Giáo Dục Thể Chất Cho Học Sinh Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực

đảm bảo có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy. Các nhà nghiên cứu tâm lý học khẳng định: năng lực và phát triển năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính con người, nội dung, tính chất của hoạt động được quy định bởi nội dung, tính chất của đối tượng mà hoạt động hướng dẫn. Vì vậy, khi nói đến năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ: khả năng tri giác, khả năng ghi nhớ,...) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân đáp ứng được yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả mong muốn.

- Theo từ điển GDH:"Năng lực, khả năng, được hình thành hoặc phát triển cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ" [37].

Phân tích các quan điểm trên đây thấy rằng, dạy học phát triển năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách.

Dạy học phát triển năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.

Nhưng quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.

1.2.6. Hoạt động Giáo dục thể chất

Hoạt động giáo dục thể chất là một hoạt động giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người. Như vậy hoạt động giáo dục thể chất trong THPT đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển về: Đức- Trí- Thể- Mỹ cho các em. Nó góp phần giúp các em phát triển cân bằng và toàn diện.

Theo từ điển thể thao Nga Việt của Nguyễn Văn Hiếu chủ biên (1979) thì “HĐGDTC được hiểu là một loại hình giáo dục lấy nhiệm vụ chủ yếu là phát triển thể lực tăng cường thể chất làm chính, thông qua tham gia các môn thể thao để thực hiện” [18, tr.198].

Nôvicốp và Mátvêép thì cho rằng “HĐGDTC là hoạt động cơ bản có định hướng TDTT trong xã hội, là một quá trình tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục, giáo dưỡng chung ở nhà trường các cấp” [26].

Còn các nhà lý luận TDTT của Việt Nam như Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn thì cho rằng do bắt nguồn từ gốc hán nên có người gọi tắt HĐGDTC là thể dục theo nghĩa tương đối hẹp vì theo nghĩa rộng của từ Hán cũ Thể dục còn có nghĩa là TDTT. Bởi vậy theo hai tác giả trên thì HĐGDTC là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội, một quá trình có tổ chức để truyền thụ

và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục và giáo dưỡng chung

(chủ yếu trong các nhà trường. Trong quá trình GDTC ngoài giáo dưỡng thể chất thì việc giáo dục phẩm chất đạo đức và phòng cách HĐTDTC cho người học cũng hết sức quan trọng [33, tr.32].

Cũng theo hai tác giả trên thì đặc trưng cơ bản và chuyên biệt thứ nhất của giáo dưỡng thể chất là dạy học vận động và đặc trưng thứ hai là sự tác động có chủ đích đến sự phát triển theo định hướng các tố chất thể lực nhằm nâng cao sức vận động của con người. Từ đó hai tác giả đã đưa ra định nghĩa: “HĐGDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người” [33, tr.24].

Như vậy, theo tác giả: hoạt động giáo dục thể chất là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thực hiện với chức năng chuyên biệt nhằm phát triển các kỹ năng vận động, các tố chất vận động và phát triển thể lực cho người học. Ngày nay, nghĩa hàm của hoạt động giáo dục thể chất với nghĩa rộng lớn là một quá trình giáo dục đồng thời cũng là một hoạt động văn hóa- xã hội, lấy sự phát triển cơ thể, tăn cường thể chất, nâng cao sức khỏe làm đặc trưng cơ bản. Nó là một hiện tượng xã hội đặc thù, bao hàm hoạt động giáo dục thể chất, thể thục thể thao thành tích cao và rèn luyện thân thể. Thể dục thể thao là những hoạt động phụ vụ cho một nền kinh tế, chính trị, xã hội nhất định đồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng và hạn chế của nền kinh tế, chính trị, xã hội đó.

1.2.7. Giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực

GDTC cho học sinh theo định hướng năng lực là cách tiếp cận theo chuẩn về sản phẩm đầu ra,… nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà chủ yếu là

khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó. GDTC cho học sinh theo định hướng năng lực theo cách hiểu này đòi hỏi phải đáp ứng hai điều kiện chính là phải có sản phẩm đầu ra và sản phẩm đó phải đạt được một chuẩn nào đó theo yêu cầu.

Nhìn chung, chúng ta có thể hiểu:

Một là, GDTC cho học sinh theo định hướng năng lực không chỉ chú trọng việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh mà phải hướng tới khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh để thực hiện nhiệm vụ học tập theo một chuẩn nhất định.

Hai là, GDTC cho học sinh theo định hướng năng lực phải dựa trên việc miêu tả rõ một yêu cầu về đầu ra cụ thể, chuẩn đầu ra được cả giáo viên và học sinh nhận thức được một cách đầy đủ, giáo viên và học sinh có thể đánh giá được sự tiến bộ đạt được của học sinh dựa vào mức độ hoàn thiện sản phẩm đầu ra ở học sinh.

Từ những yêu cầu cơ bản vừa nêu GDTC theo định hướng năng lực, bên cạnh việc miêu tả rõ ràng cho học sinh biết về sản phẩm đầu ra, điều hết sức quan trọng mà giáo viên cần làm là xác lập một tiêu chuẩn nhất định để đánh giá năng lực học sinh thông qua việc thực hiện sản phẩm đó. Trong lĩnh vực giáo dục thang độ tư duy được xem là nền tảng để xây dựng nên các mục tiêu giáo dục, xây dựng chương trình, hệ thống hóa hệ thống bài tập, bài kiểm tra cũng như đánh giá quá trình học tập của học sinh.

1.2.8. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS THPT theo định hướng phát triển NL

Với cách tiếp cận Quản lý TDTT nói chung và quản lý GDTC nói riêng là một bộ phận không thể thiếu được của quản lý xã hội Xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội của Đảng và Nhà nước, các nhà quản lý họcTDTT của Liên Xô

cũ và Trung Quốc như Nôvicốp, Mátvê ép (Liên Xô cũ), Dụ Kế Anh, Chu Nghiêm Kiệt (Trung Quốc) đã đi đến khái niệm về quản lý TDTT trong đó có quản lý TDTT trường học tức GDTC trường học như sau:

“Quản lý GDTC là sự tác động liên tục mang tính mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu GDTC đã đề ra”.

Còn các nhà nghiên cứu quản lý học TDTT ở nước ta với cách tiếp cận quản lý TDTT hướng vào hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm không ngừng

phát triển sự nghiệp TDTT và sự nghiệp GDTC cho học sinh, sinh viên trường học các cấp, góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Từ khái niệm về quản lý GDTC của các học giả trong và ngoài nước, ta có thể khái quát về quản lý GDTC như sau:

Quản lý GDTC là tổ chức điều hành phối hợp các lực lượng GDTC nhằm thúc đẩy công tác GDTC cho thế hệ trẻ theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.

- Quản lý GDTC với đặc trưng cơ bản là quản lý con người nên đòi hỏi phải có tính khoa học, tính nghệ thuật, tính kỹ thuật cao. Trong quá trình quản lý hiệu quản GDTC được đo lường bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý, trong đó mục tiêu phát triển thể chất và kỹ năng vận động là cơ bản.

Với cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận văn, chúng tôi chọn khái niệm sau đây làm khái niệm công cụ: “Quản lý HĐGDTC cho học theo định hướng phát triển năng lực là sự tác động liên tục mang tính mục đích, tính kế hoạch của người quản lý (chủ thể quản lý) lên khách thể quản lý (chương trình, kế hoạch giảng dạy, quá trình dạy học của giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy) nhằm phát triển năng lực học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục nhà trường, mục tiêu bậc học và cấp học.

1.3. Những vấn đề cơ bản về giáo dục thể chất theo quan điểm phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông

1.3.1. Cấu trúc của năng lực của học sinh THPT

Theo quan điểm của các nhà sư phạm nghề Đức, cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau:

Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau. Ví dụ năng lực của GV bao gồm những nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực chẩn đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học. Trong đề án “Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030” đã chỉ rõ vai trò quan trọng của giáo dục thể chất và chăm sóc Thể dục thể thao trong các trường học đối với sự phát triển thể lực tầm vóc người Việt Nam.

Các thành phần cấu trúc của năng lực

Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy lô gic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình. Năng lực chuyên môn hiểu theo nghĩa hẹp là năng lực, nội dung chuyên môn, theo nghĩa rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn.

Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức.

Năng lực xã hội: Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác.

Năng lực cá thể: Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu cá nhân, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các ứng xử và hành vi.

Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau. Ví dụ năng lực của GV bao gồm những nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực chẩn đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học.

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này.

Cấu trúc năng lực của học sinh THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể tháng 4 năm 2017):

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, cấu trúc năng lực của học sinh sau hoàn thành chương trình gồm:

Nhóm năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ, Năng lực tính toán, Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, Năng lực công nghệ, Năng lực tin học, Năng lực thẩm mỹ, Năng lực thể chất.

Năng lực giáo dục thể chất

Bậc THPT

Sống thích ứng và hài hòa với môi trường

Nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ môi trường, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, học tập và tập luyện phù hợp với bản thân, thực hành các hoạt động phù hợp thích ứng với các hoạt

động xã hội.

Nhận biết và có các kỹ năng vận động cơ bản trong cuộc sống

Đánh giá được thể chất và sức khỏe; có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện TDTT phù hợp để hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng

vận động của cơ thể.

Nhận biết và hình thành các tố chất thể lực cơ bản trong cuộc sống

Đánh giá được thể chất và sức khỏe, đọc hiểu các chỉ số cơ bản về sức khỏe và thể chất; có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện TDTT phù hợp để cải thiện và nâng cao các tố chất thể

lực cơ bản cho bản thân.

Nhận biết và tham gia hoạt động TDTT

Đánh giá được tác dụng, vẻ đẹp của thể chất và năng khiếu của thể thao; hiểu được các yếu tố cơ bản của môn thể thao lựa chọn; có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện thể thao phù hợp để cải thiện và nâng cao thành tích tập luyện thể

thao; có nhu cầu hưởng thụ và tập luyện TDTT.

Đánh giá hoạt động vận động

Biết đánh giá và xử lý các tình huống cụ thể trong cuộc sống một cách hợp lý, có trách nhiệm và hòa đồng môi trường sống xung quanh; yêu thích và đánh

giá đúng vai trò của TDTT với cuộc sống xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - 4

(Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tháng 4 năm 2017)

1.3.2. Mục tiêu giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”.

Mục tiêu quản lý giáo dục thể chất của chúng ta là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Muốn thực hiện mục tiêu đó, không thể coi thường sức khoẻ và thể chất của thế hệ trẻ. Muốn cho các em cùng với cộng đồng có trình độ dân trí tốt ngay từ nhỏ thì phải đảm bảo cho các em có sức khoẻ tốt để các em học hành, phấn chấn trong học tập, phát huy được trí thức mà các thầy giáo truyền thụ cho các em.

Tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất nhằm giúp học sinh có kiến thức về kỹ năng vận động, kĩ năng và trải nghiệm kỹ năng vận động, bởi chính bản thân các em.

1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Hoạt động giáo dục thể chất trường THPT gồm hai hình thức cơ bản là giáo dục thể chất nội khóa và hoạt động TDTT ngoại khóa. Vì vậy, giáo dục thể chất trường THPT có những nội dung cơ bản sau:

Tổ chức giờ học môn Thể dục nội khóa theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tổ chức tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi mỗi năm một lần.

Tổ chức hoạt động rèn luyện thể chất trong các giờ ngoại khóa, ví dụ như: theo chuyên đề, theo kế hoạch hoạt động GCDT chung của nhà trường, theo câu lạc bộ thể thao tự chọn trong nhà trường.

Theo quy định của chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ giáo dục thông qua vào tháng 4/2017 môn Giáo dục thể chất trở thành môn học bắt buộc, theo đó môn Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần. Như vậy, việc xác định các nội dung giáo dục thể chất cho HS theo ĐHPTNL là rất quan trọng và cần thiết, là cơ sở để nhà trường lựa chọn, thiết kế, xây dựng và phát triển chương trình nhà trường.

Nội dung của GDTC được xác định trên cơ sở phân tích vai trò của hoạt động giáo dục thể chất đối với sự phát triển thẻ lực của học sinh THPT, chuẩn bị cho học sinh THPT có những kỹ năng sống lành mạnh, sống khỏa và sống có ích cho xã hội. Do đó, nội dung giáo dục thể chất cho học sinh THPT theo định hướng phát triển năng lực tập trung:

Trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe thể lực bản thân. Đó là những kiến thức và kỹ năng khoa học, có được những nhận thức đầy đủ về hoạt động rèn luyện thể dục thể thao, có thể tư vấn và giúp đỡ những người xung quan về hoạt động rèn luyện thể dục thể thao lành mạnh;

Bản thân có được những thói quen trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ rèn luyện sức khỏe thể chất cho học sinh, đảm bảo chất lượng cuộc sống bền vững. - Có kiến thức về giáo dục thể chất, kiến thức tư vấn và hỗ trợ những người xung quanh khi cần thiết.

Thông qua các hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường định hướng cho học sinh xu hướng về thể dục thể thao, lĩnh vực yêu thích hoặc lựa chọn môn thể thao, loại hình rèn luyện thể thao yêu thích để rèn luyện và bảo vệ sức khỏe thể chất cho thế hệ trẻ.

Qua tham gia các loại hình hoạt động rèn luyện thể dục thể thao,thái độ tích cực đối với hoạt động thể dục thể thao, hoạt động giáo dục thể chất được hình thành ở người học. Người học có các kỹ năng và tác phong rèn luyện và bảo vệ sức khỏe bản thân một cách nghiêm túc.

1.3.4. Hình thức giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Hầu hết các nhà trường và cơ sở giáo dục cũng như giáo viên thể dục đã tiến hành tổ chức quá trình GDTC cho học sinh theo hai hình thức nội khoá và ngoại khoá.

* Tổ chức hoạt động dạy học môn thể dục: Là những giờ dạy, những buổi tập theo phân phối chương trình, theo thời khoá biểu của nhà trường, chương trình quy định, theo quỹ thời gian, có kiểm tra đánh giá cho điểm. Trong các giờ học nội khoá, tiến hành giảng dạy kỹ thuật các môn thể thao trong chương trình môn học và được tiến hành trong giờ dạy học môn thể dục.

Quá trình thiết kế kế hoạch dạy học môn Thể dục trong nhà trường có thể căm cứ vào mức độ và năng lực vận động hiện có của học sinh, nhu cầu, sở thích và hứng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022