Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Tệ Của Nhtmcpctvn


(iii) Năng lực của cán bộ trong lĩnh vực hoạt động ngoại tệ tại NHTMCPCTVN còn han chế do hầu hết các cán bộ của Phòng KDNT đều chưa được đào tạo chuyên nghiệp về hoạt động KDNT, một số được chuyển từ các ngân hàng khác, một số được điều động từ chi nhánh. Do đó chưa có kinh nghiệm trong KDNT. Nghiệp vụ KDNT nói chung và nghiệp vụ phái sinh nói riêng trong đó có quyền chọn tiền tệ trên thị trường ngoại hối quốc tế rất khó và phức tạp, yêu cầu kiến thức kinh tế tổng hợp và các kỹ năng khác rất cao, đòi hỏi các cán bộ kinh doanh phải được đào tạo chuyên nghiệp nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, về ngôn ngữ hoạt động, về các nguyên tắc thống nhất trong giao dịch, về biện pháp quản lý và hạn chế rủi ro, về sử dụng máy tính và khai thác phân tích, xử lý thông tin... như thế nào để có thể tận dụng cơ hội thu được lợi nhuận một cách tối đa. Song, thực tế các cán bộ KDNT ngay tại Phòng KDNT - NHTMCPCTVN hầu hết đều chưa được đào tạo về nghiệp vụ này một cách đầy đủ, chủ yếu mới chỉ được đào tạo ở mức rất cơ bản về các nghiệp vụ KDNT, còn lại đa phần là tự học, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, thỉnh thoảng mới được tham gia hội thảo tại một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài, song thời gian rất ngắn nên hiệu quả còn thấp.

(iv) Ký kết các hợp đồng ISDA với các Ngân hàng đối tác nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Tính đến nay, NHTMCPCTVN đã ký được 2 hợp đồng ISDA với Ngân hàng UFJ Singapore và Natixis Paris. Nghiệp vụ quyền chọn chỉ thực hiện được khi hợp đồng ISDA được ký kết, vì vậy việc gặp khó khăn trong đàm phán và ký kết hợp đồng này cũng khiến cho nghiệp vụ quyền chọn khó có thể phát triển được. Để ký được một hợp đồng ISDA, NHTMCPCTVN phải thuê nhà tư vấn luật và mất nhiều tháng để đàm phán hợp đồng. Tuy nhiên, chi phí để thuê luật sư là rất cao, tính theo giờ và nhân lực của các phòng ban liên quan phải làm nhiều công việc kiêm nghiệm nên thời gian nghiên cứu hợp đồng chưa nhiều. Đây cũng là một nguyên nhân giải thích tại sao mà đến thời điểm này chưa ký được thêm hợp đồng ISDA với đối tác nước ngoài.

Tóm lại, trong thời gian qua, mặc dù NHTMCPCTVN đã đạt được những kết quả nhất định trong các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh nói chung và nghiệp vụ quyền chọn nói riêng, so với nhiều Ngân hàng thương mại khác (Ngân hàng Ngoại thương,các Ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và một


số Ngân hàng TMCP như ACB, Eximbank…), các sản phẩm dịch vụ về ngoại tệ của NHTMCPCTVN còn những hạn chế về cả phương diện khách quan và chủ quan cần phải khắc phục để các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh trong đó có quyền chọn ngoại tệ phát triển hơn nữa và hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của NHTMCPCTVN và các cấp ngành liên quan trong việc hoàn thiện các điều kiện pháp lý, cơ sở hạ tầng kinh tế, nghiệp vụ và công nghệ.


CHƯƠNG III‌‌

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN

TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTMCPCTVN

Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 10

Diễn biến kinh tế cuối năm 2010 cho thấy, tình hình kinh tế trong và ngoài nước diễn biến phức tạp. Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) dường như chưa thoát ra khỏi vấn đề “nợ quốc gia” trong ngắn hạn và có nguy cơ lan rộng. Kinh tế Mỹ cũng khó phục hồi mạnh mẽ từ sau khủng hoảng tài chính 2008 mà vẫn cần chính sách nới lỏng như giữ lãi suất thấp và cần một chính sách nới lỏng định lượng... Kinh tế Châu Á cũng vẫn còn nhiều thách thức do nhu cầu bên ngoài suy giảm...

Các điều chỉnh chính sách vĩ mô của Nhà nước nếu phù hợp và cẩn trọng sẽ hỗ trợ cho khu vực ngân hàng phát triển bền vững và hạn chế rủi ro tương ứng. Các điều chỉnh trung hạn cho thấy, Việt Nam đang hướng tới sự ổn định, cân đối hơn. Điều này thể hiện trong định hướng kinh tế - xã hội năm 2011-2015, các chỉ tiêu kinh tế thiên về lấy ổn định là chính, một số chỉ tiêu liên quan đã giảm đáng kể: tăng trưởng kinh tế là 7-7.5%, vốn đầu tư toàn xã hội là 40% GDP, lạm phát 7%..., thâm hụt ngân sách nhà nước trung bình 5%. Các mục tiêu tăng trưởng trong năm 2011 và những năm tiếp theo cho ta rất nhiều thông điệp về sự điều chỉnh hợp lý vĩ mô hỗ trợ cho khu vực ngân hàng.

Trong bối cảnh đó, ban lãnh đạo NHTMCPCTVN đã thống nhất định hướng của ngân hàng trong thời gian tới tiếp tục bám sát mục tiêu chung của cả nước và của ngành Ngân hàng, thực hiện khai tác tốt những nhân tố nội tại để hướng tới kinh doanh: “ an toàn, hiệu quả, bền vững và hiện đại”.

Định hướng hoạt động chung của NHTMCPCTVN


- Xây dựng và phát triển NHCT thành một Tập đoàn tài chính ngân hàng chủ lực và hiện đại, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, an toàn, bền vững, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, mở rộng và phát triển mạnh các dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ tại Việt nam.

-Tiếp tục tăng trưởng nguồn vốn là 20%, trong đó nguồn trong nước là quyết định, nguồn vốn ngoài nước là quan trọng.

- Tăng trưởng cho vay và đầu tư là 20%, trong đó:


- Tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại: củng cố và tăng cường quan hệ đại lý, mở rộng và phát triển hoạt động KDNT và thanh toán quốc tế, khai thác nguồn vốn ngoại tệ bằng nhiều kênh khác nhau.

- Tiếp tục thực hiện chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, phát triển các dịch vụ ngân hàng hội nhập với hoạt động ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

- Phát triển công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật và kiến thức về pháp luật, mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước, các tổ chức quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ về nguồn vốn của các dự án.

- Tiếp tục thực hiện công tác chấn chỉnh hoạt động ngân hàng, kiện toàn bộ máy tổ chức, sửa đổi, hoàn chỉnh các cơ chế chính sách trong hệ thống, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Về biện pháp thu hút khách hàng:


Cung cấp sản phẩm: Đảm bảo cân đối và chủ động về nguồn vốn VND và ngoại tệ, có các hình thức tín dụng, đầu tư, dịch vụ thích hợp, đáp ứng được các nhu cầu khách hàng một cách tối đa và hiệu quả.

Chất lượng phục vụ: Trên cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ về kỹ thuật nghiệp vụ, thái độ phục vụ, phong cách giao tiếp, xây dựng các quy trình


nghiệp vụ đảm bảo thông suốt nhanh chóng thuận tiện phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Ngoài ra còn áp dụng một số biện pháp có liên quan tới công nghệ ngân hàng, lãi suất và phí dịch vụ, lựa chọn tập trung nguồn lực phục vụ...

Định hướng phát triển hoạt động KDNT


Trên cơ sở định hướng phát triển chung của NHTMCPCTVN, Ban lãnh đạo đã hoạch định hướng phát triển hoạt động KDNT như sau:

- Mở rộng và phát triển hoạt động KDNT ở thị trường trong nước và quốc tế, trong đó tập trung nghiên cứu, phát triển các nghiệp vụ phái sinh trong KDNT như: Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ và tương lai tiền tệ và các nghiệp vụ cấu trúc...

Đảm bảo cung cấp cho thị trường nói chung và khách hàng của NHTMCPCTVN nói riêng những công cụ hữu hiệu mới để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong bối cảnh thị trường ngoại hối luôn biến động phức tạp.

Trên cơ sở đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ mà hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác phát triển, góp phần giữ và thu hút thêm các khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng, tăng trưởng dư nợ lành mạnh... tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.

Thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại, NHTMCPCTVN phải góp phần cùng với NHNN thực hiện tốt chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ.

- Đổi mới cơ cấu tổ chức hoạt động KDNT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT trên thị trường ngoại hối quốc tế. Tận dụng các cơ hội tốt để tăng thêm lợi nhuận cho bản thân ngân hàng, xây dựng cơ chế quản lý và phòng ngừa rủi ro hối đoái, nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế của NHCT ở trong và ngoài nước.


3.2.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NHTMCPCTVN‌

Phát triển nghiệp vụ mới là một nội dung vô cùng quan trọng trong chiến lược sản phẩm dịch vụ của mỗi ngân hàng. Bởi nghiệp vụ mới sẽ làm đa dạng hơn danh mục sản phẩm kinh doanh, giúp ngân hàng thoả mãn được nhu cầu mới phát sinh của khách hàng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh, tăng vị thế, uy tín và hình ảnh của ngân hàng trên thị trường.

Các giải pháp được đề xuất dưới đây căn cứ vào việc phân tích thực trạng nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN trong thời gian qua và định hướng phát triển hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN trong thời gian tới.

3.2.1.Nhóm giải pháp vĩ mô


3.2.1.1 Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh

(i) Hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam, hướng theo thông lệ, Chuẩn mực Quốc tế.

Khi các nghiệp vụ mua/ bán/ giao dịch về công cụ tài chính phái sinh ở quy mô lớn, khi các biến số cơ sở dao động mạnh, mức độ sai lệch của số liệu kế toán sẽ lớn và hậu quả xấu có thể không tính được đối với bản thân doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế. Một trong những vấn đề cấp bách tạo điều kiện để hội nhập Quốc tế về lĩnh vực tài chính- ngân hàng nói chung, để thị trường công cụ phái sinh hoạt động có hiệu quả là hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam, hướng theo thông lệ, Chuẩn mực Quốc tế. Trong những năm gần đây, Bộ Tài chính đã chuyển đổi gần như đầy đủ các chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) thành các chuẩn mực kế toán VN (VAS). Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 6/11/2009 hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính.Thông tư 210 có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam với thế giới và nâng cao tính minh bạch của báo cáo tài chính. Nó cũng minh chứng cho cam kết của Việt Nam từng bước tiến tới áp dụng tất cả các chuẩn mực kế toán quốc tế. Cả


người sử dụng và người lập báo cáo tài chính sẽ được hưởng lợi từ việc thực hiện Thông tư 210, mặc dù người lập báo cáo tài chính gặp nhiều thách thức và khó khăn trong giai đoạn đầu.

Tính đến thời điểm thông tư này được ban hành, các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) về công cụ tài chính gồm có: IAS 32 - Công cụ tài chính: Trình bày; IAS 39 - Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị; Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) số 7 - Công cụ tài chính: Thuyết minh. Ba chuẩn mực này (gọi chung là các IAS về công cụ tài chính) được coi là nằm trong nhóm các chuẩn mực khó, phức tạp và có ảnh hưởng sâu rộng nhất tới các đơn vị trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Thông tư 210 ra đời, nhưng mới chỉ bao gồm IAS 32 và IFRS 7, mà chưa có IAS 39 (Đào Thanh Tùng 2011). Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, ảnh hưởng của các chuẩn mực trên là rất đáng kể, do khoảng hơn 90% tổng tài sản của các tổ chức tín dụng là tài sản tài chính. Cụ thể, theo Chuẩn mực Kế toán quốc tế số 32 và 39, phương pháp xác định giá trị các công cụ tài chính là theo giá hợp lý hoặc chiết khấu dòng tiền, chứ không phải theo giá gốc hay giá thực tế mua/bán ban đầu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để áp dụng bổ sung Chuẩn mực kế toán 39 là rất cần thiết.

Đối với các TCTD, năm 2006, sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận, NHNN đã ban hành chế độ kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) (thể hiện ở Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006 của Thống đốc NHNN; Công văn số 7404/NHNN-KTTC ngày 29/08/2006 của NHNN). Theo đó, các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ ghi nhận lần đầu theo giá trị giao dịch, tiếp theo thường xuyên được đánh giá lại, ghi nhận trên sổ sách kế toán theo hoặc gần đúng theo giá trị hợp lý thị trường; đồng thời kết quả (lãi/ lỗ) của TCTD được xác định hợp lý, hạn chế bớt tình trạng lãi giả, lỗ thật hoặc lãi thật, lỗ giả. Tiếp đến, với Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN về Chế độ báo cáo tài chính đối với các TCTD, việc công bố thông tin về công cụ tài chính phái sinh trên báo cáo tài chính của các TCTD đã ở mức đầy đủ, chi tiết cần thiết cho những ai quan tâm. Chế độ báo cáo này gần như quán triệt tuyệt đối các chỉ tiêu cần công bố theo thông lệ Quốc tế về trình bày báo cáo tài


chính các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự. Đáng lưu ý là các thông tin sau: Loại công cụ tài chính phái sinh được mua/ bán; quy mô mua/ bán; giá trị ròng về tài sản/ công nợ theo giá trị hợp lý thị trường của các công cụ tài chính phái sinh; mức độ các loại rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro giá cả khác hiện có (Nguyễn Thị Thanh Hương 2008)

Đối với các doanh nghiệp, khi mua/ bán công cụ tài chính phái sinh thì ghi nhận như thế nào? Theo quy định tại khoản 1, Điều 7 của Luật kế toán về Nguyên tắc kế toán: "Giá trị tài sản được tính theo giá gốc...", và nguyên tắc này được cụ thể hóa bằng các quy định tại Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), tuy nhiên chưa có hướng dẫn trực tiếp về xử lý kế toán, về trình bày chỉ tiêu tài chính có liên quan trên báo cáo tài chính đối với các nghiệp vụ mua/ bán/ giao dịch công cụ tài chính phái sinh. Nếu vận dụng các quy định hiện hành, quy trình xử lý kế toán tại doanh nghiệp như sau: khi doanh nghiệp mua tài sản là công cụ tài chính phái sinh, doanh nghiệp sẽ ghi nhận theo giá gốc; quá trình nắm giữ, nếu giảm giá có thể trích lập dự phòng rủi ro; khi bán/ tất toán công cụ tài chính phái sinh, chênh lệch giữa giá bán và giá trị đang ghi sổ kế toán, doanh nghiệp sẽ được ghi thu khác/ ghi chi khác. Việc xử lý kế toán như vậy về công cụ tài chính nói chung, về công cụ tài chính phái sinh nói riêng không phù hợp với thông lệ kế toán Quốc tế. Tất yếu của vấn đề, kết quả kinh doanh của năm sẽ không xác định được hợp lý do chưa quán triệt được các nguyên tắc kế toán như "dồn tích", "thận trọng", "phù hợp" ... Những chỉ tiêu tài chính về công cụ tài chính cần phải trình bày trên báo cáo tài chính doanh nghiệp để cung cấp thông tin cho đối tác, cho người đầu tư, cho cơ quan quản lý... cũng chưa có (Nguyễn Thị Thanh Hương 2008). Chẳng hạn, doanh nghiệp mua một hợp đồng phái sinh trị giá 1 tỷ đồng và bút toán ghi sổ 1 tỷ đồng nhưng ngày mai, ngày kia, giá trị "hàng hóa" đã mua chỉ còn 800 triệu đồng hoặc lên 1,5 tỷ đồng thì sổ sách kế toán vẫn chỉ thể hiện 1 tỷ đồng. Thực tế này đã không những không phản ánh hết giá trị thực trong hệ thống sổ sách kế toán mà còn là kẽ hở của tình trạng "lãi giả, lỗ thật" và ngược lại trong báo cáo kế toán của doanh nghiệp.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí