Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Tệ Tại Nhtmcp Ctvn


Đây là chiến lược cho phép người mua quyền chọn đảm bảo được giá sàn mong muốn, mà vẫn có cơ hội kiếm lời khi giá tăng (không có giới hạn trên), nghĩa là loại bỏ được bất lợi của hợp đồng kỳ hạn khi xuất hiện biến động tỷ giá có lợi cho nhà xuất khẩu.

Như đã biết, nếu nhà xuất khẩu tham gia một hợp đồng bán kỳ hạn, nhà xuất khẩu không phải trả bất kỳ một khoản phí nào để bảo hiểm đối với những thay đổi bất lợi về tỷ giá, đồng thời cũng từ bỏ luôn những biến động tăng giá có lợi. Khi tham gia hợp đồng tham dự kỳ hạn, người mua sẽ được tham dự vào những thay đổi có lợi với một tỷ lệ nhất định, trong khi vẫn đảm bảo được giá sàn mặc dù mức tỷ giá này thấp hơn một chút so với tỷ giá kỳ hạn.

Để mô tả chiến lược này, hãy lấy một ví dụ, giả sử ngày 30/12/2010, một công ty xuất khẩu Nhật Bản nhận được thông báo rằng 1 tháng sau (ngày 30/01/2011, công ty sẽ nhận được 2 triệu USD từ khách hàng Mỹ, khi nhận được USD, công ty sẽ phải chuyển ngay số tiền USD đó ra JPY, để tránh rủi ro do tỷ giá USD/JPY giảm xuống, tức là USD mất giá so với JPY, sẽ làm cho thu nhập từ USD bị giảm xuống. Vì vậy để bảo hiểm rủi ro, đồng thời lại muốn tham dự vào việc kiếm lời nếu lo ngại của công ty là sai khi tỷ giá USD/JPY tăng. Công ty quyết định sử dụng chiến lược bảo hiểm quyền chọn chia sẻ (hợp đồng tham dự kỳ hạn). Biết rằng trên thị trường:

- Tỷ giá giao ngay USD/JPY = 103,00


- Tỷ giá kỳ hạn 1 tháng USD/JPY = 102,50


Người mua đồng ý ký kết hợp đồng tham dự kỳ hạn với tỷ giá sàn là 102,00, ngày đáo hạn là 30/01/2011, nghiệp vụ này tương tự như mua quyền chọn bán USD out-of-the-money, với mức tỷ giá thực hiện là 102,00. Hợp đồng tham dự đó cho phép công ty xuất khẩu tham dự 75% giá trị hợp đồng nếu tỷ giá tăng lên có lợi.

Một tháng sau (ngày 30/01/2011), nếu tỷ giá giao ngay lúc này giảm xuống dưới mức 102,00, thì nhà xuất khẩu vẫn được đảm bảo bán ở mức tỷ giá USD/JPY

= 102,00, tức là nhà xuất khẩu sẽ nhận được tổng số tiền JPY 204,000,000 = USD2.000.000 x 102,00. Ngược lại nếu USD/JPY tăng lên tới 104,00 thì công ty sẽ được tham dự vào thay đổi có lợi đó với tỷ lệ là 75% của phần chênh lệch có lợi,


tức là = 75% x (104,00 – 102,00) = 1,5. Do đó tỷ giá thực tế mà công ty xuất khẩu bán được tại mức USD/JPY = 102,00 + 1,5 = 103,50. Công ty xuất khẩu sẽ có lãi với số tiền = USD2.000.000 x (103,50 - 102,00) = JPY 3.000.000.

Vấn đề cần phân tích đối với hợp đồng kiểu này là xác định tỷ lệ tham dự để có thể bù đắp được phần phí mà công ty không phải trả cho việc mua quyền chọn. Đây chính là một trong các chiến lược không chi phí (Zero cost strategy).

+ Quyền chọn hình trụ (Cylinder Option): Sử dụng đồng thời Mua quyền chọn mua và Bán quyền chọn bán.

Ngày 29/12/2010, một nhà xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam sẽ nhận EUR

5.000.000 trong 3 tháng nữa (ngày 29/03/2011). Trên thị trường ngoại hối có một số thông tin về tỷ giá như sau:


S: Tỷ giá giao ngay EUR/USD

=

1,3600

F: Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng EUR/USD

=

1,3700

E1: Tỷ giá thực hiện EUR/USD

=

1,3550

E2: Tỷ giá thực hiện EUR/USD

=

1,3850

Phí quyền chọn bán EUR/USD với tỷ giá thực hiện 1,3550

=

0,02

Phí quyền chọn mua EUR/USD với tỷ giá thực hiện 1,3850

=

0,02

S*: Tỷ giá giao ngay khi đến hạn



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 6


Để bảo vệ trạng thái trên khỏi rủi ro tỷ giá EUR/USD giảm, tức là nhà xuất khẩu lo ngại rằng giá đồng EUR sẽ giảm so với USD làm cho giá trị của 5 triệu EUR nhận được sau 3 tháng bị giảm so với thời điểm hiện tại. Hay đơn giản là nhà xuất khẩu muốn cố định từ ngày hôm nay số tiền USD (khi chuyển đổi từ EUR) sẽ nhận được sau 3 tháng bằng với giá trị hiện tại. Nhà xuất khẩu có thể sử dụng một trong hai chiến lược bảo hiểm sau:

- Sử dụng nghiệp vụ quyền chọn: Đồng thời mua quyền chọn bán và bán quyền chọn mua, mục đích của chiến lược này là tỷ giá sẽ chỉ dao động trong một khoảng xác định (E1, E2), nói cách khác là đảm bảo tỷ giá sàn thấp hơn tương đối so với tỷ


giá hiện tại, nhưng cho phép nhà xuất khẩu kiếm lời một phần khi tỷ giá tăng lên, đồng thời biến chi phí bảo hiểm bằng không (Zero Cost). Cụ thể như sau:

Ngày 29/12/2004, Nhà xuất khẩu mua quyền chọn bán với tỷ giá thực hiện EUR/USD = 1,3550, chi phí là $0,02/EUR, mục đích là đảm bảo tỷ giá không giảm dưới 1,3550.

Đồng thời nhà xuất khẩu bán quyền chọn mua với tỷ giá thực hiện EUR/USD = 1,3850, khi bán quyền chọn nhà xuất khẩu sẽ nhận được phí cũng bằng 0,02 USD/1EUR, mục đích là làm cho chi phí bảo hiểm không còn trở nên quá đắt nữa, thực tế là chi phí bằng không.

Ngày 29/03/2005, tức là 3 tháng sau, các tình huống có thể xảy ra của tỷ giá EUR/USD được phân tích bằng trạng thái tổng hợp của chiến lược quyền chọn hình trụ qua hình dưới đây.



Lãi


Trạng thái dương


Bán quyền chọn mua Trạng thái quyền chọn hình trụ



1,335


Lỗ

1,355


1,370


Phí quyền chọn 1,385

1,405


Tỷ giá giao ngay EUR/$ khi đến hạn

Mua quyền chọn bán


Hình 1.7: Chiến lược quyền chọn hình trụ


- Phân tích đối với bán quyền chọn mua:


+ Nếu tỷ giá giao ngay EUR/USD chỉ tăng lên gần tới 1,385 (F < S* < E2), thì quyền chọn mua sẽ không còn giá trị nữa. Vì lúc này người mua quyền chọn mua sẽ không thực hiện quyền mua EUR nữa vì tỷ giá giao ngay trên thị trường thấp hơn tỷ giá thực hiện. Như vậy khi nhận được số tiền 5 triệu EUR từ phía đối tác Châu


Âu do hoạt động xuất khẩu hàng dệt may từ 3 tháng trước. Nhà xuất khẩu sẽ bán trên thị trường với tỷ giá S* giả sử là EUR/USD = 1,380 và nhận được số tiền USD

6.900.000. Nhà xuất khẩu đã có lãi trên hợp đồng quyền chọn với số tiền = EUR 5.000.000 x (1,380 - 1,370) = USD 50.000.

+ Nếu tỷ giá giao ngay EUR/USD tăng lên cao hơn 1,385 (S* > E2), thì quyền chọn mua sẽ có giá trị. Nghĩa là người mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền mua EUR với tỷ giá thực hiện trên hợp đồng quyền chọn là 1,385. Như vậy nhà xuất khẩu sẽ lỗ trên hợp đồng quyền chọn, nhưng bù lại nhà xuất khẩu lại lãi trên số tiền EUR nhận được từ hoạt động xuất khẩu. Trong trường hợp này nhà xuất khẩu sẽ luôn bán được EUR tại tỷ giá 1,385. Vì khi nhận được số tiền 5 triệu EUR từ phía đối tác, nhà xuất khẩu sẽ bán số tiền đó cho khách hàng là người mua quyền chọn mua theo tỷ giá thực hiện và có lãi với số tiền = EUR 5.000.000 x (1,385 - 1,370) = USD 75.000.

- Phân tích đối với mua quyền chọn bán:


+ Nếu tỷ giá giao ngay EUR/USD giảm xuống dưới mức 1,355 (S* < E1), thì quyền chọn mua sẽ vô hiệu, trong khi đó quyền chọn bán có giá trị. Lúc này nhà xuất khẩu sẽ thực hiện quyền bán EUR theo tỷ giá thực hiện là 1.355. Nghĩa là khi nhận được số tiền 5 triệu EUR, Nhà xuất khẩu sẽ bán theo tỷ giá quyền chọn bán EUR/USD = 1,355 và nhận được số USD 6,775,000, như vậy nhà xuất khẩu đã bị lỗ số tiền là EUR 5.000.000 x (1,355 - 1,370) = USD 75,000.

+ Nếu tỷ giá giao ngay EUR/$ chỉ giảm xuống gần mức 1.355 (E1 < S* < F), thì cả quyền chọn mua quyền chọn bán sẽ đều vô hiệu. Vì lúc này nhà xuất khẩu sẽ không thực hiện quyền chọn bán EUR và khi nhận được số tiền 5 triệu EUR, Nhà xuất khẩu sẽ bán theo tỷ giá giao ngay trên thị trường ví dụ S* = EUR/USD = 1,360 và nhận được số USD 6.800.000, như vậy số tiền bị lỗ sẽ giảm xuống còn EUR 5.000.000 x (1,360 - 1,370) = USD 50.000.

Khi sử dụng chiến lược này nhà xuất khẩu sẽ có xác suất kiếm lời đồng thời cũng phải chấp nhận một tỷ lệ rủi ro. Mặc dầu vậy nhà xuất khẩu đã cho phép tỷ giá biến động trong một phạm vi chấp nhận được. Trong thế giới hiện đại, không một


chiến lược nào là hoàn hảo, không một mục đích kiếm lời nào lại không hàm chứa rủi ro.‌

Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá luôn biến động, do đó luôn chứa đựng rủi ro. Khi sử dụng các công cụ phái sinh, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ bảo hiểm được dòng tiền của mình, mặc dù chỉ phải bỏ ra một khoản chi phí nhỏ ban đầu. Đối với ngân hàng thương mại, khi áp dụng các công cụ phái sinh trong hoạt động KDNT của mình, chính là đã cung cấp các dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp, thông qua đó nâng cao uy tín cũng như tăng nguồn thu nhập cho bản thân ngân hàng.


CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM‌


2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP CTVN

NHTMCPCTVN là một ngân hàng thương mại lớn trong hệ thống NH Việt nam, bắt đầu hoạt động từ tháng 7/1988 theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 và quyết định số 402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), và được Thống đốc ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 thành lập lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, NHTMCPCTVN là một doanh nghiệp được xếp hạng đặc biệt theo quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đến ngày 25 tháng 12 năm 2008, NHTMCPCTVN đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Tính đến 31/12/2010:

- Vốn điều lệ của NHTMCPCTVN là: 15.173 tỷ VND.


- Tài sản có của NHTMCPCTVN là: 367.712 tỷ VND.


- Chức năng hoạt động của NHTMCPCTVN: thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

- Khách hàng truyền thống của NHTMCPCTVN là những cá nhân, doanh nghiệp, Tổng công ty hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, dịch vụ và du lịch.

- NHTMCPCTVN được quản lý bởi Hội đồng Quản trị và điều hành bởi Tổng giám đốc.

- NHTMCPCTVN có 17.243 cán bộ, 157 Sở giao dịch, chi nhánh; gần 1000 Phòng Giao dịch/Quỹ tiết kiệm; 02 Văn phòng đại diện trong nước; 04 Công ty con


và có quan hệ giao dịch đại lý với 850 ngân hàng và các định chế tài chính trên thế giới,

- NHTMCPCTVN là một trong những thành viên sáng lập của các tổ chức tài chính tín dụng:

+ INDOVINA BANK- ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt nam.


+ Công ty liên doanh bảo hiểm Châu Á - NHCT.


+ VILC - Công ty liên doanh cho thuê tài chính quốc tế Việt nam.


- NHTMCPCTVN là thành viên chính thức của Hiệp hội các ngân hàng châu Á; là thành viên của Hiệp hội thanh toán và phát hành thẻ VISA, MASTER và thành viên của mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng toàn cầu SWIFT, Hiệp hội các ngân hàng Việt nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam.

- NHTMCPCTVN có 6 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển

- Một số kết quả hoạt động cơ bản của NHTMCPCTVN đạt được tính đến 31/12/2010 như sau:

Huy động vốn: đạt 349.339 tỷ VND tăng 18.332 tỷ VND so với năm 2009, tỷ lệ tăng là 115 %.

Cho vay và đầu tư: Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt: 295.111 tỷ VND, tăng 93.052 tỷ so với năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng là 46%.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NHTMCP CTVN

Quyết định số 28/NH-TT ngày 16/3/1991 của Thống đốc NHNN cho phép NHTMCPCTVN được thực hiện một số hoạt động kinh doanh ngân hàng đối ngoại, bao gồm một số nghiệp vụ cụ thể, trong đó có nghiệp vụ KDNT.


Từ khi được phép hoạt động kinh doanh ngân hàng đối ngoại nói chung và KDNT nói riêng, hoạt động của NHTMCPCTVN đã thực sự bước sang một giai đoạn phát triển mới.

Những năm đầu mới thành lập, hoạt động KDNT mới chỉ được thực hiện lẻ tẻ ở một số chi nhánh lớn với số lượng rất hạn chế, nghiệp vụ đơn giản, chỉ thực hiện các giao dịch mua bán giao ngay (Spot), với loại ngoại tệ chủ yếu là USD, doanh số mua bán mỗi năm chỉ khoảng vài ba trăm triệu, mục đích chủ yếu là phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng nhập khẩu, thu từ KDNT rất khiêm tốn, chỉ xấp xỉ 1% so với tổng thu.

Đặc biệt từ năm 1995, với sự ra đời Phòng KDNT (KDNT) tại Trụ sở chính NHTMCPCTVN, hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN đã có bước tiến mới cả về quy mô, chất lượng và đã đi dần vào thế ổn định. Hoạt động không chỉ bó hẹp ở thị trường trong nước với một loại ngoại tệ là USD mà đã mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường nước ngoài, đa dạng hoá các nghiệp vụ và các loại ngoại tệ.

Theo mô hình tổ chức hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động KDNT được phân định như sau:

Phòng KDNT -Tại Trụ sở chính NHTMCPCTVN.


* Chức năng của Phòng KDNT


- Chịu sự quản lý trực tiếp của Ban lãnh đạo NHCT, thực hiện chức năng quản lý hoạt động mua bán ngoại tệ của toàn hệ thống NHCT.

- Là đầu mối duy nhất của NHTMCPCTVN được quyền thực hiện KDNT trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong nước và trên thị trường hối đoái quốc tế.

- Có chức năng chỉ đạo, kiểm tra hoạt động KDNT đối với các chi nhánh thuộc hệ thống NHTMCPCTVN.

* Nhiệm vụ chính của Phòng KDNT


- Thực hiện tất cả các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế, bao gồm: nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi, góp phần

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí