Nghiệp Vụ Ngoại Hối Kỳ Hạn(Forex Forward Transaction)


điều tiết, NHTW can thiệp nhằm tác động lên tỷ giá theo hướng mà NHTW cho là có lợi cho nền kinh tế.

Các NHTW cũng có thể tác động lên tỷ giá thông qua việc áp dụng các chính sách làm thay đổi lãi suất trên thị trường tiền tệ như mua các chứng khoán phát hành lần đầu của chính phủ, hoạt động trên thị trường mở hoặc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

1.1.5. Những nghiệp vụ trên TTNH

1.1.5.1. Nghiệp vụ ngoại hối giao ngay

Đây nghiệp vụ cơ bản nhất và chiếm doanh số lớn nhất trên TTNH, giao dịch ngoại hối giao ngay (forex spot transaction) là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ dựa trên cơ sở thỏa thuận tỷ giá ngày hôm nay và việc giao hàng – thanh toán được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc.

Giao dịch giao ngay được sử dụng với mục đích chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác để đáp ứng nhu cầu trong hoạt động ngoại thương và đầu tư quốc tế, ngày nay các NHTM và các định chế tài chính khác còn sử dụng với mục đích đầu cơ, kinh doanh chênh lệch tỷ giá [41].

Sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá BrettonWoods làm cho tỷ giá biến động nhiều hơn, không còn ổn định như trước. Vì thế, những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư quốc tế, NHTM có nhu cầu bảo hiểm rủi ro ngoại hối sẽ tìm đến các sản phẩm ngoại hối phái sinh để được đáp ứng yêu cầu đó.

1.1.5.2. Nghiệp vụ ngoại hối kỳ hạn(Forex Forward transaction)

Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là giao dịch mua bán ngoại hối trong đó tỷ giá được hai bên thỏa thuận ngày hôm nay và việc giao hàng- thanh toán được thực hiện tại mức tỷ giá đó vào một ngày xác định trong tương lai khác với ngày giá trị giao ngay (spot date) [41].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Trong giao dịch kỳ hạn, tỷ giá được xác định ngày hôm nay và làm cơ sở cho việc trao đổi luồng tiền trong tương lai, vì thế tỷ giá kỳ hạn sẽ được xác định


Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực - 5

dựa trên các yếu tố: tỷ giá giao ngay, lãi suất của hai đồng tiền và kỳ hạn giao dịch.

Giao dịch ngoại hối kỳ hạn có những đặc điểm sau:

Hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm ký kết sẽ ràng buộc trách nhiệm hai bên mua và bán phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ qui định vào ngày đáo hạn, với tỷ giá đã xác định cho dù tỷ giá giao ngay thời điểm đáo hạn hợp đồng có biến động tăng cao hơn hay giảm thấp.Số lượng, loại tiền, thời điểm thực hiện hợp đồng không được thay đổi.

Thông thường, hợp đồng ngoại hối kỳ hạn có các kỳ hạn tương thích với kỳ hạn trên thị trường tiền tệ như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng tới một năm. Tuy nhiên, hai bên giao dịch có thể thỏa thuận một kỳ hạn lẻ nào đó phù hợp với cả hai. Ngoài ra, trong thực tế cũng có thể có kỳ hạn dài hơn một năm và thậm chí tới hai mươi năm [54].

Với những đặc điểm trên giao dịch ngoại hối kỳ hạn có những ứng dụng

sau:

Thứ nhất, sử dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá vì

với đặc điểm của giao dịch ngoại hối kỳ hạn là luồng tiền chuyển giao trong tương lai sẽ được xác định trên cơ sở tỷ giá kỳ hạn và sẽ không thay đổi khi đến thời điểm thanh toán. Những nhà đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu, những người có nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong tương lai và có nguy cơ bị thiệt hại do sự biến động của tỷ giá gây ra, họ muốn cố định khoản phải thu và phải chi trong tương lai, hay nói cách khác bảo hiểm rủi ro tỷ giá, sử dụng giao dịch kỳ hạn đảm bảo hạn chế 100% rủi ro tỷ giá.

Thứ hai, sử dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn để đầu cơ, nhà kinh doanh tiền tệ kỳ vọng một đồng tiền nào đó sẽ tăng giá mạnh trong tương lai, anh ta có thể đầu cơ bằng cách ký hợp đồng mua kỳ hạn đồng tiền đó ngày hôm nay và khi đến ngày đáo hạn nếu tỷ giá thực sự tăng anh ta sẽ bán lại trên thị trường giao ngay và có lợi nhuận. Và ngược lại trong trường hợp dự đoán đồng tiền giảm giá sẽ ký hợp đồng bán kỳ hạn và sẽ mua lại khi nó giảm giá.


Thứ ba, sử dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn để kinh doanh chênh lệch lãi suất: Cơ hội kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm rủi ro tỷ giá (cover interest arbitrage – CIA) sẽ phát sinh nếu trên thị trường ngoại hối có các mức tỷ giá kỳ hạn không phù hợp với điều kiện ngang giá lãi suất.

1.1.5.3. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối (Forex Swap Transaction)

Giao dịch hoán đổi ngoại hối là giao dịch trong đó một bên đồng ý bán (mua) cho bên kia một đồng tiền nhất định tại một thời điểm và đồng thời cam kết mua (bán) lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm khác trong tương lai với các mức tỷ giá được thỏa thuận từ trước[54].

Giao dịch hoán đổi ngoại hối là một giao dịch kép, có các đặc điểm sau:

-Hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định với các mức tỷ giá nhất định được hai bên thỏa thuận và ký kết đồng thời ngày hôm nay trong một hợp đồng;

-Số lượng mua vào và bán ra là bằng nhau trong cả hai vế (vế mua và vế bán) của hợp đồng hoán đổi;

-Ngày giá trị của hợp đồng mua vào và ngày giá trị của hợp đồng bán ra là khác nhau.

Qua đặc điểm trên, giao dịch hoán đổi ngoại hối không tạo ra trạng thái ngoại hối nhưng tạo ra trạng thái luồng tiền giống như trong trường hợp vay và cho vay ngoại tệ. Vì thế, phạm vi ứng dụng của giao dịch hoán đổi ngoại hối được áp dụng trong những trường hợp sau:

Giao dịch hoán đổi ngoại hối có ý nghĩa thiết thực để phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các chủ thể tham gia các hoạt động đầu tư hay đi vay bằng ngoại tệ.Thực tế, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thường sử dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn một chiều để phòng ngừa rủi do tỷ giá. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi ngoại hối đặc biệt hữu dụng đối với các nhà xuất nhập khẩu trong một số những tình huống nhất định vừa phòng ngừa rủi ro tỷ giá vừa xử lý các luồng tiền phát sinh không theo kế hoạch.


Giao dịch hoán đổi ngoại hối cũng thường được NHTW các nước sử dụng để thực thi chính sách tiền tệ và can thiệp vào TTNH mà không muốn áp lực tăng khối lượng tiền trong lưu thông.

Trong một số trường hợp, giao dịch hoán đổi ngoại hối được sử dụng để các chủ thể đạt được mục đích đi vay và cho vay trên thị trường khi mà thị trường tiền tệ hoạt động không sôi động.

1.1.5.4. Giao dịch tiền tệ tương lai

Hợp đồng tiền tệ tương lai lần đầu được giao dịch trên thị trường Chicago vào năm 1972, sau đó được phát triển tại các sở giao dịch chứng khoán của Mỹ như Sở giao dịch Hàng hóa Trung Mỹ (MidAmerica Commodity Exchange - MAC) và Sở giao dịch Chứng khoán Philadelphia, rồi ở một số quốc gia có thị trường tài chính phát triển như Singapore (Singapore International Money Exchange – SIMEX), Anh (London International Financial Futures Exchange – LIFFE), New Zealand (New Zealand Futures Exchange) và Nhật (Tokyo International Financial Futures Exchange). Các hợp đồng tiền tệ tương lai được giao dịch sớm nhất là Bảng Anh, Đô-la Canada, Mác Đức, Yên Nhật và Franc Thụy Sĩ. [48]

Các hợp đồng tiền tệ tương lai là các giao dịch trong đó hai bên giao dịch thỏa thuận với nhau về việc mua bán một lượng tiền xác định theo mức tỷ giá được thỏa thuận ngay tại thời điểm giao dịch, việc giao hàng và thanh toán được thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai. Tuy nhiên, khác với hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa về số lượng và thời hạn giao hàng, được mua bán ở sở giao dịch, tuân thủ quy trình thanh toán lãi/lỗ mỗi ngày. Với các đặc điểm này, các hợp đồng tiền tệ tương lai khắc phục được một số nhược điểm nhất định của hợp đồng kỳ hạn như vấn đề tìm kiếm đối tác, rủi ro tín dụng và khả năng tháo gỡ trách nhiệm hợp đồng thấp[54].

Giao dịch hợp đồng tiền tệ tương lai chỉ được thực hiện tại sở giao dịch, và công ty thanh toán bù trừ đảm bảo thực hiện hợp đồng một khi giao dịch được hai bên thống nhất, lúc đó công ty thanh toán bù trừ sẽ trở thành đối tác của


người bán và người mua. Khi các bên muốn tháo gỡ cam kết hợp đồng hay đóng hợp đồng sẽ dễ dàng thực hiện thông qua công ty thanh toán bù trừ. Như vậy, hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn hợp đồng kỳ hạn. Bên cạnh đó, với kỹ thuật tính toán lãi lỗ hàng ngày thông qua việc định giá lại các hợp đồng tiền tệ theo tỷ giá thanh toán là tỷ giá đóng cửa, nếu tiền lãi cao hơn tiền ký quỹ theo yêu cầu, thì các bên có thể rút ra hoặc nếu xuống thấp qua mức ký quỹ duy trì sẽ phải nộp thêm vào. Như vậy, lãi hay lỗ sẽ được xác định hàng ngày, chứ không phải đợi đến ngày đáo hạn như giao dịch kỳ hạn [43].

Qua những đặc điểm trên, hợp đồng tiền tệ tương lai có những ứng dụng

sau:

Thứ nhất, như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tiền tệ tương lai có thể được sử

dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Để bảo hiểm rủi ro tỷ giá tăng(giảm), người bảo hiểm sẽ tiến hành mua(bán) hợp đồng tiền tệ tương lai. Nếu ngày thanh toán không trùng với ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai, người bảo hiểm sẽ tất toán hợp đồng tương lai bằng cách thực hiện giao dịch đối ứng với vị thế của hợp đồng tương lai. Khoản lời thu được trên thị trường tương lai sẽ bù cho khoản lỗ khi người bảo hiểm tiến hành mua bán ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Nếu ngày thanh toán trùng với ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai, người bảo hiểm sẽ thực hiện việc giao hàng như giao dịch kỳ hạn.

Tuy nhiên, khi sử dụng hợp đồng tiền tệ tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cần phải ý thức được rằng hiệu quả bảo hiểm có thể không đạt 100%. Có 3 lý do chính (1) là do có sự khác nhau về thời điểm thanh toán khoản phải thu (phải trả) và thời điểm đáo hạn hợp đồng tiền tệ tương lai; (2) là không thể mua bán phần lẻ các hợp đồng tương lai; (3) là tồn tại rủi ro cơ bản, là rủi ro phát sinh do mức biến động của tỷ giá giao ngay và mức biến động tỷ giá trên thị trường tương lai không hoàn toàn như nhau mặc dù chúng biến động cùng chiều. Ngoài ra, vấn đề chi phí giao dịch và hoa hồng trả cho nhà môi giới cũng cần phải quan tâm khi thực hiện giao dịch tiền tệ tương lai [9].


Thứ hai, sử dụng hợp đồng tiền tệ tương lai để đầu cơ. Hoạt động đầu cơ trên thị trường tiền tệ tương lai là một hoạt động mang tính mạo hiểm cao và hấp dẫn nhiều nhà đầu cơ tham gia. Do hai đặc điểm: (1) là tính đòn bẩy, chỉ cần một số tiền nhỏ ban đầu ứng với mức ký quỹ là nhà kinh doanh có thể mở được một hợp đồng tương lai. Nếu dự báo đúng về sự biến động của tỷ giá thì nhà kinh doanh sẽ thu được lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận khá cao, đương nhiên, nếu dự báo sai về sự biến động của tỷ giá thì nhà kinh doanh sẽ bị thua lỗ và mức thua lỗ không nhỏ. (2) là tính thanh khoản cao, nhà kinh doanh có thể tháo gỡ nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dễ dàng khi họ phán đoán xu thế của tỷ giá biến động không như dự đoán, họ tiến hành tất toán hợp đồng để chốt lời hay cắt lỗ, không đợi đến ngày đáo hạn, mà điều này không thể thực hiện được nếu họ sử dụng giao dịch kỳ hạn.

1.1.5.5. Hợp đồng quyền chọn tiền tệ

Hợp đồng trong đó người mua quyền chọn trả cho người bán một khoản tiền gọi là phí quyền chọn để có quyền chứ không phải nghĩa vụ thực hiện hợp đồng[53]:

-Mua hoặc bán một số lượng nhất định của một loại tiền.

-Vào một ngày xác định trong tương lai hoặc vào bất cứ thời điểm nào kể từ sau khi ký hợp đồng cho đến một ngày xác định trong tương lai.

-Tại một mức tỷ giá nhất định được xác định và thỏa thuận ngay tại thời

điểm ký kết hợp đồng.

Như vậy, hợp đồng có được thực hiện hay sẽ tự hết hiệu lực khi đến thời điểm đáo hạn tùy thuộc vào quyết định của người mua, người mua ở vị thế chủ động, còn người bán quyền chọn ở vị thế bị động, khi nhận được phí quyền chọn, người bán có nghĩa vụ đáp ứng khi người mua quyết định thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng quyền chọn tiền tệ có các loại sau [45]

(1)Hợp đồng quyền chọn mua (Call Option): là hợp đồng trong đó người mua quyền chọn, sau khi trả cho người bán quyền chọn một khoản phí nhất định, có quyền mua từ người bán quyền chọn đồng tiền cơ sở với một số lượng nhất định


tại mức tỷ giá cố định đã được thỏa thuận từ trước trong một khoảng thời gian nhất định hay tại một thời điểm xác định trong tương lai.

(2)Hợp đồng quyền chọn bán (Put Option): là hợp đồng trong đó người mua quyền chọn, sau khi trả cho người bán quyền chọn một khoản phí nhất định, có quyền bán cho người bán quyền chọn đồng tiền cơ sở với một số lượng nhất định tại mức tỷ giá cố định đã được thỏa thuận từ trước trong một khoảng thời gian nhất định hay tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Nếu căn cứ vào thời điểm thực hiện hợp đồng, quyền chọn được chia làm hai loại:

-Quyền chọn kiểu Châu Âu (European Option): Là quyền chọn chỉ cho phép người nắm giữ quyền chọn thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn.

-Quyền chọn kiểu Mỹ (American Option): là quyền chọn cho phép người nắm giữ quyền chọn đưa ra yêu cầu thực hiện quyền chọn vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, kể từ khi ký hợp đồng cho đến khi đáo hạn hợp đồng, kể cả vào ngày đáo hạn.

Việc thanh toán sẽ thực sự xảy ra trong vòng hai ngày làm việc sau khi việc thực hiện quyền chọn được người nắm giữ quyền chọn xác nhận.

Với những đặc điểm trên, hợp đồng quyền chọn có thể được sử dụng như sau:

Thứ nhất, sử dụng hợp đồng quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nhà kinh doanh quyền chọn vừa bảo vệ trước sự thay đổi giá cả của tài sản tài chính trong tương lai trong khi vẫn cho phép họ có thể khai thác chiều hướng biến động thuận lợi của giá cả để thu lợi nhuận. Các hợp đồng quyền chọn đặc biệt hữu hiệu đối với các công ty tham gia các hoạt động đấu thầu quốc tế. Trong các hoạt động đấu thầu quốc tế, các đơn vị tham dự thầu thường có các khoản thu bằng ngoại tệ nếu như việc đấu thầu cung cấp dịch vụ và hàng hóa thành công. Trong khoảng thời gian từ khi tham gia đấu thầu cho đến khi nhận được kết quả đấu thầu, sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh, hợp đồng quyền chọn tiền tệ có thể sử dụng để bảo hiểm cho các hoạt động đấu thầu như thế.


Thứ hai, hợp đồng quyền chọn cũng là công cụ để thực hiện đầu cơ.Tùy vào dự đoán sự biến động của tỷ giá, nhà đầu cơ có thể sử dụng hợp đồng quyền chọn đơn lẻ hay kết hợp từ hai quyền chọn mua hay bán tiền tệ, để kiếm lời thông qua sự biến động của tỷ giá. Nếu là người mua quyền chọn, họ sẽ mất phí quyền chọn khi dự đoán sai. Nếu là người bán quyền chọn thì thiệt hai của họ sẽ là không xác định được tùy vào mức độ biến động của tỷ giá và qui mô giao dịch.

1.2. Những nhân tố tác động đến việc phát triển thị trường ngoại hối của một quốc gia

TTNH hoạt động và phát triển dưới tác động của những nhân tố khách quan và chủ quan, đó là

1.2.1 Tác động của qui luật thị trường

Trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại của các chủ thể trong nền kinh tế đều phải vận hành theo qui luật khách quan của thị trường, đó là qui luật giá trị, qui luật cung-cầu, qui luật cạnh tranh. Những qui luật này chi phối việc lập kế hoạch, chiến lược sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức tài chính có giao dịch liên quan đến ngoại tệ, tác động đến nhu cầu về ngoại tệ của những chủ thể đó sẽ thay đổi dẫn đến sự biến động của tỷ giá là giá cả của hàng hóa trên TTNH. Nếu một cơ chế tỷ giá cứng ngắc sẽ làm triệt tiêu động lực bảo hiểm rủi ro tỷ giá và ngăn cản những người tham gia thị trường phát triển kỷ năng quản lý rủi ro ngoại hối và làm chậm sự phát triển của thị trường phái sinh [60]. Ngược lại, tỷ giá biến động dẫn đến làm thay đổi lợi nhuận của các chủ thể có giao dịch liên quan đến ngoại tệ và làm tăng nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Cũng như tạo cơ hội cho nhà đầu cơ tham gia mua bán tiền tệ để tìm kiếm lợi nhuận thông qua sự kỳ vọng về biến động của tỷ giá.

Một TTNH được điều hành và hoạt động bằng những biện pháp hành chính, áp đặt tỷ giá theo ý muốn chủ quan của nhà điều hành tách rời với giá thị trường sẽ vi phạm qui luật giá trị và qui luật cung cầu. Khi đó tỷ giá chính thức chỉ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022