Doanh Số Giao Dịch Kỳ Hạn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Vn Giai Đoạn 2006 – 2010


QĐ 648/2004/QĐ-NHNN

Từ 3 ngày đến 365 ngày đối với giao dịch giữa đồng VND và các ngoại tệ

Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn giữa các ngoại tệ với nhau do các bên tự thỏa thuận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Trước tháng 5/2004, đối với giao dịch giữa VND và USD mức tỷ giá áp dụng cho từng thời hạn tối đa không vượt quá mức trần tỷ giá giao ngay tại thời điểm ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi cộng với mức gia tăng cho phép quy định đối với từng kỳ hạn như sau:

Bảng 2.5 Quy định về tỷ giá giao dịch kỳ hạn USD/VND



Kỳ hạn

Mức gia tăng

7 ngày- 30 ngày

0.50%

31 ngày- 60 ngày

1.20%

61 ngày - 90 ngày

1.50%

91 ngày - 180 ngày

2.50%


USD

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Phí giao dịch do NHNN quy định: tối đa 1000000 VND và tối thiểu là 2


Tuy nhiên, kể từ ngày 28/05/2004, với quyết định 648/2004/QĐ-NHNN,

Ngân hàng nhà nước đã quy định rõ không được thu phí KDNT và cũng không áp dụng phương pháp tính giá luỹ tiến như trên nữa mà sử dụng công thức căn cứ vào chênh lệch lãi suất. Điều đó có nghĩa là tỷ giá kỳ hạn giữa đồng USD và đồng VND không vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở: (i) tỷ giá giao ngay vào ngày ký kết hợp đồng; (ii) mức chênh lệch giữa lãi suất cơ bản của đồng VND tính theo năm và lãi suất mục tiêu USD do Cục dự trữ Liên Bang Mỹ công bố; (iii) kỳ hạn của hợp đồng. Như vậy có thể thấy việc xác định tỷ giá ở nước ta đã phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế hơn.

Hiện tại, NHNN có công văn số 7404/NHNN-KTTC ngày 29/8/2007 để hướng dẫn hạch toán các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ. Theo đó, việc hạch toán kế toán các nghiệp vụ phái sinh được tuân thủ theo hướng dẫn tại công văn này. Tuy nhiên, do còn những hạn chế trong việc thực hiện công văn này nên tháng 10 năm


2010, Bộ tài chính đã xây dựng dự thảo Thông tư về Hướng dẫn kế toán công cụ tài chính phái sinh và đến thời điểm hiện tại vẫn đang xin góp ý của các tổ chức, ban ngành liên quan để hoàn thiện.

Tình hình thực hiện nghiệp vụ kỳ hạn

Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn chưa thực sự phát triển trong hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN. Thật vậy, có thể thấy trong biểu đồ hình 2.3, doanh số mua bán ngoại tệ kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất thấp, khoảng hơn 3% trên tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2010 của NHTMCPCTVN. Con số này cho thấy rằng mặc dù nghiệp vụ kỳ hạn đã được triển khai từ những ngày đầu phát triển hoạt động KDNT của ngân hàng nhưng thực sự vẫn chưa đến được với khách hàng; hay nói cách khác là khách hàng vẫn chưa nhận thức được những ứng dụng của sản phẩm này để có thể bảo hiểm rủi ro cho các khoản thu nhập hay đầu tư bằng ngoại tệ của mình. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khách quan nữa là do tập quán thị trường ngoại hối Việt Nam, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay vẫn chiếm ngôi vị độc tôn trong nhiều năm qua mà điều nay không dễ thay đổi trong một sớm một chiều.


Hình 2 3 Doanh số giao dịch kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN giai đoạn 1


Hình 2.3: Doanh số giao dịch kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN giai đoạn 2006 – 2010

Từ đồ thị 2.3, có thể thấy rằng giao dịch kỳ hạn tăng dần qua các năm. Năm 2008, doanh số mua bán ngoại tệ kỳ hạn tăng cao nhất vì tỷ giá năm 2008 biến động


vô cùng phức tạp. Thật vậy, năm 2008 đã chứng kiến những biến động đảo chiều mạnh mẽ của tỷ giá USD/VND. Nếu trong quý I, USD liên tục giảm giá so với VND thì từ đầu quý II, tỷ giá USD/VND có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại và tăng mạnh liên tục từ cuối tháng 5 và đạt đỉnh điểm tại thời điểm giữa tháng 6. Sau khi NHNN đã thực hiện các biện pháp can thiệp đồng bộ và quyết liệt vào thị trường ngoại hối, tỷ giá đã sụt giảm và bình ổn trở lại trước khi lại dậy sóng trong đợt tháng 10 và tháng 11. Nguyên nhân chính dẫn tới những diễn biến phức tạp của tỷ giá trong năm 2008 chính là: sự tham gia của các dòng tiền “nóng” của đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), và đặc biệt là tâm lý đầu cơ găm giữ ngoại tệ trong doanh nghiệp và dân cư. Dòng tiền FII đổ vào Việt nam trong quý I đã khiến cung ngoại tệ dư thừa góp phần đẩy tỷ giá USD/VND liên tục giảm. Trong khi đó chính sự tháo lui của dòng tiền này khỏi Việt nam trong thời điểm tháng 5, tháng 6 và tháng 10, tháng 11 lại là nguyên nhân tạo sức ép lên tình trạng căng thẳng nguồn ngoại tệ, đẩy tỷ giá tăng cao đột biến. Cùng với dòng vốn FII, tâm lý đầu cơ là nguyên nhân xuyên suốt trong những biến động tỷ giá năm 2008. Đầu năm tâm lý dự đoán tỷ giá USD/VND sẽ giảm khiến doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ chuyển đổi ra VND phục vụ sản xuất kinh doanh, và doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu vay ngoại tệ thanh toán hàng nhập thay vì mua ngoại tệ càng làm thị trường ngoại hối dư thừa ngoại tệ. Chính tâm lý đầu cơ găm giữ ngoại tệ chờ tỷ giá tăng tại thời điểm tháng 5, tháng 6 lại làm các doanh nghiệp tăng nhu cầu mua ngoại tệ thanh toán các khoản nợ vay trước hạn và chuẩn bị nguồn ngoại tệ thanh toán LC sắp đến hạn đã khiến nguồn ngoại tệ ngày càng thiếu hụt. Vì vậy nên doanh nghiệp thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá và cũng là để chuẩn bị nguồn ngoại tệ cần cho thanh toán trong tương lai khi dự đoán cung ngoại tệ sẽ trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, năm 2009 áp lực tỷ giá cũng được giảm bớt so với năm 2008, nhập siêu năm 2009 là 12 tỷ USD giảm đáng kể so với năm 2008, nên doanh số giao dịch mua bán kỳ hạn có giảm nhưng sau đó lại tăng nhẹ trong năm 2010.


2.2.2.2 Nghiệp vụ hoán đổi

Các quy định pháp lý liên quan đến giao dịch hoán đổi

Tại Việt Nam, từ khi có Quyết định số 203/QĐ/NHNN13 ngày 20/09/1994 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại


tệ liên ngân hàng; Quyết định số 430/1997/ QĐ/NHNN13 ngày 24/12/1997 của Thống đốc NHNN về việc thực hiện giao dịch hoán đổi giữa NHNN với các NHTM; Quyết định số 17/1998/QĐ/NHNN7 của Thống đốc NHNN ngày 10/01/1998 kèm theo quy chế giao dịch ngoại hối thì nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối đã thực sự có ý nghĩa trên thị trường ngoại hối.

Trong thực tế, các tổ chức kinh tế thường nảy sinh trường hợp: (i) ở cùng một thời điểm đang tạm thời dư thừa một đồng tiền này nhưng lại thiếu hụt đồng tiền khác. Thông qua giao dịch Swap có thể cân đối nguồn vốn đó và tiết kiệm chi phí cho tổ chức; (ii) xử lý điều chỉnh các hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn: kéo dài thời hạn hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn, thanh toán trước hoặc sau một phần hay toàn bộ giá trị hợp đồng kỳ hạn…

Lợi thế của hoán đổi ở chỗ:

Hai bên tham gia hoán đổi ngoại hối đều thoả mãn được nhu cầu về đồng tiền mà mình cần mà không phải đi vay trên thị trường tiền tệ.

Hai bên đều có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau về trách nhiệm, nếu một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia cũng hành động như vậy. Sự ràng buộc này làm họ không lo về rủi ro không hoàn trả nợ.

Hai bên sẽ linh hoạt hơn trong việc xử lý điều chỉnh các hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn đã ký trước đó.

Đồng tiền hoán đổi thường diễn ra: ngoại tệ với nội tệ hay hoán đổi hai loại ngoại tệ với nhau. Việc hoán đổi có thể được thực hiện giữa khách hàng với NHTM, giữa NHTM với nhau hoặc giữa NHTM với NHNN.

Việc ban hành quy chế về giao dịch hoán đổi ngoại tệ thực sự là cần thiết và có ý nghĩa. Xuất phát từ nhu cầu giao dịch hoán đổi của ngân hàng nhằm đáp ứng kịp thời cho khách hàng cũng như cân đối ngoại tệ cho chính bản thân ngân hàng. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi trong thời gian qua tuy có tăng nhưng còn rất hạn chế và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ của phòng KDNT- NHTMCPCTVN.


Tình hình thực hiện nghiệp vụ hoán đổi


700


600

Triệu USD

500


400


300


200

100


0

2006 2007 2008 2009 2010


Hình 2.4: Doanh số giao dịch hoán đổi tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN giai đoạn 2006 - 2010

Từ đồ thị 2.4 ta thấy rằng doanh số giao dịch hoán đổi tại NHTMCPCTVN tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2006 – 2010 và đạt mức đỉnh trong năm 2009. Thật vậy, năm 2009, thị trường ngoại tệ căng thẳng liên tục và kéo dài suốt gần một năm do mất cân đối cung cầu ngoại tệ. Lý do chính là 4 nguồn cung ngoại tệ chủ yếu của đất nước cùng đồng thời suy giảm: Xuất khẩu giảm khoảng 12%; Kiều hối cũng giảm khoảng hơn 20%; vốn đầu tư nước ngoài giảm và nguồn thu từ xuất khẩu lao động cũng giảm. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố hàng ngày trong suốt thời gian dài hầu như được gìm giữ ổn định quá lâu, không sát với diễn biến thực tế cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Chênh lệch giá USD giữa thị trường chính thức và thị trường tự do thường xuyên ở mức 500 đồng/1 USD. Đặc biệt vào những ngày của tháng 11/2009, chênh lệch này đã lên tới mức đỉnh điểm là 2000 đồng/1USD. Chính vì mức chênh lệch rất lớn này mà các NHTM rất khó mua được ngoại tệ theo mức giá quy định từ các doanh nghiệp xuất khẩu. Thanh khoản của thị trường ngoại tệ rất kém. Các tổ chức và cá nhân có ngoại tệ không muốn bán cho NH với tỷ giá chính thức. Hầu hết các NHTM luôn khan hiếm ngoại tệ, không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán trả nợ vay ngoại tệ hoặc các nhu cầu nhập khẩu khác của khách hàng. Do vậy, hiện tượng phải “lách” để mua bán ngoại tệ vượt trần biên


độ diễn ra phổ biến trong xã hội dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên trong năm 2009, cũng đã 2 lần NHNN phải điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND: ngày 24/3/2009 NHNN điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ ± 3% lên ± 5% (tức là giá USD được điều chỉnh tăng hơn 300 đồng). Ngày 26/11/2009 NHNN tiếp tục điều chỉnh thông qua việc tăng tỷ giá bình quân liên NH thêm 5,4% so với ngày 25/11/2009 đồng thời hạ biên độ tỷ giá từ ±5% xuống còn ±3%. Tính tổng thể lần điều chỉnh thứ 2 tỷ giá USD/VND đã tăng 3,4% (tức giá USD tăng hơn 600 đồng). So với giá USD cuối năm 2008 (17486) thì tỷ giá USD hiện tại mà các NHTM đang giao dịch (18480) đã tăng gần 1000 đồng/1 USD (+ 5,67%). Tuy nhiên, sau mỗi lần điều chỉnh như vậy, tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố hàng ngày lại được duy trì hầu như không thay đổi trong thời gian khá dài, do vậy tỷ giá USD được phép giao dịch tại các NHTM hầu như lại tiếp tục “đóng băng” không phù hợp với biến động cung cầu ngoại tệ thực tế trên thị trường. Trong khi đó, nguồn USD huy động của NHTM thì càng trở nên dồi dào do các NHTM tăng lãi suất huy động USD. Vậy là một nghịch lý đã xảy ra, USD huy động thì dư thừa còn USD để thanh toán thì thiếu trầm trọng, VND thì trở nên khan hiếm. Trước tình trạng đó, NHTMCPCTVN đã thực hiện rất nhiều giao dịch swap bán giao ngay, mua kỳ hạn lên đến 650 triệu USD với NHNN để đảm bảo có nguồn USD đáp ứng nhu cầu của khách hàng.


2.2.2.3 Nghiệp vụ quyền chọn

Các quy định pháp lý liên quan đến giao dịch quyền chọn

Theo quy định 1452/2004/QĐ-NHNN, nếu 1 tổ chức tín dụng muốn thực hiện giao dịch quyền chọn của một đồng ngoại tệ với VND thì phải xin phép NHNN Việt Nam. NHNN đã cho phép thực hiện thí điểm đối với NHTMCP Quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương (8/2005); NHTM cổ phần á Châu, NHĐT&PT, NHTMCP Kỹ thương, NHTMCP Quân đội (12/2005), nhưng doanh số về hoạt động này vẫn không đáng kể so với doanh số các hoạt động truyền thống.. Lí do là trường hợp giao dịch quyền chọn thì tổ chức tín dụng được chủ động giao dịch. Thủ tục xin phép thực hiện giao dịch quyền chọn yêu cầu tổ chức tín dụng phải có quy trình giao dịch cụ thể, chặt chẽ, phải có biện pháp kiểm soát rủi ro phát sinh. Điều này đòi hỏi tổ chức tín dụng trước hết phải có một hệ thống chương trình quản trị rủi ro hỗ trợ vì những công thức toán học liên quan đến tính giá quyền chọn rất phức tạp,


phương pháp cân bằng trạng thái quyền chọn cũng không phải dễ thực hiện nếu chỉ tính toán bằng những biện pháp thủ công.

Tình hình thực hiện nghiệp vụ quyền chọn

Tháng 8 năm 2009, Phòng KDNT đã chính thức triển khai nghiệp vụ quyền chọn. Tuy nhiên, doanh số hoạt động vẫn còn khá khiêm tốn chiếm 0,1% trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2010 do đây là một nghiệp vụ mới và rất phức tạp. Phòng KDNT đã ban hành Quy trình mã số QT.21.02 về giao dịch quyền chọn tiền tệ (theo quyết định 1677/QĐ-NHCT21 ngày 18/06/2009) và các văn bản hướng dẫn chi nhánh cách thực hiện giao dịch một cách chi tiết. Thời gian đầu triển khai, nghiệp vụ được thực hiện ở một số chi nhánh có nhiều khách hàng lớn với nguồn ngoại tệ dồi dào để giới thiệu và tư vấn để khách hàng có cái nhìn tổng quát về sản phẩm cũng như lợi ích của việc dùng option để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho những khoản ngoại tệ khổng lồ của họ.

Quy trình giao dịch quyền chọn tại phòng KDNT:


a. Vào ngày giao dịch


Bước 1: Chi nhánh thực hiện giao dịch với phòng KDNT


- Khi có nhu cầu mua quyền chọn tiền tệ, chi nhánh lập đề nghị mua quyền chọn tiền tệ theo Biểu mẫu QT.21.02/BM07 và fax về phòng KDNT NHTMCPCTVN.

Bước 2: Phòng KDNT xác nhận bán quyền chọn cho chi nhánh


- Nhận được bản fax của chi nhánh, phòng KDNT thông báo mức phí giao dịch quyền chọn cho chi nhánh. Sau khi phòng KDNT và chi nhánh thống nhất được mức phí quyền chọn. Phòng KDNT ký xác nhận bán quyền chọn tiền tệ và fax lại cho chi nhánh.

Bước 3: Giao dịch viên chuyển chứng từ giao dịch gốc cho bộ phận Back Office để hạch toán, lưu chứng từ và theo dõi thanh toán

- Giao dịch viên copy 1 bản chứng từ giao dịch để lưu, còn chứng từ gốc chuyển cho bộ phận Back Office để thực hiện hạch toán

Bước 4: Xử lý sai sót do kế toán viên chuyển trả lại (nếu có).


- Nếu giao dịch có sai sót và kế toán viên trả lại, Giao dịch viên sửa lại cho đúng và chuyển chứng từ cho lãnh đạo phê duyệt lại.

b. Vào ngày đến hạn của hợp đồng quyền chọn


Bước 1: Chi nhánh thông báo về việc thực hiện hay không thực hiện quyền chọn

- CN lập “Xác nhận không thực hiện hợp đồng Mua quyền chọn Mua/Bán tiền tệ” theo Biểu mẫu QT.21.02/BM08; hoặc “Xác nhận thực hiện hợp đồng Mua quyền chọn Mua tiền tệ” theo Biểu mẫu QT.21.02/BM09; “Xác nhận thực hiện hợp đồng Mua quyền chọn Bán tiền tệ” Biểu mẫu QT.21.02/BM10; fax về phòng KDNT NHCTVN.

Bước 2: Phòng KDNT xác nhận với chi nhánh


- Nhận được bản fax của chi nhánh, phòng KDNT - NHTMCPCTVN ký xác nhận trên “Xác nhận không thực hiện quyền chọn” hoặc “Xác nhận thực hiện quyền chọn” và fax lại cho chi nhánh.

Bước 3: Giao dịch viên chuyển chứng từ giao dịch cho bộ phận Back Office để hạch toán các bút toán phát sinh

- Giao dịch viên lưu một bản tại bộ phận KDNT, một bản chuyển bộ phận kế toán (có xác nhận giao nhận chứng từ).

Bước 4: Xử lý sai sót do kế toán viên chuyển trả lại (nếu có).


- Nếu giao dịch có sai sót và kế toán viên trả lại, Giao dịch viên sửa lại cho đúng và chuyển chứng từ cho lãnh đạo phê duyệt lại.

Giao dịch quyền chọn thực hiện tại NHTMCPCTVN chủ yếu là giao dịch quyền chọn kiểu Mỹ, vì khách hàng muốn chủ động trong việc thanh toán vào bất cứ thời điểm nào mà họ muốn. Cặp ngoại tệ mà phần lớn khách hàng giao dịch là EURUSD vì đồng EUR ngày càng phổ biến trong các giao dịch mua bán ngoại tệ. Khi giao dịch quyền chọn ngoại tệ với khách hàng, các chi nhánh NHTMCPCTVN có thể tham khảo dự báo biến động tỷ giá của phòng KDNT để lựa chọn tỷ giá thực hiện và các mức phí tương ứng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023