt động sản vàng gây rủi ro cho cả nhà đầu tư và chủ sản vàng khi giá vàng biến động khôn lường, có biểu hiện của đầu tư, tích

trữ lũng đoạn thị trường

Thông báo 369//TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ, Thông tư 01/2010/TT-NHNN về việc chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài, chất dứt hoạt động của sàn vàng.

2012

- Đảm bảo và bảo vệ quyền sở hữu vàng hợp pháp của người dân;

- Tổ chức sắp xếp lại căn bản thị trường vàng, đặc việt là thị trường vàng miếng;

- Ngăn chặn ảnh hưởng của biến động giá vàng đến tỷ giá, lạm phát cà ổn định kinh tế vĩ mô; ngăn chặn đẩy lùi tình trạng ―vàng hóa‖ trong nền kinh tế; nghiêm cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh

toán;

Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/3/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng: Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật; Nhà nước thông qua NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng từ 25/5/2012; các tổ chức và cá nhân chỉ được mua bán vàng miếng tại các TCTD và doanh nghiệp được NHNN cấp giấy phép kinh doanh vàng miếng;...

Thông tư 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của

NHNN Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý

Mục tiêu

Chính sách đưa ra


- Nâng cao vai trò quản lý và điều

tiết của Nhà nước.

hoạt động kinh doanh vàng;

2015

Cải cách thủ tục hành chính

Thông tư số Thông tư 38/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/05/2012 của Thống đốc NHNN hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

2019

Cải cách các thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể: giảm thiểu các quy định về hồ sơ, thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua, bán

vàng miếng

Thông tư số Thông tư 19/2019/TT-NHNN ngày 27/12/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/05/2012 của Thống đốc NHNN hướng dẫn một số điều của nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 của chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022