đó, việc hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam là một nhiệm vụ cấp bách.Trong đó, hướng thông lệ vẫn là hài hòa với các chuẩn mực kế toán Quốc tế. Việc hài hòa này được thực hiện theo các nội dung sau:
- Các nội dung trọng yếu, nền tảng và nguyên tắc cơ bản cần được quán triệt. Ví dụ: đối với các công cụ phái sinh cần phân theo bốn loại tương tự như trong Chuẩn mực kế toán quốc tế để xử lý kế toán theo các nguyên tắc kế toán khác nhau phù hợp tương ứng với mỗi loại.
- Doanh nghiệp tuân thủ theo Hệ thống chuẩn mực kế toán trong nước, đồng thời sẽ có đối chiếu, bổ sung những điều chỉnh cần thiết theo Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, để giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp công tác hạch toán kế toán, nếu những nội dung giữa hai chuẩn mực kế toán trong nước và quốc tế không tạo ra sự khác biệt lớn thì chính phủ cho phép doanh nghiệp có đủ năng lực được áp dụng trực tiếp theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh trên Vinaforex trong giai đoạn hiện nay.
3.3.1. Kiến nghị đối với NHNN và các bộ ngành có liên quan
Với vai trò NHTW, NHNN tham gia trên vinaforex với tư cách vừa là thành viên vừa là người có trách nhiệm quản lí. Do vinaforex còn yếu kém, nên sự can thiệp của NHNN trên thị trường này đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết cung cầu ngoại tệ giúp hoạt động của vinaforex được thông suốt. Bên cạnh đó, đối với sự phát triển của các nghiệp vụ phái sinh nói riêng, kiến nghị NHNN cần có những biện pháp như sau:
- Hướng tới một tỷ giá giá thị trường cân bằng, nhằm biến tỉ giá thành công cụ chủ yếu để điều tiết cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Sau đó, khi thị trường đã phát triển đến trình độ cao, NHNN cần nới lỏng sự can thiệp của mình để tỷ giá phản ánh thực cung cầu thị trường, tạo điều kiện cho các công cụ phái sinh tiền tệ phát triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Triển Vọng Phát Triển Nghiệp Vụ Ngoại Hối Phái Sinh Trên Thị Trường Ngoại Hối Việt Nam
- Sự Phát Triển Của Thị Trường Các Công Cụ Phái Sinh Tiền Tệ Trên Thế Giới
- Các Giải Pháp Nhằm Phát Triển Các Nghiệp Vụ Ngoại Hối Phái Sinh Trên Vinaforex Trong Giai Đoạn Hiện Nay.
- Các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Thực trạng và giải pháp - 14
- Các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Thực trạng và giải pháp - 15
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
- Đối với việc hoàn thiện môi trường pháp lý, NHNN và Bộ Tài chính cần phải nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể điều chỉnh các giao dịch phái sinh nói chung và phái sinh tiền tệ nói riêng. Cụ thể là các văn bản luật điều chỉnh từng loại giao dịch phái sinh, luật kế toán hướng dẫn việc hạch toán kế toán các nghiệp vụ phái sinh theo hướng đề xuất mà phần giải pháp đã đưa ra.
3.3.2. Các kiến nghị đối Ngân hàng thương mại
a. Chuẩn hóa tổ chức hoạt động phòng kinh doanh ngoại tệ của cácNHTM
Để thực hiện tốt chức năng của mình trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, đồng thời mở rộng khả năng ứng dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh, mỗi NHTM phải có sự tách biệt giữa hai hoạt động thanh toán và kinh doanh ngoại tệ. Hiện nay, tại các NHTM vẫn chưa có phòng kinh doanh ngoại tệ riêng mà chỉ có một bộ phận ngoại tệ trực thuộc phòng tài trợ thương mại hoặc phòng thanh toán quốc tế, thực hiện chức năng chuyển tiền, đổi tiền, thanh toán các hợp đồng giao ngay, kỳ hạn. Do đó các khách hàng đến ngân hàng chỉ chú ý đến mua bán ngoại tệ để thanh toán mà quên đi yếu tố bảo hiểm tỷ giá. Thông thường, một NHTM tích cực trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ thường xây dựng phòng này có quy mô gồm 3 bộ phận:
- Phòng kinh doanh (Dealing room): Nhà kinh doanh trực tiếp mua bán trên Interbank. Phòng phải kiểm soát được trạng thái của từng đồng tiền ở bất cứ thời điểm nào, cũng như xây dựng được phương án cho việc thoát ra trạng thái đó như thế nào. Cán bộ kinh doanh là người chịu
trách nhiệm cuối cùng về lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh của mình và đảm bảo rằng hoạt động của mình luôn nằm trong giới hạn quản lý rủi ro cho phép hay có thể kiểm soát được.
- Phòng thanh toán (Back Office): Đây là phòng có chức năng độc lập, không nhất thiết phải được đặt ngay cạnh phòng kinh doanh, có nhiệm vụ xác nhận giao dịch, thực hiện thanh toán, đối chiếu số dư...
- Phòng quản lý rủi ro (Mid Office): Có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi, giám sát các hạn mức mà mỗi nhà kinh doanh được phép sử dụng, tránh không để cán bộ kinh doanh vượt qua ngoài khuôn khổ thẩm quyền và quá mạo hiểm trong kinh doanh.
Do vậy, thiết nghĩ việc tổ chức nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phải được xây dựng chuẩn hóa và tách bạch như mô hình trên là giải pháp cần thiết để làm tiền đề cho việc phát triển các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh tại các NHTM.
b. Tăng cường giới thiệu những lợi ích của sản phẩm phái sinh.
Có thể thấy, một trong những nguyên nhân khiến cho thị trường tài chính phái sinh của Việt Nam sau gần 10 năm vẫn phát triển rất èo uột là do các ngân hàng thương mại chưa quan tâm đúng mức đến việc quảng bá các tiện ích của sản phẩm phái sinh. Để khắc phục tình trạng này, các ngân hàng thương mại nên kết hợp với các cục xúc tiến thương mại, hoặc các bộ ngành có liên quan tổ chức những buổi giới thiệu những lợi ích của sản phẩm phái sinh cho doanh nghiệp biết, giúp doanh nghiệp làm quen dầm với các sản phẩm phái sinh tài chính hiện đại.
Trong thời gian qua, một số ngân hàng cũng đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này. Điển hình là vào ngày 7/11/2007, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tổ chức buổi hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam” với sự chủ
trì của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phùng Khắc Kế. Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe 4 tham luận tập trung vào các vấn đề: Công cụ phái sinh với việc ứng dụng phòng ngừa rủi ro lãi suất, giao dịch hàng hóa tương lai, rủi ro tỷ giá trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam và những giải pháp về kế toán cho thị trường công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam. Kết thúc buổi hội thảo, các đại biểu đều thống nhất với các ý kiến và các giải pháp đưa ra nhằm mục tiêu phải tiếp cận và phát triển các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường tài chính Việt Nam. Bên cạnh đó, ngày 4/9/2009, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam tiếp tục phối hợp với Citibank tổ chức buổi thuyết trình về nghiệp vụ của các sản phẩm phái sinh hiện có ở thị trường Châu Á. Các phát biểu và chuyên đề đều bày tỏ mối quan tâm sát sao về sự phát triển tất yếu của các nghiệp vụ phái sinh trong bối cảnh thị trường tài chính đang phát triển ngày càng sâu rộng. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước về các nghiệp vụ này và chắc chắn rằng trong tương lai không xa, nhận thức của các thành viên trên Vinaforex về các hợp đồng ngoại hối phái sinh sẽ được nâng cao.
Bên cạnh việc tuyên truyền và giới thiệu các sản phẩm phái sinh, các NHTM cũng phải tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu sâu các mô hình chiến lược phối hợp với các kĩ thuật tiên tiến để đáp ứng nhu cầu tư vấn ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời không những cải tiến chất lượng các sản phẩm phái sinh thuần nhất mà còn phải đổi mới, đa dạng hóa, tiếp cận các sản phẩm lai tạp, đặc biệt là lai tạp với quyền chọn như: quyền chọn hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn hợp đồng kỳ hạn, tương lai ngoại tệ…Hoạt động này sẽ giúp các khách hàng hiện tại ngày càng tin tưởng vào việc tham gia thực hiện giao dịch phái sinh, đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới tham gia giao dịch.
c. Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cáccán bộ kinh doanh ngoại tệ.
Do bản chất của nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ vốn là một công việc phức tạp, căng thẳng, chứa đựng nhiều rủi ro nên đòi hỏi các cán bộ Ngân hàng không những phải có kiến thức vững về chuyên môn mà còn phải nhạy bén, am hiểu thị trường tài chính. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng một trong những lý do khiến các sản phẩm phái sinh chưa được triển khai rộng rãi tại các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng vì nhân sự của các ngân hàng này thường làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, ít chịu tiếp thu cái mới, thiếu sự năng động, nhạy bén trong khi sản phẩm phái sinh là những sản phẩm khá phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ cao. Vì vậy, các ngân hàng cần chủ động tổ chức tập huấn nghiệp vụ phái sinh cho cán bộ nhân viên, có thể cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, đặc biệt là các nước có thị trường tiền tệ phát triển.
d. Hợp tác với khách hàng khi kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn quen ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu bằng USD thông qua giao dịch giao ngay. Dù biết đây là công cụ chịu tác động lớn nhất của biến động tỷ giá và hợp đồng kỳ hạn giúp họ hạn chế rủi ro nhưng các doanh nghiệp đều từ chối mua hợp đồng này và phó thác may rủi cho diễn biến của thị trường. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại hiện nay mới chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ riêng lẻ cho khách hàng là chính mà ít đồng hành với doanh nghiệp khi kí kết các hợp đồng xuất nhập khẩu. Ông Đặng Bảo Khánh, đại diện Marketing ngân hàng kỹ thương Techcombank nhận định : “ Tại thị trường Việt Nam, các ngân hàng đều cung cấp hầu hết các dịch vụ có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nhưng còn rời rạc, chủ yếu theo từng đề xuất cụ thể của khách hàng, và khách hàng cũng
không được thông báo phí dịch vụ một cách đầy đủ, các nghiệp vụ phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro ngoại hối cũng không được chú trọng”
Do đó, việc cần làm của các ngân hàng thương mại không phải là chỉ đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng mà cần đồng hành cùng họ trên bàn đàm phán các hợp đồng xuất nhập khẩu để giúp họ đối phó hiệu quả với rủi ro tỷ giá cũng như tận dụng được triệt để những lợi ích của việc sử dụng các công cụ phái sinh ngoại hối.
Techcombank và Eximbank cũng đã triển khai hình thức “ Tài trợ nhập khẩu trọn gói” và “ Xuất nhập khẩu trọn gói”. Với Techcombank, sản phẩm “ Tài trợ nhập khẩu trọn gói” bao gồm những sản phầm cấu thành như phát hành L/C, tài trợ vốn cho L/C, cung cấp ngoại hối thanh toán L/C, dịch vụ quản trị rủi ro ngoại hối bằng các công cụ phái sinh, dịch vụ tư vấn về ngoại thương, ngoại hối và thanh toán quốc tế,.. nhằm đồng hành với doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng hơn so với việc sử dụng từng loại dịch vụ rời rạc khi xuất nhập khẩu. Có thể thấy một trong những lợi ích cơ bản của loại hình này là khách hàng sẽ được đảm bảo về mặt ngoại hối khi sử dụng các công cụ phái sinh ngoại tệ, tính toán được một cách chính xác số tiền phải trả cho nhà xuất khẩu tại thời điểm thanh toán mà không gặp bất kỳ rủi ro nào do sự biến động tỷ giá trên thị trường…Dịch vụ này tuy vừa ra đời không lâu nhưng cũng đã nhận được sự hưỏng ứng nhất định từ phía các doanh nghiệp trong nước. Đây chính là cách đồng hành và hợp tác cùng khách hàng trong hoạt động xuất nhập khẩu mà các ngân hàng thương mại nên tích cực triển khai trong thời gian tới.
e. Xác định mức phí giao dịch hợp lý hơn
Như đã đề cập ở trên, đối với quyền chọn ngoại tệ, hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay cung cấp hợp đồng này với tư cách là nhà môi giới, làm đại lý
cho các ngân hàng nước ngoài, do dó sử dụng phí quyền chọn của các ngân hàng này cộng với phí dịch vụ để tính phí quyền chọn cho khách hàng. Có thể thấy, mức phí giao dịch quyền chọn áp dụng cho các doanh nghiệp hiện nay còn rất cao, hơn khá nhiều so với độ biến động của tỷ gá ngoại tệ những năm gần đây. Đây chính là lý do khiến mặc dù đã triển khai được 6 năm nay ( từ năm 2003 đến 2009) tại Việt Nam mà quyền chọn, công cụ hiệu quả nhất trong các hợp đồng ngoại hối phái sinh vẫn không được doanh nghiệp chấp nhận. Vì thế, việc thay đổi cánh tính phí quyền chọn là cần thiết. Điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng sẽ phải chấp nhận giảm bớt phần nào lợi nhuận từ hoạt động này, nhằm mục đích kích thích lợi ích vật chất đối với khách hàng trong gian đoạn hiện nay.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng nên xác lập trong nội dung hợp đồng quyền chọn thêm quyền được mua ngoại tệ khi doanh nghiệp không thực hiện quyền lựa chọn, do đối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam khi thực hiện hợp đồng quyền chọn thì ngoài ý nghĩa về phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái còn có nhu cầu cần đảm bảo có đủ số lượng ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu khi đến hạn.
f. Các giải pháp kỹ thuật
Bên cạnh các giải pháp nếu trên làm tiền đề cho sự phát triển thị trường các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh thì việc giải quyết các vấn đề về hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật đóng vai trò không kém phần quan trọng. Tuy vậy, hiện nay, cơ sở vật chất và công nghệ của các ngân hàng thương mại còn thiếu và quá lạc hậu. Hàng ngày, các giao dịch ngoại tệ của các ngân hàng được thực hiện theo tỷ giá tham chiếu mà hãng Reuters cung cấp có cộng trừ biên độ theo quy định của ngân hàng Nhà nước chứ chưa căn cứ vào cung cầu trên thị
trường. Điều này làm cho thị trường mất đi tính linh hoạt và nhạy bén vốn có của nó.
Chính vì thế, các ngân hàng cần phải nhanh chóng đổi mới công nghệ và nâng cao kỹ thuật phân tích kinh doanh ngoại tệ của mình. Xét xu thế hiện này, các NHTM cần trang bị hệ thống môi giới điện tử - EBS (Electronic Brokerage system) và các trang bị máy móc thiết bị hiện đại như phần mềm định giá chuyên dụng, cũng như các phần mềm hiện đại tiện dụng cho việc phân tích, dự đoán xu hướng, tỷ giá để đơn giản hóa các khâu trung gian, đồng thời có thể cập nhật và giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối quốc tế.
Ngoài ra, các NHTM cần tăng cường thiết lập hệ thống nối mạng với các hãng truyền thông nổi tiếng như Reuters, Bloomberg...để đáp ứng nhu cầu thông tin cho khách hàng. Tuy nhiên, việc đổi mới này không chỉ đơn thuần là lắp đặt xây dựng hệ thống máy móc, thiệt bị hiện đại mà rộng hơn nữa là sự mạnh dạn trong cải tổ cơ cấu tổ chức, quản lý của các ngân hàng theo hướng hiện đại và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó là việc áp dụng cơ chế kiểm toán minh bạch, công khai sẽ giúp ngân hàng tạo lòng tin và thu hút được khách hàng hơn.
3.3.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp XNK và các thành viên khác trên Vinaforex.
a. Nhận thức đúng, đầy đủ về rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu và các công cụ phòng ngừa.
Như đã phân tích trong chương 2, năng lực quản lý rủi ro tỷ giá nói chung và nhận thức về các công cụ phái sinh tiền tệ hiện đại nói riêng của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, nhất là về nhận thức, năng lực và tổ chức của đội ngũ tham gia hoạt động này. Thực trạng hiện nay, các doanh