Trình Tự Thủ Tục Thực Hiện Bồi Thường Giải Phóng Mặt Bằng

UBND thành phố quyết định.

- Hội đồng bồi thường đã triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng với các cấp chính quyền địa phương và chủ đầu tư; Thành lập tổ công tác làm nhiệm vụ kiểm kê, lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án, đồng thời phân công trách nhiệm của từng thành phần trong tổ công tác.

- Thành phần của Tổ công tác hội đồng bồi thường Quận gồm: Đại diện Hội đồng bồi thường quận; đại diện chính quyền phường; chuyên viên các phòng ban chuyên môn, chủ dự án đầu tư.

- Hội đồng bồi thường quận phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức họp, thông báo chủ trương thu hồi đất của Đảng và Nhà nước tới các đối tượng đang sử dụng đất nằm trong chỉ giới thu hồi đất để thực hiện dự án.

- Tổ công tác hội đồng bồi thường quận triển khai các công tác nghiệp vụ như: soạn thảo văn bản, biểu mẫu, biên bản kê khai, kiểm kê; phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức tuyền truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án và gửi các thông báo kiểm kê, biểu mẫu kê khai đến cho từng đối tượng đang sử dụng đất nằm trong chỉ giới thu hồi.

+ Tổ công tác tiến hành kiểm kê, đo đếm đất và các tài sản, cây cối hoa màu trên đất ngoài thực địa với sự giám sát của Hội đồng bồi thường quận, chính quyền địa phương, chủ đầu tư và chủ sử dụng đất, tài sản trên đất.

+ Tổ công tác tiến hành xác định, phân loại đối tượng được bồi thường hoặc không được bồi thường, sau đó lập phương án, áp giá bồi thường theo quy định.

Phương án bồi thường được thông qua các cấp chính quyền địa phương, Hội đồng bồi thường quận và công khai cho các đối tượng bị thu hồi đất để tiếp nhận các ý kiến cần bổ sung, chỉnh sửa. Sau khi có sự thống nhất của các cấp, ngành phương án bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ được Hội đồng bồi thường quận trình Hội đồng thẩm định tỉnh thẩm định và trình UBND thành phố quyết định.

Sau khi có quyết định phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng của UBND thành phố, Hội đồng bồi thường phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và chủ đầu tư tiến hành chi trả kinh phí bồi thường và tổ chức giải phóng mặt bằng theo quy định; giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thông báo kế hoạch thu hồi đất tại UBND phường căn cứ vào:

- Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt

Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường từ đường Phạm Hùng đến đường Lê Đức Thọ tại phường Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 8

- Nhu cầu sử dụng đất trong dự án đầu tư đã được thầm định


Văn phòng đăng ký đất đai chuẩn bị các tài liệu:

- Bản đồ địa chính

- Trích sao hồ sơ địa chính

- Danh sách các thửa đất và chủ sử dụng


Lập thẩm định và phê duyệt Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ TĐC

- Sở Tài chính Thành phố thẩm định phương án

- UBND Thành phố xem xét, phê duyệt phương án


Thông báo việc thu hồi đất đến các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi và dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ tái định cư và biện pháp giải quyết.

20 ngày

Ban hành quyết định thu hồi đất

- Sở TNMT trình UBND Thành phố quyết định thu hồi đất

- UBND Thành phố xem xét, ký quyết định thu hồi đất.

20 ngày

Kê khai, kiểm tra về đất đai và tài sản gắn liền với đất

60 ngày


Lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

3 ngày

Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND phường niêm yết, công khai phương án bồi thường, TĐC. Gửi quyết định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC tới những người bị thu hồi đất

5 ngày

Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư

20 ngày

30 ngày

Bàn giao đất đã thu hồi

Cưỡng chế bàn giao đất (chỉ thực hiện khi có vướng mắc)

Hình 2.2. Trình tự thủ tục thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng

khi nhà nước thu hồi đất

2.3.2.2. Vai trò của các đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện các dự án

- Các cấp ủy Đảng đã tổ chức triển khai quán triệt luật và các văn bản dưới luật của Trung ương và địa phương về đất đai.

- Quận ủy có văn bản chỉ đạo cùng với các tổ chức Đảng cơ sở xử lý kiên quyết nhiều vấn đề quan trọng trong việc thực hiện bồi thường, thường vụ quận Ủy thường xuyên trực tiếp nghe báo cáo và chỉ đạo UBND và các ngành giải quyết nhiều vụ khiếu kiện trong quá trình thực hiện bồi thường.

- Các tổ chức đoàn thể như: Mặt trận tổ quốc, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên đã phát huy vai trò trong việc tuyên truyền giáo dục các hội viên đoàn viên, tổ chức vận động thực hiện chính sách pháp luật đất đai.

Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp UBND lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch hội đồng.

- Trách nhiệm của các thành viên hội đồng

+ Chủ tịch hội đồng chỉ đạo các thành viên Hội đồng lập trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

+ Chủ đầu tư có trách nhiệm giúp Chủ tịch hội đồng lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; đảm bảo đầy đủ kinh phí để chi trả kịp thời bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

+ Đại diện của những người bị thu hồi đất có trách nhiệm phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất, người phải di chuyển chỗ ở; vận động những người bị thu hồi đất thực hiện di chuyển giải phóng mặt bằng đúng tiến độ.

+ Các thành viên khác thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Chủ tịch hội đồng phù hợp với trách nhiệm của ngành.

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường hỗ trợ hoặc không được bồi thường hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

* Trách nhiệm của UBND các cấp

- UBND thành phố có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Chỉ đạo các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp quận lập dự án tái định cư, khu tái định cư để phục vụ cho việc thu hồi đất; lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền.

+ Phê duyệt hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp quận phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

+ Phê duyệt giá đất; ban hành bảng giá tài sản tính bồi thường, quy định các mức hỗ trợ và các biện pháp hỗ trợ theo thẩm quyền; phương án bố trí tái định cư, phương án đào tạo chuyển đổi nghề theo thẩm quyền được giao.

+ Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền pháp luật quy định.

+ Bảo đảm sự khách quan, công bằng khi xem xét và quyết định việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo thẩm quyền quy định.

+ Quyết định hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện cưỡng chế đối với các trường hợp cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất của Nhà nước theo thẩm quyền.

+ Chỉ đạo kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố;

+ Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức và chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập các khu tái định cư tại địa phương theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Ủy ban nhân dân phường có trách nhiệm:

+ Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án.

+ Phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện việc xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi.

+ Phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng.

2.3.3. Kết quả đạt được

Từ khi thành lập Quận Nam Từ Liêm đến nay thì tổng số dự án đang triển khai thực hiện trên địa bàn quận là 130 dự án. Trong đó có 45 dự án thiết chế công và 85 dự án do các đơn vị, doanh nghiệp ngoài thực hiện.

Tổng diện tích thu hồi giải phóng mặt bằng tại các dự án: 10.010.267 m2 Trong đó: - Diện tích đã giải phóng mặt bằng: 4.463.189 m2

- Diện tích đang giải phóng mặt bằng: 5.547.078 m2

Đến hết thời điểm ngày 31/12/2018, UBND quận, Hội đồng BTHT&TĐC các dự án đã chỉ đạo Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận hướng dẫn Tổ công tác giải phóng mặt bằng tổ chức điều tra, kiểm đếm hiện trạng đối với các dự án, đạt kết quả hoàn thành điều tra, kiểm đếm hiện trạng đối với 2.330 hộ gia đình, cá nhân; đồng thời chỉ đạo UBND các phường thực hiện công tác xác nhận nguồn gốc đất, xác nhận nhân khẩu, hộ khẩu làm căn cứ lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định.

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án đã tổ chức 256 buổi

họp kiểm điểm tiến độ thực hiện các dự án và giải quyết những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng; ban hành 467 Thông báo kết luận ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng BTHT&TĐC các dự án trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận đã tham mưu UBND quận tổ chức 391 buổi đối thoại giải quyết đơn khiếu nại, kiến nghị đối với các hộ gia đình, cá nhân; tổ chức 121 buổi đối thoại niêm yết, công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ tại các dự án (UBND quận Nam Từ Liêm, 2018).

Ban bồi thường giải phóng mặt bằng đã tham mưu cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án trình UBND quận phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ gia đình, cá nhân với tổng số 2.256 phương án/2.226 hộ gia đình, cá nhân /987.121 m2

/1.182.489.024.890 đồng. So với cùng kỳ năm 2015, số lượng phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đạt 164,3%; diện tích phê duyệt phương án đạt 236,35% tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ phê duyệt chi trả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân: 223,1%(UBND quận Nam Từ Liêm, 2018).

* Hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng 20 dự án và bàn giao xong đất cho các Chủ đầu tư, cụ thể:

+ Dự án: Khu đô thị chức năng thành phố xanh;

+ Dự án: Xây dựng Khu công viên - Hồ điều hòa phía Bắc và mở rộng phía Nam Nghĩa trang Mai Dịch theo hình thức hợp đồng BT;

+ Dự án: Xây dựng bệnh viện Hạnh Phúc;

+ Dự án: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất xen kẹt ĐG1 - ĐG2;

+ Dự án: Xây dựng Tòa nhà hỗn hợp dịch vụ thương mại và nhà ở tại thôn Ngọc Trục, Đại Mỗ;

+ Dự án: Xây dựng Bệnh viện đa khoa Y Cao;

+ Dự án: Xây dựng và cải tạo 3 trạm bơm thoát nước Đồng Bông 1, 2;

+ Dự án: Tổ hợp thương mại dịch vụ cao cấp Haiphat Plaza tại phường Đại Mỗ;

+ Dự án: Đối ứng xây dựng tổ hợp công trình hỗn hợp ô đất ký hiệu E1.3 khu đô thị mới Cầu Giấy tại phường Mỹ Đình 1.

+ Dự án: Xây dựng trụ sở giao dịch giới thiệu sản phẩm và kho của Công ty TNHH Sản xuất và dịch vụ xuất khẩu Nguyễn Hoàng.

+ Dự án: Trung tâm thông tin quốc gia về tội phạm C53.

+ Dự án: Xây dựng trung tâm dậy nghề Cửu Long.

+ Dự án: Xây dựng trụ sở làm việc UBND phường Mỹ Đình 1.

+ Dự án: Xây dựng khu dịch vụ, đào tạo nhân sự cao cấp và văn phòng làm việc tại Mễ Trì.

+ Dự án: Giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất tại khu đất ký hiệu ĐM1.

+ Dự án: Xây dựng trường tiểu học Tây Mỗ 2.

+ Dự án: Xây dựng Trung tâm Khám chữa bệnh từ thiện tại phường Mỹ Đình 2.

+ Dự án: Cải tạo, chỉnh trạng khuôn viên trước đình Hòe Thị.

+ Dự án: Xây dựng nhà văn hóa tổ dân phố số 13, 14 phường Mỹ Đình 1.

+ Dự án: Xây dựng trung tâm văn hóa thể thao phường Mỹ Đình 1.

Trong số các dự án nêu trên có một số dự án đã tồn tại nhiều năm như chưa được giải quyết như: Trung tâm thông tin quốc gia về tội phạm C53; Xây dựng Bệnh viện đa khoa Y Cao; Xây dựng khu dịch vụ, đào tạo nhân sự cao cấp và văn phòng làm việc tại Mễ Trì.… Một số dự án đã hoàn thành vượt tiến độ: Giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất tại khu đất ký hiệu ĐM1; Khu đô thị chức năng thành phố xanh; Xây dựng trung tâm văn hóa thể thao phường Mỹ Đình 1; dự án Cải tạo khuôn viên cảnh quan trước Đình Hòe Thị…

* Công tác bố trí tái định cư:

- Đã thông qua quy chế bốc thăm và bố trí giao đất tái định cư 12 hộ gia đình, cá nhân nợ tái định cư tại dự án đường Lê Văn Lương kéo dài vào khu tái định cư TT5-TT6 khu đô thị Trung Văn.

- Dự án mở rộng đường Láng - Hòa Lạc nợ giao đất tái định cư đối với 12 hộ gia đình tại dự án Khu tái định cư X1 (có 03 trường hợp được chấp thuận chuyển vị trí tái định cư sang khu tái định cư Đồng Me - Mễ Trì; 01 trường hợp

chuyển vị trí tái định cư tại khu tái định cư Mỹ Đình (khu 1,9 ha, ngày 25/5/2016 Liên ngành Thành phố đã họp thống nhất việc chuyển vị trí tái định cư theo đề nghị của các hộ gia đình, cá nhân ).

- Tổ chức bốc thăm bố trí tái định cư đối với 15 hộ gia đình, cá nhân tại dự án: Xây dựng tuyến đường nối từ đường Lê Đức Thọ đến khu đô thị mới Xuân Phương (điểm cuối giao với đường 70).

- Tổ chức bốc thăm bố trí nhà tái định cư đối với 04 hộ gia đình tại dự án: Xây dựng và cải tạo 03 trạm bơm thoát nước Đồng Bông 1, Đồng Bông 2 khu vực phía Tây - Hà Nội; giao đất tái định cư ngoài thực địa cho 06 hộ gia đình, cá nhân tại dự án: Xây dựng và cải tạo 03 trạm bơm thoát nước Cổ Nhuế, Đồng Bông 1 và Đồng Bông 2 tại phường Trung Văn.

2.3.4. Những vấn đề tồn tại, vướng mắc trong việc thu hồi đất

- Thu hồi đất nông nghiệp, đất vườn để thực hiện dư án làm nguy cơ thất nghiệp lớn, ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân. Khi bị thu hồi đất nông nghiệp, đất vườn họ phải chuyển sang nghề khác, nhưng do trình độ học vấn của những hộ này không cao nên chưa có kế hoạch sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ một cách hợp lý; khó tìm được việc làm thích hợp hơn so với khi còn làm nông nghiệp.

- Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, các hộ nhận được khoản tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định. Mỗi hộ đều có những cách thức và mục đích sử dụng khác nhau đối với số tiền đó. Do nhiều hộ có trình độ học vấn chưa cao nên chưa định hướng được việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả dẫn đến tình trạng sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ một cách hoang phí cho con cái nhiều tiền chi tiêu mà không biết rằng chính điều đó làm hư hỏng con cái, gây thêm nhiều tệ nạn xã hội.

- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở quận trước đây còn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vướng mắc, tồn đọng không được kịp thời giải quyết. Việc điều tra, đo đạc, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính vẫn còn hạn chế, nhiều trường hợp chưa sát với thực tế… Những hạn chế này làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Chính quyền các cấp không có đầy đủ hồ sơ quản lý, không cập nhật biến động thường xuyên, không quản lý được những vụ việc mua bán, chuyển nhượng

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí