Thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế cải cách, đổi mới và nâng cao hiệu quả của nền hành chính nhà nước, thì vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ công chức luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Xây dựng và phát triển đội ngũ CB,CC là mục tiêu, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của mỗi cơ quan, đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong 35 năm qua đã mang lại nhiều thành quả có ý nghĩa quan trọng đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định, “qua 35 năm tiến công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,… chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” [16, tr.25]. Những thành quả quan trọng đó đã tạo thế và lực mới để cho chúng ta tiếp tục phát triển đất nước ở giai đoạn cách mạng mới - giai đoạn đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát huy thành tựu to lớn đó nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá yếu tố có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là xây dựng đội ngũ CB,CC có năng lực chuyên môn và đạo đức công vụ. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định, xây dựng đội ngũ CB,CC, nhất là cán bộ cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Từ khi thành lập tỉnh, công tác phát triển đội ngũ công chức luôn được tỉnh ủy Đắk Nông nói chung, huyện ủy Đắk Glong nói riêng coi trọng và quan tâm chỉ đạo. Ủy ban nhân dan tỉnh Đắk Nông đang tập trung thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB,CC và những người hoạt động không chuyên trách theo Quyết định số 124 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020 (gọi tắt là Đề án 124) tại tỉnh Đắk Nông. Mục tiêu


nhằm xây dựng đội ngũ CB,CC đủ tiêu chuẩn theo quy định; đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ. Chủ trương của tỉnh Đắk Nông là đẩy mạnh phát triển nhanh, hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải gắn với phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh.

Đối với huyện Đắk Glong, qua hơn 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đến nay, đội ngũ CB,CC của huyện Đắk Glong đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. Thời gian qua, huyện Đắk Glong đã triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, quy định, hướng dẫn về công tác cán bộ như: đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm; phân cấp quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và các chính sách về cán bộ. Trên cơ sở đó, huyện ủy Đắk Glong đã chỉ đạo cấp ủy các ban ngành, đoàn thể, cấp ủy các cấp bám sát các văn bản trong lãnh đạo, triển khai thực hiện về công tác cán bộ. Nhờ đó, đội ngũ CB,CC, cấp huyện tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ LLCT, chuyên môn, kiến thức về quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học,… Trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng lên, có khả năng tham mưu, đề xuất ý kiến giúp các cấp, các ngành hoàn thành các nhiệm vụ, các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đề ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chính sách phát triển CB,CC trên địa bàn huyện Đắk Glong còn tồn tại nhiều hạn chế, khuyết điểm cần sớm được khắc phục trong thời gian tới. Trong đó, việc nghiên cứu, tham mưu đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện trong công tác cán bộ thực hiện chậm. Một bộ phận khi đánh giá CB,CC còn hình thức, đối phó, chưa phản ánh đúng cán bộ, hiệu quả công việc và chưa có chỉ tiêu đánh giá số CB,CC sau khi được đào tạo. Một số vị trí CB,CC được luân chuyển cũng chưa thật sự phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và chuyên môn công tác nên đã tạo ra những khó khăn nhất định trong quá trình tiếp cận và đảm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.


nhận công việc mới. Việc đánh giá, bố trí, sử dụng CB,CC sau luân chuyển ở một số trường hợp còn nhiều bất cập. Một số CB,CC được luân chuyển từ nơi khác đến, ở môi trường mới chưa am hiểu sâu về tình hình địa phương, con người nên đóng góp đối với địa phương chưa nhiều. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông” làm luận văn tốt nghiệp của mình với mục đích nghiên cứu một cách tổng thể và đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần tiếp tục thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.

Thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 2

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đã có nhiều công trình, bài viết đi sâu nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển công chức. Trước hết phải kể đến tác phẩm: Đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - Từ thực tiễn Trường Chính trị Thanh Hóa (Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, 2015) của nhóm tác giả Trương Thị Thông và Lương Trọng Thành đồng chủ biên đã “tập trung đánh giá, tổng kết thực tiễn công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; rút kinh nghiệm về công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các trường chính trị tỉnh. Cuốn sách cũng gợi mở những nội dung, phương pháp mới trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay” [41]. Những kết quả trong đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ thực tiễn tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa là những bài học kinh nghiệm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,CC huyện Đắk Glong hiện nay.

Tác phẩm: Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ trong giai đoạn mới (Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, 2019) của nhóm tác giả Cao Văn Thống và Vũ Trọng Lâm đã tập trung khái quát, phân tích, làm rõ hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ ở nước ta từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay; từ đó phân tích, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ cán bộ và từng khâu công tác cán bộ, chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan của tình trạng đó. Đồng thời, đưa ra hệ thống quan điểm định hướng, mục tiêu, giải pháp chung và cụ thể cho từng khâu công


tác nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Việt Nam đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu giai đoạn cách mạng mới [32].

Tác phẩm: Thực hiện chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt cấp huyện không phải là người địa phương hiện nay (Nxb. Lý luận chính trị, 2021) của nhóm tác giả Nguyễn Văn Giang và Nguyễn Ngọc Ánh đã nghiên cứu, tổng kết thực tiễn về công tác bố trí cán bộ chủ chốt cấp huyện không phải là người địa phương, từ đó rút ra kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp khả thi cho việc thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. Tác phẩm: Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Nxb. Chính trị Quốc gia, 2001) của nhóm tác giả Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm, trong đó, luận văn có thể kế thừa quan điểm mới về công tác cán bộ - “tiêu chuẩn hóa cán bộ”, và vận dụng để đưa ra các tiêu chuẩn hóa công chức cấp huyện phù hợp với đặc điểm tình hình tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Tác phẩm: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ CB,CC (Nxb. Chính trị Quốc gia, 2004) của nhóm tác giả Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, đã xác định các yêu cầu, tiêu chuẩn của CB,CC đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước; đây là điểm mà luận văn có thể kế thừa để đưa ra những tiêu chuẩn phát triển đội ngũ CB,CC tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Tác phẩm: Chính sách, chế độ đối với những CB,CC xã, phường, thị trấn (Nxb. Lao động Thương binh Xã hội, 2004) của tác giả Nguyễn Đặng,… Những công trình nêu trên là những cơ sở lý luận quan trọng có thể tham khảo để vận dụng vào thực tiễn thực hiện chính sách phát triển đội ngũ công chức tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Luận án Tiến sĩ: Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam của tác giả Chu Xuân Khánh (2010), đã phân tích kinh nghiệm xây dựng đội ngũ CB,CC của các nền công vụ tiên tiến trên thế giới, cùng với việc phân tích thực trạng đội ngũ CB,CC hành chính nhà nước ở Việt Nam để tìm ra những nguyên nhân gây ra những hạn chế/tồn tại đến tính chuyên nghiệp trong thực thi công vụ của đội ngũ CB,CC ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất phương pháp và giải pháp thích hợp nhằm tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng và phát triển đội ngũ CB,CC hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay.


Ngoài ra còn rất nhiều các đề tài nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB,CC tại các địa phương trong cả nước như: Chính sách phát triển cán bộ công chức từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai của tác giả Thái Bình Dương (2017), Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với CB,CC trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (2019) của tác giả Phương Ngọc Lan, Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển CB,CC cấp xã từ thực tiễn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi của tác giả Phan Quang Huy (2019), Luận văn Thạc sĩ Chính sách công; Thực hiện chính sách phát triển công chức cấp huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng của tác giả Lê Thị Kim Thảo (2020), Luận văn Thạc sĩ Chính sách công; Thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CB,CC cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam của tác giả Phan Hồng Phát (2020), Luận văn Thạc sĩ Chính sách công; Xây dựng đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Văn Hòa (2019), Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học; Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng của tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2019), Luận văn Thạc sĩ Chính sách công; Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB,CC từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai của Phạm Chí Thịnh (2018), Luận văn Thạc sĩ Chính sách công,… Các công trình này đã chỉ ra thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB,CC và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB,CC tại các địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của những công trình trên đã bổ sung thêm cơ sở khoa học cho chính sách phát triển CB,CC ở nước ta hiện nay. Đồng thời cũng là bài học tham khảo cho các địa phương khác trong cả nước nói chung và huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông nói riêng trong việc thực hiện chính sách phát triển công chức.

Các công trình là bài báo khoa học về thực hiện chính sách phát triển công chức được đăng tải trên các tạp chí khoa học như: Thực hiện chính sách đối với cán bộ xã trên địa bàn Hà Nội – Thực tiễn và kinh nghiệm (2018) của tác giả Đặng Văn Võ, Tạp chí Mặt trận; Xây dựng đội ngũ công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Hữu Hải (2021), Tạp chí Tổ chức Nhà nước; Kinh nghiệm phát triển đội ngũ


công chức của Cộng hòa Liên bang Đức của tác giả Phùng Thị Phong Lan (2021), Tạp chí Tổ chức Nhà nước; Đào tạo, bồi dưỡng CB,CC – Những vấn đề đặt ra hiện nay của tác giả Triệu Văn Cường (2021), Tạp chí Tổ chức Nhà nước; Thực trạng và giải pháp phát triển nhân lực hành chính nhà nước tại các tỉnh vùng Tây Nguyên của tác giả Nguyễn Duy Thụy (2021), Tạp chí Tổ chức Nhà nước; Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Ngoại giao đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước của tác giả Phạm Lan Dung (2021), Tạp chí Tổ chức Nhà nước; Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC, viên chức ở tỉnh Hải Dương của nhóm tác giả Vi Tiến Cường và Trần Thị Lan Anh (2021), Tạp chí Tổ chức Nhà nước; Tỉnh Trà Vinh chú trọng công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tác giả Nguyễn Thanh Mộng (2021), Tạp chí Tổ chức Nhà nước;… Đây là các công trình nghiên cứu về thực trạng xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ CB,CC tại một số địa phương và một số lĩnh vực. Qua đó, đã bổ sung thêm những luận cứ khoa học cho việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CB,CC cho các địa phương khác trong cả nước.

Liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, có một số công trình nghiên cứu như: Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông của tác giả Trần Duy Tráng (2019), trên cơ sở đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông; luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay. Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đánh giá công chức xã ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông của tác giả Đoàn Công Hoàng (2017), từ cơ sở lý luận về công tác đánh giá công chức, luận văn đã phân tích thực trạng đánh giá công chức cấp xã tại Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Qua đó, luận văn đề xuất các quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp hoàn thiện đánh giá công chức cấp xã tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên, từ nhiều góc độ khác nhau, đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công chức và thực thực hiện


chính sách phát triển công chức tại các địa phương trong cả nước; đồng thời, đề ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ công chức. Các công trình nghiên cứu về chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, nhưng chủ yếu là công chức cấp xã tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách phát triển công chức và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và từ thực trạng thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông; luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển công chức nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu vấn đề lý luận chung về công chức và việc thực hiện chính sách phát triển công chức;

Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông;

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn làm rõ việc thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông bao gồm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công chức và thực tiễn thực hiện tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.


4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về thực trạng thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.

- Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát giai đoạn 2016 – 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển đội ngũ công chức.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp: lịch sử và logic; phân tích, tổng hợp, đánh giá chính sách; phương pháp thu thập thông tin; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp xử lý số liệu,… nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra. Để phục vụ nghiên cứu, tác giả đã sử dụng số liệu báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Đắk Glong về số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, trình độ LLCT, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc của đội ngũ công chức tính đến ngày 01/05/2021.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm và là những bổ sung quan trọng về mặt lý luận của việc thực hiện chính sách phát triển công chức qua nghiên cứu tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn cung cấp thêm luận cứ khoa học và thực tiễn từ huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, đề xuất một số giải pháp có giá trị tham khảo với Đảng, Nhà nước, các cấp

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí