Đường Lãi/lỗ Của Mua Quyền Chọn Mua (Buy A Call)


Đầu cơ kiếm chênh lệch lãi suất


Trong trường hợp tỷ giá swap yết không nhất quán với tỷ giá giao ngay và lãi suất hiện hành trên thị trường thì ngân hàng có thể tận dụng cơ hội để kinh doanh chênh lệch lãi suất không chịu rủi ro.

Ví dụ: Các thông số trên thị trường: Spot rate S(USD/SGD) = 1,8240 – 1,8250; tỷ giá swap 3 tháng = 207 – 190; lãi suất USD 3 tháng= 8,5 – 8,625%/năm; lãi suất SGD 3 tháng= 4,0 – 4,25%. Đột ngột Fed công bố tăng lãi suất chiết khấu USD, mức lãi suất của Eurodollar đã tăng lên 9,0 - 9,125%, trong khi tỷ giá giao ngay và tỷ giá hoán đổi kỳ hạn 3 tháng USD/SGD vẫn chưa thay đổi. Ngân hàng đã sử dụng giao dịch swap để kiếm lợi nhuận.

Bảng 1.5: Quy trình kinh doanh chênh lệch lãi suất thông qua giao dịch Swap



Ngày giá trị


Giao dịch

Luồng tiền CF

Tỷ giá (Lãi suất)

SGD

USD


Hôm nay

1. Đi vay SGD

+1,8245


4,25%

2. Vế mua Spot USD

-1,8245

+1

1,8245

3. Đi gửi USD thời hạn 3 tháng


-1

9,00%

4. Luồng tiền ròng

0

0


Luồng tiền ròng cuối ngày

0

0



3tháng sau

5. Nhận gốc và lãi bằng USD


+1,0225


6. Vế bán Forward USD

+1,844385

-1,0225

1,8038

7. Hoàn trả gốc và lãi bằng VND

- 1,843885



Luồng tiền ròng cuối ngày

+ 0,0005



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 4


Kéo dài thời hạn hợp đồng


Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ được ứng dụng trong trường hợp các ngân hàng muốn kéo dài thời hạn hợp đồng, trong trường hợp là hợp đồng giao ngay hoặc hợp đồng kỳ hạn khi đến hạn hợp đồng mà ngân hàng không có đủ một ngoại tệ nào đó để thanh toán.


Ví dụ: Ngày 1/3/2010 là ngày đến hạn hợp đồng, ngân hàng phải trả giả sử 3 triệu USD và nhận về 2 triệu EUR như đã thỏa thuận trong hợp đồng nhưng tại thời điểm đó ngân hàng chưa có đủ 3 triệu USD thì ngân hàng có thể làm ngay một giao dịch Swap để kéo dài thời hạn hợp đồng, đến 5/3/2010 chẳng hạn. Giao dịch swap đó như sau: ngân hàng bán giao ngay 2 triệu EUR và mua kỳ hạn 2 triệu EUR trong thời hạn 5 ngày. Vậy là đến 5/3/2010, ngân hàng có thể đã có đủ USD để trả cho đối tác. Trường hợp này có thể còn mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nếu tỷ giá EUR/USD tăng mạnh.


1.2.2.3 Nghiệp vụ quyền chọn

Nghiệp vụ quyền chọn là giao dịch trong đó người mua (buyer/holder) có quyền chứ không có nghĩa vụ mua hay bán một số lượng đồng tiền này lấy đồng tiền khác tại một tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian xác định. Người bán (seller/writer) có trách nhiệm thực hiện giao dịch nếu người mua muốn như vậy vào ngày đến hạn.

Ứng dụng của nghiệp vụ quyền chọn

Bảo hiểm rủi ro tỷ giá


Ví dụ: Một doanh nghiệp xuất khẩu dự kiến trong tháng tới sẽ thu về một khoản ngoại tệ là 100.000 EUR, và họ cũng dự đoán trong thời gian tới tỷ giá EUR/USD trên thị trường có khả năng sụt giảm mạnh. Để bảo vệ giá trị đồng vốn và hưởng lợi từ việc dự đoán tỷ giá này, doanh nghiệp có thể:

1. Ký hợp đồng bán EUR có kỳ hạn cho ngân hàng. Trong trường hợp này, cho dù vào ngày đáo hạn tỷ giá đồng EUR có tăng hay giảm bao nhiêu thì doanh nghiệp vẫn phải bán cho ngân hàng với giá đã cam kết trong hợp đồng.

2. Hoặc ký hợp đồng quyền chọn bán EUR cho ngân hàng hôm nay (17/02/2010) với tỷ giá EUR/USD là 1,0900 (tỷ giá đặt bán). Thời hạn một tháng (ngày đáo hạn 17/03/2010).

Tới ngày 17/03/2010 sẽ xảy ra 1 trong 2 trường hợp:


- Tỷ giá EUR/USD trên thị trường là 1,1200 cao hơn tỷ giá đặt bán, doanh nghiệp có quyền không thực hiện hợp đồng đã ký kết với ngân hàng mà bán 100.000 EUR


để lấy 112.000 USD theo giá thị trường vì họ đã có quyền lựa chọn bán hay không bán theo giá đã ký kết trong hợp đồng.

- Tỷ giá EUR/USD giảm mạnh còn 1,0500, doanh nghiệp được quyền bán cho ngân hàng 100.000 EUR lấy 109.000 USD theo tỷ gia đã ký kết trong hợp đồng Option. Nếu không có hợp đồng Option thì với 100.000 EUR, họ chỉ có thể bán theo tỷ giá spot 1,0500, thấp hơn 4.000 USD so với tỷ giá đặt bán trong hợp đồng Option.

Công cụ đầu cơ


Khi các nhà đầu cơ chắc chắn về sự biến động mạnh của tỷ giá trong tương lai, họ sẽ thực hiện giao dịch quyền chọn. Vì ưu điểm của giao dịch là quyền chọn là quyền thực hiện chứ không phải nghĩa vụ phải thực hiện, nên thua lỗ tối đa đối với nhà đầu cơ chỉ là phí mua hợp đồng quyền chọn. Đây là điểm khác biệt hẳn so với đầu cơ giao ngay hoặc kỳ hạn vì nhà đầu cơ đã phát sinh trạng thái ngoại tệ và buộc phải xử lý khi tỷ giá biến động bất lợi. Trong trường hợp đầu cơ bằng quyền chọn, nhà đầu cơ có quyền không thực hiện quyền và chịu thua lỗ bằng phí giao dịch, tuy nhiên nếu tỷ giá biến động có lợi thì lợi nhuận lại rất lớn và không bị giới hạn gì. Chính vì tính đầu cơ lớn trong công cụ này mà thị trường thứ cấp của nó gồm việc mua bán quyền chọn mua và quyền chọn bán rất phát triển.

1.2.2.4 Nghiệp vụ tương lai

Nghiệp vụ tương lai ngoại hối là thoả thuận giữa người mua và người bán về việc trao đổi một loại ngoại tệ nhất định vào một ngày cố định trong tương lai tại một mức tỷ giá được xác định trước. Mua một hợp đồng tương lai ngoại hối nghĩa là phòng ngừa đối với tỷ giá tương lai giữa hai đồng tiền.

Ứng dụng của nghiệp vụ tương lai


Bảo hiểm rủi ro tỷ giá


Quy tắc chung là nghiệp vụ tương lai phải được chọn sao cho bất cứ khi nào trạng thái ban đầu / cơ sở phát sinh lỗ thì hợp đồng tương lai tạo ra dòng tiền dương để bù đắp. Nghiệp vụ tương lai thường chỉ được các nhà kinh doanh tiền tệ dùng để tự bảo hiểm hay đầu cơ. Các công ty xuất nhập khẩu không ưa chuộng loại giao dịch này vì số tiền và kỳ hạn rất khó khớp với tiêu chuẩn của hợp đồng tương lai


cũng như việc thanh toán tiền hàng ngày làm khó khăn cho việc tính toán dòng tiền trong tương lai. Tuy vậy, giao dịch tương lai trong một số trường hợp sử dụng để bảo hiểm rủi ro tỷ giá tỏ ra rất linh hoạt, thậm chí còn hơn giao dịch kỳ hạn vì giao dịch tương lai có khối lượng giao dịch lớn và rủi ro được phòng ngừa bằng các khoản ký quỹ ngoại tệ, rủi ro thì gắn với các sở giao dịch và có thể kết thúc hợp đồng trước hạn. Ví dụ: Ngân hàng X biết rằng trong vòng 6 tháng tới sẽ phải mua 20 triệu USD để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Giả định rằng tỷ giá spot USD trong tương lai sẽ tăng cao, USD/VND = 20000, như vậy ngân hàng X có thể mua hợp đồng tương lai USD với tỷ giá USD/VND = 19800. Như vậy khi tỷ giá tăng ngân hàng X vẫn vẫn mua được USD với giá 19800, tuy nhiên nếu tỷ giá không tăng như dự đoán thì Ngân hàng X có thể kết thúc hợp đồng trước hạn bằng cách bán lại cho sở giao dịch.

Công cụ đầu cơ tỷ giá


Trong nhiều trường hợp nghiệp vụ tương lai tỏ ra là một công cụ đầu cơ tỷ giá hiệu quả vì các ưu điểm mà nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi không có. Thật vậy, trong nghiệp vụ tương lai khối lượng giao dịch rất lớn, trong khi chi phí giao dịch thấp hơn (ví dụ: chi phí nghiệp vụ kỳ hạn có spread là 10 điểm, thì ứng với giá trị hợp đồng kỳ hạn là $100000 có chi phí là $100; trong khi đó, một hợp đồng tương lai cũng có giá trị $100000 nhưng chi phí giao dịch thông thường chỉ từ $20 đến

$40), hơn nữa có thể nhận ngay khoản lãi phát sinh từng ngày và đặc biệt là có cơ chế cho phép thanh toán hợp đồng trước khi đáo hạn nên có thể hủy ngang hợp đồng nếu tỷ giá biến động bất lợi. Hơn nữa, trong nghiệp vụ tương lai có thể bán khống (short selling), nghĩa là ngân hàng có thể đặt lệnh bán một lượng ngoại tệ nào đó mà thực chất là mình không có, sau đó có thể đặt lệnh mua số ngoại tệ đó sau.

Mỗi nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động KDNT có những ứng dụng khác nhau nhưng tựu chung là để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản thu, đầu tư bằng ngoại tệ của khách hàng. Trong đó, nghiệp vụ quyền chọn là công cụ bảo hiểm rủi ro rất ưu việt.


1.3 NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN‌‌

Nghiệp vụ quyền chọn là một trong những nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá rất linh hoạt trong hoạt động KDNT, mặc dù chỉ bỏ ra một số tiền nhỏ (phí mua quyền chọn), đổi lại sẽ có cơ hội kiếm lãi không hạn chế, thông qua việc sử dụng quyền chọn giúp cho các doanh nghiệp và ngay cả các NHTM hạn chế được những rủi ro về biến động tỷ giá bất lợi.

1.3.1 Quyền chọn mua (Call), quyền chọn bán (Put)

Quyền chọn mua (Call option) là quyền mà không phải là nghĩa vụ mua một đồng tiền. Quyền chọn mua tạo ra một giới hạn trên đối với tỷ giá hối đoái và vì vậy nó được dùng để bảo hiểm rủi ro đối với dòng ngoại tệ ra (outflows).

Mua quyền chọn mua (Buy a call option): Người mua (holder) quyền chọn mua sẽ có quyền mà không phải là nghĩa vụ mua một số lượng ngoại tệ nhất định với tỷ giá xác định ngay khi ký hợp đồng (Strike price) vào ngày một ngày cố định trong tương lai.


Lãi

Lãi

E

S

Lỗ = Phí

-P

Lỗ

E+ P


Hình 1.1: Đường lãi/lỗ của mua quyền chọn mua (Buy a Call)


Trong đó:


S: Tỷ giá giao ngay khi đáo hạn

E: Tỷ giá thực hiện

P: Phí (giá) mua quyền chọn

Người mua sẽ phải trả một khoản phí P (premium) để có quyền thực hiện hay không thực hiện hợp đồng khi đáo hạn. Đến ngày đáo hạn, nếu tỷ giá giao ngay lớn


hơn tỷ giá thực hiện (S > E). Trong trường hợp này người mua sẽ thực hiện hợp đồng quyền chọn. Khi tỷ giá tăng, người mua sẽ có lợi nhuận không hạn chế. Ngược lại, nếu tỷ giá giao ngay nhỏ hơn tỷ giá thực hiện (S < E), thì người mua sẽ không thực hiện quyền chọn nữa mà mua trực tiếp trên thị trường. Số tiền lỗ tối đa trong trường hợp này là số phí (P) đã trả để mua quyền chọn.

Bán quyền chọn mua (Sell a call option): Khi bán quyền chọn mua, người bán sẽ phải có nghĩa vụ bán một số lượng ngoại tệ nhất định với tỷ giá xác định ngay khi ký hợp đồng vào ngày một ngày cố định trong tương lai khi người mua yêu cầu thực hiện hợp đồng.


Lãi


S

E E+P

P


Hình 1.2: Đường lãi/lỗ của bán quyền chọn mua (Sell a Call)


Khi bán quyền chọn mua, người bán sẽ nhận được một khoản phí (P) từ người mua. Đối với người bán quyền chọn, lợi nhuận thu được tối đa là mức phí (P), còn mức lỗ là không hạn chế.

Quyền chọn bán (Put option) là quyền mà không phải là nghĩa vụ bán một đồng tiền. Quyền chọn bán tạo ra một giới hạn dưới đối với tỷ giá hối đoái và vì vậy nó được dùng để bảo hiểm rủi ro đối với dòng ngoại tệ chạy vào (Inflows).

Mua quyền chọn bán (Buy a put option): Người mua quyền chọn bán sẽ có quyền mà không phải là nghĩa vụ bán một số lượng ngoại tệ nhất định với tỷ giá xác định ngay khi ký hợp đồng (Strike price) vào ngày một ngày cố định trong tương lai.


E

S

E-P

-P

Lỗ

Lãi


Hình 1.3: Đường lãi/lỗ của mua quyền chọn bán (Buy a Put)


Khi đáo hạn, nếu tỷ giá giao ngay lớn hơn tỷ giá thực hiện (S > E), thì người mua sẽ không thực hiện quyền chọn nữa mà bán trực tiếp trên thị trường. Số tiền lỗ trong trường hợp này là số phí (P) đã trả để mua quyền chọn. Ngược lại, nếu tỷ giá giao ngay nhỏ hơn tỷ giá thực hiện (S < E). Trường hợp này người mua sẽ thực hiện hợp đồng quyền chọn và mức lãi sẽ không bị hạn chế.

Bán quyền chọn bán (Sell a put option): Người bán quyền chọn bán sẽ phải có nghĩa vụ mua một số lượng ngoại tệ nhất định với tỷ giá thực hiện vào ngày cố định trong tương lai khi người mua yêu cầu thực hiện hợp đồng.


Lãi


S

E-P E

-P


Lỗ


Hình 1.4: Đường lãi/lỗ của bán quyền chọn bán (Sell a Put)


Tương tự như trên, khi bán quyền chọn bán, người bán sẽ nhận được một khoản phí (P) từ người mua. Đối với người bán quyền chọn, lợi nhuận thu được tối đa là mức phí (P), còn mức lỗ là không hạn chế.


1.3.2 Hình thức nghiệp vụ quyền chọn‌

Hiện nay có hai kiểu quyền chọn:


Quyền chọn kiểu Mỹ (American Option), theo đó người mua có quyền yêu cầu người bán thực hiện hợp đồng quyền chọn bất kỳ lúc nào trong thời hạn của hợp đồng.

Quyền chọn kiểu Châu Âu (European Option), theo đó người mua chỉ được yêu cầu người bán thực hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đến hạn.

Ngày nay, hợp đồng quyền chọn được giao dịch cả trên thị trường phi tập trung (Over – The – Counter) và các sở giao dịch (Exchange – Traded).


1.3.3 Tỷ giá quyền chọn (Exercise / Strike price)

Thực hiện hợp đồng quyền chọn (Exercise), nếu như người mua quyền chọn quyết định thực hiện hợp đồng quyền chọn đã ký kết với người bán, thì người mua phải thông báo cho người bán về quyết định của mình.

Giá thực hiện (Exercise hay Strike price): là tỷ giá được xác định tại thời điểm lập hợp đồng quyền chọn.

Tỷ giá này thường được xác định sát với tỷ giá giao ngay hoặc tỷ giá kỳ hạn trên thị trường tại thời điểm đó, hoặc ở mức tỷ giá bất kỳ nào đó mà người mua cho rằng có khả năng (xác suất) lớn nhất có thể xảy ra trong tương lai. Ví dụ: nếu tỷ giá kỳ hạn EUR/USD tại thời điểm ký kết hợp đồng quyền lựa chọn là 1,3390.

Người mua quyền chọn mua EUR/USD với tỷ giá thực hiện là 1,3350 thì được gọi là In the money option. Ngược lại, trường hợp người mua quyền lựa chọn mua EUR/USD với tỷ giá 1,3450 thì được gọi là Out of the money option, cuối cùng là loại quyền lựa chọn At the money option, nghĩa là người mua quyền lựa chọn mua EUR/USD với tỷ giá đúng bằng tỷ giá kỳ hạn là 1,3390 USD.


1.3.4 Phí quyền chọn (Premium)

Phí quyền chọn (Option Premium): Là giá người mua phải trả để có quyền thực hiện hay không thực hiện quyền chọn. Phí quyền chọn phải là khoản tiền hợp lý, sao cho đủ bù đắp rủi ro xét từ góc độ người bán và không bị quá đắt xét từ góc độ người mua. Phí quyền chọn là một khoản tiền không truy đòi, và thông thường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023