cứu về dạy học kiến thức SLTV, tác giả Nguyễn Vinh Hiển (2003) đưa ra quy trình gồm 5 bước và cho rằng cần kích thích óc tưởng tượng, sáng tạo của HS thông qua hoạt động nêu giả thuyết, thiết kế thí nghiệm trước khi các em tiến hành thí nghiệm kiểm tra, qua đó HS có thể thực hiện thí nghiệm một cách tích cực [27]. Tác giả Vũ Thị Minh Huệ (2012) khi đề cập đến “Thí nghiệm TH trong dạy học môn Sinh học THPT” đã đi sâu phân tích 2 loại bài thí nghiệm sử dụng trong dạy học là nghiên cứu và thực hành. Thí nghiệm nghiên cứu được biểu diễn theo logic nghiên cứu giúp HS rèn luyện và phát triển các kĩ năng khoa học; Thí nghiệm TH do HS tự tiến hành theo hướng dẫn của GV, thí nghiệm TH sử dụng để hình thành kiến thức mới gọi là thí nghiệm TH – nghiên cứu, hoặc sử dụng để hoàn thiện lý thuyết đã học và rèn luyện kĩ năng gọi là thí nghiệm TH – củng cố, do đó thí nghiệm TH cho phép HS đi sâu tìm hiểu các vấn đề cụ thể về cấu trúc, cơ chế Sinh học [34].
Thực hiện các bài tập thí nghiệm cũng là một trong các biện pháp dạy học TH theo hướng tích cực. Phan Đức Duy (2012) đã nhận định rõ bài tập thí nghiệm Sinh học là một trong những công cụ có vai trò rèn kĩ năng tư duy và phát triển các NL giải quyết vấn đề và nghiên cứu khoa học cho HS [22]. Cũng theo Phan Đức Duy, thông qua bài tập TH thí nghiệm có thể rèn các kĩ năng tư duy như: kĩ năng phân tích, so sánh, phán đoán, đồng thời giúp HS rèn luyện hoạt động thiết kế thí nghiệm[22]. Trần Thị Thắm – Phan Đức Duy (2015) đã tiếp tục đề xuất hướng đổi mới dạy học TH: Trên cơ sở thực tiễn dạy học TH các tác giả nhận thấy, việc đánh giá kĩ năng qua các bài TH còn thấp, chưa được các GV chú trọng; Phương pháp mà đa số các GV thực hiện khi tổ chức dạy bài TH là hướng dẫn HS quan sát và tiến hành theo các bước mà GV đã tiến hành trước. Các tác giả đã đề xuất một số biện pháp cải tiến dạy TH là: cấu trúc lại các bài TH theo hướng phát triển NL bằng cách phân loại các bài TH theo các kĩ năng thành phần cần đạt được, tổ chức dạy bài TH bằng hệ thống bài tập và tiến hành một số thực nghiệm sư phạm thu được kết quả khả quan [58].
Trong nghiên cứu của mình, các tác giả Nguyễn Văn Đính và Hoàng Thị
Kim Huyền (2016) đã thiết kế lại cấu trúc nội dung của chương IV “Sinh sản” Sinh học 11 thành một chủ đề dạy học, đồng thời đề xuất hướng tổ chức tăng cường hoạt động TH để giảm phần dạy học lý thuyết [24]. Với biện pháp này, các tác giả đã có thể tích cực hóa hoạt động dạy TH, đồng thời phát triển các kĩ năng khoa học cũng như NL nghiên cứu khoa học qua TH cho HS.
- Sử dụng TH thí nghiệm cũng đã được nghiên cứu trong các môn học khác ở trường phổ thông. Tác giả Vũ Bảo (1986) đã xây dựng quy trình dạy học TH Vật lí để tăng cường sự chủ động và tư duy độc lập của HS trong các giờ TH thí nghiệm, đặt HS vào tình huống có vấn đề trước khi TH thông qua việc đưa câu hỏi, các vấn đề cần suy nghĩ để HS chuẩn bị [6]. Đối với dạy TH môn Hóa học, tác giả Ngô Thị Ngọc Mai (2012) cũng đã đề xuất việc dạy học các thí nghiệm theo các bước tiến hành nghiên cứu: nêu giả thuyết, thực hiện đánh giá giả thuyết; thực hiện thí nghiệm theo cách phát hiện và giải quyết vấn đề [46]. Đồng thời, khi HS tiến hành thí nghiệm, tác giả lưu ý phát huy tính tích cực, chủ động của người học bằng cách GV chỉ cung cấp các mục tiêu và kiến thức liên quan đến thí nghiệm, sau đó yêu cầu người học tự thiết kế các phương án dự kiến sẽ tiến hành, tiếp đó là thực hiện thu thập dữ liệu và phân tích rút ra kết luận. Tác giả Nguyễn Quốc Vũ (2016) cũng đã tích hợp giữa bài giảng lí thuyết và TH môn Toán để phát triển NL sáng tạo cho sinh viên [75]
- Dạy học TH và nghiên cứu NLTH cũng đã được đề cập đến trong giáo dục dạy nghề. Tác giả Nguyễn Thị Linh (2016) nghiên cứu trên đối tượng sinh viên Sư phạm kĩ thuật, đã đưa ra biện pháp tăng cường các kĩ năng TH nghề thông qua việc tiến hành dạy TH để biểu hiện hành vi của NL thực hiện [42]. Các tác giả Phạm Thị Bình, Đỗ Thị Quỳnh Mai, Hà Thị Thoan (2016) đã chỉ ra được cấu trúc NLTH Hoá học gồm 4 NL thành phần tương ứng với tiến trình thực hiện bài TH thí nghiệm của HS, từ đó đưa ra quy trình xây dựng bài tập có nội dung TH thí nghiệm làm công cụ và biện pháp để rèn luyện và phát triển NLTH cho HS [4].
- Vũ Ánh Tuyết (2009) đã đưa ra một số biện pháp nâng cao NLTH Lịch sử cho HS, trong đó có biện pháp thiết kế và hướng dẫn HS làm bài tập lịch sử [67].
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển năng lực thực hành cho học sinh lớp 11 chuyên môn Sinh - 1
- Phát triển năng lực thực hành cho học sinh lớp 11 chuyên môn Sinh - 2
- Lược Sử Nghiên Cứu Về Thực Hành Và Phát Triển Năng Lực Thực Hành
- Năng Lực Thực Hành Sinh Học Cho Học Sinh Chuyên Sinh
- Nhận Thức Của Gv Và Hs Về Vai Trò Của Dạy Học Th Sinh Học Trong Chương Trình Chuyên
- Phân Tích Mục Tiêu, Nội Dung Chương Trình Sinh Học 11 Làm Cơ Sở Xây Dựng Và Tổ Chức Dạy Học Phát Triển Năng Lực Thực Hành Cho Học Sinh Chuyên Sinh
Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa làm rõ những vấn đề lí luận của từng biện pháp mà mới tiếp cận theo hướng làm rõ những kiến thức có liên quan trực tiếp đến từng biện pháp như khái niệm, ý nghĩa của từng biện pháp, từng hoạt động, các bước tiến hành và phân tích vai trò của các bước qua ví dụ cụ thể.
- Đối với môn Sinh học, Đỗ Thành Trung (2018) đề xuất cấu trúc NL dạy TH cho sinh viên gồm 3 NL thành phần trong đó có NLTH Sinh học. Tác giả đã phân tích các kĩ năng thành phần của NLTH Sinh học là các bước tiến hành của một bài TH bao gồm: xác định mục tiêu; chuẩn bị nguyên vật liệu và thiết bị thực hiện; thao tác tiến hành; thu thập dữ liệu, phân tích kết quả và rút ra kết luận [66]. Trương Xuân Cảnh (2015) đã chỉ ra được cấu trúc của NL thực nghiệm đối với HS trung học, trên cơ sở đó đề xuất quy trình xây dựng hệ thống các bài tập TH và tiến hành sử dụng các bài tập TH trong dạy học để rèn luyện và phát triển NL thực nghiệm cho HS[17]. Theo nghiên cứu này, NL thực nghiệm của HS trung học được tiếp cận là khả năng thiết kế các thí nghiệm để kiểm chứng và kiểm tra giả thuyết đã nêu ra. Đỗ Thị Loan (2018), cho rằng dạy học bằng thí nghiệm giúp người học hình thành kiến thức mới và tiếp cận được phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học[44]. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện thí nghiệm để ôn luyện và củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng TH thí nghiệm, tác giả đề xuất các bước thực hiện thí nghiệm để học kiến thức mới theo tiến trình nghiên cứu của các nhà khoa học từ đó nâng cao NL, rèn luyện tư duy khoa học của sinh viên.
Hơn nữa, các nghiên cứu thực tiễn cũng chỉ ra rằng, hoạt động dạy học TH nói chung ở các trường THPT chuyên hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thể hiện được vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển các NL đặc thù của HS chuyên. Nghiên cứu bước đầu cho thấy nguyên nhân là do các bài TH và dụng cụ thiết bị trong các nhà trường còn thiếu, chưa được quan tâm đầy đủ, đội ngũ GV cũng vẫn chú trọng dạy kiến thức thông qua các bài giảng lý thuyết mà chưa đầu tư dạy TH [147].
Tóm lại, qua nghiên cứu tổng quan về dạy học TH và phát triển NLTH Sinh học trong các tài liệu về giáo dục học cũng như dạy học bộ môn Sinh học đã làm rõ
một số nội dung sau đây:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa tích cực của dạy học TH thí nghiệm đối với quá trình dạy học và chỉ rõ phương pháp TH là một trong những phương pháp dạy học không thể thiếu được trong các nhà trường.
- Mục đích chính của dạy học TH là để gắn kiến thức lí luận với thực tiễn cuộc sống, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo học tập. Đối với Sinh học, do đặc trưng của kiến thức Sinh học và ưu thế bộ môn nên TH Sinh học còn là để bồi dưỡng các kĩ năng tư duy và khả năng sáng tạo,tinh thần say mê khoa học cho HS, phát hiện tri thức Sinh học từ việc TH thí nghiệm theo hướng nghiên cứu.
- Nêu ra được các phương thức TH và cách thức tổ chức dạy học TH ở hầu hết các môn học cho các đối tượng khác nhau. Các tài liệu cũng nghiên cứu các nội dung và biện pháp phát triển NL cho HS thông qua dạy học TH.
- Quy trình tổ chức các hoạt động TH thí nghiệm cũng được các nhà giáo dục học định hướng từ đơn giản đến phức tạp và dạy học TH giúp HS ngày càng tích cực, chủ động, dần tiếp cận với hoạt động thực nghiệm và nghiên cứu của các nhà khoa học.
- Khái niệm về NL, các biện pháp rèn luyện và phát triển NL cho người học đã được các tài liệu trong và ngoài nước đề cập và trình bày khá cụ thể. Các tài liệu hiện nay cũng đã nghiên cứu khá nhiều về rèn luyện các kĩ năng TH và một số biện pháp rèn luyện các kĩ năng TH cho người học ở một số lĩnh vực và cả môn Sinh học. Các hoạt động làm thí nghiệm, thực nghiệm và vai trò của chúng trong dạy học, cách tổ chức các hoạt động này cũng orc chú trọng đối với môn Sinh học từ THCS đến THPT và cả các sinh viên sư pham Sinh học, các hoạt động này liên quan chặt chẽ với hoạt động TH mà chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu.
Như vậy, những lí luận về TH trong dạy học nói chung, dạy học Sinh học nói riêng đã được trình bày khá rõ ràng. Nhưng cấu trúc, các yếu tố cấu thành, các biện pháp rèn luyên và công cụ đánh giá NLTH và NLTH Sinh học còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học. Những vấn đề có liên quan đến NLTH Sinh học cũng chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều điểm trống cần được nghiên cứu.
Kế thừa nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, đặc biệt là những nghiên cứu về cách tiếp cận dạy học phát triển NL, các hình thức và biện pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy học TH, xu hướng dạy học TH để HS thể cho thực hiện điều tra, thực nghiệm, nghiên cứu như các nhà khoa học, luận án tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lí luận thuộc nội hàm khái niệm NLTH Sinh học, xác định các thành phần NLTH Sinh học cũng như các kĩ năng TH cần rèn luyện đối với HS chuyên Sinh, từ đó tìm hiểu quy trình dạy học và các biện pháp để phát triển NLTH Sinh học cho HS chuyên Sinh, vận dụng cụ thể vào dạy học phần TH Sinh học cho HS chuyên lớp 11.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Các khái niệm làm cơ sở xây dựng NLTH Sinh học
1.2.1.1. Khái niệm năng lực
- Khái niệm NL được biện giải theo nhiều cách khác nhau. Theo DeSeCo (2002), “NL là sự kết hợp trong tư duy, kiến thức, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ” [1]. Năng lực chính là khả năng thực hiện hoặc hoàn thành một công việc cụ thể. Trong từ điển tiếng Anh [69], NL tương đương với các thuật ngữ “competence”, “ability”, “capability”,… Theo nghĩa của từ “Compentence” NL là “khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ/một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực chuyên môn nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động”.
- Xét về tâm lý học, “năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức”[144] (Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường
,(2006)).
- Trong chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo 2018, NL đã được định nghĩa như sau: “NL là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí” [13].
Trong phạm vi luận án này, khái niệm NL của Xavier Roegiers gần với hoạt động TH. Tác giả cho rằng, “NL là sự tích hợp các kĩ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết những vấn đề do tình huống này đặt ra” (1996) [76]. Theo khái niệm này, NL là chuỗi các hoạt động và tích hợp của 3 thành tố cơ bản là: nội dung, kĩ năng và tình huống. Mỗi vấn đề Sinh học là một nội dung được đưa ra trong bài TH như một tình huống cụ thể và HS sử dụng các kĩ năng TH để giải quyết vấn đề đó, từ đó HS hình thành được NLTH Sinh học.
1.2.1.2. Khái niệm thực hành, thực hành Sinh học
Khái niệm TH là một khái niệm cơ bản thường có trong các cuốn từ điển. Theo nghĩa tiếng Nga, thực hành (danh từ) “là một hoạt động của con người có áp dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất để tích lũy kinh nghiệm”. Trong từ điển tiếng Anh, “practise” là luyện tập, TH (practise - động từ) là làm lặp đi lặp lại hoặc đều đặn một việc gì đó để nhằm nâng cao sự khéo léo của mình. Theo từ điển tiếng Việt “TH nói một cách khái quát là làm để vận dụng lý thuyết vào thực tiễn” [7]. Tóm lại, theo định nghĩa trong các cuốn từ điển thì TH là một hoạt động của con người có áp dụng lí thuyết vào thực tiễn nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó để nhận thức đối tượng cụ thể. Trong dạy học, TH là hoạt động của GV giúp HS vận dụng các tri thức để thực hiện các nhiệm vụ học tập và đáp ứng các yêu cầu về nhận thức kiến thức môn học và hình thành kĩ năng cụ thể.
Trên cơ sở tâm lí học, theo nghiên cứu dạy học TH của A.N.Leonchep, “khi đưa thí nghiệm thực hành vào dạy học thì tất yếu phải chú ý đến hai cơ sở tâm lí học: một là, thí nghiệm TH đóng vai trò gì trong lĩnh hội tri thức?; hai là, nội dung thí nghiệm TH phục vụ cho đối tượng nhận thức nằm trong mối quan hệ nào?” [2].
Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, TH là hoạt động mang tính vận dụng, thông qua đó hình thành kĩ năng khám phá đối tượng qua quan sát, phân tích, xác định phương pháp, tìm cách biện giải để xác định bản chất khách quan của đối tượng. Như vậy, “TH là hoạt động của con người tác động vào thực tiễn dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để đáp ứng nhu cầu cần tìm hiểu
đối tượng”.
Trong dạy học Sinh học, “TH là việc HS tự mình trực tiếp quan sát, tiến hành các thí nghiệm, tập triển khai các quy trình kĩ thuật chăn nuôi - trồng trọt trên cơ sở tri thức khoa học Sinh học” [8]. Mục đích của TH là rèn luyện các thao tác thực hiện, củng cố kiến thức cũng như phát triển các kĩ năng tư duy của HS. Qua quan sát, tiến hành thí nghiệm, HS xác định nhận thức các đối tượng, tìm hiểu mối liên hệ giữa cấu trúc và chức năng, phát hiện được các quy luật Sinh học. TH trong dạy học Sinh học được phân loại như sau:
- Theo mức độ nhận thức, TH gồm các loại: TH minh họa nhằm chứng minh kiến thức đã học, TH tìm tòi bộ phận để rèn luyện hệ thống tư duy logic, TH nghiên cứu định hướng HS khám phá khoa học.
- Theo phạm vi tiến hành: TH trong phòng TN; TH ngoài thực địa
Từ những phân tích và khái niệm TH, đồng thời căn cứ vào các đặc trưng trong dạy học TH Sinh học như đã trình bày ở trên, có thể hiểu: “TH Sinh học là những hoạt động, hành động học tập của HS trên cơ sở vận dụng những hiểu biết về kiến thức SH và phương pháp học tập bộ môn để giải quyết những nhiệm vụ học tập và những vấn đề của cuộc sống đặt ra”.
Đối với HS chuyên Sinh, TH là một hoạt động mang tính khám phá đối tượng thông qua quan sát, phân tích, xác định phương pháp, xây dựng quy trình, tìm cách biện giải để xác định bản chất khách quan đối tượng. Như vậy, hoạt động TH đặc thù của HS chuyên Sinh là hoạt động TH theo định hướng nghiên cứu.
1.2.1.3. Vai trò của TH trong dạy học Sinh học
Trong quá trình dạy học Sinh học, TH là một hoạt động chủ chốt không thể thiếu. TH là mô hình đại diện của hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của người học. Dạy học TH là xây dựng mối liên hệ giữa kiến thức và thực tiễn, do đó hoạt động TH là biện pháp quan trọng nhất giúp HS hình thành kĩ năng, kĩ xảo TH và khả năng nhận thức tri thức khoa học. TH là một phương pháp dạy học, cũng là biện pháp có tác dụng giáo dục HS phát triển hoàn thiện, đáp ứng được các mục tiêu giáo dục một cách có hiệu quả. Trong dạy học Sinh học, TH
hỗ trợ HS nhận thức cụ thể các đối tượng Sinh học là các cấu trúc, cơ chế và giúp HS tìm hiểu các quá trình, quy luật Sinh học. Phương thức tiến hành các hoạt động TH trong dạy học SH rất phong phú, đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào đặc trưng kiến thức, điều kiện vật chất cho phép thực hiện cũng như khả năng hiện có của HS. Hình thức TH sẽ chi phối hành động, thao tác học tập của HS. Như vậy, hoạt động TH vừa là mục tiêu, vừa là nội dung, phương pháp của quá trình dạy học.
Vì vậy sử dụng TH trong dạy học Sinh học không những rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, kĩ năng làm thí nghiệm mà còn hình thành các kĩ năng tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, có tác dụng giúp HS nâng cao mức độ tích cực, chủ động, khả năng hoạt động độc lập từ đó HS chuyên Sinh có khả năng nghiên cứu khoa học và định hướng nghề nghiệp. Riêng đối với HS chuyên Sinh, mục đích quan trọng là định hướng HS trở thành những con người có khả năng nghiên cứu khoa học và ứng dụng các nghiên cứu Sinh học trong tương lai. Vì vậy, các bài TH được tổ chức và xây dựng với các tình huống nghiên cứu theo hướng giúp HS thiết kế bài TH để quan sát, thí nghiệm, thực hiện các bài tập TH và đề tài thực nghiệm khoa học đặc trưng của môn học.
1.2.2. Năng lực thực hành Sinh học
1.2.2.1. Năng lực thực hành
Trong khái niệm NLTH, có thể thấy mối liên quan giữa khái niệm TH và NL. NL chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển trong khi TH là chuỗi các hoạt động tác động và các đối tượng cụ thể; kết quả hình thành NL là khả năng giải quyết hiệu quả một nhiệm vụ/ hoạt động cụ thể còn mục tiêu của TH là tìm hiểu, nhận biết sự vật, hiện tượng và các quá trình; NL vừa là kết quả của hoạt động, vừa là điều kiện thực hiện có hiệu quả các hoạt động TH.
Như vậy, “NLTH là khả năng tích hợp các kĩ năng của bản thân để tác động vào đối tượng thông qua các nội dung trong một tình huống cho trước để giải quyết vấn đề do tình huống đặt ra nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu đối tượng”.
1.2.2.1. Năng lực thực hành Sinh học
Đặc trưng của TH Sinh học là các hoạt động nhằm tìm hiểu về thế giới sống