Trạng Thái Ngoại Tệ Và Rủi Ro Tỷ Giá Tiềm Tàng


ra được suôn sẻ, giúp cho sản xuất phát triển và góp phần thực hiện tốt chính sách vĩ mô của chính phủ.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tính toán được hiệu quả kinh tế đối ngoại, đồng thời cung cấp cho cho các doanh nghiệp công cụ để có thể hạn chế được rủi ro về biến động tỷ giá.

- Tăng quy mô hoạt động của NHTM thông qua việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, góp phần tăng trưởng dư nợ, hỗ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển, mở rộng các hoạt động dịch vụ ngân hàng, tạo khả năng tăng lợi nhuận, nâng cao thêm uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.

Qua phân tích trên chúng ta thấy được tính tất yếu của hoạt động KDNT của NHTM cũng như vai trò ngày càng quan trọng của nó trong hoạt động tổng thể của một NHTM trong nền kinh tế thị trường.


1.1.3 Rủi ro trong hoạt động KDNT của NHTM

Trong những năm gần đây, các nhà quản trị ngân hàng, các công ty đa quốc gia đang ngày càng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Rủi ro đó có thể phát sinh trong các hoạt động giao dịch ngoại hối, như cho vay ngoại tệ, phát hành các công cụ nợ bằng ngoại tệ, các khoản mất cân đối giữa tài sản nợ tài sản có ngoại tệ, và trong hoạt động KDNT…

Đối với mỗi loại ngoại tệ ở trạng thái trường (long position) hay trạng thái đoản (short position) đều phát sinh rủi ro tỷ giá khi tỷ giá trên thị trường thay đổi theo chiều hướng bất lợi. Đối với trạng thái dương (+), tỷ giá có xu hướng giảm sẽ làm phát sinh lỗ trên tài khoản ngoại tệ. Ngược lại đối với trạng thái âm (-), nếu tỷ giá tăng sẽ phát sinh lỗ.

Vì vậy, rủi ro tỷ giá được hiểu tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng sẽ phải gánh chịu khi có sự biến động về tỷ giá.(Nguyễn Hữu Sơn 2005)

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá là do mất cân đối về trạng thái ngoại tệ, tức là có sự chênh lệch giá trị tài sản và nguồn vốn ngoại tệ hoặc chênh lệch giữa doanh số mua và doanh số bán của mỗi đồng tiền nước ngoài.


Bảng 1.1: Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tiềm tàng


Trạng thái đầu ngày


DS mua trong ngày


DS bán trong ngày


Trạng thái cuối ngày


Rủi ro tỷ giá tiềm tàng


+200


+400


-350


+250

Trạng thái ngoại tệ trường:

- Lãi khi tỷ giá tăng

- Lỗ khi tỷ giá giảm


+250


+100


- 400


-50

Trạng thái ngoại tệ đoản:

- Lãi khi tỷ giá giảm

- Lỗ khi tỷ giá tăng


-50


+250


-200


0

Trạng thái ngoại tệ cân bằng:

- Không phát sinh lãi, lỗ khi tỷ giá tăng hay giảm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 3

Trên thị trường ngoại hối, các ngân hàng đóng vai trò như những người tạo lập thị trường (market makers) bằng việc kiếm lợi nhuận thông qua chào điểm chênh lệch giá mua – bán (bid – ask spread). Những nhà tạo lập thị trường thường cố gắng chuyển rủi ro từ một giao dịch ngoại hối sang cho một khách hàng khác. Ví dụ, một ngân hàng mua JPY từ một khách hàng, sẽ cố gắng bảo hiểm rủi ro bằng việc bán số JPY đó cho một khách hàng khác. Đôi khi ngân hàng đó nghĩ rằng JPY sẽ tăng giá trong khoảng thời gian vài giờ tới và quyết định đầu cơ, nghĩa là đợi cho đến khi JPY tăng giá sẽ bán cho khách hàng khác. Trong suốt thời gian một ngày, các nhà kinh doanh tiền tệ của ngân hàng luôn quản lý rủi ro theo cách phù hợp với nhận định ngắn hạn đối với từng loại ngoại tệ nhất định. Đến cuối ngày, những nhà kinh doanh tiền tệ này sẽ phải cố gắng cân bằng (square) trạng thái của ngân hàng.

Rủi ro tỷ giá tiềm tàng trong các hoạt động cơ bản sau:


- Rủi ro trong giao dịch: phát sinh từ việc mở một trạng thái ngoại tệ từ một nghĩa vụ tài chính hay thương mại mà nó vẫn chưa được thanh toán. Nếu trạng thái đó không được phòng ngừa rủi ro, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong khoảng thời gian từ khi cam kết đến khi thanh toán sẽ ảnh hưởng tới giá trị giao dịch khi được quy đổi bằng đồng nội tệ. Ví dụ như các cam kết về xuất, nhập khẩu, các khoản phải


thu và phải trả, các khoản cho vay bằng ngoại tệ, chuyển thu nhập từ nước ngoài về nước.

- Rủi ro chuyển đổi: bắt nguồn từ một trạng thái ngoại tệ đang mở trên bảng tổng kết tài sản của một ngân hàng. Rủi ro đó là do giá trị ròng của những tài sản và nguồn vốn chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi của tỷ giá hối đoái. Ví dụ, một ngân hàng quốc tế Mỹ muốn có sự ổn định trong hoạt động thanh toán tài chính của chi nhánh ngân hàng có trụ sở ở Nhật bản, ngân hàng quốc tế này muốn phòng ngừa rủi ro đối với số tiền phản ánh tài sản của chi nhánh ngân hàng này ít nhiều chịu ảnh hưởng của tỷ giá giữa USD và JPY.

- Rủi ro kinh tế hay rủi ro hoạt động: được xác định là do thay đổi của ngân hàng phát sinh từ những dao động bắt ngờ của tỷ giá hối đoái. Không giống với hai loại rủi ro trên, rủi ro loại này không phải do các hoạt động trong quá khứ cũng như trong hiện tại của ngân hàng mà do những triển vọng trong tương lai. Ví dụ như sự tăng giá của đồng USD so với JPY làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Mỹ đối với hàng hoá nhập khẩu của Nhật bản và vì thế làm tổn hại đến giá trị của công ty qua đó ảnh hưởng tới ngân hàng.

Như vậy, khi tham gia kinh doanh trên thị trường ngoại tệ ngân hàng luôn gặp phải rủi ro tỷ giá. Vì vậy vấn đề quản lý rủi ro buộc ngân hàng luôn có các công cụ phòng ngừa và hạn chế đến mức tối đa thiệt hại do rủi ro tỷ giá có thể gây ra bất kỳ lúc nào.

Do thị trường ngoại tệ ở Việt Nam đang phát triển ở mức độ còn thấp, chưa có các hoạt động đầu tư ra nước ngoài trực tiếp hay gián tiếp, nên rủi ro tỷ giá chủ yếu chỉ diễn ra ở hoạt động đầu tiên là rủi ro trong giao dịch.

Vì vậy, trong nội dung của luận văn chỉ đề cập tới rủi ro tỷ giá trong các hoạt động mua bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán các hợp đồng ngoại thương, trong mua bán ngoại tệ cho ngân hàng (hoặc khách hàng) để điều chỉnh trạng thái ngoại tệ, mua bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ kiếm lợi trong việc dự đoán về sự biến động của tỷ giá.


1.2 NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM‌‌

1.2.1 Khái niệm nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động KDNT

Nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động KDNT là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ dựa trên tỷ giá bắt nguồn từ tỷ giá giao ngay và mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền chứ không phải hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường (Nguyễn Văn Tiến 2005). Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên.

Nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động KDNT bao gồm:

Nghiệp vụ kỳ hạn – Forward transactions

Nghiệp vụ hoán đổi – Swap transactions

Nghiệp vụ tương lai – Future transactions

Nghiệp vụ quyền chọn – Option transactions


1.2.2 Các nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động KDNT của NHTM


1.2.2.1 Nghiệp vụ kỳ hạn

Nghiệp vụ kỳ hạn là nghiệp vụ mua, bán các đồng tiền khác nhau tại một thời điểm xác định trong tương lai theo tỷ giá đã thỏa thuận trước

Ứng dụng của nghiệp vụ kỳ hạn

Công cụ đầu cơ tỷ giá (Speculations)


Hoạt động đầu cơ không thể thiếu được trong kinh doanh tiền tệ và là một yếu tố giúp làm tăng tính thanh khoản của thị trường ngoại hối. Ở các quốc gia có thị trường ngoại hối kém phát triển chưa đủ điều kiện để áp dụng các nghiệp vụ phức tạp như tương lai hay quyền chọn, ban đầu có thể thực hiện đầu cơ thông qua nghiệp vụ kỳ hạn và nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối.


Hành vi đầu cơ tỷ giá là những hành vi mua bán ngoại tệ nhằm mục đích kiếm lời dựa trên sự biến động tỷ giá. Nhà đầu cơ dựa trên phán đoán thị trường và sẵn sàng chịu rủi ro. Các nhà kinh doanh có thể đầu cơ giá lên hoặc giá xuống.


Ví dụ: Một nhà kinh doanh A dự tính trong vòng 3 tháng tới tỷ giá USD/VND sẽ cao hơn tỷ giá kỳ hạn 3 tháng, có thể tiến hành đầu cơ bằng cách ngay ngày hôm nay ký một hợp đồng mua kỳ hạn USD sau đó tại thời điểm hợp đồng đáo hạn bán giao ngay USD. Vậy là, nhà kinh doanh A đã mua USD với tỷ giá thấp và bán USD với tỷ giá cao và phần chênh lệch là phần lãi mà A kiếm được. Đây là hành động đầu cơ giá lên. Ngược lại, khi dự đoán tỷ giá USD/VND trong 3 tháng tới thấp hơn tỷ giá USD/VND kỳ hạn 3 tháng, A sẽ ký hợp đồng bán kỳ hạn USD trong hôm nay và khi hợp đồng đến hạn sau 3 tháng A sẽ mua giao ngay USD và như vậy là do sự giảm tỷ giá USD/VND sau 3 tháng mà A đã thu được lãi từ hợp đồng kỳ hạn. Đây là hành động đầu cơ giá xuống.

Đầu cơ lãi suất có bảo hiểm (Cover Interest Arbitrage – CIA)


Là hoạt động vay một đồng tiền, chuyển đổi số tiền thu được sang một đồng tiền khác để đầu tư đồng tiền đó, sau đó đồng thời bán kỳ hạn đồng tiền đầu tư để lấy đồng tiền ban đầu (đồng tiền đi vay) và thu được một mức lợi nhuận chắc chắn, không có rủi ro.

Mục đích của hoạt động này là lợi dụng sự chênh lệch tạm thời tỷ giá giữa tỷ giá kỳ hạn và chênh lệch lãi suất dẫn đến chi phí vay thấp hơn kết quả đầu tư. CIA thể hiện mối quan hệ giữa các giao dịch trên TTNH và thị trường tiền tệ.

Ví dụ: Ngân hàng đi vay 10000 VND với lãi suất R1=8,98%, rồi mua giao ngay USD với tỷ giá SO = 20796, sau đó đem USD đi gửi trong thời hạn 3 tháng với lãi suất R2= 6,69%, đồng thời bán kỳ hạn gốc và lãi USD với tỷ giá FB= 20918. Quy trình thực hiện được thể hiện ở bảng sau:


Bảng 1.2:Quy trình đầu cơ lãi suất có bảo hiểm thông qua bảng luồng tiền


Thời điểm


Các giao dịch

Luồng tiền CF


Thông số

VND

USD


Hôm nay

1. Đi vay 10000 VND

+10000


R1=0,0898

2. Đi bán Spot 10000 VND

-10000

+0,4809

SO = 20796

3. Đi gửi USD thời hạn 3 tháng


-0,4809

R2=0,0669

4. Đi bán forward gốc và lãi USD



FB = 20918

Luồng tiền ròng cuối ngày

0

0



3

tháng sau

5. Nhận gốc và lãi bằng USD


+0,4889


6. Thanh lý hợp đồng forward

+10227

-0,4889

FB = 20918

7. Hoàn trả gốc và lãi bằng VND

- 10225



Luồng tiền ròng cuối ngày

+2

0


Qua bảng 1.2 ta thấy ngân hàng đầu cơ lãi suất có bảo hiểm 10000 VND thì thu được 2 VND mà không hề chịu rủi ro và cũng không cần bỏ vốn.

Bảo hiểm khoản chi phí nhập khẩu và khoản thu nhập xuất khẩu dự tính


Khi tỷ giá biến động tăng lên hay giảm xuống đều làm phát sinh rủi ro cho nhà nhập khẩu hay xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ giá biến động là một quy luật khách quan, điều đó cũng có nghĩa là các nhà kinh doanh không thể mong chờ vào việc tỷ giá ổn định để mình không gặp rủi ro mà họ phải áp dụng các công cụ để hạn chế hay bảo hiểm cho những rủi ro đó. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh nói chung và nghiệp vụ kỳ hạn là một công cụ đắc lực cho các nhà xuất nhập khẩu.

Ví dụ: Một nhà nhập khẩu Việt Nam phải thanh toán 1 triệu USD cho một nhà xuất khẩu Mỹ sau 3 tháng kể từ ngày 1/4/2010. Giả sử tỷ giá thị trường vào ngày 1/4/2010:

Tỷ giá giao ngay: USD/VND = 20000/20020

Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng: USD/VND = 20450/20470


Điểm kỳ hạn 3 tháng: USD/VND = 450

Điểm kỳ hạn 3 tháng ở đây có nghĩa là mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền khiến cho đồng USD tăng giá kỳ hạn so với VND

Bảng 1.3: Dùng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm khi tỷ giá biến động



Các trường hợp

giả thiết


Tỷ giá USD/VND vào ngày 1/7/2010

Chi phí nhập khẩu trong trường hợp không dùng hợp đồng kỳ hạn (tỷ

VND)


Chi phí nhập khẩu trong trường hợp dùng hợp đồng kỳ hạn (tỷ VND)

Trường hợp 1

19980 / 20000

20,00

20,47

Trường hợp 2

20450 / 20470

20,47

20,47

Trường hợp 3

20500 / 20520

20,52

20,47

Từ bảng 1.3 ta thấy khi không bảo hiểm tỷ giá, chi phí của người nhập khẩu biến đổi khi tỷ giá USD/VND biến đổi. Người nhập khẩu có thể chỉ phải bỏ ra chi phí thấp hơn khi tỷ giá thị trường cao hơn so với tỷ giá kỳ hạn (trường hợp3) nhưng cũng có thể chi phí đó cao hơn khi tỷ giá thị trường thấp hơn tỷ giá kỳ hạn (trường hợp 1). Còn nếu ký hợp đồng kỳ hạn thì người nhập khẩu luôn xác định được chi phí bỏ ra để mua hàng (ở đây là 20,47 tỷ VND) nhưng không hề được lợi hay rủi ro khi tỷ giá thị trường biến động so với tỷ giá kỳ hạn. Dễ dàng nhận thấy rằng qua nghiệp vụ kỳ hạn người nhập khẩu có thể loại bỏ được rủi ro tỷ giá và xác định trước được hiệu quả kinh doanh. Tương tự như vậy, người xuất khẩu có thể bán kỳ hạn khoản thu xuất khẩu để bảo hiểm rủi ro tỷ giá.


1.2.2.2 Nghiệp vụ hoán đổi

Nghiệp vụ hoán đổi là việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau.

Ứng dụng của nghiệp vụ hoán đổi

Một phương pháp tạo nguồn vốn


Chẳng hạn khách hàng có nhu cầu vay EUR của Ngân hàng A thời hạn 3 tháng. Cách đáp ứng thông thường là nguồn vốn huy động hoặc đi vay các ngân hàng khác để cho vay. Tuy nhiên nếu hiện tại Ngân hàng không có sẵn nguồn EUR, trong khi đó có sẵn các đồng tiền khác, ví dụ như USD thì có thể áp dụng Swap EUR/USD như sau: Mua EUR/USD giao ngay và bán kỳ hạn 3 tháng EUR/USD.


Nguồn EUR thu được từ giao dịch giao ngay sẽ được sử dụng để cho vay 3 tháng. Sau 3 tháng, nguồn EUR thu được về khoản cho vay sẽ dùng để thanh toán giao dịch bán kỳ hạn.

Ưu điểm của nghiệp vụ hoán đổi là đáp ứng nhanh chóng yêu cầu về vốn, là công cụ chủ động, có hiệu quả, mặt khác không tạo ra trạng thái ngoại hối.

Cân bằng trạng thái ngoại hối


Khi ngân hàng dư thừa hay thiếu hụt một đồng tiền nào đó thì ngân hàng phải xử lý trạng thái này sao cho hiệu quả để tránh rủi ro tỷ giá. Bằng cách sử dụng nghiệp vụ hoán đổi Ngân hàng có thể giải quyết được vấn đề này. Ta hãy phân tích ví dụ sau.

Ví dụ: Ngân hàng A dư thừa 1triệu USD và thiếu hụt 1 lượng CAD có giá trị đúng bằng 1 triệu USD, tỷ giá USD/CAD = 12000, ngân hàng A đã tiến hành giao dịch Swap, bán giao ngay 1 triệu USD, mua kỳ hạn đồng USD, như vậy là cân bằng trạng thái ngoại tệ.

Bảng 1.4: Trạng thái ngoại tệ sau khi thực hiện giao dịch swap



Giao dịch


Trạng thái ngoại tệ

Trạng thái thay đổi

USD

CAD

USD

CAD

Trạng thái đầu ngày

+

-

0

0

Vế Spot: Bán USD, mua CAD

-

+

-

+

Vế Forward: Bán CAD, mua USD



+

-

Trạng thái cuối ngày

0

0

0

0

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023