Một Số Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nghiệp Vụ Quyền Chọn Tiền Tệ Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


94


(Middle office) và Bộ phận kế toán hạch toán (Back office) nhưng hiện nay các NHTM Việt Nam mới chỉ bao gồm Bộ phận giao dịch kinh doanh và Bộ phận kế toán hạch toán (Back office) mà chưa có Bộ phận kiểm soát rủi ro về tỷ giá (Middle office).

Tóm lại, mối quan tâm của doanh nghiệp – người mua quyền và ngân hàng

– người bán quyền là mối quan tâm, kỳ vọng ngược chiều nên chỉ khi nào tỷ giá biến động với biên độ dao động lớn thì việc thực hiện giao dịch quyền lựa chọn mới kỳ vọng mang lại hiệu quả. Vì phí giao dịch của ngân hàng luôn biến động khoảng trên dưới 1% giá trị thực hiện, mà như trên đã đề cập, sự biến động giảm giá của VND so với USD từ đầu năm đến tháng 3 năm 2003 chỉ có 0,33% thìchưa nhiều(từ năm 2003-2007, mỗi năm chỉ biến động khoảng 0.5%, chỉ trong năm 2008, tỷgiá mới bắt đầu có biến động lớn hơn, xấp xỉ 3%) nên rõ ràng việc doanh nghiệp mua quyền chọn chưa trở thành một nhu cầu bức thiết, chưa kể tỷ giá USD/VND chỉ có tăng (VND mất giá) chứ không giảm mấy, chỉ có vài đợt giảm nhưng rất nhẹ. Chỉ có các đồng ngoại tệ như USD, EUR, GBP, JPY, . . . mới có biên độ gidao động lớn.

Về mặt pháp lý, hiện chỉ có văn bản của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thực hiện thí điểm hợp đồng quyền chọn. Các cơ quan khác như Bộ Công thương, Bộ tài chính (Tổng cục thuế) chưa có những văn bản làm rõ, xác nhận nghiệp vụ này như một hoạt động kinh doanh tài chính của doanh nghiệp. Việc này có thể gây khó khăn khi doanh nghiệp ghi nhận chi phí, nhất là trong trường hợp không thực hiện quyền chọn. Việc không có các văn bản của các cơ quan khác điều chỉnh nghiệp vụ này còn gây cản ngại tâm lý cho các doanh nghiệp nhà nước, chứ vấn đề không nằm ở kiến thức, sự hiểu biết về nghiệp vụ giao dịch hối đoái này.

2.2.3.3. Nguyên nhân


Hiện nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc dù đã triển khai nghiệp vụ quyền chọn nhưng không có giao dịch. Trong khi đó trên thế giới các


95


nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừabảo hiểm rủi ro tỷ giá như kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD, còn ở việc ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểmphòng ngừa rủi ro tỷ giá vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Một là, thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng.


Đây là vấn đề cốt lõi, vì trước đây tỷ giá USD/VND thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá Ngân hàng Nhà nước công bố, khách hàng không quan tâm tới vấn đề phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, sang năm 2007 và đầu năm 2008, thị trường chứng kiến sự biến động và đảo chiều mạnh mẽ của VND so với đồng Đô la Mỹ, tỷ giá USD/VND giảm xuống giao dịch tại mức sàn. Nguyên nhân là do lượng lớn ngoại tệ từ các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiều hối đổ vào các NHTM làm xuất hiện dư thừa ngoại tệ do mất cân đối cung cầu. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề rủi ro tỷ giá, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành thuỷ sản, dệt may, cà phê... và các ngành sản xuất, xuất khẩu khác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm tới phòng chống rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình.

Hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam đều phải vay ngoại tệ hàng trăm triệu USD hoặc EUR để đầu tư vào các dự án lớn, các doanh nghiệp này sau khi vay ngoại tệ thường bán số ngoại tệ này chuyển sang VND để tiến hành hoạt động đầu tư dự án, đến kỳ trả nợ họ phải mua lại số ngoại tệ đó bằng VND. Trong thời gian tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, rõ ràng sẽ có sự biến động về cả lãi suất cho vay và cả tỷ giá hối đoái. Nếu sử dụng công cụ phái sinh như hoán đổi lãi suất hoặc công cụ kỳ hạn hay quyền chọn về ngoại tệ thì các doanh nghiệp sẽ phòng ngừa được rủi ro lãi suất trong trường hợp nếu lãi suất vay là thả nổi và khi lãi suất thị trường đã tăng lên như hiện nay hoặc phòng ngừa được rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ có xu hướng giảm xuống vào thời điểm doanh nghiệp bán ngoại tệ.


96


Hai là, thiếu cơ sở pháp lý.


Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn tiền tệ, quyền chọn vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của Ngân hàng Nhà nước là Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003. Mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía Ngân hàng Nhà nước. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.

Các quy định về pháp lý về cách xác định trạng thái ngoại tệ chưa hoàn thiện gây rủi ro te giá. Như chúng ta đã biết, các giao dịch liên quan đến sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái ngoại tệ. Trong hoạt động kinh doanh của NHTM không chỉ các giao dịch mua bán mới làm phát sinh trạng thái ngoại tệ mà còn rất nhiều giao dịch khác nữa. Ở Việt Nam, khi tính trạng thái ngoại tệ cuối ngày, các NHTM mới chỉ xét đến trạng thái ngoại tệ được hình thành do các giao dịch mua bán ngoại tệ của ngân hàngangà mà chưa tính đến thu và chi phí trả lãi phát sinh từ các tài sản có, tài sản nợ sinh lời bằng ngoại tệ; thu và chi phí dịch vụ bằng ngoại tệ…Chính vì vậy, trạng thái ngoại tệ mà các ngân hàng tính toán dựa trên doanh số mua bán ngoại tệ chưa phản ánh đúng thực chất khả năng rủi ro của ngân hàng.

Ba là,chế tỷ giá hiện nay chưa phản ánh được quy luật cung cầu trên


Formatted: Font: Italic

Formatted: Indent: Left: 0", First line: 0.39",

thị trường


Right: 0", Space Before: 6 pt, After: 6 pt, Picture bulleted + Level: 1 + Aligned at: 0.75"

+ Tab after: 1" + Indent at: 1", Tab stops: 0.25", Left + 0.59", Left

Formatted: Bullets and Numbering


97


Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Chính phủ để điều hành chính sách tiền tệ (Pháp lệnh Ngoại hối). Theo đó, tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước được thiết lập trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tỷ giá bình quân này được công bố hàng ngày. Tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của NHTM được xác định dựa trên tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhưng không được vượt quá biên độ dao động +-0,5% (2007) và đến nay mới nâng lên +-3% (từ tháng 11/2008).. Với cách tính này Ngân hàng nhà nước khống chế được sự biến động thất thường của tỷ giá. Tuy nhiên, hạn chế của nó là tỷ giá không phản ánh đúng cung cầu tiền tệ trên thị trường làm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng ngượng ép giả tạo. Ngân hàng nhà nước sẽ phải giảm dần, tiến đến loại bỏ các biện pháp điều tiết tỷ giá mang tính hành chính như khống chế tỷ giá kỳ hạn, giới hạn phí hoán đổi tiền tệ, hạn chế biên độ trong xác định tỷ giá kinh doanh … để tạo điều kiện cho các NHTM kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường và quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Nói cách khác, tỷ giá được thả nổi và hoàn toàn được xác định dựa trên cung cầu tiền tệ, Ngân hàng nhà nước không nên áp đặt trực tiếp lên tỷ giá mà chỉ được quyền tác động gián tiếp đến tỷ giá thông qua các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

Ba ốn là, thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh.


Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp. Thực tế có nhiều NHTM được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Đối với các doanh nghiệp thì việc hiểu biết các công cụ phái sinh để phòng chống rủi ro còn nhiều hạn chế.

Năm Bốn là, giá của hợp đồng quyền chọn còn khá cao, Formatted: Font: Italic


98


So với các hình thức bảo hiểm tỷ giá khác ví dụ như hợp đồng kỳ hạn thì hợp đồng quyền chọn khách hàng phải trả ngay phí cũng khá cao nên khách hàng thấy không hấp dẫn, trong khi lợi ích thì chưa thấy ngay, vì vậy đây cũng là một khó khăn cho các ngân hàng trong việc thu hút khách hàng sử dụng nghiệp vụ quyền chọn này.

Từ những lý luận cơ bản của Chương 1, sang Chương 2, người viết đi sâu nghiên cứu tình hình triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ ở một số Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Từ tình hình thực tế triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, dựa vào bối cảnh kinh tế - tài chính của Việt Nam hiện nay, hành lang pháp lý và chính sách của Nhà nước, người viết đưa ra những đánh giá về những thuận lợi khó khăn của các ngân hàng thương mại Việt Nam khi triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ. Qua đó, người viết nhận thấy, để phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ cần phải có sự phối hợp của tất cả các chủ thể như các cơ quan quản lý Nhà nước mà cụ thể là Ngân hàng Nhà nước, một số Bộ, ngành liên quan, các doanh nghiệp và đặc biệt là sự nỗ lực mạnh mẽ của các Ngân hàng thương mại trong việc phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ.


99‌


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN

3.1.1. Tình hình hoạt động của thị trường quyền chọn trên thế giới


Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 sự liên kết giữa các NHTM và các thị trường tài chính khổng lồ phát triển nhanh và mạnh mẽ ở Anh và Mỹ. Trọng tâm của sự phát triển này là các công cụ tài chính phái sinh: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hơp đồng hoán đổi. Nhờ những công cụ này đã tạo ra một phương thức phân tán rủi ro có hiệu quả cao và tiện lợi đối với tài sản nợ của các công ty: các tài sản trong bảng kết toán hoặc đơn giản là những cam kết tài chính chưa thực hiện trở thành những tài sản có giá trị ở hiện tại. Bên cạnh tính linh họat của công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tài chính các ngân hàng thường dựa vào giá được thiết lập từ các công cụ phái sinh để định giá các sản phẩm giao dịch trong lĩnh vực ngân hàng.

Cuối năm 1997, tại Mỹ các danh mục đầu tư ngân hàng đã đưa ra một giá trị ước tính về các công cụ phái sinh khoảng 26 ngàn tỷ USD lớn gấp 5 lần giá trị những bảng kết toán của ngân hàng. Trong đó khoảng 2/3 là các hợp đồng dựa vào lãi suất và 1/3 là hợp đồng dựa trên tỷ giá hối đoái. Trong vòng 6 năm từ 1991-1997 số lượng các công cụ phái sinh đã gia tăng một cách nhanh chóng. So với năm cơ sở tổng giá trị các công cụ phái sinh tăng khoảng 244%. Các công cụ phái sinh hầu hết tập trung vào các ngân hàng lớn. Riêng tám NHTM lớn đã chiếm khoảng 95% tổng khối lượng ước tính của các công cụ phái sinh trong toàn hệ thống ngân hàng Mỹ [5]. Các ngân hàng lớn sử dụng 90% các công cụ phái sinh mà họ nắm giữ cho các mục đích giao dịch. Còn các NHTM nhỏ thì xu hướng của họ là sử dụng các


100


công cụ phái sinh để giảm thiểu rủi ro về lãi suất và tỷ giá cho bản thân ngân hàng và khách hàng của mình.

Theo số liệu điều tra công bố của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) tại thời điểm tháng tư hàng năm giai đoạn 1995-2007, hoạt động thị trường các công cụ phái sinh và ngoại hối thế giới được phản ánh tại các bảng 3.1, bảng 3.2, bảng 3.3.

Bảng 3.1: Doanh số hoạt động ngoại hối và hoạt động phái sinh ngoại hối của thế giới giai đoạn 1995 -2007 *(giá trị trung bình ngày)


Đơn vị tính: tỷ USD


STT

Chỉ tiêu

1995

1998

2001

2004

2007


I


Thị trường ngoại hối truyền thống


1190


1490


1200


1880


3210



Doanh số giao dịch giao ngay


494


568


837


621


1005



Doanh số giao dịch kỳ hạn


97


129


131


208


362



Doanh số giao dịch hoán đổi


546


734


656


944


1714


II


Thị trường ngoại hối phái sinh


200


375


575


1220


2090


Giao dịch kỳ hạn và hoán đổi ngoại hối


129


229


460


854


1468



Hoán đổi tiền tệ


4


10


7


21


80



Giao dịch quyền chọn


41


87


60


117


212



Các giao dịch khác


1


0


0


2


0


III

Các giao dịch phái sinh mua bán ngoại hối


1221


1382


2198


4547


6173



Hợp đồng tiền tệ


17


11


10


23


72



Hợp đồng lãi suất


1204


1371


2188


4524


6101

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 13

Nguồn: [5]


*giá trị trung bình ngàyFormatted: Font: 12 pt, Not Bold, Italic



101


Số liệu tại biểu số chỉ ra rằng thị trường ngoại hối truyền thống năm 2007 tăng với tốc độ nhanh so với năm 2004 – khoảng 71%. Hoạt động của thị trường phái sinh cũng tiếp tục mở rộng với tốc độ tăng đáng kể. Tại thời điểm tháng 4/2007 giá trị các hợp đồng ngoại hối phái sinh đã lên tới 2090 tỷ USD cũng tăng hơn tại thời điểm này năm 2004 tới 71%. Doanh số giao dịch của các công cụ phái sinh đều tăng. Các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn được sử dụng là chủ yếu.

Doanh số trung bình ngày về hoạt động của thị trường ngoại hối truyền thống và thị trường phái sinh tại một số thị trường tài chính phát triển có thể xem số liệu tại Bảng số 3.2 và Bảng số 3.3.

Bảng 3.2: Hoạt động của thị trường ngoại hối truyền thống

2001

2004

2007

Thị trường

Tỷ USD

%

Thị trường

Tỷ USD

%

Thị trường

Tỷ USD

%

1. Anh

504

31.2

1. Anh

753

31

1. Anh

1359

43.1

2. Mỹ

254

15.7

2. Mỹ

461

19

2. Mỹ

664

16.6

3. Nhật

147

9.1

3. Nhật

199

8.3

3. Thụy Sỹ

242

6.1

4. Singapore

101

6.2

4. Singapore

125

5.2

4. Nhật Bản

238

6

5. Đức

88

5.5

5. Đức

118

4.9

5. Singapore

231

5.8

6. Thụy Sỹ

71

4.4

6. Hongkong

102

4.2

6. Hongkong

175

4.4

7. Hongkong

67

4.1

7. Úc

81

3.4

7. Úc

170

4.2

8. Úc

52

3.2

8. Thụy Sỹ

79

3.3

8. Pháp

120

3

9. Pháp

48

3

9. Pháp

64

2.7

9. Đức

99

2.5

10. Canada

42

2.6

10. Canada

54

2.2

10.Đan mạch

86

2.2

Tổng số

1374

85

Tổng số

2036

85

Tổng số

3384

93.9

Toàn cầu*

1200

100

Toàn cầu*

1200

1880

Toàn

cầu*

3210

100


Nguồn: [5]


Formatted Table




Formatted: Font: 12 pt, Italic

Formatted: Font: 12 pt, Italic

Formatted: Right, Indent: First line: 0.39", Right: 0", Space Before: 6 pt, After: 6 pt, Tab stops: 0.59", Left

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí