Vai Trò, Nhiệm Vụ Của Thống Kê Lao Động Trong Doanh Nghiệp

Chú ý: Khi kiểm tra tình hình sử dụng NVL theo phương pháp kết hợp (liên hệ) với kết quả sản xuất, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất có thể tính theo đơn vị hiện vật hay đơn vị giá trị.

b. Phân tích tình hình sử dụng tổng khối lượng nguyên vật liệu

Lượng NVL tiêu dùng trong sản xuất tăng (giảm) so với định mức phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

- Mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm (m)

- Khối lượng sản phẩm sản xuất ra (q)

- Đơn giá từng loại NVL (s)

*) Trường hợp dùng một loại NVL để sản xuất sản phẩm

Công thức:


Tổng khối lượng NVL sử dụng

M m.q

- Số tương đối:

Tổng mức tiêu hao NVL

=

cho 1 đơn vị sản phẩm


x


(3.47)

Khối lượng sản phẩm sản xuất

M1m1.q1xm0.q1


(3.48)

M0m0.q1m0.q0

- Số tuyệt đối:

M1M0m1.q1m0.q1m0.q1m0.q0

(3.49)

(1) Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL sử dụng thực tế so với kế hoạch, do ảnh hưởng 2 nhân tố:

(2) Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL sử dụng thực tế so với kế hoạch, do ảnh hưởng nhân tố mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm thay đổi.

(3) Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL sử dụng thực tế so với kế hoạch, do ảnh hưởng nhân tố khối lượng sản phẩm sản xuất.

*) Trường hợp dùng nhiều loại NVL để sản xuất sản phẩm

Trường hợp này tổng khối lượng NVL chụi ảnh hưởng bỡi 3 nhân tố: Đơn giá từng loại NVL, mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất

Công thức


Tổng khối lượng NVL sử dụng

Trong đó:

Tổng đơn giá

=

từng loại NVL

Mức tiêu hao NVL

x

cho 1 đơn vị sp

Khối lượng

x

sp sản xuất


(3.50)

+ s: đơn giá từng loại NVL

+ m: mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm.

+ q: khối lượng sản phẩm sản xuất. Ta có phương trình kinh tế:

M s.m.q


(3.51)

Từ phương trình kinh tế trên ta xây dựng hệ thống chỉ số:

- Số tương đối:

M1s1.m1.q1xs0.m1.q1xs0.m0.q1


(3.52)

M0s0.m1.q1s0.m0.q1s0.m0.q0

- Số tuyệt đối:

M1M0s1.m1.q1s0.m1.q1s0.m1.q1s0.m0.q1s0.m0.q1s0.m0.q0

(3.53)

Nhận xét: Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL sử dụng thực tế so với kế hoạch do ảnh hưởng 3 nhân tố:

- Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL do ảnh hưởng của đơn giá từng loại NVL thay đổi.

- Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL do ảnh hưởng của mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm thay đổi.

- Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL do ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Hãy trình bày các loại giá dùng trong đánh giá TSCĐ.

2. Trình bày các phương pháp đánh giá TSCĐ. Ưu nhược điểm.

3. Vì sao phải tính khấu hao TSCĐ? Nêu các phương pháp tính khấu hao TSCĐ.

4. Trình bày các chỉ tiêu thống kê số lượng, kết cấu, hiện trạng và tình hình biến động TSCĐ.

5. Trình bày các chỉ tiêu thống kê mức độ trang bị và hiệu quả sử dụng TSCĐ.

6. Nêu ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê NVL.

7. Trình bày nội dung và yêu cầu của việc đánh giá tình hình cung cấp NVL đảm bảo cho quá trình sản xuất.

8. Vì sao cần phải dự trữ NVL? Phân loại dự trữ NVL. Nêu rò các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình dự trữ NVL cho sản xuất, đề xuất các biện pháp khắc phục.

9. Trình bày nội dung, phương pháp phân tích, đánh giá tình hình sử dụng NVL trong doanh nghiệp.

10. Giả sử đầu năm 2006, công ty A đưa vào sử dụng một dây chuyền sản xuất. Giá trị ban đầu hoàn toàn của tài sản cố định đó là 100 triệu đồng. Đầu năm 2011, công ty lại mua dây chuyền sản xuất thứ hai cùng loại nhưng giá trị hiện tại là 120 triệu đồng. Tỷ lệ khấu hao là 10% năm. Hãy đánh giá giá trị của hai dây chuyền sản xuất trên vao đầu năm 2013 theo:

a. Giá trị ban đầu hoàn toàn?

b. Giá trị ban đầu còn lại?

c. Giá trị khôi phục hoàn toàn theo giá năm 2011?

d. Giá trị khôi phục còn lại?

11. Có số liệu thống kê về tình hình trang bị và sử dụng máy móc thiết bị của công ty A trong năm 2011 như sau:

Số máy dệt có trên sổ sách ngày 21/12/2010 là 40 chiếc. Ngày 1/2 đơn vị mua thêm 20 chiếc.

Ngày 1/5 đơn vị mua thêm 15 chiếc. Ngày 1/6 đơn vị mua thêm 20 chiếc. Ngày 1/6 đơn vị thanh lý 8 chiếc.

Ngày 1/10 đơn vị chuyển bán cho đơn vị khác 12 chiếc. Số máy dệt giữ ổn định như trên đến hết năm.

Trong năm đơn vị huy động 85% số máy vào làm việc.

Số ngày làm việc tính bình quân cho 1 máy là 300 ngày trong 1 năm. Số vải dệt trong năm 1200 nghìn mét.

Hãy tính các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng máy của đơn vị trong năm 2011?

12. Có số liệu về tình hình sử dụng TSCĐ của 1 doanh nghiệp


Chỉ tiêu

Kỳ gốc

Kỳ báo cáo

1. Giá trị sản xuất theo giá cố định (triệu đồng)

2.500

2.200

2. Giá trị TSCĐ bình quân (triệu đồng)

2.800

3.000

Trong đó:



Giá trị TSCĐ trực tiếp sản xuất (triệu đồng)

2.100

2.250

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Thống kê doanh nghiệp - 11

Yêu cầu:

a. So sánh hiệu năng sử dụng TSCĐ giữa hai kỳ

b. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ giữa hai kỳ do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố.

13. Có số liệu về tình hình sản xuất và sử dụng TSCĐ của một DN dệt trong 2 năm 2014 và 2015 như sau:

*) Năm 2014:

- Giá trị sản xuất công nghiệp: 35.000 triệu đồng

- Nguyên giá TSCĐ hiện có đầu năm 41.000 triệu đồng trong đó nguyên giá thiết bị sản xuất 32.000 triệu đồng.

- Nguyên giá TSCĐ hiện có cuối năm 45.000 triệu đồng trong đó nguyên giá thiết bị sản xuất 27.500 triệu đồng

*) Năm 2015:

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10% so với năm 2014.

- Nguyên giá TSCĐ hiện có cuối năm 50.000 triệu đồng.

- Tình hình tăng giảm thiết bị sản xuất:

Trong năm 2015 mua thêm 50 máy dệt với nguyên giá 80 triệu đồng/cái, 20 máy kéo sợi với giá mua 30 triệu đồng/cái. Và bán bớt 25 máy dệt cũ với giá bán 10 triệu đồng/cái, biết rằng nguyên giá của máy dệt là 25 triệu đồng/cái, đồng thời thanh lý 40 máy dệt đã hết hạn sử dụng, nguyên giá mỗi máy là 25 triệu đồng /cái .

Yêu cầu: Hãy tính các chỉ tiêu sau cho từng năm:

a. Nguyên giá tài sản cố định bình quân.

b. Nguyên giá thiết bị sản xuất bình quân.

c. Tỷ trọng thiết bị sản xuất chiếm trong tổng số TSCĐ.

d. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

e. Hiệu quả sử dụng thiết bị sản xuất.

f. Phân tích tình hình biến động của hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2015 so với năm 2014 do ảnh hưởng 2 nhân tố: hiệu quả sử dụng thiết bị sản xuất và tỷ trọng của TBSX chiếm trong tổng tài sản cố định của nhà máy.

14. Có tài liệu về tình hình TSCĐ của một doanh nghiệp trong năm báo cáo như sau: (Đơn vị tính: triệu đồng)

1. Tài sản cố định có đầu năm:

- Tổng nguyên giá TSCĐ : 17.200

- Tổng giá trị hao mòn đầu năm : 4.000

2. Tài sản cố định mới đưa vào sử dụng trong năm:

- Tổng nguyên giá TSCĐ : 20.000

3. TSCĐ được nhận từ doanh nghiệp khác:

- Tổng nguyên giá TSCĐ : 2.600

- Giá trị hao mòn : 600

4. TSCĐ bị loại bỏ trong năm do cũ hỏng:

- Tổng nguyên giáTSCĐ : 400

- Giá trị hao mòn : 400

- Giá bán thanh lý của các TSCĐ bị loại bỏ : 10

5. TSCĐ không cần dùng đem bán lại:

- Tổng nguyên giá TSCD : 1.000

- Giá trị hao mòn : 400

- Giá bán các TSCĐ không cần dùng trên : 360

6. Tổng số tiền đã trích khấu hao TSCĐ trong năm : 6.400

7. Tổng số tiền nâng cấp sữa chữa TSCĐ nhận từ DN khác : 500 Yêu cầu:

a.Tính nguyên giá TSCĐ hiện có cuối năm (theo giá ban đầu vμ giá còn lại).

b. Tính giá trị TSCĐ bình quân.

c. Tính các chỉ tiêu phản ảnh tình hình biến động TSCĐ trong năm.

15. Có tài liệu thống kê của một doanh nghiệp trong 2 kỳ như sau:

(ĐVT : 1.000 đồng)


Chỉ tiêu

Kỳ gốc

Kỳ báo cáo

1. Giá trị sản xuất (GO)

2. Giá trị tài sản cố định bình quân

8.000

4.000

8.800

4.600

Yêu cầu: Hãy phân tích tình hình biến động của giá trị tài sản cố định bình quân do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Hiệu suất sử dụng TSCĐ và giá trị sản xuất.

16. Có tài liệu thống kê của một doanh nghiệp qua 2 kỳ như sau:


Chỉ tiêu

Kỳ gốc

Kỳ báo cáo

1. Giá trị sản xuất (triệu đồng)

36.000

40.000

2. Chi phí trung gian (triệu đồng)

17.000

21.400

3. Giá trị TSCĐ có bình quân trong kỳ (triệu đồng)

18.500

20.000

4. Tỷ lệ khấu hao trong kỳ (%)

10

11

5. Số lao động bình quân trong kỳ

220

250

Yêu cầu:

a. Hãy tính các chỉ tiêu đánh giá những tiến bộ trang bị và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc (gồm các chỉ tiêu MK, HK, HC1, RK, RC1). Biết rằng phần trăm của lợi nhuận trong NVA kỳ gốc là 45% và kỳ báo cáo là 50%.

b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của GO và VA toàn DN kỳ báo cáo so với kỳ gốc theo ảnh hưởng:

- Của các nhân tố về TSCĐ

- Tổng hợp của các nhân tố về sử dụng TSCĐ và lao động.

17. Có số liệu về tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty Minh Nhiên trong 2 kỳ như sau:

Chỉ tiêu

Kỳ gốc

Kỳ báo cáo

1. Giá trị sản xuất (triệu đồng)

1.125

1.750

2. Giá trị TSCĐ có bình quân trong kỳ (triệu đồng)

1.500

2.000

Trong đó:



3. Giá trị TSCĐ trực tiếp sản xuất (TBSX)

1.200

1.400

Yêu cầu: Phân tích tình hình biến động của giá trị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc do ảnh hưởng 3 nhân tố: Hiệu quả sử dụng thiết bị sản xuất, tỷ trọng TSCĐ trực tiếp sản xuất (TBSX) trong tổng giá trị TSCĐ bình quân và giá trị TSCĐ bình quân.

CHƯƠNG 4: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

4.1. Vai trò, nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp

4.1.1. Vai trò

Quá trình sản xuất muốn tiến hành được cần phải có ba yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Thực tế ngày nay cho thấy ở nhiều quốc gia, sự giàu có của xã hội không những chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, phụ thuộc vào mức độ trang bị tài sản cố định cho nền kinh tế mà còn phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố con người. Đặc biệt trong thời đại ngày nay “nền kinh tế tri thức” và tri thức của con người là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung.

Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trong đó yếu tố lao động là yếu tố quan trọng nhất, vì không có lao động của con người thì tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ là những vật vô dụng, vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình lao động con người luôn sáng tạo, cãi tiến công cụ, hợp tác cùng nhau để không ngừng nâng cao năng suất lao động, qua đó trình độ kỹ thuật của người lao động, kinh nghiệm sản xuất, chuyên môn hóa lao động ngày càng nâng cao.

4.1.2. Nhiệm vụ

- Nghiên cứu số lượng, cơ cấu lao động trong doanh nghiệp. Phân tích sự biến động về số lượng lao động, sự thay đổi về cơ cấu lao động thông qua các chỉ tiêu thống kê. Qua đó phân tích đánh giá tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp về mặt số lượng và chất lượng lao động

- Nghiên cứu sự biến động năng suất lao động và các nhân tố ảnh hưởng đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu thu nhập các nguồn thu nhập của người lao động. Qua đó xem xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân.

4.2. Thống kê số lượng và sự biến động lao động trong doanh nghiệp

4.2.1. Khái niệm về số lượng và phân loại lao động

4.2.1.1. Khái niệm

Số lượng lao động hiện có trong danh sách của doanh nghiệp là những người lao động được ghi tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng sức lao động và trả lương.

Theo khái niệm trên, số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp bao gồm tất cả những người làm việc trong doanh nghiệp hoặc làm việc cho doanh nghiệp; loại trừ những người chỉ nhận nguyên, vật liệu của doanh nghiệp cung cấp và làm việc tại gia đình họ. Những người đến làm việc tại doanh nghiệp nhưng chưa được ghi tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp như: sinh viên thực tập, lao động thuê mướn tạm thời trong ngày,… thì không được tính vào số lượng lao động hiện có trong danh sách của doanh nghiệp.

4.2.1.2. Phân loại

Số lượng lao động hiện có trong danh sách của doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức phục vụ cho nhiều nghiên cứu khác nhau. Sau đây là phương pháp phân loại theo một số tiêu thức chủ yếu nhất:

- Theo tính chất lao động, có thể chia lao động trong doanh nghiệp thành hai bộ phận: số lao động không được trả công và số lao động làm công ăn lương.

+ Số lao động không được trả công bao gồm: các chủ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các thành viên trong ban quản trị của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần tham gia làm việc và số công nhân gia đình không được trả lương.

Như vậy, các chủ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các thành viên trong ban quản trị tham gia làm việc được tính vào chỉ tiêu này là những người đăng ký làm các công việc tại doanh nghiệp nhưng không nhận tiền công tiền lương. Tất các những người đang sống trong gia đình của chủ doanh nghiệp và đang làm việc trong doanh nghiệp hoặc làm việc cho doanh nghiệp mà không hưởng tiền công, tiền lương đều đặn và tham gia ít nhất 1/3 thời gian làm việc bình thường ở doanh nghiệp sẽ được tính là công nhân gia đình. Những người học nghề đang trong quá trình đào tạo nghề mà không nhận tiền công, tiền lương cũng được tình vào chỉ tiêu này.

+ Số lao động làm công ăn lương là những người lao động được doanh nghiệp trả lương theo mức độ hoàn thành công việc được giao, bao gồm: tổng số lao động và người học nghề (nếu như họ nhận được tiền công, tiền lương) trong doanh nghiệp, những người làm việc bên ngoài doanh nghiệp (trừ lao động tại gia) mà được doanh nghiệp trả lương (như nhân viên bán hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, sửa chữa, bảo hành sản phẩm,…).

Số lượng lao động của doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Sau đây là một số phương pháp phân loại lao động theo một số tiêu thức chủ yếu sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022