Quản lý các dịch vụ trên Intetnet tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu - 11


trên Internet nên tổ chức việc đánh giá mức độ hài lòng và chất lượng của cung cấp dịch vụ trên Internet căn cứ theo tiêu chuẩn chất lượng đã được công bố để xây dựng tiêu chí đánh giá hợp lý.

Công tác đánh giá mức độ hài lòng và chất lượng dịch vụ cần được thực hiện bởi một tổ chức nghiên cứu mang tính độc lập, thậm chí mời các chuyên gia đầu ngành tham gia, thực hiện liên tục trong năm theo định kỳ quý và tổng kết cả năm với đối tượng sử dụng dịch vụ là công dân, tổ chức, doanh nghiệp và đảm bảo điều kiện đối tượng sử dụng có phát sinh giao dịch với cơ quan nhà nước trong kỳ đánh giá.

Báo cáo đánh giá độc lập về chất lượng dịch vụ trên Internet còn là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược, đề ra các chủ trương của của công ty trong việc hoàn thiện công tác quản lý về cung cấp các dịch vụ trên Internet ở thị trường hiện nay.

4.3.5 Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ trên Internet

Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách về các dịch vụ trên Internet hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương thích để tạo môi trường thể chế thuận lợi cho dịch vụ trên Internet phát triển. Nghị định 72/2013/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/07/2013, “Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng Internet”. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực Internet thì Nghị định này còn sơ sài đối với một lĩnh vực liên ngành, phức tạp và chưa tạo đủ hành lang pháp lý để Internet thật sự phát triển và đối với dịch vụ Internet thì lại càng xa hơn.

Như vậy, hệ thống pháp luật về dịch vụ trên Internet cần được tiếp tục hoàn thiện, hơn thế cần sớm được hoàn thiện để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Cần hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với dịch vụ trên Internet theo hướng xây dựng hệ thống pháp luật chuyên biệt cho lĩnh vực này. Cần tổng hợp các văn bản liên quan đến dịch vụ trên Internet và nghiên cứu, ban hành luật riêng về dịch vụ trên Internet. Đồng thời cần đồng bộ hóa toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung. Do yêu cầu của


sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu càng ngày chúng ta càng ban hành nhiều luật chuyên ngành như luật Thương mại, luật Doanh nghiệp, luật Hải quan, luật Thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp... Để đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp của pháp luật, trước khi ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành, các cơ quan QLNN cần có sự trao đổi với các Hiệp hội ngành nghề có liên quan (Hiệp hội Internet Việt Nam) để bảo đảm tính khả thi sau khi ban hành, tạo nên sự không đồng bộ trong hệ thống pháp luật, chính sách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Cùng với việc ban hành luật pháp và chính sách, cần tăng cường các cơ chế thi hành pháp luật để đảm bảo hiệu lực thi hành của luật pháp. Tăng cường năng lực QLNN đối với dịch vụ trên Internet. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước nhằm tạo điều kiện phát triển mạnh ngành dịch vụ quan trọng này.

Thứ hai, kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông cần ban hành các chính sách tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo cho các doanh nghiệp tham gia thị trường kinh doanh dịch vụ trên Internet.

Quản lý các dịch vụ trên Intetnet tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu - 11

Nhà nước cần đẩy mạnh sự nhận thức rõ hơn vai trò, tác dụng của các dịch vụ ứng dụng trên Internet đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong bản thân các Bộ, ngành, các nhà thiết lập chính sách...

Hoàn thiện lại hệ thống pháp luật hiện nay về dịch vụ ứng dụng trên Internet theo hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính phiền hà cho doanh nghiệp, cho đối tượng sử dụng dịch vụ. Tạo lập các khung chính sách, luật pháp cho sự phát triển các dịch vụ mới: như luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử trên Internet; luật bảo vệ bản quyền, quyền tác giả, luật thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh trên mạng...

Tập trung nỗ lực để thực hiện nhanh các dự án đầu tư phát triển, đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng hội nhập Tập đoàn VNPT. Trong đó chủ yếu là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ Internet và các dự án đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại.

Để các chính sách đi vào cuộc sống, cần tăng cường chỉ đạo thực hiện và hoạt động thanh, kiểm tra. Những năm qua, hoạt động thanh tra của các cơ quan


quản lý nhà nước đối với dịch vụ Internet ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều bất cập như lực lượng của hệ thống thanh tra từ trung ương đến địa phương rất mỏng, chế tài xử phạt còn chưa đủ mức răn đe. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu là theo hình thức thanh tra định kỳ, có báo trước, trong khi các hành vi vi phạm pháp luật về dịch vụ trên ngày càng tinh vi, phức tạp. Do đó, cần quy định chặt chẽ hơn từ công tác thanh, kiểm tra đến từng hoạt động dịch vụ và đặc biệt là chế tài xử lý.

Quan tâm tăng cường lực lượng thanh tra về số lượng, chất lượng có đủ khả năng thực thi trách nhiệm. Ngoài hình thức xử lý vi phạm hành chính thì nên quy định thêm trường hợp "tùy theo tính chất mức độ vi phạm có thể bị truy cứu hình sự". Đồng thời, cần quy định rõ hơn về cách quản lý, sử dụng từ nguồn tiền tịch thu từ vi phạm Luật, để việc quản lý kinh phí này chặt chẽ và tuân thủ pháp lý. Cần kết phối hợp giữa thanh tra của Sở, Ban ngành địa phương với thanh tra của các Bộ, Ngành. Có như vậy công tác thanh tra mới phản ánh kịp thời tới các cấp quản lý các bất cập cần tháo gỡ góp phần tích cực cho công cuộc đổi mới về phương pháp quản lý đối với dịch vụ trên Internet tại VDC đạt hiệu quả tốt nhất.

Bộ Thông tin và Truyền thông cần sớm ban hành cơ chế nghĩa vụ phổ cập công ích hoặc có những biện pháp hỗ trợ và quy định chặt chẽ đối với các doanh nghiệp cùng kinh doanh cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với phục vụ công ích. Chính sách này nhằm tách bạch rõ hoạt động kinh doanh và công ích tạo ra sự công bằng và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người sử dụng các dịch vụ Bưu chính Viễn thông ở bất cứ nơi đâu trên toàn đất nước.

Bộ Thông tin và Truyền thông cần ban hành chính sách cấp phép, quy định chi tiết các đối tượng được cấp phép, điều kiện được cấp phép, các điều khoản và điều kiện của giấy phép, các quy định rõ ràng về thương quyền của doanh nghiệp và mức đền bù của Nhà nước trong trường hợp các quy định, chính sách của Nhà nước thay đổi gây ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp. Việc làm này giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong xây dựng và thực hiện chiến lược của mình.

Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng quy hoạch chiến lược cụ thể và ổn


định về sử dụng các nguồn tài nguyên Bưu chính Viễn thông như mã bưu cục, tần số, kho số, tên miền địa chỉ,.... nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp chủ động khai thác dịch vụ ổn định trong suốt thời gian thương quyền của mình.

Thứ ba, kiến nghị với Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông cần xem xét thực hiện một số nội dung sau:

Đẩy nhanh tiến trình phê duyệt các dịch vụ mới, các dịch vụ gia tăng trên Internet của Công ty cũng như giảm thiểu đầu mối liên quan cho phép khai thác dịch vụ mới trên mạng.

Phân cấp cho VDC trong việc chủ động xây dựng và thực hiện các hoạt động marketing trên phạm vi toàn quốc, đón đầu Công nghệ Cloud Computing sẽ được ứng dụng phổ biến tại Việt nam trong vài năm tới.

Phân công nhiệm vụ một cách chi tiết và rõ ràng hơn nữa cho VDC và Viễn thông các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đẩy nhanh việc hoàn thiện tái cơ cấu tổ chức của VNPT theo quyết định của Chính phủ để từng bước ổn định tổ chức, ổn định tư tưởng cho các cán bộ công nhân viên làm việc tại các đơn vị trực tiếp cung cấp dịch vụ như VDC, như hình thành Công ty TNHH một thành viên VDC. Mặt khác, cải tổ chính sách tiền lương, thưởng trong phạm vi cho phép của doanh nghiệp.


KẾT LUẬN


Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý các dịch vụ trên Internet tại VDC, có thể rút ra được các kết luận chủ yếu sau:

1. Quản lý dịch vụ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu tại một đơn vị và cũng là một công việc quan trọng, đảm bảo sự phát triển của công ty một cách bền vững. Trong thời gian vừa qua công ty cũng đã từng bước hệ thống hóa công tác quản lý thông qua việc thực hiện các mục tiêu và chiến lược cụ thể của công ty đã đề ra.

2. Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý dịch vụ trên Internet, trong thời gian qua công ty Điện toán và Truyền số liệu đã xác định mục tiêu trọng tâm là nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ trên Internet, từng bước đổi mới phương thức và công cụ quản lý, nâng cao trình độ đội ngũ quản lý. Qua đó, công ty cũng đã phát triển được nhiều loại hình dịch vụ, tinh giảm được bộ máy tổ chức, nâng cao được trình độ và nhận thức của các bộ công nhân viên về tầm quan trọng của công tác quản lý và phát triển dịch vụ.

3. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, cả chủ quan và khách quan, công tác quản lý các dịch vụ trên Internet tại công ty Điện toán và truyền số liệu vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó nổi bật là: mô hình, cơ cấu tổ chức cồng kềnh, phức tạp; Năng lực cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế; Công cụ quản lý yếu và thiếu nhiều sự hỗ trợ; Công tác kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả; Chính sách quản lý dịch vụ của công ty chưa hoàn thiện.

4. Để hướng tới việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý dịch vụ trong thời gian tới, công ty cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào một số giải pháp có tính chất cấp thiết như: Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý, trước hết là bộ máy quản lý các dịch vụ trên Internet; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý dịch vụ trên Internet tại VDC; Tăng cường hiệu quả các công cụ quản lý dịch vụ trên Internet tại công ty VDC; Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý các dịch vụ tại công ty VDC.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2004. Giáo trình Kinh tế quốc tế. Hà Nội: NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Tấn Bình, 2000. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

3. Bộ Công Thương, 2011-2014. Báo cáo TMĐT Việt Nam các năm 2011, 2012, 2013 và 2014. Hà Nội.

4. Bộ Thông tin và truyền thông, 2007. Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2011-2014. Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông năm 2011,2012,2013,2014. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.

6. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2008. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

7. Chính phủ, 2001. Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 về phê duyệt ”Chiến lược phát triển Bưu chính, viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020”, Hà Nội.

8. Chính phủ, 2005. Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về ”quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet”, Hà Nội.

9. Chính phủ, 2005. Quyết định số: 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ Tướng Chính Phủ, Hà Nội.

10. Chính phủ, 2006. Nghị định về thương mại điện tử - Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

11. Công ty Điện toán và Truyền số liệu, Báo cáo Tổng kết các năm năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.


12. Vũ Kim Dũng và Cao Thúy Xiêm, 2003. Giáo trình Kinh tế Quản lý. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

13. Phạm Văn Dược và Đặng Thị Kim Cương, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp.

14. Dương Hữu Hạnh, 2004. Quản trị doanh nghiệp. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

15. Bùi Thị Thu Hằng, 2010. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

16. Lê Thanh Hòa, 2012. Phân tích môi trường phục vụ xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2020. Luận văn thạc sĩ. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

17. Trần Thị Thu Hoài, 2010. Nâng cao chất lượng dịch vụ Internet tại công ty Điện toán và Truyền số liệu. Luận văn thạc sĩ. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

18. Jack Trout, 2005. Chiến lược chiếm lĩnh thị trường. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Tạ Thanh Hùng, 2009. Hà Nôi: Nhà xuất bản Thống Kê.

19. Nguyễn Đồng Long, 2013. Mô hình kinh doanh dịch vụ Internet thân thiện - Vườn tri thức VNPT. Tạp chí Công nghệ thông tin&Truyền thông kỳ2 tháng6.

20. Michael Porter, 1996. Chiến lược kinh doanh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Thanh Tuân, 2002. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

21. Hoàng Lê Minh, 2005. Tiếp thị trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.

22. Vũ Đức Nam, 1996. Phát triển viễn thông trong nền kinh tế hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học xã hội.

23. Lưu Văn Nghiêm, 2009. Marketing dịch vụ. Hà Nội: Nhà xuất bản Kinh tế Quốc dân.


24. Bùi Xuân Phong, 2007. Suy nghĩ về năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông. Hà Nội : Thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện.

25. Nguyễn Năng Phúc, 2003. Phân tích kinh tế doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

26. Quốc hội, 2002. Pháp lệnh Bưu chính viễn thông số 43/2002/PL-UBTVQH10 đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X thông qua ngày 25/02/2002, có hiệu lực từ ngày 01/10/2002, Hà Nội.

27. Trần Sửu, 2005. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động.

28. Lê Văn Tâm, 2000. Giáo trình Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

29. Nguyễn Quốc Thịnh, 2006. Tập đoàn và WTO: Hai tác nhân quan trọng làm thay đổi bản chất hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông. Đặc san tài liệu tham khảo của VNPT, số 08/2006, trang 161-164.

30. Đỗ Thị Thu Thủy, 2014. Năng lực cạnh tranh của công ty điện toán và truyền thông số liệu-VDC trong cung cấp dịch vụ Internet băng rộng. Luận văn thạc sĩ. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

31. Nguyễn Văn Thường, Trương Đình Chiến, 1996. Quản lý kênh Marketing. Hà Nội: NXB Thống kê.

32. Lê Minh Toàn, 2007. Tìm hiểu về luật công nghệ thông tin. Hà Nội: NXB Bưu Điện.

33. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Báo cáo tổng kết năm 2010, 2011, 2012, 2013,2014.

34. Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, 2005. Định hướng phát triển Bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2020.

35. Trung Tâm Internet Việt Nam thuộc Bộ Thông tin và truyền thông, Các số liệu thống kê báo cáo Internet Việt Nam.

36. Trung tâm thông tin và Quan hệ công chúng, Tập đoàn BCVT Việt Nam,

Báo cáo Viễn thông Việt Nam quý I, II năm 2015.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí