Mục Tiêu Dạy Học Tin Học Ở Trường Dự Bị Đại Học

cho học sinh, giáo viên còn phải hướng dẫn cho học sinh nội dung rèn luyện sức khoẻ, tham gia các hoạt động giáo dục, phương pháp học tập, giúp các em tiếp cận phương pháp học ở Đại học, thực hiện theo thông tư 44/2021/TT- BGDĐT [8].

- Hoạt động học tập: Có hai loại hoạt động học tập cơ bản là hoạt động học tập trên lớp và hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp. Ngoài thời gian học tập trên lớp (học chính khóa, ngoại khóa) theo thời khoá biểu, thời gian còn lại (kể cả ngày thứ 7 và chủ nhật) đều thuộc phạm vi hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp gồm: Tự học, hoạt động đoàn thể. Hoạt động tự học của học sinh DBĐH dân tộc chiếm phần lớn thời gian nội trú, dưới sự theo dõi trực tiếp hoặc gián tiếp của giáo viên và cán bộ làm công tác quản lý học sinh.

2.1.2 Mục tiêu dạy học Tin học ở trường dự bị đại học

Mục tiêu môn Tin học trong chương trình bồi dưỡng DBĐH theo Thông tư 48/2012/TT-BGDĐT ngày 11/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Ban hành đề cương chi tiết 11 môn học dự bị đại học” [6]: “Hệ thống hóa những kiến thức Tin học cơ bản đã được học ở chương trình phổ thông hiện nay, có chọn lọc và chỉnh sửa cho phù hợp với trình độ, đối tượng học sinh DBĐH dân tộc, đồng thời tiếp cận được những kiến thức Tin học đại cương ở các trường đại học, cao đẳng”. Như vậy với thời gian thực học 8 tháng tại trường DBĐH học sinh được hệ thống hoá kiến thức Tin học cơ bản nhất của chương trình phổ thông như về kiến trúc máy tính, hệ điều hành, các phần mềm văn phòng như soạn thảo văn bản, bảng tính, mạng máy tính và internet. Giúp học sinh có khả năng lựa chọn, sử dụng, kết nối các thiết bị số, dịch vụ mạng, tìm kiếm thông tin trên internet phục vụ học tập và cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện cho học sinh thói quen tư duy, suy nghĩ, làm việc khoa học và chính xác.

2.1.3 Nội dung dạy học tin học ở trường dự bị đại học

Thời gian thực học là 28 tuần, khung thời gian giảng dạy môn Tin học là 3 tiết/tuần [8].

Theo Thông tư 48/2012/TT-BGDĐT về việc “ban hành đề cương chi tiết 11 môn học dự bị đại học” [6]. Chương trình Tin học DBĐH gồm những nội dung sau:

Bảng 2.1: Phân phối chương trình môn Tin học



STT


Nội dung kiến thức

Số tiết

Ghi chú

Tổng

Lý thuyết

Thực hành

Bài tập

1.

Chương I: Một số khái niệm cơ bản

của Tin học và máy tính điện tử

6

4

1

1


2.

Chương II: Hệ điều hành

8

3

4

1


3.

Chương III: Soạn thảo văn bản

(MS Word hoặc open office Write)

28

12

16

0


4.

Chương IV: Mạng máy tính

10

4

6

0



5.


Chương V:

Bảng tính điện tử

(MS Excel hoặc open office Calc )


32


16


16


0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị Đại học Dân tộc - 10


Trên cơ sở đề cương chi tiết do Bộ GD&ĐT ban hành, các trường DBĐH tự xây dựng giáo trình giảng dạy, là kiến thức tổng hợp môn Tin học ở trường THPT, bổ sung thêm một số chủ đề tự chọn như phần mềm trình chiếu, phần mềm vẽ kỹ thuật, xử lý ảnh cho phù hợp với học sinh và điều kiện cụ thể của từng trường. Về cơ bản học sinh DBĐH dân tộc cũng đã được làm quen với các chủ đề Tin học nhưng kiến thức còn rời rạc, chưa đạt yêu cầu, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng môn Tin học để giải quyết những vấn đề thực tiễn còn yếu. Vì vậy trong dạy học Tin học tại trường DBĐH, các hoạt động cần được xác định cụ thể, rõ ràng, giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với CNTT&TT, nâng cao hiệu quả học tập môn Tin học, phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT.

2.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP

2.2.1. Định hướng xây dựng biện pháp

2.2.1.1 Định hướng 1: Các biện pháp phải hướng tới chuẩn đầu ra năng lực sử dụng CNTT&TT theo khung năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc.

Năng lực, phẩm chất được hình thành và phát triển theo thời gian, đạt được từng cấp độ từ thấp đến cao. Do đó để học sinh DBĐH dân tộc đạt được chuẩn đầu ra theo khung năng lực sử dụng CNTT&TT thì quá trình này phải được thực hiện trong suốt thời gian bồi dưỡng DBĐH.

2.2.1.2 Định hướng 2: Các biện pháp phải phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Chuyển từ một nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học đây chính là tư tưởng đổi mới cốt lõi trong chương trình giáo dục phổ thông.

2.2.1.3 Định hướng 3: Chú trọng phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học tin học cho học sinh DBĐH dân tộc đối với những tình huống thực tiễn trong học tập, rèn luyện tại trường DBĐH.

Để hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, cần phải ý thức được hành động và trải nghiệm, sự nỗ lực và tính kiên trì, trong các bối cảnh cụ thể đòi hỏi phải thể hiện từng năng lực, phẩm chất, trong mỗi bài học, hoạt động giáo dục. Đối với học sinh DBĐH dân tộc khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng môn Tin học để giải quyết những tình huống thực tiễn yếu, trí tưởng tượng của các em hạn chế. Do đó cần gắn với những tình huống thực tiễn tại trường DBĐH trong dạy học Tin học, để học sinh dễ hình dung và thực hiện.

2.2.1.4 Định hướng 4: Các biện pháp phải phù hợp với điều kiện thực tiễn CSVC-TB, hạ tầng CNTT&TT trong dạy học môn Tin học ở trường DBĐH dân tộc.

2.2.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp

2.2.2.1 Đảm bảo tính mục đích

Phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học cho học sinh DBĐH dân tộc đây chính là kết quả xác định nhiệm vụ cần phải đạt được. Có tác dụng định hướng, chỉ đạo toàn bộ quá trình dạy học môn Tin học của giáo viên và quá trình học tập của học sinh. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích là nguyên tắc định hướng quan trọng trong việc phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

2.2.2.2 Đảm bảo tính hệ thống

Trong việc phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc, tính hệ thống được thể hiện trên hai nội dung chính là: Quá trình bồi dưỡng DBĐH là một hệ thống có nhiều chức năng, nhiệm vụ; Năng lực sử dụng CNTT&TT là năng lực nằm trong hệ thống các năng lực chung, cốt lõi của học sinh. Bản thân năng lực sử dụng CNTT&TT cũng được cấu thành bởi các năng lực thành phần, năng lực thành phần được cấu thành bởi các tiêu chí năng lực, các tiêu chí năng lực cũng có các mức độ khác nhau để biểu hiện cho năng lực thành phần đó. Các năng lực thành phần, tiêu chí và mức độ của tiêu chí liên kết và phụ thuộc lẫn nhau. Do đó các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc phải được xây dựng trong một chỉnh thể thống nhất. Căn cứ vào hệ thống năng lực thành phần, tiêu chí năng lực và mức độ của tiêu chí để xây dựng các biện pháp phù hợp.

2.2.2.3 Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp phải phù hợp với thực tiễn nhiệm vụ bồi dưỡng DBĐH hiện hành về mục tiêu, nội dung, chương trình, điều kiện về CSVC-TB, hạ tầng CNTT&TT, cách thức tổ chức dạy học môn Tin học, đồng thời cần phải quan tâm đến đặc điểm của học sinh DBĐH dân tộc để xây dựng các biện pháp cho phù hợp.

2.2.2.4 Đảm bảo tính khả thi

Trên cơ sở lý luận của đề tài, xây dựng các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc đáp ứng được yêu cầu năng lực sử dụng CNTT&TT để tiếp tục học tập trong môi trường giáo dục đại học và trong thực tiễn cuộc sống, đồng thời phải phù hợp với thời gian thực học tại trường DBĐH dân tộc mang tính khả thi cao.

2.2.2.5 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Căn cứ trên cơ sở lý luận của đề tài, kế thừa những biện pháp phát triển năng lực của học sinh, dựa trên nền tảng kiến thức, kỹ năng môn Tin học mà học sinh đã tích lũy được ở bậc học phổ thông, để xây dựng các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

2.2.2.6 Đảm bảo tính hiện đại

Các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc đảm bảo tính cập nhật với những thành tựu mới của CNTT&TT, đồng thời linh hoạt, mềm dẻo, có hướng mở để học sinh có nền tảng căn bản nhất đảm bảo thích ứng được với chương trình học tập, nghiên cứu của các ngành học khác nhau ở đại học.

2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG CNTT&TT TRONG DẠY HỌC TIN HỌC CHO HỌC SINH DBĐH DÂN TỘC

2.3.1. Biện pháp 1: Thiết kế bài dạy Tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT

2.3.1.1. Mục đích của biện pháp

Việc chuyển từ một nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học được coi là tư tưởng đổi mới cốt lõi trong giáo dục hiện nay. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, chuyển đổi được dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học phát triển năng lực, phẩm chất người học là nhiệm vụ và giải pháp cốt lõi.

Như vậy để thực hiện được yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh thì cần phải có bài dạy phát triển năng lực nói chung. Cụ thể với phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT thì cần thiết phải có bài dạy Tin học định hướng phát triển năng lực này cho học sinh. Trong bài dạy học Tin học phải được tổ chức các hoạt động hướng vào để phát triển các năng lực thành phần theo khung năng lực sử dụng CNTT&TT đã xây dựng. Trên cơ sở đó giáo viên môn Tin học ở các trường DBĐH dân tộc có thể triển khai hoạt động dạy học, giúp học sinh nhanh phát triển được năng lực sử dụng CNTT&TT theo yêu cầu.

2.3.1.2. Nội dung của biện pháp

Nội dung trọng tâm của biện pháp là thiết kế bài dạy Tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT, đề xuất giáo án của một số chủ đề môn Tin học trong chương trình bồi dưỡng DBĐH. Trên cơ sở những tiêu chí, biểu hiện, năng lực thành phần trong khung năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh, giáo viên thiết kế bài dạy tin học đáp ứng được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, các tiêu chí năng lực để từng bước đạt được mức độ cao nhất các tiêu chí của năng lực thành phần trong khung năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc.

- Thiết kế bài dạy tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT:

Môn tin học chủ yếu có hai bài dạy cơ bản là bài dạy lý thuyết/kiến thức và bài dạy thực hành/kỹ năng. Hoạt động học tập được xây dựng trên cơ sở hoạt động tương tác của học sinh, do đó cần có các nhiệm vụ học tập cụ thể để học sinh nhanh chóng tiếp thu được kiến thức, đồng thời rèn luyện được kỹ năng thực hành. Căn cứ nội dung chương trình bồi dưỡng DBĐH môn Tin học, giáo án dạy học môn Tin học chia làm hai loại: Bài dạy lý thuyết và bài dạy thực hành.

Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các tài liệu: Hướng dẫn dạy học môn Tin học trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới [21];

Dạy học phát triển năng lực công nghệ trung học phổ thông [28], có thể đề xuất thiết kế bài dạy học tin học lý thuyết và thực hành phù hợp với nội dung chương trình bồi dưỡng DBĐH. Quá trình thiết kế bài dạy có thể được thực hiện theo các bước trong hình dưới đây:

NĂNG LỰC SỬ DỤNG CNTT&TT

(Yêu cầu cần đạt)

Hình 2.1. Tiến trình thiết kế bài dạy

Đối với bài dạy lý thuyết:

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

a) Mục tiêu bài học Tin học

Mục tiêu bài học Tin học là nội dung mô tả những gì học sinh cần phải đạt được sau bài dạy. Đây là nội dung cần xác định đầu tiên trong tiến trình thiết kế bài học Tin học. Trên cơ sở đó, các nội dung khác của kế hoạch bài dạy mới được xác định. Trong dạy học Tin học phát triển năng lực và phẩm chất, mục tiêu bài học cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thể hiện đầy đủ các nội dung của mục tiêu dạy học bao gồm: Mục tiêu kiến thức, mục tiêu kĩ năng và mục tiêu phát triển năng lực.

- Bám sát yêu cầu của nội dung dạy học Tin học, yêu cầu cần đạt của năng lực thành phần theo khung năng lực sử dụng CNTT&TT đã xây dựng.

- Đảm bảo tính cụ thể, chi tiết, rõ ràng, có thể đo lường và đánh giá được.

b) Tiến trình thiết kế mục tiêu bài học

* Phân tích và cụ thể hóa yêu cầu cần đạt

Yêu cầu cần đạt cho từng nội dung của môn Tin học trong chương trình bồi dưỡng DBĐH được thể hiện dưới dạng các kiến thức, kĩ năng tương ứng. Bên cạnh những yêu cầu cần đạt đã được xác định tường minh và rõ ràng (Ví dụ: Nêu được khái niệm của máy tính điện tử; vẽ được sơ cấu trúc và mô tả các thành phần của máy tính…), một số yêu cầu cần đạt được trình bày tương đối khái quát và chung cho một lớp đối tượng (Ví dụ: Sử dụng thành thạo các hàm thống kê cơ bản để tính toán; Thiết kế được các Slide theo hướng dẫn …) để đảm bảo tính mở của chương trình.

Khi chuyển hóa yêu cầu cần đạt thành mục tiêu bài học có thể thực hiện theo các bước sau:

- Nhận biết yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng.

- Chia nhỏ yêu cầu cần đạt lớn thành các yêu cầu cần đạt nhỏ hơn.

- Cụ thể hóa các yêu cầu cần đạt được trình bày tương đối khái quát và chung cho một lớp đối tượng.

- Viết mục tiêu kiến thức và kĩ năng cho bài học.

* Xác định mục tiêu phát triển năng lực cho bài học Tin học.

- Năng lực chung cốt lõi: Căn cứ vào đặc điểm nội dung bài học, xác định yêu cầu cần đạt cụ thể về năng lực chung cốt lõi góp phần phát triển. Mục tiêu phát triển năng lực chung cốt lõi được trình bày trên cơ sở Chương trình môn Tin học phổ thông, đề cương chi tiết môn Tin học trong chương trình bồi dưỡng DBĐH và ngữ cảnh nội dung bài học.

Về cơ bản, không nên đưa quá nhiều yêu cầu cần đạt phát triển năng lực chung cốt lõi cho mỗi bài học. Cần lựa chọn những yêu cầu cần đạt bài

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 20/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí